29/4/20

Kẻ tuyên truyền chống phá nhà nước, xúc phạm Bác Hồ bị phạt 5 năm tù

Kẻ tuyên truyền chống phá nhà nước, xúc phạm Bác Hồ bị phạt 5 năm tù


Dù tuổi đời còn rất trẻ nhưng đối tượng đã có tư tưởng cực đoan, thường xuyên sử dụng mạng xã hội làm công cụ truyên truyền chống phá nhà nước.
Sáng 28/4, Tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An đưa ra xét xử sơ thẩm vụ án hình sự đối với bị cáo Phan Công Hải về tội “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.

Theo cáo trạng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Nghệ An, ngày 19/11/2018, Trường THCS Đô Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An phát hiện trang facebook “Hung Manh” phát tán một số hình ảnh một thanh niên có các hành động xúc phạm hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh kèm theo nội dung bôi xấu chế độ, bối cảnh trong khung hình được xác định chụp tại trường THCS Đô Thành. Ban giám hiệu Trường THCS Đô Thành đã báo cáo sự việc với Công an huyện Yên Thành. 

Vào cuộc điều tra, công an xác định người đã gây ra vụ việc là Phan Công Hải (sinh 1996, trú tại xã Nghi Diên, huyện Nghi Lộc). Hải còn trẻ nhưng có tư tưởng cực đoan, thường xuyên kết giao với các đối tượng phản động, tiến hành các hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia trong thời gian dài và liên tục.
Phan Công Hải lợi dụng quyền tự do dân chủ trong việc sử dụng facebook cá nhân. Hải đã lập các tài khoản facebook có tên “Hùng Manh”, “Người Việt xấu xí”, “David Nguyễn”… để làm, tàng trữ, phát tán các tài liệu có các nội dung: xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân, bịa đặt, gây hoang mang trong tâm lý nhân dân, gây chiến tranh tâm lý nhằm chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Hải đã đăng tải 54 bài viết, nhiều video clip, hình ảnh xuyên tạc chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước; tạo hình ảnh méo mó, phản cảm, sai lệch về những việc làm, hoạt động của cơ quan, cán bộ, công chức, lãnh đạo Đảng và Nhà nước, tổ chức chính trị, xã hội; kích động tư tưởng chống đối.
Tại phiên tòa, Phan Công Hải đã thành khẩn khai báo các hành vi phạm tội của mình.
Hội đồng xét xử kết luận bị cáo Phan Công Hải đã phạm vào tội: “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.
Hành vi của bị cáo cần nghiêm trị để cảnh cáo những kẻ lợi dụng tự do dân chủ, các phần tử phản động, bất mãn tìm mọi cách tuyên truyền chống phá Nhà nước, gây hoang mang trong quần chúng nhân dân, chính vì vậy cần xét xử nghiêm, nhất thiết phải cách ly bị cáo ra khỏi xã hội một thời gian.
Kết thúc phiên tòa, Hải bị tuyên phạt 5 năm tù, phạt quản chế 3 năm kể từ chấp hành xong hình phạt tù.


27/4/20

Bài viết của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước về công tác chuẩn bị nhân sự Đại hội

Bài viết của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước về công tác chuẩn bị nhân sự Đại hội


Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nêu rõ, đội ngũ cán bộ của ta hiện nay đông nhưng chưa thật mạnh; tình trạng vừa thừa, vừa thiếu cán bộ ở nhiều nơi…
Hướng tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng có bài viết về công tác chuẩn bị nhân sự Đại hội XIII với nhan đề “Một số vấn đề cần được đặc biệt quan tâm trong công tác chuẩn bị nhân sự Đại hội XIII của Đảng”.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nêu rõ, bên cạnh việc xác định, vị trí, ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác chuẩn bị nhân sự thì để giải quyết những vấn đề trọng đại của đất nước trong thời gian tới, Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương phải chuẩn bị thật tốt để trình Đại hội thảo luận và quyết định nhân sự Trung ương khoá XIII, bảo đảm thành công của Đại hội và thắng lợi trong quá trình thực hiện Nghị quyết Đại hội. Đây là công việc vô cùng quan trọng, đây cũng là vấn đề nhận được sự quan tâm sâu sắc, chính đáng của toàn Đảng, toàn dân.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng.
VOV.VN trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết quan trọng của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng.
1. Vị trí, ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác chuẩn bị nhân sự Đại hội:
Như chúng ta đã biết, trong bất cứ giai đoạn cách mạng nào, ở bất kỳ lĩnh vực, địa phương nào, cán bộ bao giờ cũng đóng vai trò quyết định; công tác cán bộ không chỉ là khâu then chốt trong công tác xây dựng Đảng mà còn là mắt xích trọng yếu trong toàn bộ hoạt động của Đảng, nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng. Không phải ngẫu nhiên mà Bác Hồ bắt đầu chuẩn bị thành lập Đảng bằng việc đào tạo và huấn luyện cán bộ. Bác khẳng định: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc. Muôn việc thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hoặc kém”; “Huấn luyện cán bộ là công việc gốc của Đảng”.
Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta luôn khẳng định công tác cán bộ chịu sự quy định của đường lối chính trị, phục vụ nhiệm vụ chính trị; cho nên đồng thời với chuẩn bị đường lối chính trị phải tích cực chuẩn bị và tiến hành đường lối tổ chức và chiến lược cán bộ. Hiện nay, cùng với việc chuẩn bị và tiến hành đại hội đảng bộ các cấp, Đảng ta đang chuẩn bị Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, dự kiến tổ chức vào quý I/2021. Tại Hội nghị lần thứ tám (tháng 10/2018), Ban Chấp hành Trung ương đã quyết định thành lập 5 tiểu ban chuẩn bị Đại hội XIII của Đảng (Tiểu ban Văn kiện, Tiểu ban Kinh tế – Xã hội, Tiểu ban Điều lệ Đảng, Tiểu ban Nhân sự và Tiểu ban Tổ chức phục vụ Đại hội). Ngày 30/5/2019, Bộ Chính trị đã ban hành Chỉ thị số 35 về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. Hai nội dung quan trọng nhất của mỗi kỳ Đại hội Đảng là việc thảo luận, quyết định đường lối, nhiệm vụ chính trị của Đảng (gọi tắt là thông qua các văn kiện) và bầu ra các cơ quan lãnh đạo của Đảng (gọi tắt là công tác nhân sự). Hai nội dung này liên quan chặt chẽ với nhau, đều phải chuẩn bị thật tốt, đặc biệt việc chuẩn bị nhân sự Đại hội có vị trí, ý nghĩa cực kỳ quan trọng, là nhân tố bảo đảm cho thành công của Đại hội và triển khai thực hiện thắng lợi các nghị quyết của Đại hội.
Nói đến chuẩn bị nhân sự Đại hội XIII của Đảng là nói đến chuẩn bị nhân sự Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, nhân sự lãnh đạo chủ chốt của Đảng và Nhà nước. Ban Chấp hành Trung ương là cơ quan lãnh đạo cao nhất giữa hai kỳ Đại hội Đảng, là bộ tham mưu chiến đấu, hạt nhân lãnh đạo chính trị và là trung tâm đoàn kết, thống nhất cao của toàn Đảng, toàn dân tộc. Đây là đội ngũ cán bộ cấp chiến lược, là tinh hoa của Đảng, đòi hỏi phải thật sự vững vàng, có đủ bản lĩnh, phẩm chất, trí tuệ và có uy tín cao để giải quyết những công việc ở tầm chiến lược, xử lý kịp thời, đúng đắn, có hiệu quả những tình huống phức tạp có quan hệ đến sự nghiệp xây dựng, phát triển và bảo vệ đất nước, sự sống còn của chế độ.
Thực tế cho thấy, trong bất cứ hoàn cảnh nào, nhất là vào những thời điểm quyết định hoặc có tính bước ngoặt lịch sử, vận nước đặt tất cả vào đội ngũ cán bộ cấp chiến lược. (Lênin đã từng nói: “Hãy cho tôi một tổ chức những người cách mạng, tôi sẽ làm đảo lộn cả nước Nga”). Chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và một số nước Đông Âu sụp đổ là do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân rất quan trọng là lựa chọn, bố trí sai một số cán bộ lãnh đạo cấp chiến lược, nhất là cấp cao nhất. Cần phải khẳng định và thấm nhuần sâu sắc vị trí, ý nghĩa của công việc cực kỳ quan trọng này không chỉ đơn thuần đối với việc tổ chức một Đại hội Đảng mà đây là công việc có ý nghĩa chiến lược gắn liền với vận mệnh của Đảng, sự tồn vong của chế độ và sự phát triển của đất nước.
Sau gần 35 năm tiến hành công cuộc đổi mới và sau hơn 20 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 khoá VIII về chiến lược cán bộ, đội ngũ cán bộ các cấp ở nước ta đã có bước trưởng thành, phát triển nhiều mặt, chất lượng ngày càng được nâng cao, từng bước đáp ứng yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế; cơ cấu, độ tuổi, giới tính, dân tộc, ngành nghề, lĩnh vực công tác có sự cân đối, hợp lý hơn; nguồn quy hoạch cán bộ ngày càng đáp ứng yêu cầu, cơ bản bảo đảm sự chuyển tiếp và kế tục giữa các thế hệ.
Nhìn chung, đội ngũ cán bộ nước ta có lập trường tư tưởng, bản lĩnh chính trị vững vàng, có đạo đức, lối sống giản dị, gương mẫu, có ý thức tổ chức kỷ luật, luôn tu dưỡng, rèn luyện; trình độ, năng lực được nâng lên, phấn đấu, hoàn thành nhiệm vụ được giao. Nhiều cán bộ năng động, sáng tạo, thích ứng với xu thế hội nhập, có khả năng làm việc trong môi trường quốc tế. Đa số cán bộ lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị – xã hội ở các cấp có năng lực, phẩm chất, uy tín. Cán bộ cấp chiến lược có bản lĩnh chính trị, kiên định chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kiên định mục tiêu, lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có tư duy đổi mới, có khả năng hoạch định đường lối, chính sách và lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện. Hầu hết cán bộ lãnh đạo lực lượng vũ trang được rèn luyện, thử thách qua thực tiễn, trung thành với Đảng, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh vì Tổ quốc, vì nhân dân. Nhiều cán bộ khoa học tâm huyết, say mê nghiên cứu, có đóng góp tích cực cho sự phát triển của đất nước.
Một số cán bộ lãnh đạo, quản lý kinh tế thích ứng nhanh với cơ chế thị trường và mở cửa hội nhập, tổ chức sản xuất, kinh doanh ngày càng có hiệu quả. Tuy nhiên, cũng cần thấy rằng, đội ngũ cán bộ của ta hiện nay đông nhưng chưa thật mạnh; tình trạng vừa thừa, vừa thiếu cán bộ vẫn xảy ra ở nhiều nơi; sự liên thông giữa các cấp, các ngành còn hạn chế. Tỉ lệ cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ người dân tộc thiểu số chưa đạt chỉ tiêu mong muốn. Thiếu những cán bộ lãnh đạo, quản lý giỏi, nhà khoa học và chuyên gia đầu ngành trên nhiều lĩnh vực. Năng lực của đội ngũ cán bộ chưa toàn diện, có mặt còn hạn chế, yếu kém; không ít cán bộ, trong đó có cả cán bộ cấp cao thiếu tính chuyên nghiệp, làm việc không đúng chuyên môn, sở trường; trình độ ngoại ngữ, kỹ năng giao tiếp và khả năng làm việc trong môi trường quốc tế còn nhiều hạn chế. Không ít cán bộ trẻ thiếu bản lĩnh, ngại rèn luyện. Một bộ phận cán bộ phai nhạt lý tưởng, giảm sút ý chí, làm việc hời hợt, ngại khó, ngại khổ, thậm chí có người suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, có biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá”. Một số cán bộ lãnh đạo, quản lý, trong đó có cả cán bộ cấp cao, thiếu gương mẫu, uy tín thấp, phẩm chất, năng lực chưa ngang tầm nhiệm vụ, vi phạm nguyên tắc và quy chế làm việc, nói nhiều làm ít, nói không đi đôi với làm, quan liêu, xa dân, cá nhân chủ nghĩa, vướng vào tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, lợi ích nhóm. Không ít cán bộ quản lý doanh nghiệp nhà nước thiếu tu dưỡng, rèn luyện, thiếu tính Đảng, lợi dụng sơ hở trong cơ chế, chính sách, luật pháp, cố ý làm trái, trục lợi, làm thất thoát lớn vốn, tài sản của Nhà nước, gây hậu quả nghiêm trọng, bị xử lý kỷ luật đảng và xử lý theo pháp luật. Chỉ tính từ đầu nhiệm kỳ khoá XII đến nay, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Uỷ ban Kiểm tra Trung ương đã phải thi hành kỷ luật gần 100 cán bộ cao cấp thuộc diện Trung ương quản lý; một số cán bộ đã bị xử lý hình sự. Tình trạng chạy chức, chạy quyền, chạy quy hoạch, chạy luân chuyển, chạy phiếu bầu, chạy bằng cấp, chạy khen thưởng, chạy danh hiệu, chạy tội…, trong đó có cả cán bộ cấp cao, tuy đã được ngăn chặn nhưng vẫn chưa hoàn toàn bị đẩy lùi. Làm việc gì, giữ chức vụ gì cũng chỉ tính đến lợi quyền, bổng lộc cho cá nhân mình, gia đình mình trước nhất, quên cả thanh liêm, danh dự.
Cần khẳng định rằng, sự trưởng thành, lớn mạnh và phát triển của đội ngũ cán bộ trong mấy chục năm qua là nhân tố hàng đầu quyết định làm nên những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử của công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín như ngày nay. Song, những khuyết điểm, yếu kém của một bộ phận cán bộ và những hạn chế, bất cập trong công tác cán bộ cũng là một nguyên nhân quan trọng làm cho đất nước phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh và mong muốn của chúng ta, làm suy giảm niềm tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước. Tình hình đội ngũ cán bộ hiện nay, nhất là cán bộ cấp chiến lược, như đã nói ở trên, có ảnh hưởng nhất định đến việc chuẩn bị nhân sự cho Đại hội XIII của Đảng.
2. Yêu cầu đặt ra cho công tác nhân sự của Đại hội XIII:
Đại hội XIII của Đảng là một sự kiện chính trị rất quan trọng. Đại hội được tiến hành vào thời điểm đất nước ta trải qua 35 năm tiến hành công cuộc đổi mới, 30 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Cương lĩnh 1991), trong đó có 10 năm thực hiện Cương lĩnh (bổ sung, phát triển 2011) và 10 năm thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 2011 – 2020, hướng tới kỷ niệm 100 năm Ngày thành lập Đảng vào năm 2030 và kỷ niệm 100 năm Ngày thành lập nước vào năm 2045. Đại hội XIII sẽ là một dấu mốc rất quan trọng, có ý nghĩa định hướng tương lai, cổ vũ, động viên toàn Đảng, toàn dân, toàn quân tiếp tục đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội.
Đại hội Đảng ta diễn ra trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực có những diễn biến rất nhanh chóng, phức tạp, khó lường. Hoà bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn; tuy nhiên các mối đe doạ an ninh truyền thống, phi truyền thống và biến đổi khí hậu ngày càng gia tăng gay gắt. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế tri thức, kinh tế số và xu hướng quốc tế hoá nguồn nhân lực vừa là thời cơ, vừa là thách thức đối với nước ta. Ở trong nước, công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế ngày càng đi vào chiều sâu, sức mạnh tổng hợp và uy tín, vị thế quốc tế của Việt Nam ngày càng được nâng cao, tạo tiền đề để đất nước phát triển nhanh, bền vững. Tuy nhiên, sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta vẫn đứng trước nhiều khó khăn, thách thức; bốn nguy cơ (tụt hậu xa hơn về kinh tế; chệch hướng xã hội chủ nghĩa; nạn tham nhũng và tệ quan liêu; “diễn biến hoà bình”) mà Đảng ta đã chỉ ra vẫn còn hiện hữu, có mặt gay gắt hơn; tình hình an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội vẫn tiềm ẩn những nhân tố dễ gây mất ổn định. Sự chống phá của các thế lực thù địch, phản động ngày càng tinh vi, nguy hiểm, phức tạp trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường, mở cửa hội nhập, sự bùng nổ của hệ thống thông tin truyền thông toàn cầu, chiến tranh mạng,… Đây cũng là thời điểm chuyển giao thế hệ từ lớp cán bộ sinh ra, lớn lên, được rèn luyện, trưởng thành trong những năm tháng kháng chiến, chủ yếu được đào tạo ở trong nước và tại các nước xã hội chủ nghĩa trước đây, sang lớp cán bộ sinh ra, lớn lên, trưởng thành trong hoà bình và được đào tạo từ nhiều nguồn, nhiều nước có thể chế chính trị khác nhau.
Tình hình tư tưởng trong Đảng và tâm trạng trong nhân dân, bên cạnh mặt tích cực là cơ bản, cũng có những biểu hiện đáng lo ngại. Nhất là tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; tệ quan liêu, tham nhũng, tiêu cực trong một bộ phận cán bộ, đảng viên, công chức mới chỉ bước đầu được ngăn chặn, đẩy lùi. Tình hình trên cho thấy nhiệm vụ của toàn Đảng sắp tới là rất nặng nề. Để giải quyết những vấn đề trọng đại của đất nước trong thời gian tới, Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương phải chuẩn bị thật tốt để trình Đại hội thảo luận và quyết định nhân sự Trung ương khoá XIII, bảo đảm thành công của Đại hội và thắng lợi trong quá trình thực hiện Nghị quyết Đại hội. Đây là công việc vô cùng quan trọng. Đây cũng là vấn đề nhận được sự quan tâm sâu sắc, chính đáng của toàn Đảng, toàn dân. Gần như đi đến đâu, ở chỗ nào, cũng thấy cán bộ, đảng viên và nhân dân tỏ ra quan tâm theo dõi và có phần băn khoăn, lo lắng, đặt câu hỏi: Đảng ta sắp tới dự định lựa chọn, bố trí đội ngũ cán bộ lãnh đạo (Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, nhất là cán bộ chủ chốt) thế nào để đủ sức gánh vác nhiệm vụ cách mạng to lớn mà lịch sử giao phó? Các phần tử xấu, cơ hội, thù địch cũng nhân dịp này tìm mọi cách xuyên tạc, tung tin, tác động, chia rẽ nội bộ ta hòng phá hoại công tác nhân sự nói riêng, công tác xây dựng Đảng nói chung của chúng ta, rất thâm độc và nguy hiểm. Rõ ràng, công tác nhân sự Đại hội là vô cùng quan trọng nhưng cũng hết sức phức tạp, khó khăn, nặng nề, đòi hỏi Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, cả hệ thống chính trị phải làm việc với tinh thần trách nhiệm rất cao, với quyết tâm, nỗ lực rất lớn, có cách làm thật sự công tâm, khách quan, khoa học, đặt lợi ích của quốc gia – dân tộc, của Đảng, của nhân dân lên trên hết, trước hết.
3. Nội dung, phương pháp, cách thức tiến hành:
Để chuẩn bị nhân sự Đại hội XIII của Đảng, vấn đề quan trọng hàng đầu là phải xác định đúng yêu cầu xây dựng Ban Chấp hành Trung ương mà hạt nhân là Bộ Chính trị, Ban Bí thư, lãnh đạo chủ chốt của Đảng. Phải chăng việc xây dựng Ban Chấp hành Trung ương khoá XIII phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:
– Ban Chấp hành Trung ương khoá XIII phải là một tập thể thật sự đoàn kết, trong sạch, vững mạnh, thống nhất cao ý chí và hành động, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất đạo đức trong sáng, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; có tầm nhìn chiến lược; có trí tuệ, tư duy đổi mới, sáng tạo; tiêu biểu cho toàn Đảng về tính chiến đấu, tính kỷ luật; gắn bó mật thiết với nhân dân, quy tụ được sự đoàn kết, thống nhất trong toàn Đảng, toàn dân; đủ uy tín, năng lực lãnh đạo đất nước trong giai đoạn phát triển mới.
– Trên cơ sở bảo đảm tiêu chuẩn, Ban Chấp hành Trung ương khoá XIII cần có số lượng và cơ cấu hợp lý để bảo đảm sự lãnh đạo toàn diện, tăng cường số lượng Uỷ viên Trung ương Đảng ở các vị trí, địa bàn, lĩnh vực công tác trọng yếu. Bảo đảm tính kế thừa, ổn định, đổi mới và phát triển liên tục.
– Việc giới thiệu nhân sự, nói chung phải trên cơ sở quy hoạch; giữ vững nguyên tắc, quy chế, quy định, phát huy trách nhiệm, dân chủ, công khai, minh bạch, khách quan trong đánh giá, giới thiệu, lựa chọn nhân sự tham gia Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các chức danh lãnh đạo chủ chốt của Đảng, Nhà nước nhiệm kỳ tới. Lấy phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, trình độ các mặt, uy tín và hiệu quả công tác làm căn cứ và tiêu chí cơ bản để đánh giá, lựa chọn, bố trí cán bộ phù hợp với công việc. Chống các biểu hiện cơ hội, tham vọng quyền lực, vận động cá nhân, cục bộ, phe cánh, lợi ích nhóm…; cảnh giác với những âm mưu, thủ đoạn phá hoại, gây rối nội bộ của các thế lực thù địch.
Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương khoá XIII phải thật sự là những đồng chí tiêu biểu của Đảng về bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức và năng lực công tác; bảo đảm tiêu chuẩn chung của cán bộ, đặc biệt chú trọng các vấn đề sau:
+ Có tinh thần yêu nước sâu sắc, có bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; tuyệt đối trung thành với chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Cương lĩnh, đường lối của Đảng, Hiến pháp của Nhà nước và lợi ích của quốc gia – dân tộc. Có ý chí chiến đấu cao, gương mẫu thực hiện nguyên tắc, kỷ luật của Đảng, pháp luật của Nhà nước; dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm; nói đi đôi với làm, gắn bó mật thiết với nhân dân, dám đương đầu với khó khăn, thử thách, quyết liệt trong hành động.
+ Có phẩm chất đạo đức và lối sống trong sáng, gương mẫu, được cán bộ, đảng viên và nhân dân tín nhiệm. Có tinh thần trách nhiệm cao, tâm huyết, tận tuỵ với công việc; bản thân không tham nhũng, quan liêu, cơ hội, vụ lợi, tham vọng quyền lực và kiên quyết đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực, quan liêu, tham nhũng; không để vợ, chồng, con, người thân lợi dụng chức quyền để trục lợi. Có ý thức giữ gìn sự đoàn kết thống nhất trong Đảng, gương mẫu chấp hành sự phân công và nguyên tắc tổ chức, kỷ luật của Đảng, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình; công minh, công bằng trong đánh giá, sử dụng cán bộ.
+ Có trí tuệ, tầm nhìn, tư duy chiến lược và kiến thức tương đối toàn diện để tham gia hoạch định đường lối, chính sách và sự lãnh đạo tập thể của Ban Chấp hành Trung ương. Có năng lực cụ thể hoá và lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện thắng lợi đường lối, chính sách, nhiệm vụ của Đảng, chiến lược phát triển đất nước trong giai đoạn mới tại lĩnh vực, địa bàn công tác được phân công; qua thực tiễn tỏ rõ là người có bản lĩnh chính trị vững vàng, tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Đảng, với nhân dân, có năng lực sáng tạo, nhiệt huyết, làm việc có hiệu quả, có “sản phẩm” cụ thể, rõ rệt; dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm; đoàn kết, quy tụ, phát huy được đội ngũ cán bộ trong lĩnh vực, địa bàn được phân công. Có ý thức, trách nhiệm và khả năng tham gia thảo luận, đóng góp vào các quyết định chung của Ban Chấp hành Trung ương; đủ sức khoẻ để hoàn thành nhiệm vụ.
Nói tóm lại là phải vừa có Đức vừa có Tài, trong đó Đức là gốc (“chữ Tâm kia mới bằng ba chữ Tài”).
Kiên quyết không bỏ sót những người thật sự có đức, có tài, đủ tiêu chuẩn; đồng thời không để lọt vào Ban Chấp hành Trung ương khoá XIII những người có một trong các khuyết điểm sau: (1) Bản lĩnh chính trị không vững vàng; không kiên định đường lối, quan điểm của Đảng; có biểu hiện cơ hội chính trị, tham vọng quyền lực, xu nịnh, chạy chọt, tham nhũng, quan liêu, cục bộ, vận động cho cá nhân, phe cánh, lợi ích nhóm; thiếu chính kiến, thấy đúng không bảo vệ, thấy sai không đấu tranh; (2) Vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, mị dân, chuyên quyền, độc đoán; không công bằng, công minh trong đánh giá, sử dụng cán bộ, trù dập người thẳng thắn đấu tranh, phê bình; (3) Để nội bộ mất đoàn kết nghiêm trọng hoặc để xảy ra tham nhũng, thất thoát, vụ việc tiêu cực lớn ở địa phương, cơ quan, đơn vị; (4) Không chịu nghiên cứu học hỏi; bảo thủ, trì trệ, làm việc kém hiệu quả, nói nhiều làm ít, nói không đi đôi với làm; ý thức kỷ luật kém, không chấp hành sự điều động, phân công của tổ chức, uy tín giảm sút; (5) Kê khai tài sản không trung thực, có biểu hiện giàu nhanh, nhiều nhà, nhiều đất, nhiều tài sản khác mà không giải trình rõ được nguồn gốc; bản thân hoặc vợ, chồng, con có lối sống thiếu gương mẫu, lợi dụng chức quyền để thu lợi bất chính; (6) Vi phạm quy định về lịch sử chính trị hoặc chính trị hiện nay.
Cùng với việc xác định rõ và nắm vững yêu cầu, tiêu chuẩn Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương, phải tính toán, quy định rõ cơ cấu, số lượng Ban Chấp hành Trung ương, giải quyết tốt mối quan hệ giữa số lượng và chất lượng. Đây cũng là vấn đề luôn được quan tâm trong quá trình chuẩn bị nhân sự ở mỗi kỳ Đại hội. Quan điểm chung và nhất quán ở các kỳ Đại hội là: Trên cơ sở bảo đảm tiêu chuẩn, Ban Chấp hành Trung ương cần có cơ cấu hợp lý để bảo đảm sự lãnh đạo toàn diện, tính kế thừa và phát triển; nhưng không nhất thiết lĩnh vực nào, ngành nào cũng phải có người tham gia Ban Chấp hành Trung ương nếu không đủ tiêu chuẩn; không vì cơ cấu mà hạ thấp tiêu chuẩn. Giới thiệu để bầu làm Uỷ viên Trung ương chính thức đối với các đồng chí có đủ tiêu chuẩn, điều kiện để phân công phụ trách các lĩnh vực công tác Đảng, công tác chính quyền, công tác Mặt trận, các đoàn thể chính trị – xã hội, các cơ quan trọng yếu của Nhà nước ở trung ương, địa phương và lực lượng vũ trang. Các ban đảng ở Trung ương và một số bộ, ngành, địa phương thuộc vị trí, địa bàn, lĩnh vực quan trọng cần tăng cường số lượng Uỷ viên Trung ương Đảng.
Trong cơ cấu của Ban Chấp hành Trung ương khoá XIII cần chú ý bảo đảm tỉ lệ hợp lý đối với cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ người dân tộc thiểu số; một số nhà khoa học, văn nghệ sĩ, lãnh đạo một số tập đoàn, tổng công ty lớn của Nhà nước đủ tiêu chuẩn, điều kiện tham gia Ban Chấp hành Trung ương. Rút kinh nghiệm từ các khoá trước, việc xác định số lượng Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương khoá XIII cần căn cứ chủ yếu vào yêu cầu, nhiệm vụ và đòi hỏi của tình hình, căn cứ vào yêu cầu lãnh đạo toàn diện đối với các địa bàn, lĩnh vực công tác, đặc biệt là phải bảo đảm chất lượng, tiêu chuẩn, không thuần tuý chạy theo số lượng.
4. Trách nhiệm của chúng ta
Tại Hội nghị Trung ương 8 khoá XII (tháng 10/2018), Ban Chấp hành Trung ương đã quyết định thành lập Tiểu ban Nhân sự Đại hội XIII. Ban Bí thư Trung ương Đảng đã quyết định thành lập Tổ Giúp việc của Tiểu ban Nhân sự. Tiểu ban Nhân sự đã ban hành các quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, nguyên tắc, chế độ và lề lối làm việc của Tiểu ban Nhân sự và Tổ Giúp việc. Tuy nhiên, để làm tốt công việc hệ trọng này, về tư tưởng, phương châm chỉ đạo, phương pháp và cách làm, cần phải chú trọng một số vấn đề sau đây:
– Công tác chuẩn bị nhân sự Đại hội XIII của Đảng không chỉ là nhiệm vụ của Tiểu ban Nhân sự, của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, của Ban Chấp hành Trung ương mà là nhiệm vụ quan trọng của cả hệ thống chính trị, của các cấp uỷ, tổ chức đảng, các cơ quan, đơn vị và các địa phương. Phải làm tốt công tác nhân sự từ đại hội đảng bộ các cấp để góp phần chuẩn bị tốt nhân sự cho Đại hội XIII của Đảng. Các cấp uỷ, tổ chức đảng, các cơ quan, đơn vị, nhất là người đứng đầu và ở những nơi có cán bộ tham gia quy hoạch cán bộ cấp chiến lược được giới thiệu tham gia Ban Chấp hành Trung ương khoá XIII phải chịu trách nhiệm trước Tiểu ban Nhân sự, trước Bộ Chính trị và Ban Chấp hành Trung ương về nhân sự do mình đề xuất, giới thiệu.
– Các cơ quan, tổ chức có liên quan, mà trước hết là Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương, phải dày công chuẩn bị, phải xác định đây là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, là nhiệm vụ “then chốt” của “then chốt”, có liên quan đến sự sống còn của Đảng, vận mệnh của chế độ, sự phát triển, vững mạnh của đất nước. Từng cơ quan, địa phương, từng cán bộ trực tiếp tham gia vào công tác chuẩn bị phải nhận thức đầy đủ, sâu sắc trách nhiệm của mình, toàn tâm, toàn ý lo cho công việc chung, phải đặt lợi ích của Đảng, của đất nước, của nhân dân lên trên hết, trước hết. Phải tiến hành tổng kết, rút kinh nghiệm, chỉ ra những ưu điểm, kết quả cũng như những khuyết điểm, hạn chế của các khoá trước, nhất là của khoá XII gần đây, để có thêm cơ sở đề ra phương hướng, yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng đội ngũ cán bộ của khoá XIII này.
– Công tác cán bộ nói chung và công tác nhân sự đại hội nói riêng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng như trên đã nói nhưng cũng cực kỳ phức tạp, khó khăn, vì nó liên quan đến con người, là “công tác con người”. Mà đã là con người thì như nhà văn Nga Mắc-xim Goóc-ky đã nói: “Con người, hai tiếng ấy vang lên kiêu hãnh làm sao!”. Nhưng con người cũng có đủ thứ chứng tật không lành mạnh, nói ra rất tế nhị, nhạy cảm (nhận xét, đánh giá nhau thế nào? nhất là nói về nhược điểm, khuyết điểm của nhau; bố trí, sắp xếp vào đâu? liên quan đến danh dự, chế độ, chính sách hưởng thụ, chức vụ cao, thấp, lợi ích, bổng lộc… so sánh với người khác thế nào?… (“Thua trời một vạn không bằng thua bạn một ly”, “Miếng ăn là miếng tồi tàn, mất ăn một miếng thì lộn gan lên đầu”!) vô cùng phức tạp, nhạy cảm, rất dễ phát sinh vấn đề, tâm tư day dứt), gây mất đoàn kết. Vì vậy, công tác nhân sự Đại hội phải được tiến hành theo một quy trình chặt chẽ, khoa học và nhất quán, bảo đảm thật sự công tâm, thật sự trong sáng, khách quan, đặc biệt phải “có con mắt tinh đời” trong việc đánh giá, giới thiệu, lựa chọn; lấy tiêu chuẩn về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống và hiệu quả công tác, uy tín của bản thân và gia đình làm thước đo chủ yếu (“Khen cho con mắt tinh đời, anh hùng đoán giữa trần ai mới già!”). Phải trên cơ sở xác định rõ tiêu chuẩn, tiêu chí để đánh giá đúng cán bộ, lựa chọn đúng người, sắp xếp đúng việc, bố trí đúng chỗ, tạo ra một ê-kíp, một tập thể thật sự “ăn ý”, đoàn kết, thống nhất, có sức mạnh. Muốn thế, phải thật sự phát huy dân chủ trong việc phát hiện, giới thiệu nhân sự đi đôi với xác định rõ thẩm quyền, trách nhiệm của tập thể, cá nhân liên quan và thực hiện nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ, nêu cao vai trò, trách nhiệm của cấp uỷ, tổ chức đảng và người đứng đầu. Chống tư tưởng cục bộ, địa phương, thân quen, “cánh hẩu”, “lợi ích nhóm”; tránh cách làm giản đơn, tuỳ tiện, vô nguyên tắc. Phải bằng mọi biện pháp dứt khoát không đưa vào cơ quan lãnh đạo những người không xứng đáng, không đủ tiêu chuẩn, nhất là những người đã phạm sai lầm hoặc sa sút về phẩm chất, đạo đức, vướng vào tham nhũng, chạy chức, chạy quyền, hống hách, gia trưởng, nịnh trên, nạt dưới, bao che cho tội phạm, gây mất đoàn kết, ảnh hưởng xấu đến uy tín của Đảng. Để những người đó lọt được vào cương vị lãnh đạo là tai hoạ cho Đảng, là tạo điều kiện cho họ càng hại nước, hại dân nhiều hơn.
Phải kiểm tra, giám sát, đôn đốc thường xuyên. Cách làm là phải thận trọng, làm dứt điểm từng khâu, từng công đoạn, theo một quy trình chặt chẽ; làm đến đâu chắc đến đó, làm nhân sự Ban Chấp hành Trung ương trước, sau đó mới đến nhân sự Bộ Chính trị, Ban Bí thư, cuối cùng mới đến nhân sự lãnh đạo chủ chốt. Nếu có những công đoạn cần làm đồng thời thì cũng phải xem xét một cách chặt chẽ, chắc chắn, bảo đảm sự đồng bộ, khoa học. Phải chuẩn bị rất kỹ, rất chu đáo, cẩn thận, tránh tối đa những sai sót.
– Các đồng chí thành viên Tiểu ban Nhân sự và Tổ Giúp việc của Tiểu ban, hơn ai hết, phải nắm chắc, nắm vững chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tuân thủ nghiêm ngặt nguyên tắc, chế độ, quy chế và lề lối làm việc. Trong quá trình tham mưu xây dựng và tổ chức thực hiện quy trình giới thiệu nhân sự, tổng hợp kết quả giới thiệu nhân sự và thực hiện các công việc khác theo chỉ đạo của Trung ương, Bộ Chính trị, các đồng chí thành viên của Tiểu ban và Tổ Giúp việc phải là những cán bộ thật sự tin cậy, tuyệt đối trung thành, trung thực, trong sáng, công tâm, khách quan, đặc biệt là phải rất tỉnh táo, tinh tường, (“đừng nhìn gà hoá cuốc”, “đừng thấy đỏ tưởng là chín”, đừng chỉ thấy “cái mã bên ngoài, nó che đậy cái sơ sài bên trong”)…; tuyệt đối giữ nguyên tắc, quan hệ công tác, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, cá nhân có liên quan; chống các biểu hiện tiêu cực chính ngay trong các cán bộ có trách nhiệm, các đại biểu Đại hội và các thành viên của Tiểu ban và Tổ Giúp việc. Đặc biệt, phải có quy chế, quy định chặt chẽ, đồng bộ, bảo đảm thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ, khách quan, công tâm dưới sự lãnh đạo của Đảng (Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Đoàn Chủ tịch Đại hội).
– Cũng cần phải nói thêm rằng, trong quá trình lựa chọn, bố trí, sắp xếp nhân sự cụ thể, cần thống nhất quan điểm là không quá cầu toàn, không quá tuyệt đối hoá. Các cụ ta đã có câu: “Nhân vô thập toàn”, con người ta ai cũng có điểm mạnh, điểm yếu (“Ngọc còn có vết nữa mình với ta”). Điều quan trọng là phải biết phân biệt, đánh giá chính xác bản chất, mức độ các điểm mạnh, điểm yếu đó để không chọn nhầm người và phải có cách bố trí, sắp xếp nhân sự sao cho phù hợp để phát huy mặt mạnh, hạn chế mặt yếu của mỗi thành viên, bổ sung cho nhau, tạo ra một ê-kíp mạnh, một tập thể lãnh đạo tương đối hoàn chỉnh, không gây tổn thương cho lợi ích của Đảng, của quốc gia, của tập thể. Nguyên tắc của chúng ta là “tập thể lãnh đạo”, “lãnh đạo tập thể”, “lãnh tụ tập thể”. Chúng ta phải chăm lo xây dựng, vun xới, bổ sung, hỗ trợ lẫn nhau để mỗi người tự hoàn thiện mình, phát huy mặt tốt, khắc phục mặt yếu; để khi mỗi cá nhân đứng trong cùng một tập thể thì tập thể đó trở nên hoàn thiện hơn, toàn diện, vững mạnh hơn; và mỗi cá nhân cũng trở nên tốt hơn, phát huy được nhiều hơn phẩm chất và năng lực của mình.
Tránh tình trạng “cua cậy càng, cá cậy vây”, tự cao tự đại, coi thường người khác, không phối hợp, hợp tác tốt. Mục đích của chúng ta, trách nhiệm của chúng ta là phải xây dựng được một Ban Chấp hành Trung ương mạnh, một Bộ Chính trị mạnh, một Ban Bí thư mạnh, thật sự đoàn kết, thống nhất cao xung quanh người đứng đầu để đủ sức gánh vác trọng trách vinh quang nhưng rất nặng nề của mình là lãnh đạo hoàn thành sứ mạng lịch sử, nhiệm vụ chính trị của mình, tổ chức toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ra sức phấn đấu, vượt mọi khó khăn, gian khổ, xây dựng Đảng ta ngày càng trong sạch, vững mạnh; đất nước ta ngày càng phát triển; nhân dân ta ngày càng ấm no, hạnh phúc, xứng đáng với niềm tin yêu và sự mong đợi của toàn Đảng, toàn dân./.
Nguyễn Phú Trọng –  Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam, Trưởng Tiểu ban Nhân sự Đại hội XIII của Đảng


Con đường vào Dinh Độc Lập của nhà tình báo Vũ Ngọc Nhạ

Con đường vào Dinh Độc Lập của nhà tình báo Vũ Ngọc Nhạ


Từ người lính của Quân đội Nhân dân Việt Nam, Vũ Ngọc Nhạ được tổ chức chỉ đạo Nam tiến, luồn sâu, leo cao trở thành cố vấn thân cận cho giới lãnh đạo trong chính quyền Thiệu – Kỳ. Từ Dinh Độc Lập, nhà tình báo chiến lược Vũ Ngọc Nhạ đã thiết lập nên mạng lưới tình báo, với những cộng sự là người có địa vị cao trong bộ máy chính quyền Sài Gòn lúc bấy giờ. 

Tác giả –  nhà văn Minh Chuyên và Thiếu tướng Vũ Ngọc Nhạ tại Dinh Độc Lập năm 2001
Được Bác Hồ giao nhiệm vụ tình báo
Con đường vào Dinh Độc Lập của anh bộ đội Vũ Ngọc Nhạ thật độc đáo. Từ một chiến sỹ Quân đội nhân dân Việt Nam, được tổ chức sắp xếp (hóa thân) thành kẻ thù bên kia chiến tuyến. Để rồi sau đó ông và cộng sự của mình trong mạng lưới tình báo H10 – A22, đã làm nên một huyền thoại kỳ diệu trong lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc Việt Nam. Từ những năm 1960, ông Vũ Ngọc Nhạ đã rất nổi tiếng. Báo chí Sài Gòn và nhiều tờ báo lớn ở các nước phương Tây nhắc đến ông với những câu chuyện bí ẩn, ly kỳ với sự thán phục.
Trong bộ hồ sơ ta thu được tại Nha Tổng giám đốc cảnh sát quốc gia Nguỵ quyền Sài Gòn, có đoạn viết: “Từ trước đến nay, ngoại trừ những giai thoại giả tưởng trong tiểu thuyết trinh thám, chưa bao giờ có những tổ điệp báo thành công đến như thế. Cụm A22 do ông Vũ Ngọc Nhạ đứng đầu phát triển đều đặn và thi thố nhiều thủ đoạn mà chúng ta phải nhìn nhận là huyền diệu và xuất sắc. Cụm phát triển một hệ thống điệp vụ vô cùng quan trọng và đã len lỏi vào được nhiều cơ quan đầu não của Việt Nam Cộng hoà. Những tin tức chiến lược mà Cảnh sát Quốc gia biết họ cung cấp, đều có giá trị giúp cho Hà Nội có được những dữ kiện chắc chắn khi ấn định chính sách của họ đối với cuộc chiến tranh”.
Thiếu tướng Vũ Ngọc Nhạ (sinh năm 1925 tại làng Cọi Khê, xã Vũ Hội, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình). Cuộc sống lam lũ và những bất công của xã hội phong kiến nửa thuộc địa sớm ăn sâu vào tâm khảm Vũ Ngọc Nhạ. Năm 15 tuổi, Vũ Ngọc Nhạ được bố đưa vào Huế theo học tại trường trung học Thuận Hoá. Những năm học ở trường Thuận Hoá, Nhạ được thầy Hiệu trưởng Tôn Quang Phiệt bố trí vào tổ chức Thanh niên cứu quốc và được giao nhiệm vụ chuyển thư từ, phân phát tài liệu cho tổ chức. Năm 1947 Vũ Ngọc Nhạ tình nguyện vào quân ngũ, trở thành anh bộ đội Cụ Hồ, công tác tại Thị đội thị xã Thái Bình.
Năm 1952, Vũ Ngọc Nhạ mang tên Vũ Ngọc Kép, có mặt trong đoàn đại biểu quân sự tỉnh Thái Bình, đi dự Hội nghị chiến tranh du kích Bắc Bộ tại Việt Bắc do Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Tổng tham mưu trưởng Hoàng Văn Thái chủ trì. Trong cuộc Hội nghị này, Vũ Ngọc Nhạ sung sướng biết bao khi lần đầu tiên được gặp Bác Hồ. Nhạ nghe như nuốt từng lời Bác dạy, đặc biệt là lời căn dặn: “Phải luôn luôn hết lòng vì dân, dựa vào dân thì việc gì cũng thành công”. Cũng chính tại cuộc Hội nghị này, Vũ Ngọc Nhạ đã nhận nhiệm vụ quan trọng do chính Hồ Chủ tịch và Đại tướng Võ Nguyên Giáp trực tiếp giao phó.
Năm tháng và bao biến cố trong xã hội, trong cuộc đời đã đi qua, nhưng lời Bác dặn năm ấy, Vũ Ngọc Nhạ vẫn nhớ như in. Bác nói: “Nhiệm vụ của chú là phải bằng mọi cách để biết được Mỹ đang làm gì, Mỹ sẽ làm gì và Mỹ đã làm gì”. Giờ, khi kể lại, ông nói: “Lúc ấy có thể chết, có thể lao vào lửa tôi cũng sẵn sàng. Vì nhiệm vụ của Bác trao, được chết cho cách mạng, chết vì Bác thì còn gì sung sướng hơn. Nhưng tôi nghĩ, mình phải sống, sống trong lòng địch để hoàn thành nhiệm vụ mà Bác giao cho”.
Ông Vũ Ngọc Nhạ (người thứ hai, từ trái qua) và ông Phạm Xuân ẩn (người bìa phải ảnh) trong lần họp mặt của Tổng cục tình báo (ảnh tư liệu).
Đóng vai sỹ quan Ngụy để vào Nam
Ông Vũ Ngọc Nhạ nói tiếp: “Dẫu sao tôi cũng đã xác định được mình sẵn sàng hy sinh, đã chấp nhận sự hy sinh thì còn sợ gì nữa. ý nghĩ ấy đã giúp tôi bình tĩnh, vượt qua biết bao mạo hiểm và đã thoát hiểm. Nhờ thoát hiểm mà các nguồn tin quan trọng từ phía nội tình của địch, chúng tôi chuyển ra cho cách mạng mới an toàn”.
Từ ngày 15 đến 22/5/2001, 7 ngày liền chúng tôi mời ông Vũ Ngọc Nhạ vào “Phủ Tổng thống” để thực hiện những cảnh quay bộ phim tài liệu “ông cố vấn” trong Dinh Độc Lập. Nơi ông đã từng ngồi “đàm đạo” cùng anh em Tổng thống Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Nhu những năm 1960; cùng Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu mưu toan những việc đại sự của Việt Nam Cộng hoà thời kỳ 1965 – 1969.
Đứng bên cái ghế của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, cái ghế nay chỉ còn là một di vật bảo tồn trong Dinh Độc Lập, tôi hỏi ông Nhạ: “Từ một Thị ủy viên, một anh bộ đội thuộc Tỉnh đội Thái Bình, chỉ ít năm sau, người ta đã thấy ngày ngày ông ra vào Phủ Tổng thống của chế độ Ngụy quyền Sài Gòn?”. “Đó là bước ngoặt đầu tiên của đời tôi. Tôi cũng không nghĩ là mình lại lọt vào làm việc ở cơ quan đầu não này”, Vũ Ngọc Nhạ bồi hồi nhớ lại.
Năm 1954, hoà bình lập lại, với tờ căn cước hợp pháp, trút bỏ trang phục anh bộ đội Cụ Hồ, Vũ Ngọc Nhạ “đóng vai” một sỹ quan Ngụy. ông đưa vợ con từ làng Cọi Khê, theo quân đội Pháp xuống tàu Hải Phòng di cư vào Nam. ông tìm cách “bọc mình” thật kín và âm thầm làm nhiệm vụ. Cuộc chiến đấu thầm lặng, đầy mạo hiểm bắt đầu từ đây.
Vũ Ngọc Nhạ kể: “Ngày đầu vào Sài Gòn, một lần đi qua Dinh Độc Lập đứng ở ngoài nhìn, tôi thầm ao ước một ngày nào đó mình sẽ được lọt vào đó, nhưng ảo tưởng ấy xa vời lắm. Tôi chưa dám mơ bởi ngày đó tôi đã bị mật vụ Sài Gòn do Dương Văn Hiếu bắt cóc rồi đưa ra biệt giam tại toà khâm sứ ở Huế”.
Người chiến sỹ thông minh, khiêm tốn
Ông Đặng Trịnh, người bạn thân thiết cùng hoạt động với Vũ Ngọc Nhạ trong tổ chức Thanh niên cứu quốc, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình cho biết: “Ngay khi còn trẻ, anh Nhạ đã tận tình với công việc được giao và làm việc hết mình. Anh thông minh, ứng xử linh hoạt nhưng lại rất khiêm tốn và ý tứ giữ gìn. Bản chất con người anh, công việc anh làm đã tạo được uy tín với nhiều người. Vì thế ngày đó anh rất được tín nhiệm và sau này được cấp trên tin tưởng giao phó trọng trách. Công việc anh Nhạ làm đầy gian khổ, phải hy sinh và mạo hiểm. Chúng tôi cũng không ngờ anh đã làm được, hoàn thành trọng trách một cách tốt đẹp”.
Những chiến công mới biết sau ngày giải phóng
Cuộc đời hoạt động của Vũ Ngọc Nhạ âm thầm, lặng lẽ nhưng rất mạo hiểm. ông đã ứng xử “luồn lách” thế nào để vượt qua, “chui sâu, luồn cao” hoàn thành công việc đặc biệt ấy. Những việc ông làm thật phi thường. Những gian khổ, căng thẳng, sống chết trong gang tấc kéo dài suốt mấy chục năm, ông vẫn kiên trì chịu đựng, theo đuổi lý tưởng của người cộng sản. Công việc đặc biệt của ông mấy ai biết được. Mãi đến năm 1975 khi hai miền Nam Bắc thống nhất, nhân dân cả nước và đặc biệt là quê hương ông, làng Cọi Khê mới hiểu được chiến công kỳ diệu của người con quê mình. Họ tự hào vì quê hương đã sinh ra và nuôi dưỡng một con người trở thành nhà tình báo mưu lược, dũng cảm, trở thành “ông cố vấn” cho ba đời Tổng thống của chính quyền Sài Gòn mà vẫn hướng tâm mình về với cách mạng, về với nhân dân.


26/4/20

BÁN NƯỚC BẰNG GIÁ BAO NHIÊU

Có một cái loại người, cứ luôn hô hào rằng ta đây yêu nước hay quan tâm tới vận mệnh dân tộc. Nhưng lại mang tư tưởng nô lệ, luôn mong ngóng ngoại bang đến cứu vớt, rồi khúm núm, cúi mình, trông chờ vào tình thương rởm đời, khát khao được ban phát thứ hòa bình giả tạo.

"Dân miền Nam, dân Sài Gòn không cần giải phóng, đang sướng chết mẹ, nhìn thằng Hàn Quốc xem, theo Mỹ và bây giờ giàu như thế đó".

Họ thực sự chấp nhận rằng, chỉ cần "sướng" thì tất cả những gì thuộc về phạm trù độc lập dân tộc, tự chủ, tự lực tự cường hay câu chuyện thống nhất có lẽ không còn quan trọng nữa. Rồi rằng những ai theo cộng sản thì về phương Bắc, những ai theo cộng hòa thì về Nam. Một giả sử được đặt ra, nếu vậy, thì Bắc Việt sẽ như Triều Tiên bây giờ, Nam Việt sẽ là một phiên bản tương tự như Hàn Quốc hiện tại.

"Với một chữ nếu, người ta có thể nhét cả Paris vào một cái chai" - Ngạn ngữ Pháp.

Mình thấy ghê tởm, bực bội khi nói chung một thứ ngôn ngữ cùng với loại người ấy.

Như cụ Phan Châu Trinh viết: "Lại thêm một bọn ra vênh mặt múa tay tự xưng là ái quốc ái chủng, nhưng hỏi đến họ cách khuếch lợi trừ hại, tự cường tự lập thì họ ập ạ như người mơ ngủ chỉ ngồi ngong ngóng ước mơ thế lực ngoài tràn vào mà thôi". Đến giờ, những lời cụ nói vẫn còn nguyên những giá trị.

Một bài học khác, cho hai chữ "đồng minh", Nguyễn Văn Thiệu chua cay nói: "Mỹ đánh không lại Cộng sản nên bỏ mặc Việt Nam Cộng Hòa đánh một mình thì làm sao ăn. Có giỏi thì Mỹ vô đây lần nữa…”.

Hãng thông tấn AP công khai tệp tài liệu nói về chiến tranh tại Việt Nam, trong đó có đoạn Nguyễn Văn Thiệu từng đề nghị Mỹ ném bom tan nát miền Bắc, và rồi Mỹ làm theo điều đó bằng chiến dịch Linebacker II với mục tiêu: "Đưa miền Bắc trở về thời kỳ đồ đá". Báo L'humanité của Pháp bình luận: "Ngay cả trong Chiến tranh thế giới thứ hai, những viên tướng Pháp phản bội cũng không dám đề nghị Đức Quốc Xã tàn phá Paris để ngăn liên quân Anh - Pháp. Thế mà nay Thiệu lại muốn Mỹ ném bom tàn phá đất nước mình".

Nhiều người chẳng nhẽ đã lãng quên, người Mỹ và đồng minh đã làm gì trên mảnh đất của người Việt Nam. Rồi nhắc lại chuyện Biển Đông chẳng hạn, nhiều người luôn mong ngóng Mỹ hay phương Tây nhảy vào, nghĩ rằng những quốc gia ấy sẽ hợp lực "đánh Trung Quốc" rồi trả Hoàng Sa, Trường Sa lại cho Việt Nam. Trời ạ, lại nhắc đến câu chuyện năm 1974, khi Mỹ cấm quân đội Việt Nam Cộng Hòa không được tái chiếm Hoàng Sa, trực tiếp dâng Hoàng Sa cho Trung Quốc.

Tại sao Bắc Việt có thể nhận viện trợ từ Liên Xô hay khối các nước xã hội chủ nghĩa chứ không chấp nhận dù chỉ một người lính ngoại quốc tham gia vào chiến trường miền Nam? Vì phía thượng tầng luôn duy trì một quan điểm và lập trường rằng, đây là cuộc chiến của người Việt với người Mỹ, chứ không phải là cuộc chiến tranh của các phe phái.

Vay tiền thì có thể trả, nhưng nợ máu thì rất khó.

Rồi chẳng hiểu nổi, ừ thì biểu tình phản đối hành động của Trung Quốc tại Biển Đông đấy, nhưng lại cầm cờ Mỹ, giương biểu ngữ tiếng Anh, hóa trang thành Wonder Woman hoặc tượng nữ thần tự do. Họ mong ngóng người Mỹ sẽ ban phát điều gì nữa?

Mình có một người bạn tại công ty cũ, trong một buổi ăn nhậu nói rằng, như Philippines chẳng hạn, không cần phải bạo lực cách mạng, đánh nhau khổ ải mà cũng độc lập được đó thôi. Mình bảo, vậy thì giờ thì Philippines có gì, giương mắt ếch nhìn Trung Quốc chiếm bãi cạn, đánh mắt qua Mỹ nhờ cậy thì Mỹ...kệ vì đã thỏa thuận cho Trung Quốc cái bãi cạn đó rồi, cái tư tưởng đợi ban phát thì làm sao mà tự chủ được.

Còn Việt Nam thì sao: "Cút ngay không chúng tao bắn chết".

Rồi chuyện Hàn Quốc chẳng hạn, mỗi khi Triều Tiên thử tên lửa là lại cuống cuồng tìm đến phía Mỹ quan ngại. Hay như một cuộc họp bàn về hòa bình trên bán đảo Triều Tiên tại Hà Nội hay Singapore, lại chỉ có đại diện phía Triều Tiên và Hoa Kỳ. Câu hỏi được đặt ra: Người Hàn Quốc ở đâu? - Ở nhà và ngóng chờ chứ sao nữa, vì người Hàn, từ lâu rồi, không còn có quyền quyết định vận mệnh dân tộc của họ nữa.

Mình biết rằng đa phần người Việt ghét Trung Quốc, vì người Trung Quốc đã bao nhiêu lần đưa quân xuống phía Nam, đô hộ và giết hại người Việt. Nhưng người Mỹ hay đồng minh cũng mới gây ra cuộc chiến khiến hàng triệu người Việt mất mạng, lãnh thổ chia cắt đấy thôi. Bài học Trung Quốc luôn phải nhớ nhưng bài học Mỹ thì cũng chẳng được phép quên.

Bảo yêu nước mà lại mong chờ, ỷ lại vào ngoại bang, đấy mà là yêu nước à? Đấy là bán nước rồi.

Via tifosi

23/4/20

SỰ THẬT PHÍA SAU LỜI KÊU GỌI BIỂU TÌNH "PHẢN ĐỐI TRUNG QUỐC" CỦA VIỆT TÂN

Vậy là sau nhiều bài phân tích, bình luận theo hướng xuyên tạc hòng làm nóng vấn đề biển Đông, thổi phồng nguy cơ Trung Quốc xâm chiếm chủ quyền Việt Nam hòng kích động lòng yêu nước của người dân, thì cuối cùng trang Việt Tân cũng đã lòi đuôi cáo. Mới đây, trang Việt Tân đăng tải hình ảnh một người đứng trước Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội với biểu ngữ: “Hoàng Sa Trường Sa belong to Việt Nam”, nhằm kêu gọi người dân xuống đường biểu tình.
Trong lúc dịch bệnh, Hà Nội đang ở trong nhóm nguy cơ lây nhiễm cao, đang thực hiện giãn cách xã hội, vậy mà lại có kẻ ra đường cầm biểu ngữ kích động người dân biểu tình thế này đây? Mọi người thử nghĩ mà xem, liệu biểu tình có giải quyết được vấn đề, Trung Quốc sẽ thôi không ngang ngược xâm chiếm chủ quyền Việt Nam nữa hay không? Sẽ chẳng có lợi ích gì khi nghe theo những kẻ “đâm bị thóc, chọc bị gạo” đó, thậm chí là sẽ dính bẫy gây hấn của Trung Quốc nữa.
Lợi dụng tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, nên gã hàng xóm gây hấn ngoài biển Đông hòng khiến người dân kích động, để từ đó dẫn tới bạo loạn, mất trật tự xã hội. Lúc đó Trung Quốc cười nhạo vào sự thiếu tỉnh táo của chúng ta, bởi đất nước lâm vào thế nguy khó, gây thiệt hại về kinh tế, đe dọa trực tiếp đến “miếng cơm, manh áo” của chính người dân khi nhiều tập đoàn, doanh nghiệp sẽ kéo nhau ra đi vì sợ hãi. Và điều này đang được chính những kẻ nhân danh “dân chủ, yêu nước” như Việt Tân “nối giáo cho giặc” ngoài biển hòng đạt được ý đồ mà chúng giăng ra.

Thời gian qua, chúng ta kiên trì đấu tranh bằng biện pháp hoà bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế. Việt Nam đã trao công hàm, tố cáo Trung Quốc tại Liên Hợp Quốc, được bè bạn năm châu ủng hộ. Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền của đất nước còn Trung Quốc thì không. Có thể thấy, cả một bộ máy ngoại giao đang phải hoạt động tối đa trên mọi bình diện, cả công khai lẫn bí mật để đấu trí với Trung Quốc. Lực lượng chấp pháp, các chiến sĩ của chúng ta giờ còn đang đứng mũi chịu sào, biểu thị thái độ ở ngoài biển thì người dân yêu nước ở trong đất liền cũng lo lắng là chuyện hết sức bình thường.

Thế nhưng, mọi người hãy chọn cách đồng lòng cổ vũ, tiếp thêm sức mạnh, tinh thần cho các chiến sỹ để họ vững tâm ứng phó và chiến đấu bảo vệ chủ quyền biển. Đất liền có bình yên, vững chắc thì ngoài kia, tiền tuyến mới an tâm bảo vệ từng tấc đất của tổ quốc. Trong bối cảnh dịch bệnh hiện nay, chúng ta không nên nghe theo một bộ phận “đục nước béo cò” để gây thế khó cho Chính phủ. Vì một mặt các lãnh đạo phải nghĩ kế đối phó với Trung Quốc; lại phải lo chống dịch, khôi phục kinh tế sau đại dịch, để tăng cường tiềm lực quốc phòng. Mặt khác lại phải đề phòng, cảnh giác với những vụ kêu gọi biểu tình gây mất an ninh trật tự có thể xảy ra.

Những hô hào sáo rỗng, những hành động quá khích không mang lại ích lợi gì trong lúc đất nước căng sức vừa chống dịch bệnh vừa đối phó với Trung Quốc ngoài biển Đông. Sẽ chẳng có lợi ích gì khi nghe theo những kẻ chống phá, tạo thế “nội công ngoại kích”, làm tình hình đất nước trở nên căng thẳng hơn. Vì vậy, mọi người hãy yêu nước bằng cả con tim và trí óc, tuân thủ pháp luật, đừng để các đối tượng phản động, lợi dụng kích động, tiếp tay cho kẻ địch chống phá đất nước!
#st
Giữ nguyên mức án 11 năm tù đối với Nguyễn Năng Tĩnh về tội tuyên truyền chống phá Nhà nước

Giữ nguyên mức án 11 năm tù đối với Nguyễn Năng Tĩnh về tội tuyên truyền chống phá Nhà nước


Quá trình tranh tụng tại phiên phúc thẩm đã làm rõ, các tài liệu, chứng cứ trong vụ án này được thu thập một cách khách quan, toàn diện, đúng trình tự quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự. Hội đồng xét xử phúc thẩm không chấp nhận kháng cáo kêu oan của Nguyễn Năng Tĩnh, quyết định giữ nguyên tội danh, hình phạt 11 năm tù…
Sáng 20/4, Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội mở phiên tòa xét xử phúc thẩm vụ án Nguyễn Năng Tĩnh phạm tội “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.
Quang cảnh phiên tòa xét xử phúc thẩm sáng 20/4 đối với đối tượng Nguyễn Năng Tĩnh.
Trước đó, ngày 5/11/2019, Tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An đưa ra xét xử sơ thẩm vụ án Nguyễn Năng Tĩnh (sinh ngày 4/10/1976, quê quán xã Quỳnh Hưng, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An; cư trú tại xóm 6, xã Nghi Phú, TP. Vinh; nguyên giáo viên Trường Cao đẳng Văn hóa – Nghệ thuật Nghệ An) về tội “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.
Tại phiên tòa sơ thẩm, áp dụng các Điểm: a, b, c, Khoản 1, Điều 117; Điều 44, Điều 122 Bộ luật Hình sự, Hội đồng xét xử sơ thẩm đã tuyên phạt bị cáo Nguyễn Năng Tĩnh 11 năm tù; phạt quản chế bị cáo 5 năm kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù.
Cho rằng mình bị oan, Nguyễn Năng Tĩnh đã làm đơn kháng cáo bản án phiên sơ thẩm.
Tại phiên tòa phúc thẩm sáng 20/4/2020, Hội đồng xét xử đã tiến hành xét hỏi bị cáo, xem xét, đánh giá những tài liệu, chứng cứ có liên quan đến vụ án để làm sáng tỏ, đầy đủ các tình tiết về từng sự việc, từng tội của vụ án.
Quá trình tranh tụng tại phiên phúc thẩm đã làm rõ, các tài liệu, chứng cứ trong vụ án này được thu thập một cách khách quan, toàn diện, đúng trình tự quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự.

Luật sư bào chữa cho bị cáo Nguyễn Năng Tĩnh.
Hội đồng xét xử phiên phúc thẩm nhận định việc tòa án sơ thẩm tuyên phạt bị cáo Nguyễn Năng Tĩnh về tội“Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”là đúng người, đúng tội, đúng quy định của pháp luật. Bị cáo là người có nhận thức, có hiểu biết, nhưng thể hiện coi thường pháp luật, chống đối Nhà nước, do đó việc áp dụng hình phạt nghiêm khắc đối với bị cáo là rất cần thiết. Nhằm trừng trị, cải tạo, giáo dục bị cáo cũng như phòng ngừa chung. Cấp sơ thẩm cũng đã đánh giá đúng tính chất đặc biệt nghiêm trọng của vụ án và xem xét đầy đủ các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ cho bị cáo.
Hội đồng xét xử phúc thẩm cũng nhận định, bản án của cấp sơ thẩm đã đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật, đồng thời đáp ứng yêu cầu đấu tranh, phòng ngừa loại tội phạm này trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, để mọi người được sống trong một xã hội yên bình, chung tay xây dựng đất nước ngày càng phát triển và cũng là lời cảnh báo các phần tử muốn lợi dụng quyền tự do dân chủ để hoạt động chống phá Nhà nước, phủ nhận những thành tựu to lớn trong công cuộc đổi mới của Việt Nam.
Hội đồng xét xử đọc cáo trạng.
Tại phiên tòa phúc thẩm, Nguyễn Năng Tĩnh và các luật sư cũng không có thêm các chứng cứ, tình tiết mới nhằm giảm nhẹ tội danh cho bị cáo.
Vì các lẽ trên, Hội đồng xét xử phúc thẩm không chấp nhận kháng cáo kêu oan của Nguyễn Năng Tĩnh, quyết định giữ nguyên tội danh, hình phạt 11 năm tù, phạt quản chế bị cáo 5 năm.
Theo Báo Nghệ An


Kẻ khủng bố gây nổ ở Cục Thuế tỉnh Bình Dương lĩnh án 11 năm tù

Kẻ khủng bố gây nổ ở Cục Thuế tỉnh Bình Dương lĩnh án 11 năm tù


Nhận sự chỉ đạo của các thành viên tổ chức khủng bố từ nước ngoài, đối tượng đã đưa thuốc nổ vào đặt tại trụ sở Cục thuế tỉnh Bình Dương.
Sáng nay (21/4), Tòa án nhân dân tỉnh Bình Dương đã đưa ra xét xử bị cáo Trương Dương (40 tuổi, ngụ thành phố Dĩ An, tỉnh Bình Dương), người gây ra vụ nổ tại Cục thuế tỉnh Bình Dương theo chỉ đạo của Lisa Phạm là thành viên tổ chức khủng bố “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời” hiện đang định cư tại Mỹ.

Bị cáo Trương Dương được áp tải ra xe về trại giam
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về giãn cách xã hội, phòng chống dịch Covid-19 nên công tác kiểm tra sức khỏe được Tòa án nhân dân tỉnh Bình Dương phối hợp thực hiện chặt chẽ, vị trí ngồi cách nhau 2m và hạn chế số lượng người vào phòng xét xử.
Theo Cáo trạng của Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Bình Dương, dưới sự chỉ đạo của Lisa Phạm, ngày 29/9/2019, Trương Dương đến một cửa hàng tạp hóa trên đường Võ Thành Long, tại thành phố Thủ Dầu Một nhận 4 trái nổ.
Một ngày sau, Dương đem đến nhà vệ sinh ở tầng 1, Cục Thuế tỉnh Bình Dương và bấm nút hẹn giờ. Khi Dương rời khỏi được 20 phút thì vụ nổ xảy ra.
Vụ nổ không gây thương vong về người nhưng đã làm sập tường, hư hỏng nhiều thiết bị tài sản. Lần theo các manh mối, cơ quan điều tra phát hiện và bắt giữ Dương trong trường hợp khẩn cấp.
Cơ quan điều tra cũng xác định được người gửi trái nổ cho Dương là Hà Xuân Nghiêm (57 tuổi, ngụ Tây Ninh). Cáo trạng của Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Bình Dương truy tố Trương Dương về tội “Khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân” quy định tại điểm C khoản 2 điều 113 Bộ Luật Hình sự 2015.
Tại phiên tòa xét xử sáng nay, bị cáo Trương Dương nhận tội và khai rằng muốn kiếm tiền lo cho vợ con nên đã chủ động liên lạc với Lisa Phạm để xin gia nhập tổ chức khủng bố “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời”.
Hội đồng xét xử đã tuyên phạt bị cáo Trương Dương mức án 11 năm tù về tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân, đồng thời yêu cầu phải bồi thường cho Cục thuế tỉnh Bình Dương số tiền gần 781 triệu đồng.
Đối tượng Lisa Phạm đang sống ở nước ngoài và Hà Xuân Nghiêm đã trốn khỏi nơi cư trú, không biết ở đâu nên Cơ quan An ninh điều tra ra quyết định khởi tố bị can, truy nã, khi nào bắt được xử lý sau.
Đối với cửa hàng tạp hóa nơi Nghiêm gửi trái nổ cho Dương, cơ quan điều tra xác định chủ cửa hàng không biết bên trong gói hàng có trái nổ nên chưa đủ cơ sở để xác định chủ cửa hàng là đồng phạm./.


Giá trị trường tồn của tư tưởng Lênin với cách mạng Việt Nam

Giá trị trường tồn của tư tưởng Lênin với cách mạng Việt Nam


Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định, chủ nghĩa Lênin đối với chúng ta, những người cách mạng và nhân dân Việt Nam, không những là “cẩm nang” thần kỳ, là kim chỉ nam, mà còn là mặt trời soi sáng con đường đi tới thắng lợi cuối cùng, đi tới chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản… Do đó, tư tưởng của Lênin với cách mạng Việt Nam có giá trị trường tồn. “Bạn chỉ có thể trở thành một người Cộng sản khi biết làm giàu trí óc của mình bằng sự hiểu biết tất cả những kho tàng tri thức mà nhân loại đã tạo ra”. V.I.Lênin

1. V.I.Lênin – lãnh tụ thiên tài của giai cấp vô sản và nhân dân lao động toàn thế giới – đã sáng lập ra Đảng Cộng sản Liên Xô, lãnh đạo thắng lợi cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa, lập nên nhà nước Xô viết. Tư tưởng Lênin là tài sản tinh thần to lớn và quý giá của nhân loại, vẹn nguyên giá trị thời đại, có ảnh hưởng và tác động to lớn đối với sự phát triển của cách mạng Việt Nam trước đây cũng như hiện nay. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Khi còn sống, Người là người cha, thầy học, đồng chí và cố vấn của chúng ta. Ngày nay, Người là ngôi sao sáng chỉ đường cho chúng ta đi tới cuộc cách mạng xã hội”.
Tư tưởng Lênin về Đảng Cộng sản và xây dựng Đảng kiểu mới đem lại cho Hồ Chí Minh và Đảng ta những nhận thức mới, một sinh khí mới. Từ những chỉ dẫn của Lênin, qua thực tiễn thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917, Hồ Chí Minh khẳng định, cách mạng trước hết phải có đảng cách mạng, để trong thì vận động và tổ chức dân chúng, ngoài thì liên lạc với các dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp mọi nơi.
Dưới ánh sáng tư tưởng Lênin về xây dựng Đảng, Hồ Chí Minh đã khẳng định, Đảng có vững cách mạng mới thành công, cũng như người cầm lái có vững thuyền mới chạy. Đảng muốn vững có nhiều yếu tố, nhưng hàng đầu và xuyên suốt là Đảng phải là đội tiền phong của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, toàn tâm toàn ý phục vụ nhân dân; phải giữ vững các nguyên tắc xây dựng Đảng kiểu mới. Đảng phải có chủ nghĩa làm cốt, nếu không có, cũng như người không có trí khôn, tàu không có bàn chỉ nam. Theo Hồ Chí Minh, chỉ có chủ nghĩa Lênin là chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mạng nhất.
Xây dựng Đảng trong điều kiện đảng cầm quyền, Lênin nhấn mạnh, phải quan tâm xây dựng, rèn luyện đội ngũ cán bộ, đảng viên có phẩm chất đạo đức trong sạch, tuyệt đối trung thành, luôn luôn đặt lợi ích của Đảng, của giai cấp, của dân tộc lên trên hết. Đó là đội ngũ phải có trí tuệ, bản lĩnh, có phong cách tư duy và làm việc khoa học; phải thường xuyên và nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình, hoan nghênh nhân dân phê bình mình và dựa vào quần chúng để xây dựng Đảng; phải giữ gìn sự đoàn kết nhất trí trong Đảng làm hạt nhân để đoàn kết giai cấp, đoàn kết toàn dân.
Đảng cầm quyền phải tuyệt đối chống chủ nghĩa quan liêu. Bởi, khi nắm được chính quyền, những người cộng sản nếu không cảnh giác, tự giáo dục, rèn luyện, dễ trở thành quan liêu. Chủ nghĩa quan liêu có thể dẫn các Đảng Cộng sản cầm quyền đến chỗ đánh mất chính quyền, đi vào con đường tiêu vong. Để chống bệnh quan liêu mệnh lệnh thì phải gắn bó chặt chẽ, mật thiết với nhân dân.
Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ Lênin là một tấm gương sáng không chỉ ở thiên tài trí tuệ, mà là người coi khinh sự xa hoa, có tinh thần yêu lao động, đời tư trong sáng, nếp sống giản dị… Lênin là người thầy đã đào tạo ra những chiến sĩ cách mạng khắp thế giới, chẳng những bằng lý luận cách mạng, mà còn bằng đạo đức cách mạng cao cả nhất.
2. Hơn 90 năm qua, Đảng ta luôn trung thành với tinh thần, giá trị tư tưởng Lênin trong xây dựng Đảng. Đảng ta khẳng định, Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiền phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiền phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam; đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của dân tộc. Đảng lấy chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động, lấy tập trung dân chủ làm nguyên tắc cơ bản. Đảng ta luôn giữ vững bản lĩnh chính trị, bản chất cách mạng và khoa học, thường xuyên tự đổi mới, tự chỉnh đốn và ngày càng lớn mạnh. Đảng ta xứng đáng là một đảng đạo đức, văn minh; một đảng chân chính cách mạng, đảng của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, đại biểu của dân tộc Việt Nam anh hùng.
Tư tưởng Lênin về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội rọi sáng con đường cách mạng Việt Nam. Trước hết, phải khẳng định Lênin đã mở ra một bước ngoặt trong lịch sử đau khổ của các dân tộc bị áp bức, tượng trưng cho một tương lai mới xán lạn. Chủ nghĩa Lênin đã chỉ ra cho Hồ Chí Minh nhận thức rõ ràng rằng, chỉ có chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và giai cấp công nhân toàn thế giới. Chính Lênin đã chỉ ra rằng, những người cộng sản phương Đông, trong khi dựa vào lý luận chung và thực tiễn của chủ nghĩa cộng sản, phải thích ứng với những điều kiện riêng biệt mà các nước châu Âu không có, vừa phải học cách vận dụng được lý luận và thực tiễn ấy vào nơi mà quần chúng chủ yếu là nông dân, nơi cần phải xác định sự cần thiết không phải là đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản, mà là đấu tranh chống tàn tích phong kiến.
Nhờ vận dụng một cách sáng tạo lời dạy của Lênin cho phù hợp với thực tế, cách mạng Việt Nam đã tiến hành dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân và Đảng, trên cơ sở lấy công nông làm gốc, nền tảng, thành lập một mặt trận dân tộc thống nhất rộng rãi và vững chắc; đã thực hiện tốt khẩu hiệu của Lênin “giai cấp vô sản và các dân tộc bị áp bức đoàn kết lại!”.
Ngọn đuốc lý luận Lênin soi sáng con đường cứu nước Việt Nam, đó là giải phóng dân tộc theo con đường cách mạng vô sản. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam trở thành một bộ phận khăng khít của cách mạng vô sản thế giới; đã phát triển thành cách mạng xã hội chủ nghĩa; độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Với việc xác định đặc điểm lớn nhất trong thời kỳ quá độ là từ một nước nông nghiệp lạc hậu tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội không qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa tiến trình cách mạng Việt Nam từ giải phóng dân tộc đến dân chủ nhân dân, xây dựng chủ nghĩa xã hội. Ba giai đoạn của cách mạng Việt Nam có sự kế tục một cách mật thiết, đan xen, đồng thời, mặt này trong mặt kia trong cùng một quá trình vận động các mặt kinh tế – xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đó là sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Lênin về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội trong điều kiện cụ thể của nước ta.
Chủ nghĩa Lênin về vai trò của quần chúng nhân dân giữ nguyên giá trị thời đại, ảnh hưởng mạnh mẽ, tích cực đối với cách mạng Việt Nam. Dưới ánh sáng chủ nghĩa Lênin, Hồ Chí Minh khẳng định cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, chứ không phải là sự nghiệp của cá nhân nào. Vai trò của Đảng là tổ chức và phát huy lực lượng cách mạng vô tận của nhân dân, lãnh đạo nhân dân vượt qua muôn trùng thử thách. Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, thắng lợi của các cuộc kháng chiến chống xâm lược, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ và những thành tựu to lớn của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, nhưng phải khẳng định rằng sự nghiệp cách mạng là của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Chính nhân dân đã làm nên những thắng lợi lịch sử.
Trong sự nghiệp đổi mới, Đảng ta khẳng định chính những ý kiến, nguyện vọng và sáng kiến của nhân dân là nguồn gốc hình thành đường lối đổi mới của Đảng. Cũng do nhân dân hưởng ứng, dũng cảm phấn đấu vượt qua biết bao khó khăn, thử thách mà đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, vị thế như ngày nay. Sức mạnh của Đảng là ở sự gắn bó mật thiết với nhân dân. Ngay trong trận chiến chống “giặc” Covid-19 hôm nay, những kết quả đạt được là nhờ sự đồng lòng ủng hộ của nhân dân đối với sự chỉ đạo kịp thời, sát sao, quyết liệt của Đảng và Chính phủ.
Sau gần 35 đổi mới, chúng ta đã giành được những thành tựu có ý nghĩa lịch sử. Những thành tựu đó có nhiều nhân tố, nhưng theo tinh thần của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cần nhấn mạnh rằng trước hết là nhờ vũ khí không gì thay thế được: Tư tưởng Lênin.
Via PGS.TS BÙI ĐÌNH PHONG


Tuyên bố thành lập “Khu Tây Sa”, “Khu Nam Sa” của Trung Quốc là vô giá trị

Tuyên bố thành lập “Khu Tây Sa”, “Khu Nam Sa” của Trung Quốc là vô giá trị


Các cấu trúc lúc chìm lúc nổi cùng các cấu trúc luôn chìm dưới mặt nước biển không thể là lãnh thổ để yêu sách chủ quyền tại đó.
Dịch Covid -19 vẫn chưa thuyên giảm, trong khi cả thế giới đang tập trung vào chống dịch thì đây lại là cơ hội để Trung Quốc gia tăng các hành động đòi hỏi chủ quyền phi lý ở Biển Đông.

Đá Chữ Thập bị Trung Quốc cải tạo trái phép ở Biển Đông
Năm 2019, Trung Quốc đã cho tàu Hải Dương Địa Chất 8 cùng nhiều tàu hải cảnh và tàu dân quân biển xâm phạm vùng biển của Việt Nam hơn 100 ngày. Trong năm này, Trung Quốc cũng cho các tàu của mình xâm phạm vùng biển của Malaysia, Philippines. Chưa hết, cuối 2019 đầu 2020, Trung Quốc cũng cho các tàu của mình xâm phạm vùng biển của Indonesia. Đầu tháng 4, tàu hải cảnh Trung Quốc đã đâm chìm một tàu cá của Việt Nam.
Trong khi Nhóm tàu HD8 đang được các nước trong khu vực và quốc tế theo dõi sát khi tiến hành khảo sát khu vực gần vùng biển của Malaysia thì ngày 18/4/2020, nước này lại có hành động vi phạm chủ quyền của các nước khi Bộ Dân chính Trung Quốc ngang nhiên thông báo Quốc Vụ viện nước này vừa phê chuẩn thành lập cái gọi là “Khu Tây Sa” và “Khu Nam Sa” trực thuộc thành phố Tam Sa, tỉnh Hải Nam.
Cũng theo phía Trung Quốc đưa tin thì: Khu Tây Sa quản lý các đảo thuộc quần đảo Tây Sa (quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam) và Bãi Macclesfield (quần đảo Trung Sa) và vùng nước phụ cận,  Trung Quốc đặt cái gọi là “chính quyền khu Tây Sa” đóng tại đảo Phú Lâm – cấu trúc lớn nhất thuộc Hoàng Sa; còn “Khu Nam Sa”  “quản lý” các đảo thuộc quần đảo Nam Sa (quần đảo Trường Sa của Việt Nam) và vùng nước phụ cận, cái gọi là “chính quyền khu Nam Sa” đóng tại Đá Chữ Thập – một cấu trúc thuộc Trường Sa mà Trung Quốc đã quân sự hoá gần đây.
Việc tuyên bố các chính quyền quận này hoàn toàn không có giá trị pháp lý vì những lý do sau đây:
1. Trung Quốc hoàn toàn không có chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Đã nhiều lần Việt Nam khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo này. Mới đây nhất, trong Công hàm gửi lên Liên Hợp Quốc ngày 30/3/2020, Chính phủ Việt Nam đã nhắc lại: “Việt Nam có đầy đủ chứng cứ lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, phù hợp với các quy định của luật pháp quốc tế.
Việt Nam khẳng định Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (Công ước) là cơ sở pháp lý duy nhất, quy định toàn diện và triệt để về phạm vi quyền được hưởng vùng biển giữa Việt Nam và Trung Quốc”. Theo đó, Việt Nam đã có chủ quyền lâu đời trên hai quần đảo này và được chứng minh bằng các bằng chứng lịch sử và pháp lý.
2. Mặc dù Trung Quốc đang chiếm đóng toàn bộ quần đảo Hoàng Sa và 7 cấu trúc thuộc Trường Sa, nhưng vì Trung Quốc đã sử dụng vũ lực để chiếm đóng nên đã vi phạm luật quốc tế, cụ thể là Điều 2 (4) của Hiến chương Liên Hợp Quốc, theo đó “Tất cả các quốc gia thành viên Liên hợp quốc từ bỏ đe dọa bằng vũ lực hoặc sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế nhằm chống lại sự bất khả xâm phạm về lãnh thổ hay nền độc lập chính trị của bất kỳ quốc gia nào cũng như bằng cách khác trái với những mục đích của Liên hợp quốc”.
Ngoài ra, Nghị Quyết 2625 của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc năm 1970 cũng quy định rõ không chấp nhận việc dùng vũ lực để xâm phạm toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia khác. Và vì vậy, cho dù Trung Quốc đang thực tế chiếm đóng các cấu trúc này, nhưng Trung Quốc vẫn không thể có chủ quyền hợp pháp đối với các cấu trúc này.
3. Tuyên bố này của Trung Quốc cũng vi phạm luật biển quốc tế, trong đó có Công ước Luật Biển của Liên Hợp Quốc năm 1982 (UNCLOS). Trong Công hàm ngày 30/3/2020, Việt Nam cũng tuyên bố rõ ràng: “các bãi ngầm, hoặc cấu trúc lúc chìm lúc nổi không phải là đối tượng thụ đắc lãnh thổ và không có vùng biển riêng”. Quan điểm này dựa trên nguyên tắc quan trọng của luật biển quốc tế “đất thống trị biển”. Đây là một nguyên tắc chung của luật quốc tế, được phát triển từ luật tập quán quốc tế và qua các phán quyết của các toà án quốc tế. Khởi đầu từ Vụ Thềm lục địa Biển Bắc năm 1969, được nhắc lại trong nhiều phán quyết sau này của Toà án Công lý Quốc tế (ICJ) sau đó, nguyên tắc này đã được pháp điển hoá trong quy định tại Điều 121 (2) của UNCLOS 1982.
Theo nguyên tắc này, các cấu trúc lúc chìm lúc nổi cùng các cấu trúc luôn chìm dưới mặt nước biển không thể là lãnh thổ để yêu sách chủ quyền tại đó, bởi vì, chủ quyền chỉ có thể được yêu sách đối với đất liền và đảo (islands) – được coi là một vùng đất tự nhiên nhưng có nước bao bọc xung quanh và luôn nổi trên mặt nước khi thuỷ triều lên. Chính vì vậy, việc yêu sách chủ quyền đối với các cấu trúc lúc chìm lúc nổi và các bãi ngầm luôn chìm dưới mặt nước biển của Chính phủ Trung Quốc là vi phạm nghiêm trọng đến luật biển quốc tế.
Chúng ta nên nhớ, Bãi Macclefiled mà Trung Quốc gọi là Trung Sa là các cấu trúc luôn chìm dưới mặt nước biển. Chính vì vậy, việc tuyên bố thành lập chính quyền quản lý các khu vực này của Trung Quốc đi ngược lại luật quốc tế. Việc này càng thể hiện tham vọng độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc khi đồng loạt triển khai nhiều hành động cả trên thực địa, pháp lý, hành chính như vậy.
Chắc rằng các nước liên quan sẽ không ngồi yên  trước các hành động vi phạm luật pháp quốc tế ngang ngược, trắng trợn như vậy của Trung Quốc./.



20/4/20

VIỆT NAM ĐANG LÀM GÌ ĐỂ BẢO VỆ CHỦ QUYỀN TẠI BIỂN ĐÔNG

1. Nhận diện đối thủ.

Đại đa phần người người Việt nghĩ rằng, trên Biển Đông, đối thủ của Việt Nam chỉ có mỗi mình Trung Quốc. Thực chất, Trung Quốc chỉ là một trong những kẻ thù của Việt Nam tại Biển Đông. Hiện nay, Trung Quốc là kẻ thù công khai tuyên bố dã tâm, mong muốn độc chiếm phần lớn Biển Đông, ngoài ra, còn có rất nhiều đối thủ khác nhăm nhe ăn phần khi có “biến” hoặc luôn muốn biến Biển Đông thành một “thùng thuốc súng” thứ hai trên thế giới sau khu vực Trung Đông.

Hiện nay, có tới 9 quốc gia, vùng lãnh thổ tuyên bố chủ quyền tại Biển Đông. Các quốc gia tuyên bố chủ quyền phần lớn tại Biển Đông bao gồm: Việt Nam, Trung Quốc, Đài Loan, các quốc gia tuyên bố chủ quyền một phần tại Biển Đông bao gồm: Thái Lan, Campuchia, Indonesia, Malaysia, Brunei, Philippines. Trong danh sách này, Việt Nam đã phân định biên giới trên biển xong với Thái Lan và Campuchia. Có một thực trạng rất phức tạp mà Việt Nam gặp phải đó là phần vùng biển thuộc chủ quyền hợp pháp của Việt Nam cũng đang chồng lấn lên vùng biển mà các quốc gia khác tuyên bố chủ quyền. Tức là ở đây, cuộc chiến phân định chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam không phải chỉ với Trung Quốc mà còn nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ khác nữa. Điều này dẫn đến việc khi Việt Nam tham gia “lễ hội té nước” với Trung Quốc thì phía Indonesia, Malaysia lợi dụng quấy phá vùng biển phía Nam.

Trong Sách Trắng Quốc Phòng Việt Nam, phân đoạn nói về “Bối cảnh chiến lược và chính sách quốc phòng”, Việt Nam đã nhận diện được bối cảnh rất phức tạp sắp tới và đó là một ám chỉ ngầm về những đối thủ có thể nhăm nhe chủ quyền dân tộc. Đó là sáng kiến” Vành đai, Con đường” của Trung Quốc, “Chiến lược hành động hướng đông” của Ấn Độ và “Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương tự do và rộng mở” của Hoa Kỳ. Ba chính sách trên có 3 điểm chung, một là muốn gia tăng sức ảnh hưởng đến khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam và Biển Đông trong tương lai gần. Hai là việc tuyên bố rằng các quốc gia này sẽ không từ bỏ lợi ích của họ tại khu vực này. Ba là việc gián tiếp “ép” các quốc gia tại đây phải chọn “phe”. Điều nguy hiểm nữa của các quốc gia này là họ đều là những cường quốc, có những đồng minh thuộc dạng “cứng cựa” và sẵn sàng cùng nhau nhảy vào ăn chia “miếng bánh ngọt” Biển Đông.

Hiện nay, Việt Nam phải cẩn thận trước ba loại đối thủ tại Biển Đông

Một là đối thủ nguy hiểm trực tiếp. Đây là những kẻ thù tuyên bố rõ ràng mục đích của họ tại Biển Đông, xâm phạm công khai chủ quyền Việt Nam, đe dọa an ninh Việt Nam và khu vực thậm chí có thể sẵn sàng sử dụng vũ lực quân sự để đạt mục đích. Ở đây là Trung Quốc, sau đó là Đài Loan.

Hai là đối thủ có thể giải quyết bằng các biện pháp hòa bình, đối thoại. Bao gồm các quốc gia có tuyên bố chủ quyền một phần Biển Đông trong khu vực như Philippines, Malaysia, Indonesia, Brunei. Thông qua biện pháp đàm pháp, Việt Nam và các quốc gia này có thể giải quyết các mâu thuẫn trong vấn đề chủ quyền, mặt khác, có thể cùng lôi kéo các quốc gia này vào chung một nhóm với Việt Nam để gây sức ép mong muốn hòa bình, ổn định đến phía Trung Quốc, Đài Loan.

Ba là loại chực ăn phần và can thiệp vì lợi ích. Đại loại, đây là quốc không có chủ quyền trực tiếp tại Biển Đông nhưng luôn muốn có mặt để phân chia lợi ích, gia tăng sức ảnh hưởng đến các quốc gia trong khu vực. Các quốc gia trong nhóm này có thể bao gồm Hoa Kỳ, phương Tây, thậm chí không loại bỏ Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Nga.

Việt Nam nhận định rằng, hiện nay, Biển Đông  tồn tại hai dạng thức chiến trường. Một là dạng thức chiến trường song phương giữa các quốc gia có tuyên bố chủ quyền tại Biển Đông với nhau. Hai là dạng thức chiến trường giữa các cường quốc, đây là dạng thức quy mô hơn, nguy hiểm hơn, thậm chí không loại trừ rằng Biển Đông có thể trở thành “thùng thuốc súng” mới của thế giới.

Dạng thức chiến trường song phương đang diễn ra, đó là tranh chấp chủ quyền giữa Việt Nam - Trung Quốc, Trung Quốc - Philippines, Việt Nam - Indonesia… Còn dạng thức chiến trường giữa các cường quốc vẫn đang “cháy âm ỉ” và hoàn toàn có thể bùng cháy bất cứ lúc nào.

2. Việt Nam muốn giữ nguyên hiện trạng, không quân sự hóa Biển Đông, không muốn biến Biển Đông thành "vùng biển có tranh chấp".

Nhiều bạn sẽ phản bác: Chủ quyền nước ta bị đe dọa, các quần đảo đang bị chiếm đóng toàn phần (Hoàng Sa, bị Trung Quốc chiếm giữ trái phép từ năm 1974) hoặc bị các nước chia nhau chiếm đóng (Trường Sa - bị Philippines, Đài Loan, Malaysia, Trung Quốc chiếm giữ một số đảo), mà mày lại còn ủng hộ việc giữ nguyên hiện trạng Biển Đông à?

"Sách Trắng Quốc Phòng" còn kêu gọi không có hành động nào làm phức tạp tình hình hoặc mở rộng tranh chấp, đồng thời tránh quân sự hóa, đe dọa hoặc sử dụng vũ lực. Rõ ràng, năng lực quân sự của Trung Quốc đang là mối đáng lo ngại với Việt Nam.

Trước tiên, “giữ nguyên hiện trạng Biển Đông” không phải là việc đồng ý cho các quốc gia khác chiếm đóng các quần đảo. Mà đây là việc giữ yên hiện trạng hòa bình tại các khu vực Biển Đông, giữ yên việc thực trạng chiếm đóng tại các đảo, không tiến hành các vụ việc xâm lấn, xâm phạm, quấy rối của các quốc gia với phía Việt Nam, mấu chốt là giữ cho Biển Đông hòa bình, không có tiếng súng. Từ đó cho phép các quốc gia dùng các biện pháp hòa bình để đấu tranh cho chủ quyền lãnh thổ.

Việc giữ nguyên hiện trạng Biển Đông có những mục đích sau:
- Không để tình hình Biển Đông diễn biến phức tạp hay các xung đột leo thang, không để xảy ra xung đột quân sự, nhằm tránh việc chạy đua vũ trang không cần thiết tại Biển Đông giữa các quốc gia có liên quan.
- Từ đó, tránh việc biến Biển Đông từ “vùng biển hòa bình” thành “vùng biển quân sự” hay “vùng chủ quyền hợp pháp của Việt Nam” thành “vùng biển tranh chấp giữa các quốc gia”. Mặt khác, hạn chế việc quân đội các quốc gia không có chủ quyền trực tiếp hiện diện tại Biển Đông với lý do: “Đảm bảo hòa bình, đảm bảo tự do, an ninh khu vực”.
- Ngăn chặn việc các quốc gia đơn phương tiến hành bồi lấp, mở rộng các đảo trong Biển Đông, nhắm trực tiếp vào Trung Quốc, Đài Loan. Ngăn chặn việc quân sự hóa và dân sự hóa các đảo trong Biển Đông.
- Tập trung phát triển kinh tế, ổn định chính trị trong nước, có thời gian để tuyên truyền về chủ quyền biển đảo dân tộc, xây dựng quốc gia giàu mạnh hơn, bồi đắp nhuệ khí dân tộc, đảm bảo tự lực kinh tế. Từ đây, đầu tư thêm vào lực lượng quân đội và chấp pháp trên biển, tăng khả năng phòng thủ quốc gia, có sức răn đe, bảo vệ chủ quyền dân tộc.

3. Đưa mình vào vị thế của “kẻ bị bắt nạt”.

Trung Quốc đang thực hiện một tiến trình xây dựng hình ảnh khổng lồ trên toàn thế giới. Bản thân quốc gia này nhận định rõ rằng, nói chung, hình ảnh Trung Quốc trong suốt một thời gian dài trước đây không hề tốt đẹp vì bị truyền thông phương Tây chi phối, định hình. Bây giờ, Trung Quốc đang mong muốn hòa mình vào dòng chảy thế giới, thiết lập một hình ảnh đối lập so với những gì truyền thông phương Tây đã ốp trong bao nhiêu năm qua, quan trọng nhất là Trung Quốc muốn hình ảnh quốc gia trong con mắt thế giới. Mặc dù đã trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, có ghế thường trực trong Hội đồng Bảo An Liên Hợp Quốc, diện tích, dân số đều lớn nhưng Trung Quốc chưa có được vị thế khiến các quốc gia khác phải kính nể.

Năm 2013, Trung Quốc đưa ra sáng kiến “Vành đai, con đường” nhằm để phát triển quan hệ đối tác kinh tế với các quốc gia và khu vực dọc lục địa Á-Âu, châu Phi, men theo Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương. Ngoài việc tập trung vào vấn đề kinh tế, Trung Quốc cũng có những nỗ lực xây dựng hình ảnh quốc gia thông qua văn hóa, giáo dục, nghệ thuật.

Vậy thì việc này có liên quan gì đến việc: Việt Nam đưa bản thân vào vị thế của “kẻ bị bắt nạt”?

Đầu tiên, hãy chú ý rằng Việt Nam vẫn tham gia vào “Vành đai, Con đường” của Trung Quốc, nếu nghe theo lũ báo lề trái, thì đây là một hành động “quy phục thiên triều”. Nhưng đằng sau quyết định này, có ba mục đích:

Một là Việt Nam muốn chứng tỏ với thế giới về việc hòa nhập, làm bạn với các quốc gia. Việc tham gia vào “Vành đai, Con đường” có nhiều lợi ích lớn trong kinh tế, ngoại giao. Về mặt kinh tế, thị trường mà “Vành đai, Con đường” đi qua đều là các thị trường mà Việt Nam muốn khai thác lâu dài, các đối tác tại tại “Vành đai, Con đường” đều có quan hệ mật thiết với phía Việt Nam. Về mặt ngoại giao, khi gia nhập bất cứ một nhóm nước không phải liên minh quân sự nào cũng đều có lợi cả.

Hai là Việt Nam nêu cao quan hệ với Trung Quốc, đặt vị thế Trung Quốc ở một nấc cao trong quan hệ ngoại giao. Mặc dù có những tranh chấp về lãnh thổ, nhưng không thể phủ nhận sức ảnh hưởng của Trung Quốc đến Việt Nam và ngược lại. Việt Nam luôn muốn hợp tác cùng Trung Quốc, trở thành đối tác láng giềng thân thiện. Cái mác Việt Nam là “Mini China” không phải là một cái mác khiến Việt Nam khó chịu, thậm chí là một cái mác để uy hiếp ngược lại Trung Quốc.

Ba là việc tận dụng “Vành đai, Con đường” khắc chế lại Trung Quốc. Tại sáng kiến này, Trung Quốc chính là điểm đầu của sợi dây xích “Vành đai, Con đường”, Việt Nam với tư cách thành viên hàng xóm sẽ là một “mắt xích” trong cái dây xích đó, nếu mắt xích này bị “đứt” ở Việt Nam, thì cái cái xích “Vành đai, con đường” này sẽ gặp trở ngại lớn trong việc vận hành, thậm chí có thể đứt rời. Điều này đến từ việc, nếu Trung Quốc sử dụng vũ lực, tư tưởng bá quyền, ỷ mạnh hiếp yếu đối với Việt Nam, một quốc gia trong “Vành đai, Con đường”, thì các quốc gia khác cũng sẽ giữ trong mình tư tưởng lo lắng về Trung Quốc, thậm chí không còn tin Trung Quốc nữa. Vì nếu thực tế đó xảy ra, Trung Quốc sẽ bị các quốc gia khác suy nghĩ rằng: “Với một quốc gia hàng xóm, chân thành tham gia và đóng góp vào sáng kiến do Trung Quốc đưa ra mà còn bị Trung Quốc đối xử tệ bạc thì một quốc gia ở xa hơn cũng sẽ chẳng được coi trọng, thậm chí đang bị lợi dụng”.

“Vành đai, Con đường” có thể được ví như một hệ thống tuần hoàn máu. Trong đó Trung Quốc đóng vai trò là trái tim, các quốc gia khác đóng vai trò các đoạn động mạch hoặc tĩnh mạch chủ, nếu cầm máu không được, cả hệ thống tuần hoàn sẽ tan vỡ, trái tim cũng ngừng hoạt động theo.

Việc đặt mình vào vị thế của “kẻ bị bắt nạt” cùng nhằm tranh thủ sự ủng hộ quốc tế. Trong mối quan hệ với Trung Quốc, Việt Nam rõ ràng là một kẻ yếu, mà kẻ yếu thì thường được dư luận “bênh”. Nhưng muốn bênh, thì Việt Nam rõ ràng phải thể hiện rằng Việt Nam “xứng đáng được bênh”.

Điều này nằm ở nghĩa vụ và vai trò của Việt Nam trên trường thế giới, thật may, Việt Nam đã bắt đầu quá trình xây dựng hình ảnh, bằng chứng cho việc đó là những thành quả đến từ nền ngoại giao chân chính. Đó là việc gây dựng hình ảnh ở châu Phi, tham gia vào các tổ chức ngoại giao trên thế giới, xây dựng tiếng nói chủ chốt trong cộng đồng ASEAN, kí kết thành công EVFTA, tổ chức thành công hội nghị Mỹ - Triều, trung lập trong mọi vấn đề quốc tế nhưng vẫn có bản sắc riêng. Bản sắc riêng thể hiện ở việc mạnh mẽ tuyên bố chủ quyền dân tộc khi ủng hộ Mỹ gỡ cấm vận Cuba, ủng hộ Tây Ban Nha trong vụ việc ly khai, thậm chí ủng hộ chủ quyền Trung Quốc trong vụ việc với Đài Loan…

Việt Nam muốn tận dụng công cuộc xây dựng hình ảnh quốc gia của Trung Quốc. Trung Quốc muốn trở thành một cường quốc, đi đầu trong công tác duy trì ổn định, hòa bình thế giới, nếu Trung Quốc “gây chiến” với Việt Nam, điều này sẽ khiến Trung Quốc bị tổn hại hình ảnh nghiêm trọng, đánh mất vai trò là "nước lớn". Liệu pháp này từng được Việt Nam sử dụng để có được sự ủng hộ của thế giới trong chiến tranh kháng chiến chống Mỹ, ngay chính người dân Mỹ cũng phản đối cuộc chiến tranh tại Việt Nam, các quốc gia khác lên án nước Mỹ, thậm chí ngay cả các đồng minh thân cận của Mỹ cũng khuyên Mỹ không dính dáng đến Việt Nam nữa, tạo điều kiện cho Việt Nam giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.

4. Ngoại giao và “Miếng bánh ngọt”.

Trong "Sách Trắng Quốc Phòng" có đoạn: Việt Nam chào đón các tàu của hải quân, lính bảo vệ bờ biển, biên phòng của các nước hoặc các tổ chức quốc tế đến thăm các cảng biển hoặc hợp tác giao lưu quốc phòng. Điều này nhằm mục đích bác bỏ đề nghị hạn chế các hoạt động của các quốc gia không có chủ quyền liên quan đến Biển Đông của phía Trung Quốc trong "Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông" với khối ASEAN. Các chuyên gia quốc tế chú ý đến việc Sách Trắng 2019 bổ sung thêm nguyên tắc ''không sử dụng vũ lực hoặc đe doạ sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế'', vào nhóm 3 nguyên tắc trong chính sách quốc phòng Việt Nam, thường được coi là nguyên tắc ''Ba Không'' bao gồm: Không liên minh quân sự, không liên kết với nước này chống nước kia, không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ Việt Nam để chống nước khác.

Chính sách lược này, vừa làm dịu tình hình trong khu vực vốn đã căng thẳng bởi những vấn đề chủ quyền, vừa trấn an Trung Quốc rằng Việt Nam sẽ không bao giờ trở thành “kẻ thù của Trung Quốc” hoặc trở thành nơi để “kẻ thù của Trung Quốc đóng quân”, vừa khiến bạn bè trong khu vực thở phào, mặt khác, cũng tuyên bố thẳng quân cảng Cam Ranh - chỉ để ngửi chứ không thể “ăn” trước những lời chèo kéo của các cường quốc.

Vì quá rộng lớn, Trung Quốc từng được các quốc gia phương Tây coi là “miếng bánh ngọt”, chia năm chia bảy để thuận tiện cai trị và đô hộ. Mặc dù Trung Quốc đang trỗi dậy mạnh mẽ, nhưng điểm yếu chết người của Trung Quốc chính là việc Trung Quốc có quá nhiều vấn đề tranh chấp lãnh thổ với các quốc gia láng giếng, bản thân nội tại Trung Quốc cũng gặp quá nhiều vấn đề. Ngoài Biển Đông, Trung Quốc còn đang tranh chấp lãnh thổ hầu khắp các quốc gia có chung đường biên giới trên bộ hay đất liền, chỉ trừ Pakistan - có thể coi là một đồng minh của Trung Quốc.

Những cái tên “máu mặt” đang có tranh cãi về lãnh thổ với Trung Quốc bao gồm: Ấn Độ, Nga, Hàn Quốc, Nhật Bản, điều thực tế, Việt Nam đều có những quan hệ thực sự khăng khít với các quốc gia này trên các bình diện như kinh tế, ngoại giao, quốc phòng. Nền tảng mà Việt Nam xây dựng không phải là “quan hệ đồng minh” mà là “đối tác”. Việt Nam biết rõ rằng các quốc gia này luôn cảnh giác với Trung Quốc, các mối quan hệ tốt đẹp với các quốc gia này có thể thuận tiện hơn việc thu hút viện trợ, tài chính, vũ khí, khí tài. Mặc khác cũng có tính răn đe hiệu quả về mặt ngoại giao.

Mặc dù luôn tuyên bố lãnh thổ Trung Quốc là thống nhất, nhưng chưa từng kể từ khi thành lập nước, Trung Quốc có được sự thống nhất. Trong đó, Đài Loan là một phần chủ quyền quan trọng trong công cuộc thống nhất, ngoại giao của Trung Quốc. Nếu Trung Quốc thu hồi toàn vẹn Đài Loan, Trung Quốc sẽ gây áp lực mạnh mẽ đến quần đảo Điếu Ngư (Nhật Bản gọi là Senkaku) và chiếm giữ thêm một phần các đảo tại Trường Sa, trong đó có đảo Ba Bình - đảo lớn nhất tại Trường Sa. Phải thừa nhận một thực tế, việc Đài Loan vẫn đang sống khỏe trước Trung Quốc cũng khiến Trung Quốc không thể tập trung toàn lực xuống Biển Đông, Việt Nam cũng giảm một phần áp lực trong công cuộc bảo vệ chủ quyền biển đảo. Dù gì, đối phó với Đài Loan cũng dễ hơn đối phó với Trung Quốc.

Việt Nam nhận thức được các mối đe dọa từ Trung Quốc và các cường quốc, qua đó tuyên bố cam kết hợp tác với tất cả các quốc gia và sẵn sàng mở rộng quan hệ quốc phòng, bất kể sự khác biệt về thể chế chính trị hay chênh lệch kinh tế. Nhưng Việt Nam vẫn có những giới hạn quan trọng không thể vượt qua, đó là không trở thành đồng minh, không cần đồng minh, nêu cao sự tự lực dân tộc, chính sách đã theo suốt hàng ngàn năm lịch sử dân tộc.

5. Xây dựng lực lượng quân sự và chính sách phòng thủ.

Về điều này, có thể liên quan đến các vấn đề quốc phòng vốn rất nhạy cảm, tác giả xin phép tập trung các hướng đơn giản, dễ hiểu để người đọc dễ dàng tiếp nhận thông tin tin hơn.

Một là, Việt Nam khẳng định chính sách quốc phòng của Việt Nam là “hòa bình, tự vệ”, Việt Nam chủ trương không sử dụng vũ lực hoặc đe doạ sử dụng vũ lực trong các quan hệ quốc tế, giải quyết mọi bất đồng và tranh chấp với các quốc gia khác bằng biện pháp hoà bình. Việt Nam chủ trương từng bước hiện đại hoá quân đội, tăng cường tiềm lực quốc phòng chỉ nhằm duy trì sức mạnh quân sự ở mức cần thiết để tự vệ.

Hai, không ngừng tuyên bố chủ quyền không thể tranh cãi với toàn bộ hai quần đảo là Trường Sa, Hoàng Sa. Việc Việt Nam mở rộng, nâng cấp, kiên cố hóa, hiện đại hóa các đảo tại Biển Đông chỉ nhằm tạo điều kiện để nhân dân và các lực lượng đóng quân được an toàn, yên tâm làm ăn, khai thác thủy hải sản, tránh thiên tại.

Ba, xây dựng và áp dụng nền tảng quốc phòng toàn dân. Lực lượng quân đội kết hợp cùng lực lượng chấp pháp hoạt động bên cạnh lực lượng ngư dân đảm bảo an ninh, tự do, khẳng định chủ quyền của Việt Nam tại Biển Đông.

Bốn, hiện đại hóa, khí tài hóa lực lượng không quân, hải quân. Đảm bảo bảo vệ vũng chắc vùng biển, hải đảo, vùng trời, không phận Tổ Quốc.

Năm, không nổ súng trước dù xảy ra bất cứ tình huống nào.

(*) Tiểu kết:

Việt Nam, đã và đang hiểu rất rõ những gì quốc gia nhỏ bé này phải làm để giữ gìn chủ quyền Biển Đông. Mặc dù đối thủ của Việt Nam có thể là một Trung Quốc hùng mạnh, các cường quốc lớn hay những quốc gia khác trong khu vực, Việt Nam vẫn vạch ra được "lằn ranh đỏ" nhất quán trong chính sách ngoại giao, quân sự.

Việc tái khẳng định chủ quyền lãnh thổ trong suốt thời gian qua không phải là hèn kém, mà đó là động thái, là một thông điệp gửi đến những kẻ xâm lược rằng Việt Nam sẽ không sợ hãi mà kiên kiên quyết khẳng định chủ quyền quốc gia không thể tranh cãi.

Via tifosi