Sau 37 năm tiến hành công cuộc
đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Việt Nam đã đạt những thành tựu
rất quan trọng, trở thành nền kinh tế mới nổi phát triển năng động của khu vực
và thế giới. Tuy nhiên, cùng với sự “thay da, đổi thịt” của đất nước, niềm hân
hoan vui sướng ngập tràn của nhân dân thì chúng ta cũng phải chấp nhận sống
chung với sự ganh ghét, đố kỵ của các thế lực thù địch, phản động trong và
ngoài nước.
Họ – những kẻ vô cùng tức tối khi
thấy Việt Nam không những không lụn bại, diệt vong mà ngược lại, ngày càng phát
triển. Và cũng là điều hiển nhiên khi các tổ chức truyền thông chống phá Việt
Nam thi nhau ra đời như nấm mọc sau mưa, trong đó phải kể đến các nhà đài “tên
tuổi” như BBC, RFA, RFI, VOA. Đây là những tổ chức truyền thông quốc tế có trụ
sở tại các quốc gia phát triển phương Tây, nơi tự cho mình là thế giới văn minh
nhưng lại rất vô duyên, chuyên dòm ngó, xuyên tạc trắng trợn vào công việc nội
bộ của Việt Nam, nổi tiếng với những bài viết, phóng sự xuyên tạc, bôi nhọ Việt
Nam. Những bài viết, phóng sự của BBC, RFA, RFI, VOA thường tập trung vào các vấn
đề như dân chủ, nhân quyền, tự do ngôn luận, dân tộc, tôn giáo, song không phải
theo chiều hướng tích cực, mà ngược lại, hoàn toàn bịa đặt, dựng chuyện, đưa
tin sai lệch, thiếu khách quan nhằm mục đích bôi nhọ hình ảnh đất nước, con người
Việt Nam.
Một trong những ví dụ điển hình
là các đài này đã liên tục xuyên tạc về chuyến thăm cấp Nhà nước của Tổng thống
Mỹ Joe Biden đến Việt Nam vào tháng 9-2023. Các đài này cho rằng, việc Việt Nam
và Mỹ nâng cấp quan hệ lên “Đối tác chiến lược toàn diện” là một sự thụt lùi của
Mỹ trong vấn đề nhân quyền. Họ cho rằng, trong giải quyết quan hệ với Việt Nam,
Mỹ đã phải chấp nhận “hy sinh” vấn đề nhân quyền để đổi lấy lợi ích kinh tế và
an ninh của chính mình. Đây là những thông tin hoàn toàn sai lệch, bịa đặt, bóp
méo mối quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. Bởi vì, việc nâng cấp quan hệ giữa Việt
Nam và Mỹ là một cột mốc quan trọng trong quan hệ của hai quốc gia, khẳng định
sự ghi nhận, đánh giá rất cao của Mỹ đối với những thành tựu trong phát triển
kinh tế – xã hội của Việt Nam cũng như vị thế, vai trò của Việt Nam trong khu vực
và trên thế giới, trong đó bao hàm cả vấn đề nhân quyền. Đồng thời, thể hiện sự
tin tưởng của Việt Nam đối với Hoa Kỳ trong một thế giới đầy biến động, phức tạp,
mở ra một chương mới cho sự hợp tác toàn diện trên các lĩnh vực giữa hai quốc
gia. Mối quan hệ này, thực chất mang lại lợi ích thiết thực cho cả hai nước, chứ
không phải chỉ là Việt Nam hưởng lợi như những gì chúng đã và đang ra sức tuyên
truyền, xuyên tạc.
Trước hết, đó là vấn đề an ninh,
Mỹ và Việt Nam có chung lợi ích trong việc duy trì hòa bình, ổn định và an ninh
ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Trước đây và hiện nay, hai nước đã phối hợp
chặt chẽ trong việc giải quyết các vấn đề an ninh khu vực, như vấn đề biển
Đông, an ninh mạng, chống khủng bố, tội phạm xuyên quốc gia. Trong khuôn khổ
chuyến thăm của Tổng thống Joe Biden, hai bên đã ký “Tuyên bố chung về tầm nhìn
an ninh khu vực”, khẳng định cam kết chung của hai nước trong việc bảo vệ hòa
bình, ổn định và an ninh khu vực. Mỹ cũng cam kết hỗ trợ Việt Nam trong việc hiện
đại hóa lực lượng vũ trang, nâng cao năng lực bảo vệ chủ quyền quốc gia. Mối
quan hệ “Đối tác chiến lược toàn diện” sẽ giúp hai nước phối hợp chặt chẽ hơn
trong việc giải quyết các vấn đề an ninh khu vực, góp phần duy trì hòa bình và ổn
định ở khu vực. Đồng thời, qua chuyến thăm lần này của Tổng thống Joe Biden,
lòng tin chiến lược giữa lãnh đạo cấp cao của hai nước đã được củng cố và tăng
cường với việc Mỹ cam kết tôn trọng thể chế chính trị và sự toàn vẹn lãnh thổ của
Việt Nam. Vì vậy, trong cuộc chơi địa – chính trị này, cả hai phía Mỹ và Việt
Nam đều thắng.
Lợi ích thứ hai là hợp tác kinh tế
– thương mại sẽ phát triển mạnh mẽ sau khi hai nước nâng cấp quan hệ lên mức
cao nhất “Đối tác chiến lược toàn diện”. Trước chuyến thăm của Tổng thống Joe
Biden, Việt Nam và Mỹ đã là đối tác thương mại quan trọng của nhau. Hai nước đã
ký Hiệp định Thương mại song phương (BTA) vào năm 2000 và Hiệp định Đối tác
kinh tế toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) vào năm 2018. Việt
Nam đang là bạn hàng lớn thứ 7 của Mỹ với hơn 130 tỷ đô la trao đổi thương mại
mỗi năm. Trong chuyến thăm lần này của Tổng thống Joe Biden, hai bên đã ký
“Tuyên bố chung về tăng cường hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư”. Hai bên
nhất trí thúc đẩy thương mại song phương, tăng cường đầu tư, hợp tác trong các
lĩnh vực công nghệ, năng lượng, nông nghiệp, du lịch và nhiều lĩnh vực khác. Mối
quan hệ “Đối tác chiến lược toàn diện” sẽ tạo điều kiện rất thuận lợi để hai nước
thúc đẩy hợp tác kinh tế – thương mại, phát triển thị trường, tạo thêm việc làm
và nâng cao đời sống cho người dân hai nước.
Thứ ba, hợp tác giáo dục, văn hóa
được đẩy mạnh. Việt Nam và Mỹ có mối quan hệ hợp tác tốt đẹp trong lĩnh vực
giáo dục và văn hóa. Hai nước đã ký “Hiệp định Hợp tác Giáo dục” và “Hiệp định
Hợp tác Văn hóa” vào năm 1995. Trong chuyến thăm lần này của Tổng thống Joe
Biden, hai bên đã ký “Tuyên bố chung về hợp tác giáo dục và văn hóa”. Hai bên
nhất trí thúc đẩy trao đổi sinh viên, giáo viên, nghệ sĩ, tăng cường hợp tác
trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học, bảo tồn văn hóa. Bên cạnh đó, việc nâng cấp
quan hệ lên tầm “Đối tác chiến lược toàn diện” sẽ giúp gắn kết nhân dân hai nước.
Chính Tổng thống Joe Biden trong bài phát biểu hôm 10-9 đã khẳng định: Việc Việt
Nam và Mỹ nâng cấp quan hệ là có lợi cho cả hai nước, có lợi cho nhân dân hai
nước và hòa bình, ổn định thế giới nói chung.
Như vậy, trong một thế giới mà
hòa bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn thì việc Việt Nam và Mỹ nâng
cấp quan hệ lên “Đối tác chiến lược toàn diện” không có gì là ghê gớm. Nó bắt
nguồn từ chính lợi ích của nhân dân hai nước, phục vụ sự phát triển lâu dài, bền
vững của hai quốc gia. Vì vậy, đây là một tin rất đáng mừng chứ không phải là
điều tồi tệ như những chiếc “loa rè” BBC, RFA, RFI, VOA đã và đang ra sức rêu
rao, xuyên tạc.
0 nhận xét: