17/1/24

NHÂN VĂN TRONG LUẬT PHÁP NƯỚC TA


Vừa qua, TAND TP Hà Nội đã tuyên án đối với 38 bị cáo trong vụ án liên quan đến Công ty CP Công nghệ Việt Á, Bộ Y tế, Bộ Khoa học và Công nghệ và một số địa phương. Trong đó, Ông Nguyễn Thành Danh, cựu Giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Bình Dương, là người duy nhất được tòa sơ thẩm miễn trách nhiệm hình sự về tội vi phạm quy định đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng.

Theo đó, Toà đã đánh giá cựu giám đốc CDC Bình Dương là người “dám nghĩ dám làm”, đã đưa ra những quyết sách “vì sức khỏe người dân” và nhiều lần từ chối nhận tiền của Việt Á nên miễn trách nhiệm hình sự. Điều này không đồng nghĩa với việc ông Danh vô tội mà việc khởi tố, bắt tạm giam với ông Danh là có căn cứ. Nhưng với các tình tiết trên, ông Danh đã được toà án áp dụng chính sách khoan hồng đặc biệt.

Đây chính là sự nhân văn trong pháp luật Việt Nam, được các cơ quan tư pháp xem xét thấu đáo các tình tiết của vụ án, có sự thống nhất cao giữa các cơ quan điều tra, truy tố và xét xử. Đây cũng chính là sự cụ thể hoá Kết luận số 14-KL/TW ngày 22/9/2021 của Bộ Chính trị về chủ trương khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo vì lợi ích chung. Điều này đã giúp bảo vệ cán bộ như ông Danh khi làm vì lợi ích chung, không vụ lợi, nếu gặp rủi ro sẽ được xem xét kỹ lưỡng.

Quyết định của TAND TP Hà Nội đối với ông Danh cũng nhận được sự đồng tình của dư luận và đông đảo cán bộ đảng viên. Quá đó có ý nghĩa động viên, khuyến khích cán bộ dám nghĩ, dám làm vì nhân dân, vì sự phát triển của đất nước. Đây là tính nhân văn cần thiết trong chính sách và pháp luật của nước ta.

0 nhận xét: