Vừa qua, trên các trang mạng xã hội như RFA, VOA Tiếng Việt,… đã cho chia sẻ
cái gọi là “báo cáo tổng kết năm 2023” của R.S.F (Tổ chức phóng viên không biên
giới). Đáng chú ý, trong báo cáo này Việt Nam được R.S.F “xếp 4/5 quốc gia rủi
ro nhiều nhất trên thế giới đối với các nhà báo trong năm 2023”.
Theo như RSF, Việt Nam hiện đang có 36 nhà báo bị b.ắ.t g.i.a.m, trong số này
có tới 20 người là blogger, chính vì vậy mà nghiễm nhiên tổ chức này xếp Việt
Nam vào “top” những quốc gia “giam giữ nhiều nhà báo nhất thế giới”. Thật nực
cười nếu như chỉ dựa vào những con số này mà không chịu nhìn nhận vào thực tế.
Bản chất của RSF là một tổ chức phi chính phủ hoạt động trên quy mô toàn cầu,
nhằm mục đích là bảo vệ tự do báo chí trên thế giới, ngoài ra còn chống kiểm
duyệt và tạo áp lực để giúp đỡ những nhà báo đang bị g.i.a.m c.ầ.m. Thoạt nhìn
thì đây là một tổ chức có mục đích hoạt động rất ý nghĩa nhưng tổ chức này lại
có cái nhìn thiếu khách quan, mang tính quy chụp và thường xuyên tạc về tình
hình tự do báo chí và tự do ngôn luận của Việt Nam.
Tổ chức RSF đang cố tình đánh tráo khái niệm giữa “nhà báo chân chính” với những
“đối tượng lợi dụng tự do báo chí, tự do ngôn luận” để có thực hiện hành vi
c.h.ố.n.g p.h.á chính quyền. Bởi lẽ, ở Việt Nam rất tôn trọng quyền tự do ngôn
luận, tự do báo chí, không có chuyện một nhà báo chân chính hoạt động đúng pháp
luật mà lại bị bắt, bị giam giữ cả.
Chúng ta cần nhìn vào sự thật về 36 kẻ ngồi sau song sắt mà RSF dẫn ra kia, nhiều
người từng hành nghề nhà báo nhưng do vi phạm pháp luật nên bị t.ư.ớ.c thẻ, còn
có kẻ mượn danh, n.ú.p b.ó.n.g nhà báo để tuyên truyền, xuyên tạc nhằm chống
phá chế độ. Liệu thử hỏi những kẻ như vậy có xứng đáng được gọi là “nhà báo
chân chính” ?
Có lẽ, không nên nhìn vào vẻ bề ngoài với mục đích cao cả của RSF để vội kết luận
về tổ chức này. Bởi những việc làm của RSF thực chất là đang bảo vệ, cổ vũ và
kích động cho những “nhà báo dân chủ”, “nhà báo độc lập” kia tích cực chống phá
lại Đảng, Nhà nước ta nhiều hơn mà thôi.
| 8.1.24
0 nhận xét: