Câu chuyện giáo dục chưa bao giờ “nóng” và nhận được sự quan tâm mạnh mẽ như thời
gian với qua. Từ câu chuyện “môn Lịch Sử là môn thi bắt buộc hay tự chọn”, rồi
chuyện “môn thi tốt nghiệp THPT”, rồi chuyện về “sách giáo khoa” và mới đây thấy
có “ai đó” đề xuất bỏ khẩu hiệu “Tiên học lễ, hậu học văn” để khai mở tư duy phản
biện, giải phóng sức sáng tạo.
Thật đáng buồn khi có người cho rằng khẩu hiệu “Tiên học lễ, hậu học văn” đã
hoàn thành sứ mệnh và cần tìm tìm một Slogan mới để phù với ngôn từ của khẩu hiệu
hay triết lý hiện đại và bớt nho giáo hơn để học sinh dễ dàng hiểu được.
Đại hội lần thứ X của Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định: “Bồi dưỡng thế hệ
trẻ tinh thần yêu nước, lòng tự tôn dân tộc, lý tưởng chủ nghĩa xã hội",
và đây một mục tiêu giáo dục mà các Đại hội Đảng từ khoá XI đến nay tiếp tục kế
thừa và phát triển. Đây chính là nền tảng mà giáo dục Việt Nam hướng tới, thể
hiện rõ trong Điều 3 của Luật giáo dục, nhấn mạnh “Nền giáo dục Việt Nam là nền
giáo dục xã hội chủ nghĩa, có tính nhân dân, dân tộc, khoa học, hiện đại, lấy
chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng”.
Vậy nên, theo quan điểm cá nhân của tôi khẩu hiệu “Tiên học lễ, học học văn”
chưa bao giờ hết ý nghĩa. Trong câu “Tiên học lễ, hậu học văn” thì “tiên” và “lễ”
không nhằm chỉ thứ tự “trước” và “sau: - mà nhằm nhấn mạnh vai trò của “lễ” hơn
“văn”. Quá trình rèn “lễ” luyện “văn” là song song, nhưng “lễ” là nền tảng để định
hướng và phát huy “văn”. Cũng nhằm ý nhấn mạnh này mà ta còn nghe câu “Trước
khi thành danh thì hãy thành nhân”.
Dưới tác động của mặt trái cơ chế thị trường có lẽ đôi khi vấn đề rèn luyện đạo
đức, nhân cách bị xem nhẹ hơn vấn đề học văn hóa, học kiến thức thế nên thời
gian qua xảy ra những vụ việc đáng tiếc như trò đánh trò mà thậm chí là trò
đánh thầy cô.
Thời buổi mà khi kết nối mạng internet sẽ thấy các idol giới trẻ là giang hồ
mõm nói chuyện nghĩa khí, đĩ điếm nói đạo lý, biến thái dạy làm người, lừa bịp
dạy làm giàu, bác sĩ tập làm diễn viên hài, diễn viên hài ngang nhiên bán thuốc
trị tiểu đường, xương khớp... thế nên những nghịch lý của ngành giáo dục cũng
không khó giải thích lắm.
Mong rằng ngành giáo dục trước khi đưa ra một quyết định nào đó nên lắng nghe
tâm tư, ý kiến của Nhân dân bởi Nhân dân có hàng vạn đôi mắt, hàng vạn đôi tai
nên có lẽ sẽ có cái nhìn khách quan, toàn diện hơn.
| 5.12.23
0 nhận xét: