Mấy ngày gần đây trên mạng xã hội xôn sao sự việc EVN điều chỉnh tăng giá điện
từ ngày 09/11, tương đương tăng 4,5% so với giá bán lẻ hiện hành, ngay sau đó rất
nhiều người cũng đã vào “than thở”, không hiếm trong số đó có những trang báo
đài phản động “núp bóng” những người dân “chân chính” thể hiện sự bức xúc của
mình, lồng ghép vào đó là chiêu trò kích động nhân dân gây sức ép đòi Nhà nước
ta phải “tư nhân hoá” ngành điện, như thế người dân mới không phải chịu thiệt.
Vậy liệu khi nhà nước ta tư nhân hoá ngành điện sẽ dẫn đến những rủi ro gì? Sự
thật có đúng như Việt Tân hay RFA vẫn đang điên cuồng đòi “tư nhân hoá” ngành
điện?
Nhà nước ta từ khi đổi mới đã đặt ra yêu cầu xuyên suốt đó là phát triển nền
kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, trong đó kinh tế nhà nước
giữ vai trò điều tiết, phát triển kinh tế tư nhân giữ vai trò quan trọng, là động
lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Tuy nhiên các đối tượng chống đối đang cố
ý xoáy sâu vào vai trò quản lí, điều tiết của kinh tế nhà nước, trong đó có
ngành điện, cho rằng nhà nước nắm quyền kiểm soát ngành điện nên không thể phát
triển được. Tuy nhiên chúng ta cần nhìn thấy rõ nguy cơ rằng nếu tư nhân hoá
ngành điện thì nhân dân, doanh nghiệp sẽ phải gánh nặng còng lưng. Nền kinh tế
sẽ liên tục diễn biết thất thường. Lợi nhuận thu về của các doanh nghiệp tư
nhân nếu có khổng lồ, thì cũng sẽ không thể đảm bảo cuộc sống mặt bằng chung cho
tất cả người dân. Nhà nước ta giữ vai trò điều tiết, để đảm bảo mọi người dân
không phân biệt giàu nghèo đều có thể tiếp cận các dịch vụ thiết yếu. Qua đó mới
đảm bảo thu hẹp khoảng cách giàu nghèo, nâng cao mức sống cho người dân. nếu tư
nhân hoá thì cái quan tâm của doanh nghiệp chỉ là lợi nhuận thu về, còn cuộc sống
của tất cả người dân liệu có được đảm bảo?
Giáo dục, y tế và năng lượng không nên, mà không bao giờ tư nhân hóa vì nó liên
quan đến bản chất chế độ ta, giá trị phát triển của con người. Mong mọi người
không cổ suý cho cái tư tưởng tư nhân hoá ngành điện, tự do hoá thị trường điện
như của mấy kẻ dân tuý, nhân quyền.
0 nhận xét: