20/11/23

TRÊN DƯỚI BẤT NHẤT


Mạc Văn Trang, từng được xem là thầy và hiện nay vẫn là thầy giáo. Trong mắt không ít người, họ vẫn dành cho ông sự kính trọng vì những năm tháng cống hiến cho giáo dục khi công tác cho Viện Giáo dục Việt Nam. Nhưng những ngày tháng và thành tựu đó của giáo dục đã bị ông ta làm cho phai nhạt. Phai nhạt tới mức nhiều người cảm thấy tiếc nuối cho một con người cũng gọi là “có chút trình độ” nhưng thiếu lương tri.

Đáng tiếc nhất là với những năm tháng hoạt động trong ngành Giáo dục, hơn ai hết, Trang hiểu rõ bản chất vấn đề và không nên có thiên hướng quy kết, lấy cái nhỏ nhặt, cá thể để mỉa mai cái lớn lao. Nhân ngày 20/11, ông ta đăng đàn nói về suy nghĩ tiêu cực của một học sinh nào đó (không rõ – phần nhiều là do ông ta bịa ra) để chế giễu nền giáo dục và làm “mồi” cho 1.600 nghìn người bày tỏ cảm xúc, hàng chục chia sẻ, bình luận phụ họa. Sự thật thì vào những ngày này, có rất nhiều học sinh muốn thể hiện lòng biết ơn đối với thầy, cô giáo vì thầy, cô đã cho họ cả tương lai, nền móng, rất cao quý, giá trị, thiêng liêng. Cách thể hiện thì không giống nhau, và bản thân các thầy, cô giáo cũng không hề cầu mong lợi lộc gì từ học trò của mình cả, đó là sự thật và thực tế đúng là như thế. Bởi lẽ, ta đều biết rằng có những thầy, cô giáo hàng bao năm nay vẫn bám bản, bám làng nơi vùng quê hẻo lánh, xa xôi biên giới, hải đảo với muôn vàn cơ cực, khó khăn. Có những thầy, cô đã hy sinh cả mạng sống của mình trong những khó khăn đó. Ở những nơi đó, họ có cầu chi lợi danh, bổng lộc, chỉ cần được thấy học sinh của mình đến trường, với họ, đó là món quà vô giá. Và chúng tôi, những người trên quãng đường trưởng thành của mình cũng có rất nhiều thầy, cô giáo, và gần như tất cả đều không cầu cạnh lợi danh hay lợi dụng ngày 20/11 đâu. Thế nên, nếu là người có lương tri và hiểu biết, ông Trang nên có cái nhìn toàn diện, khách quan hơn.

Trái lại, mỉa mai ngày này là thế nhưng chính Trang cũng không giấu nổi “lòng tham” ham hố các “trò” đến chúc mừng mình. Đó là gì nếu không phải lòng tham. Câu chuyện này nhà Phật đã từng nói rằng khi ta ta buông bỏ bụi trần, không cầu danh lợi nghĩa là cả lợi danh vật chất và tinh thần. Khi đó, mới đúng là thanh tịnh. Hãy cứ ngẫm mà xem Trang nhé! 

0 nhận xét: