1. Mỹ có thực sự bị thâm hụt thương mại với Trung Quốc...
Trước hết, Trung Quốc xuất khẩu sang Mỹ 499 tỷ USD, Mỹ xuất khẩu sang Trung Quốc chỉ 165 tỷ USD. Về tổng thể, Mỹ nhập siêu 334 tỷ USD, đây là sự thực.
Nhưng một điều thực tế tương tự là hàng hóa mà các công ty Trung Quốc tiêu thụ ở Mỹ hầu hết là sản phảm được sản xuất ở Trung Quốc, sau đó được vận chuyển đến Mỹ bằng đường biển. Trong khi đó, hàng hóa của rất nhiều doanh nghiệp Mỹ tiêu thụ ở Trung Quốc phần lớn là sản phẩm được sản xuất tại Trung Quốc.
Đồng thời, rất nhiều sản phẩm Trung Quốc xuất khẩu đến Mỹ căn bản không phải đến từ các nhà sản xuất Trung Quốc, mà là sản phẩm của các doanh nghiệp Nhật Bản, Hàn Quốc hoặc các nước và vùng lãnh thổ khác sản xuất tại Trung Quốc.
Điều này nói lên điều gì, thâm hụt thương mại đơn thuần chỉ là 1 phép tính trên bề nổi, còn bản chất thì Mỹ chưa bao giờ bị thâm hụt thương mại với Trung Quốc cả... Con đĩ Trump quá xuất sắc trong việc lừa bịp đám dân ngu toàn cầu...
Nếu tính theo hai nhân tố trên thì sẽ được "tổng thâm hụt tiêu thụ" của Mỹ chỉ là 30 tỷ USD. Con số này thậm chí không bằng 1/10 con số chính thức. Dựa trên tính toán của Tèo, tổng thâm hụt tiêu thụ này của Mỹ thậm chí đã chuyển hóa thành xuất siêu 20 tỷ USD trong 2 năm qua. Bất ngờ chưa, bất ngờ vãi tèo ấy chứ....
Nguyên nhân là cùng với mức độ giàu có của Trung Quốc tăng lên, người Trung Quốc bắt đầu mua ngày càng nhiều hàng hóa Mỹ với giá cả đắt đỏ, chất lượng cao được chế tạo tại Trung Quốc. Đến nay, số lượng khách hàng điện thoại di động Apple của Trung Quốc đã vượt Mỹ, lượng tiêu thụ tại Trung Quốc của General Motors Mỹ cũng cao hơn lượng tiêu thụ tại Mỹ. Đến năm 2020, xuất siêu tổng tiêu thụ của Mỹ đối với Trung Quốc sẽ trên 100 tỷ USD.
2. Trump toan tính gì khi khơi mào cuộc chiến?
Ông Trump không hề là một tổng thống gàn dở, đằng sau cuộc chiến thương mại là những mục tiêu rất phức tạp và có tính toán, không chỉ nhắm đến vấn đề thâm hụt thương mại mà còn cạnh tranh quyền lực và vị thế kinh tế. Bên cạnh đó còn là sự ủng hộ của các cử tri và giới tài phiệt Mỹ, đảm bảo cho Trump 1 một nhiệm kỳ "diễn trong vai tổng thống" của mình.
Khi cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung chính thức bắt đầu với với việc Mỹ và Trung Quốc cùng đánh thuế lên hàng hóa của nhau với giá trị ban đầu là 34 tỷ USD. Thật ra đối với nền kinh tế GDP hơn 11 ngàn tỷ USD của Trung Quốc hay gần 19 ngàn tỷ USD của Mỹ thì còn số vài chục tỷ đô quá nhỏ bé. Nội việc gây chiến của Mỹ đã khiến thị trường chứng khoán Trung Quốc bốc hơi hơn 2.000 tỷ USD trong mấy tháng vừa qua. Sau đó là tiếp tục những gói tiếp theo, gây hoang mang cho những nhà đầu tư chỉ có kiến thức nông cạn về thị trường, cũng như kinh tế... Tuy nhiên nó cũng chỉ là giải pháp tạm thời, làm giảm sức phát triển của kinh tế Trung Quốc trong giai đoạn đầu của cuộc chiến.
Theo SSI có 2 nguyên nhân chính đằng sau cuộc chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc. Thứ nhất là Mỹ muốn Trung Quốc hỗn loạn để có thêm thời gian duy trì vị trí dẫn đầu thế giới trong cả kinh tế lẫn chính trị; thứ 2 là Mỹ không còn “củ cà rốt” cho Trung Quốc mà bắt đầu sử dụng chính sách “cây gậy”.
Trong nhiều năm, lập trường chính sách đối ngoại của Mỹ là ủng hộ Trung Quốc. Mỹ chính là nước đề xuất Trung Quốc gia nhập WTO. Mỹ cũng không có những chính sách trực tiếp nào đáp trả việc Trung Quốc thao túng nhân dân tệ. Mục tiêu của Mỹ là tránh xung đột và gieo những ý tưởng về tự do thương mại, tăng trưởng kinh tế và dân chủ cho Trung Quốc.
Ngược lại Trung Quốc chưa bao giờ chấp nhận những khái niệm đó. Ưu tiên hàng đầu của chính phủ nước này là duy trì quyền lực tập trung và sự kiểm soát trong nước. Vì vậy cho đến nay nền kinh tế Trung Quốc vẫn chưa thực sự tự do và mở cửa cho các công ty phương Tây thất bại với chính sách ngoại giao “củ cà rốt” với Trung Quốc, Mỹ, đại diện là nhà ngoại giao cứng rắn Donald Trump đang bắt đầu thực hiện chính sách “cây gậy”.
Đối với truyền thông phương Tây, đa số là những bài viết cổ súy theo quan điểm của Mỹ, cho rằng Mỹ là nạn nhân trong việc thâm hụt thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ. Tuy nhiên đây cũng chỉ là những kịch bản truyền thông dở tệ, trong thời đại của toàn cầu hóa, thế giới trở nên phẳng hơn, các giá trị tri thức được lan tỏa mạnh mẽ, thì những chiêu trò của Mỹ đã từng giúp Mỹ thành công trong quá khứ sớm muộn cũng bị vạch mặt...
Việc Mỹ cố gắng ăn thua với Trung Quốc, ở phương diện nào đó sẽ giúp cho Mỹ kìm chân Trung Quốc, nhưng cũng làm cho Mỹ sẽ xa hơn với những quốc gia đồng minh, khi những quốc gia này bị phân hóa trong sự lựa chọn, qua đêm với Chị Nở hiền lành dễ mến, lúc nào cũng cười, hay quay lại với con bồ cũ, vừa hay đe dọa, thích dùng vũ lực, và điều quan trọng là lật lọng nhanh như 1 cái chớp mắt.
Trung Quốc dưới sự lãnh đạo của Tập đại ca, vẫn tỏ ra lạnh lùng và nham hiểm như nụ cười của Mr Xi ... sự nhẫn nhịn và chịu đựng của Trung Quốc là cần thiết, để giúp cho các công ty, nền kinh tế Trung Quốc tự thích nghi với những áp lực từ phía Mỹ.Trung Quốc đã học bài học này từ Nga, và họ ưu tiên giải quyết, khắc phục những vấn đề nội tại của mình, trước khi cầm "phóng lợn" xông lên đâm vào tim đối thủ 1 phát duy nhất kết liễu kẻ "từng là số 1 thế giới".
| 5.12.18
0 nhận xét: