28/7/20

ĐÃ TÓM ĐƯỢC 2 ĐỐI TƯỢNG MẠO DANH NHÀ BÁO ĐỂ HOẠT ĐỘNG BÁO CHÍ TẠI TP HẢI PHÒNG


Group: hóng hớt và chia sẻ
Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông đang hoàn thiện hồ sơ xử lý 02 cá nhân ‘mạo danh’ Nhà báo để hoạt động báo chí trên địa bàn thành phố Hải Phòng.



Ngày 23/7/2020, qua công tác nắm tình hình hoạt động báo chí trên địa bàn, Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông Hải Phòng đã phát hiện vụ việc 02 cá nhân tự giới thiệu là Nhà báo của “Viện Nghiên cứu thanh tra và Phòng chống tham nhũng” liên hệ, đặt lịch làm việc với lãnh đạo một địa phương, yêu cầu cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến đơn thư của người dân.

Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông đã tiến hành lập biên bản về vụ việc trên đối với bà Trần Thị K.L (sinh năm 1961) và bà Đào Thị B.L (không xuất trình được giấy tờ tùy thân). Các giấy tờ 02 cá nhân này xuất trình gồm thẻ cán bộ, giấy giới thiệu có con dấu của “Viện Nghiên cứu thanh tra và Phòng chống tham nhũng“, người ký ghi trên Giấy giới thiệu được ghi là “Phó Viện trưởng – PGS.TS Nguyễn Thế Hinh”. Các đối tượng còn đưa ra thẻ cán bộ với các chức danh Phó trưởng ban truyền thông, biên tập viên trang tin điện tử phongchongthamnhung.com.vn .

Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông thành phố Hải Phòng tiến hành xác minh nhanh trên cơ sở dữ liệu các cơ quan báo chí đã được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp phép hoạt động cho thấy: Đến thời điểm hiện tại, không có cơ quan báo chí nào có tên là “Viện Nghiên cứu thanh tra và Phòng chống tham nhũng“. Trên website phongchongthamnhung.com.vn có ghi thông tin “Giấy phép: số 213/GP-TTĐT do Cục Phát thanh, truyền hình và Thông tin Điện tử thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 07 tháng 11 năm 2019“.

Được biết, trước đó 02 cá nhân này cũng đã từng nhiều lần liên hệ với địa phương, tự giới thiệu là nhà báo, phóng viên, đồng thời gửi dự thảo bài viết dự định sẽ đăng tải và yêu cầu lãnh đạo địa phương bố trí lịch làm việc trực tiếp.

Hiện vụ việc tiếp tục được Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với các cơ quan chức năng tiến hành xác minh và xử lý theo quy định pháp luật.
---
Tuấn Nguyên
Mẹ Việt Nam Anh hùng suốt nửa thế kỷ mỏi mòn ngóng tin con

Mẹ Việt Nam Anh hùng suốt nửa thế kỷ mỏi mòn ngóng tin con


Liệt sỹ Trần Anh Hùng hy sinh đến nay đã 50 năm. Cũng chừng ấy thời gian, mẹ Hoàng Thị Hy mỏi mòn ngóng tin đứa con kiên trung đang nằm lại ở đâu đó trên chiến trường.
Chồng, con lần lượt hy sinh nơi chiến trường
Một chiều cuối tháng 7, chúng tôi có dịp về thôn Thượng Thọ, xã Cảnh Hóa, huyện Quảng Trạch (Quảng Bình) để thăm Mẹ Việt Nam Anh hùng Hoàng Thị Hy. Mẹ Hy có chồng và con trai đều hy sinh trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Mẹ Việt Nam Anh hùng Hoàng Thị Hy.
Năm nay mẹ Hy đã bước qua tuổi 101, dù ở cái tuổi “xưa nay hiếm”, thế nhưng mẹ vẫn còn rất minh mẫn và nói chuyện lưu loát. Mẹ tâm sự rằng, mẹ có tất cả 6 người con, 4 trai và 2 gái.
Vào những năm 1967, khi đứa con gái út mới 1 tuổi thì chồng mẹ là  Trần Anh Nhím, lên đường nhập ngũ. Một năm sau đó, ông không may bị thương nặng ở chiến trường, sau mấy tháng chữa trị không qua khỏi, đã hy sinh.
Mẹ Hy có chồng và con trai đều đã hy sinh vì độc lập dân tộc.
Ngày nhận giấy báo tử của chồng, mẹ Hy khóc cạn nước mắt, nhưng rồi mẹ đã gắng gượng, tiếp tục nuôi 6 đứa con.
Vẫn biết chiến tranh là mất mát, đau thương, thế nhưng khi tổ quốc cần, mẹ lại gạt nước mắt, tiếp tục động viên và tiễn đứa con thứ 2 của mình là Trần Anh Hùng lên đường nhập ngũ.
Ngày ra trận, anh Hùng chỉ mới vừa tròn 19 tuổi. Từ khi anh ra chiến trường, mọi thông tin đều bặt vô âm tín. Dù không hề hay tin gì về con, nhưng ngày ngày mẹ Hy vẫn hy vọng chiến tranh sớm kết thúc và anh sẽ trở về đoàn tụ với gia đình, sống bên mẹ.
Liệt sỹ Trần Anh Hùng ra đi khi tuổi đời chỉ mới đôi mươi.
Thế nhưng, chiến tranh lại một lần nữa cướp đi ước muốn bình dị đó. Năm 1970, anh Hùng hy sinh, một năm sau, mẹ Hy và gia đình mới nhận được giấy báo tử. Cầm tờ giấy báo tử của anh trong tay, mẹ Hy đau đớn, nghẹn ngào. Vậy là con trai của mẹ đã nằm lại ở chiến trường và vĩnh viễn không trở về.
“Hồi đó không chỉ mình thằng Hùng mà thanh niên đều hào hứng, được vào quân ngũ là tự hào, không sợ khổ, chẳng ngại hy sinh. Ngày lên đường nó còn bảo mẹ chờ con, còn hứa sẽ về với mẹ, với các em, thế mà đã hơn 50 năm rồi”, mẹ Hy nghẹn lại, ánh mắt xa xăm nhìn về phía cổng.
Niềm mong mỏi suốt nửa thế kỷ
Chiến tranh đã đi qua, đất nước hoàn toàn thống nhất, thế nhưng 50 năm qua, mẹ Hoàng Thị Hy vẫn chưa phút giây nào yên lòng khi nghĩ về đứa con trai kiên cường.
Niềm đau đáu của mẹ Hy suốt hàng chục năm qua là vẫn chưa thể tìm thấy hài cốt của Liệt sỹ Hùng.
Cứ mỗi lúc chiều tà, mẹ Hy lại chống gậy đi ra đầu ngõ, hướng ánh mắt về phía con đường xa, nơi mẹ từng tiễn đứa con của mình ra trận, nhưng chưa một lần gặp lại. Cách đây mấy năm, mẹ và gia đình nhận được tin có phần mộ liệt sỹ có tên là Trần Anh Hùng, mẹ vui mừng khôn xiết, thúc giục các con viết đơn xin được thử ADN của phần mộ đó để xác nhận huyết thống. Thế nhưng kết quả một lần nữa khiến mẹ Hy và gia đình thất vọng, buồn bã.
Vào năm 2014, mẹ Hoàng Thị Hy cũng đã được Nhà nước trao tặng danh hiệu cao quý Bà mẹ Việt Nam Anh hùng
Nỗi buồn cứ thế lại đè nặng lên đôi mắt của mẹ, thế nhưng điều đó cũng không khiến mẹ Hy nản lòng hay có ý nghĩ dừng đi tìm hài cốt của con. Đến thời điểm hiện tại, dù tuổi đã cao, mắt mờ, chân chậm, nhưng mẹ vẫn không ngừng hy vọng, đến ngày nào đó, mẹ sẽ tìm và đưa được con trai của mình về với quê hương.
Mẹ Hy hiện đang sinh sống cùng người con thứ 4, con cháu cụ vẫn đang  và sẽ tiếp tục hành trình đi tìm kiếm hài cốt của Liệt sỹ Trần Anh Hùng, thỏa ước nguyện mẹ trong suốt mấy chục năm qua.
Vào năm 2014, mẹ Hoàng Thị Hy cũng đã được Nhà nước trao tặng danh hiệu cao quý Bà mẹ Việt Nam Anh hùng. Giờ đây, mẹ đã có 19 đứa cháu và 33 chắt nội, ngoại. Con cháu của mẹ vẫn sẽ tiếp tục hành trình đi tìm hài cốt của Liệt sỹ Trần Anh Hùng, thỏa ước nguyện mẹ trong suốt mấy chục năm qua.


“Điệp viên có ảnh hưởng” khiến Liên Xô tan rã

“Điệp viên có ảnh hưởng” khiến Liên Xô tan rã


Alexander Yakovlev, “kiến trúc sư cải tổ” Liên Xô đã bị vạch mặt là “điệp viên có ảnh hưởng” của Mỹ.
“Không phải chỉ có một cái đầu”
Yakovlev sinh ngày 2/12/1923 trong một gia đình nông dân ở một ngôi làng nhỏ bên bờ sông Volga gần thành phố Yaroslavl của tỉnh Yaroslavl (Liên Xô). Nhờ thành tích chiến đấu trong Chiến tranh Vệ quốc, Yakovlev được kết nạp vào Đảng Cộng sản Liên Xô vào năm 1944.

Vào năm 1958, Yakovlev là một trong bốn người đầu tiên được cử sang học tại Mỹ sau chiến tranh. Yakovlev đã theo học tại Đại học Columbia (Mỹ) trong một năm. Và bắt đầu có tin Yakovlev là người của Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA).
Valentin Falin, Trưởng ban Đối ngoại Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô và Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô (1989–1991) từng kể: “Việc Yakovlev sống dựa vào túi tiền người Mỹ thì tôi biết từ 1961. Một người quen làm việc trong KGB đã cho tôi biết điều này”.
Sau khi học xong Đại học Columbia (Mỹ), Yakovlev lần lượt được bổ nhiệm làm Trưởng ban Đài phát thanh và vô tuyến truyền hình của Ban Tư tưởng Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô dưới thời Nikita Sergeyevich Khrushchev rồi Phó trưởng ban tuyên giáo của Uỷ ban Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô (1964 – 1972) dưới thời Leonid Ilyich Brezhnev.
Vào năm 1972, vì viết bài báo “Chống chủ nghĩa phản lịch sử” trên báo Văn học nên Yakovlev bị thuyên chuyển đi Canada làm đại sứ trong 10 năm (1973 – 1983).
Ở Canada, Yakovlev bắt đầu có những động thái khó lường. Chính Yakovlev cũng đã tỏ ra rất né tránh kể về thời gian ở Canada của mình vì sợ bị lộ tẩy. Trong phiên toà “Vụ án Đảng Cộng sản Liên Xô” tại Toà án Hiến pháp năm 1992, Yakovlev đã đề nghị F.M.Rudinski (luật sư bảo vệ Đảng Cộng sản Liên Xô) rằng: “Tôi đề nghị ông đừng hỏi tôi về những năm 1973 – 1983. Tôi đã vắng mặt ở đây trong mười năm đó. Còn vào những thời điểm khác, mới ông cứ tự nhiên”. Cho đến khi Rudinski đưa ra câu hỏi: “Ngài có phải là điệp viên CIA không?” thì Yakovlev đã tỏ ra vô cùng lúng túng, cằm xệ xuống.
Yuri Andropov (Chủ tịch Ủy ban An ninh Quốc gia KGB và sau này là Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô khi Brezhnev qua đời) qua nhiều nguồn tin của KGB cho thấy Yakovlev có thái độ sùng bái phương Tây quá mức và có khả năng là người của CIA.
Một lần, khi trả lời những lý lẽ của Mikhail Gorbachev về việc cần phải nhanh chóng để cho Yakovlev về nước, Andropov đã nói: “Đúng vậy, anh ta có đầu óc thông minh nhưng không phải chỉ có một cái đầu. Chính vì vậy phải cân nhắc và không vội vàng” .
Khi Yakovlev đã được về nước và giữ chức Giám đốc Viện Kinh tế Thế giới và Quan hệ Quốc tế của Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô thì Andropov đã chỉ thị “theo dõi, và không được để lọt vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô”, vì cho rằng “Yakovlev đã từng sống quá lâu ở nước ngoài, một nước tư bản, và đã biến chất” . Năm 1984, Andropov qua đời và sự theo dõi Yakovlev không còn thường xuyên, chặt chẽ như trước nữa.
Khi Gorbachev trở thành Tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô vào năm 1985, Yakovlev đã nhanh chóng được đề bạt làm Trưởng ban Tuyên truyền Trung ương, và là người giúp Gorbachev hình thành chính sách đối ngoại của Liên Xô bằng cách vận động Liên Xô không can thiệp vào Đông Âu và đi cùng Gorbachev trong 5 cuộc gặp thượng đỉnh với Tổng thống Mỹ Ronald Reagan.
Yakovlev (bên trái) và Gorbachev tại Canada vào năm 1983
Trong nước, Yakovlev là kiến trúc sư “cải tổ” với các chương trình glasnost (công khai hóa) và perestroika (tái cấu trúc). Yakovlev còn được Gorbachev đưa vào Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Liên Xô vào năm 1987. Từ 1986 đến 1988, với sự tác động của Yakovlev, một loạt cán bộ chủ chốt của các tờ báo ảnh hưởng lớn tại Liên Xô được thay bởi những người ủng hộ chủ trương “cải tổ” của Gorbachev, từ đó các tờ báo này đã “quạt gió châm lửa” khuynh đảo dư luận.
Một số tờ báo và tạp chí đặc biệt cấp tiến như Họa báo, Tia lửa và Tin tức Moscow, dần dần đi theo xu hướng bôi nhọ chế độ xã hội chủ nghĩa. Tư tưởng của nhân dân bị đảo lộn…
Năm 1994, nhà văn Boldarev khi nhìn lại tình cảnh của thời kỳ này đã nói: “Trong sáu năm, báo chí đã thực hiện được mục tiêu mà quân đội châu Âu có trang bị tinh nhuệ nhất cũng không thể thực hiện được khi xâm lược nước ta bằng lửa và kiếm vào những năm 1940. Quân đội đó có thiết bị kỹ thuật hàng đầu nhưng thiếu một thứ. Đó là hàng triệu ấn phẩm mang vi trùng”.
Vào năm 1989, KGB đã biết rất rõ rằng Yakovlev có các quan điểm có lợi cho phương Tây và phương Tây có thể hoàn toàn hy vọng vào ông ta trong mọi tình huống. Chủ tịch KGB Vladimir Kryuchkov đã báo cáo thông tin này cho Gorbachev, nhưng Gorbachev chỉ yêu cầu Kryuchkov nói chuyện tình cảm với Yakovlev.
Yakovlev (người vòng tay và đứng sau micro) là Uỷ viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Tuyên truyền Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô dưới thời Gorbachev.
Trong cuộc nói chuyện sau đó của Kryuchkov, Yakovlev chỉ im lặng và thở dài. Kryuchkov đã báo cáo lại với Gorbachev. Kryuchkov ngạc nhiên khi Gorbachev bảo “ngày trẻ ai chẳng có những sai lầm” và Yakovlev là “người có ích cho cải tổ nên ông ấy cần cho đất nước và cần phải cho ông ấy tham gia vào nền chính trị lớn”. Valentin Falin nhận định, “họ đã cho ông ta vào. Như thả dê vào vườn rau”.
Đến năm 1990, Yakovlev trở thành tâm điểm của các cuộc tấn công của những người cộng sản kiên trung trong Đảng Cộng sản Liên Xô. Tại Đại hội lần thứ XXVIII của Đảng Cộng sản Liên Xô vào tháng 7/1990, Alexander Lebed đã hỏi Yakovlev: “Alexander Nikolaevich… Ông có bao nhiêu khuôn mặt?”.
Tại phiên họp mở rộng của Xô viết tối cao Liên Xô ngày 17/6/1991, Chủ tịch KGB Kryuchkov đã công bố một tài liệu mật của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô đề ngày 24/1/1977: “Thời gian gần đây, tình báo Mỹ đang triển khai những kế hoạch đẩy mạnh hoạt động thù địch như phân hóa xã hội Xô viết và làm rối loạn nền kinh tế xã hội chủ nghĩa”.
Với mục tiêu đó, tình báo Mỹ đặt ra kế hoạch tuyển mộ những điệp viên có thế lực trong số công dân Xô viết”. Sự thật là sau nhiều cách nhưng không kéo đổ được Liên Xô, Mỹ đã đẩy mạnh thu dụng những “điệp viên có ảnh hưởng”.
Chỉ riêng ngân sách trong năm tài chính 1983 của Mỹ cấp cho Vụ Các vấn đề nội bộ Liên Xô của Trung tâm RAND Corporation (Mỹ) lên đến 13,5 tỷ USD. Mỹ cũng đã xây dựng cả một ngành khoa học gọi là Kremli học, chuyên nghiên cứu những đặc điểm cá nhân và những khả năng tiềm ẩn của những nhân vật chủ chốt trong giới lãnh đạo ở Liên Xô.
Trong những năm 1980, Mỹ bắt đầu tăng cường mọi nỗ lực điều khiển ban lãnh đạo cao nhất của Liên Xô để bắt những nhân vật đó hành động theo ý mình.
Góp tay đẩy Liên Xô đến bờ vực tan rã
Valentin Falin nhận định về vai trò của Yakovlev: “Bây giờ thì đã có thông tin rõ ràng về việc trước khi Liên bang Xô viết tan rã, ông ấy đã rất năng nổ đi khắp các nước cộng hòa và thổi bùng lên ở đó tâm lý cực đoan quá khích. Trước khi bức tường Berlin sụp đổ, ông ấy đã sang cả CHDC Đức lẫn CHLB Đức”.
Yakovlev “đứng giữa” Tổng thống Mỹ Bush (cha) và Gorbachev
Trong cuốn “Vụ án Đảng Cộng sản Liên Xô tại Toà án Hiến pháp: Ghi chép của người tham gia phiên toà” của F. M. Rudinski được xuất bản tại Moscow năm 2001 có đoạn: “Nguồn gốc xã hội của các hiện tượng như Gorbachev, Yakovlev là ở sự xuất hiện các tầng lớp tụt hậu khá đông trong xã hội. Đó là những người đã rời nông thôn, nhưng không hoà hợp được với nền văn hoá thành thị hoặc chỉ cảm thụ được các yếu tố bề ngoài của nó. Trong đó, nhiều người đã được giáo dục theo tinh thần tư hữu, ích kỷ cá nhân và háo danh, những người đó đã dễ dàng nhảy vào giới lãnh đạo đảng mang tính tư sản của Liên Xô” .
Vào năm 1995, Cương lĩnh Đại hội XXX của Liên đoàn các Đảng Cộng sản – Đảng Cộng sản Liên Xô (SKP – KPSS) đã tuyên bố sự sụp đổ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô là do “Cuộc công kích công khai của các thế lực phản động bắt đầu từ cuối những năm 80 dưới sự tác động trực tiếp của nhóm phản bội chính trị Gorbachev – Yakovlev – Shevandnadze đã kết thúc bằng cuộc đảo chính phản cách mạng năm 1991 – 1993” .
Trong những năm sau khi Liên Xô tan rã, Yakovlev đã viết và giảng dạy rất nhiều về lịch sử, chính trị và kinh tế. Ông ta còn là lãnh đạo của Đảng Dân chủ Xã hội Nga và tổ chức Dân chủ Quốc tế. Yakovlev do đó được ví như là “nhà tư tưởng chủ đạo của nền dân chủ Nga” dưới thời Boris Yeltsin (1991-1999). Ông ta chết vào ngày 18/10/2005 tại Moscow.


24/7/20

Viết cho mùa tri ân tháng 7: HOÀ BÌNH LÀ MÓN QUÀ VÔ GIÁ NHẤT !!

Trong muôn vàn những điều tốt đẹp mà cuộc sống mang lại cho mỗi người thì Hòa Bình là món quà vô giá nhất, vì vậy hoà bình  luôn là niềm khao khát cháy bỏng của những con người chân chính trên trái đất này, đặc  biệt là dân tộc Việt Nam ta.


 Dân tộc Việt Nam đã phải trải qua hơn 4000 năm lịch sử dựng nước và giữ nước, hàng trăm năm chiến tranh triền miên đã phải ghánh chịu bao mất mát đau thương nên thấu hiểu sâu sắc giá trị của hòa bình, không  một thế lực nào có thể phủ nhận được điều đó và không một quốc gia nào có thể  xứng đáng hơn Việt Nam để nói lên hai tiếng Hòa Bình.

Chúng ta có được cuộc sống thanh bình như ngày hôm nay ông cha đã phải đánh đổi bằng máu và nước mắt. Trong các cuộc trường chinh của dân tộc, lớp lớp thế hệ cha anh lên đường ra mặt trận, bỏ lại sau lưng mẹ già, em thơ, vợ trẻ, họ chiến đấu hy sinh vì Tổ quốc. Trên mỗi con đường, mỗi thửa ruộng đi qua, thấm đẫm máu nước mắt, máu cha ông đổ  xuống để lá cờ Quốc mãi thắm tươi. Không thể nào kể hết những mất mát đau thương mà cuộc chiến tranh để lại, nên chúng ta không bao giờ có thể quên ..

Tuy rằng chiến tranh đã đi vào quá khứ mất mát đau thương đã nhường chỗ cho một Việt Nam tự hào  và phát triển, nhưng mỗi hình ảnh, mỗi câu chuyện được kể lại khiến cho chúng ta hình dung được những tháng năm bi  hùng của dân tộc, nhắc về quá khứ không phải là gây thù chuốc oán, mà để chúng ta biết trân trọng và gìn giữ cuộc sống bình yên mà chúng ta đang được thừa hưởng.

Giờ đây dân tộc ta vừa xây dựng đất nước vừa phải hàn gắn vết thương chiến tranh,  các thế lực thù địch vẫn luôn  tìm mọi cách chống phá Đảng- Nhà nước ta. Hậu quả của cuộc chiến tranh khốc liệt vẫn còn đó, nỗi đau nhức nhối của các anh thương bệnh binh, bao em bé nhiễm chất độc màu da cam có lớn mà không có khôn, bao cảnh vợ mất chồng, mẹ mất con, nước mắt mẹ cạn khô vì những người con ra đi mãi mãi không trở về ...

Tháng 7 về mỗi người dân Việt Nam lại rưng rưng xúc động và tự hào về một thế hệ không biết cúi đầu. Một thế hệ mà chúng ta phải kính cẩn nghiêng mình ngưỡng mộ và biết ơn. Học lịch sử để nhớ về nguồn cội, để hiểu rằng cái giá của hòa bình là không hề nhỏ. Không ngủ quên trong chiến thắng, nhưng nhìn về quá khứ để mỗi người chúng ta luôn hiểu rằng, mỗi tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc là phần máu thịt của cha ông đã đánh đổi mới có được.!

Ps: Hình ảnh CCB - Nhà báo Lê Bá Dương kể lại những câu chuyện lịch sử hào hùng của thế hệ cha anh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ trường kỳ cho các bạn thanh niên thế hệ trẻ 3 miền Bắc - Trung - Nam; người lính già và thế hệ trẻ cùng xếp những vòng hoa thả bên sông Thạch Hãn, dâng hương Đài tưởng niệm Thành Cổ và viếng Nghĩa trang Liệt sĩ Trường Sơn tại Quảng Trị  tri ân các Anh hùng Liệt sĩ ngày 27/7/2019.

Vinh Nguyễn
Việt Nam chuẩn bị thử nghiệm vắc xin Covid-19 trên người

Việt Nam chuẩn bị thử nghiệm vắc xin Covid-19 trên người


Bốn đơn vị sản xuất vắc xin ngừa Covid-19 đang tăng tốc độ, dự kiến ngay cuối năm nay có thể bắt đầu thử nghiệm lâm sàng trên người.
Thông tin này được quyền Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long chia sẻ tại hội thảo nghiên cứu, thử nghiệm lâm sàng, cấp phép đăng ký, sử dụng vắc xin Covid-19 tại Việt Nam sáng 22/7.
Cuộc đua chưa có tiền lệ
GS Nguyễn Thanh Long cho biết, suốt nửa năm qua, cả thế giới căng mình chống dịch Covid-19. Đến nay, số ca mắc bệnh trên thế giới đã vượt mốc 15 triệu với trên 600.000 người tử vong. Đại dịch chưa có dấu hiệu dừng lại, chưa có nước nào ngăn chặn thành công.
Vì vậy, sản xuất vắc xin là ưu tiên của tất cả các quốc gia, viện nghiên cứu, nhà sản xuất với hy vọng có thể ngăn chặn, khống chế, kiểm soát dịch bệnh và đưa cuộc sống trở về bình thường.
“Nếu không có vắc xin thì chúng ta khó có thể cuộc sống bình thường như trước đây. Đây là thách thức lớn với toàn cầu, toàn nhân loại”, GS Long nhấn mạnh.
Với Việt Nam, dù đã có những thành công bước đầu trong chống dịch nhưng GS Long nhìn nhận, nếu không có vắc xin, giao lưu đi lại và thương mại cũng sẽ không trở về bình thường.

Quyền Bộ trưởng Y tế: Việt Nam chuẩn bị thử nghiệm vắc xin Covid-19 trên người
Vì vậy, thời gian qua, lãnh đạo Chính phủ đề nghị các đơn vị đẩy nhanh nghiên cứu, sản xuất vắc xin để chủ động trong cung ứng vắc xin cho nhu cầu trong nước và cần có cơ chế để tiếp cận nguồn vắc xin trên thế giới nhanh nhất, thuận lợi nhất.
Hiện thế giới có 160 loại vắc xin được nghiên cứu phát triển với 5 công nghệ chính, trong đó 23 loại vắc xin đang ở giai đoạn thử nghiệm lâm sàng trên người.
Riêng 2 vắc xin của Anh (ĐH Oxford phối hợp với hãng dược Astrazeneca) và Trung Quốc (CanSino Biologics) đang bắt đầu thử nghiệm giai đoạn 3 diện rộng. Cuối tháng này, sẽ có thêm vắc xin của Đức (BioNTech) cũng bước sang giai đoạn 3.
Hơn 140 ứng viên còn lại đang ở giai đoạn tiền lâm sàng, trong đó có 4 nhà sản xuất của Việt Nam bao gồm: Vabiotech, Polyvac, Ivac và Nanogen
Đây là điều chưa từng có trong tiền lệ sản xuất một loại vắc xin cả về quy mô, tốc độ và công nghệ. Trong đó công nghệ đang được sử dụng nhiều nhất là vắc xin dựa trên protein tái tổ hợp với 68 ứng viên. Kế đó là công nghệ sử dụng vectơ virus với 41 đơn vị, 3/4 vắc xin của Việt Nam cũng áp dụng công nghệ này.
Nhanh nhưng phải đảm an toàn
Quyền Bộ trưởng Y tế cho biết, Việt Nam bước vào cuộc đua sản xuất vắc xin với những lợi thế nhất định khi là một trong 42 quốc gia tự có thể sản xuất vắc xin cho chương trình tiêm chủng mở rộng, nằm trong top 38 nước có cơ quan quản lý về vắc xin đạt chuẩn WHO.
Để đạt mục tiêu sớm có vắc xin, Bộ Y tế đã yêu cầu các đơn vị rút ngắn quy trình cấp phép và thử nghiệm lâm sàng nhưng vẫn phải đảm bảo an toàn cho người tham gia nghiên cứu cũng như quá trình tiêm mở rộng sau này.
Bộ Y tế cũng đang nghiên cứu thành lập quỹ vắc xin để người dân được tiếp cận vắc xin nhanh nhất.
Hiện tại Ivac sử dụng công nghệ nuôi cấy trứng gà có phôi để bào chế vắc xin. Công nghệ này từng được Ivac sản xuất thành công trên vắc xin cúm.
“Chúng tôi thấy cách làm này rất khả quan, nếu đạt được yêu cầu vào tháng 8 này thì ngay cuối năm nay có thể đưa vắc xin này vào thử nghiệm lâm sàng trên người”, ông Long nói.
Còn Vabiotech phối hợp với ĐH Oxford của Anh, sử dụng công nghệ vec-tơ, đã thành công nghiên cứu trên trên động vật. Kết quả thử nghiệm cho thấy vắc xin đáp ứng miễn dịch tốt.
Trao đổi thêm bên lề hội thảo, ông Nguyễn Ngô Quang, Phó Cục trưởng Cục Khoa học công nghệ, Bộ Y tế cho biết, Việt Nam đang dự thảo đẩy nhanh quá trình thẩm định, cấp phép đăng ký sử dụng vắc xin Covid-19 để năm 2021 có thể có vắc xin.
Theo đó, Bộ Y tế sẽ đề xuất rút ngắn thời gian thực hiện các quy trình: Nghiên cứu sản xuất; kiểm định; thử nghiệm lâm sàng; cấp phép lưu hành; theo dõi sử dụng vắc xin..
Cụ thể, trong khâu thử nghiệm lâm sàng có thể làm song song, sau khi có kết quả giai đoạn 1 có thể chuyển sang thử nghiệm giai đoạn 2 và tiếp tục theo dõi giai đoạn 1.
“Tuy nhiên, dù rút ngắn thời gian nhưng vẫn phải đảm bảo chất lượng của vắc xin, có tác dụng phòng nhiễm virus SARS-CoV-2 dựa trên những bằng chứng khoa học, tuân thủ theo các nguyên tắc về đạo đức trong nghiên cứu y sinh học”, ông Quang nhấn mạnh.


Khởi tố, bắt tạm giam lái xe của Chủ tịch UBND TP Hà Nội và 2 bị can

Khởi tố, bắt tạm giam lái xe của Chủ tịch UBND TP Hà Nội và 2 bị can


Lái xe của Chủ tịch UBND TP Hà Nội vừa bị bắt cùng 2 bị can khác, liên quan vụ Chiếm đoạt tài liệu bí mật Nhà nước.
Ngày 22/7, Thiếu tướng Tô Ân Xô, Chánh Văn phòng Bộ Công an cho biết, quá trình điều tra vụ án xảy ra tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thương mại và Dịch vụ Kỹ thuật Nhật Cường (Công ty Nhật Cường), Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố bị can, ra lệnh bắt tạm giam đối với ba đối tượng có hành vi “chiếm đoạt tài liệu bí mật nhà nước”.

Từ trái sang: Bị can Nguyễn Anh Ngọc, Nguyễn Hoàng Trung, Phạm Quang Dũng. 
Các bị can này gồm: Nguyễn Anh Ngọc (SN 1974, trú tại phường Bồ Đề, quận Long Biên, Phó trưởng Phòng Thư ký biên tập, Tổ giúp việc của Ủy ban nhân dân TP Hà Nội); Nguyễn Hoàng Trung (SN 1983, trú tại phường Bạch Đằng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, là lái xe của Chủ tịch UBND TP Hà Nội); Phạm Quang Dũng (SN 1983, trú tại xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, Hà Nội, nguyên cán bộ của Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (C03), Bộ Công an.
Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao đã ra quyết định phê chuẩn quyết định khởi tố bị can, lệnh tạm giam đối với ba bị can nêu trên. Hiện, Cơ quan An ninh điều tra đang tiếp tục làm rõ hành vi sai phạm của các bị can để xử lý trước pháp luật./.


22/7/20

CẢNH GIÁC VỚI THỦ ĐOẠN LỪA ĐẢO MUA TÀI LIỆU QUA ĐIỆN THOẠI

Hiện nay, có một số đối tượng mạo danh Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy gọi điện đến các cơ quan, doanh nghiệp để yêu cầu mua tài liệu về công tác PCCC bằng hình thức giao dịch qua đường bưu điện hoặc chuyển tiền trước qua số tài khoản.
Cảnh sát PCCC và CNCH Công an tỉnh Thanh Hóa và Công an huyện Hoằng Hóa không có chủ trương cử cán bộ gọi điện cho các cơ quan, doanh nghiệp để hướng dẫn mua tài liệu.

Tất cả các trường hợp trên đều là mạo danh lực lượng cảnh sát PCCC để lừa đảo, thu lợi bất chính.

Công an huyện Hoằng Hóa khuyến cáo: các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh và nhân dân trên địa bàn cần đề cao cảnh giác, chủ động phòng ngừa, đấu tranh và tố giác các hành vi, thủ đoạn mạo danh lừa đảo nêu trên.

Khi phát hiện các đối tượng giả danh thực hiện các hành vi như trên, đề nghị các cơ quan, doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh và người dân kịp thời phản ánh ngay cho cơ quan Công an địa phương nơi gần nhất hoặc trực ban Công an huyện, số điện thoại:
02373 865 003 để được hướng dẫn xử lý.

#LP

21/7/20

Việt Nam bắt cựu cảnh sát Hàn Quốc vận chuyển 40kg ma túy đá


Tối 20/7, Cục CSĐT tội phạm về ma túy, Bộ Công an đã thông tin về việc phối hợp với các đơn vị chức năng triệt phá đường dây vận chuyển ma túy bằng xe container do đối tượng là một Cảnh sát Hàn Quốc cầm đầu, thu giữ 40kg ma túy tổng hợp dạng đá.

Khoảng 0h30 ngày 19/7, tại vị trí line P17 thuộc Cảng Cát Lái, TP Hồ Chí Minh, Cục CSĐT  tội phạm về ma túy (Bộ Công an) và Cục phòng chống tội phạm, phòng chống ma túy (Bộ Tư lệnh Biên Phòng) đồng chủ trì, phối hợp cùng các đơn vị nghiệp vụ của Bộ Công an, Công an TP Hồ Chí Minh, Bộ Tư lệnh cảnh sát cơ động, Cục điều tra chống buôn lậu (Tổng Cục Hải quan)  triệt phá đường dây mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy ra nước ngoài tiêu thụ bằng đường biển.
Lực lượng chức năng kiểm tra đá xây dựng bên trong chứa ma túy tổng hợp dạng đá
Do đối tượng Kim Soon Sik (SN 1960), đã từng có thâm niêm 20 năm là Cảnh sát của Hàn Quốc, có nhiều kinh nghiệm, thủ đoạn phạm tội cầm đầu.
Đại tá Nguyễn Văn Viện, Cục trưởng Cục CSĐT tội phạm về ma túy (bên phải) lấy lời khai đối tượng cầm đầu Kim Soon Sik
Vào thời điểm kiểm tra, lực lượng chức năng đã tiến hành khám xét khẩn cấp xe container 20 Feet có trọng lượng gần 30 tấn, theo khai báo hàng hóa là đá Granite. Tuy nhiên, quá trình kiểm tra, xe container đang chuẩn bị được thực hiện khử trùng đưa xuống tàu để đi tới cảng Incheon của Hàn Quốc, lực lượng chức năng đã phát hiện một lượng lớn ma túy dạng đá được cất giấu trong những khối đá.
Xe container chở các tảng đá xây dựng Granite bên trong được các đối tượng giấu ma túy
Trong đó, phát hiện 4 khối đá, các đối tượng tạo khoảng trống để giấu ma túy bên trong. Cơ quan chức năng đã thu giữ gần 40kg tinh thể dạng đá, kết quả test nhanh cho thấy số tinh thể nói trên là ma túy tổng hợp dạng đá.
40kg  ma túy đá tổng hợp dạng đá bị thu giữ
Theo đại diện lãnh đạo Ban chuyên án, đây là lần đầu tiên có một chuyên án mà người Hàn Quốc và người Trung Quốc phối hợp với nhau và cũng là lần đầu tiên các đối tượng dùng đá xây dựng để giấu ma túy. Nếu không bị phát hiện, số ma túy sẽ được chuyển sang Hàn Quốc – một thị trường mà từ trước đến nay chưa phát hiện.
Điều đáng nói, đối tượng cầm đầu là người Hàn Quốc và từng công tác trong lực lượng Cảnh sát Hàn Quốc có thâm niên tới 20 năm. Hiện cơ quan chức năng đã bắt 4 đối tượng, trong đó 2 đối tượng người Hàn Quốc và 2 đối tượng người Trung Quốc.


Bắt 2 phóng viên tống tiền 5 tỷ đồng Phó Chủ tịch thị xã ở Thanh Hóa

Bắt 2 phóng viên tống tiền 5 tỷ đồng Phó Chủ tịch thị xã ở Thanh Hóa


Công an tỉnh Thanh Hóa chiều nay thông tin, đã khởi tố vụ án, khởi tố bắt tạm giam 2 phóng viên về tội cưỡng đoạt tài sản.
Chiều nay, tại buổi họp báo thường kỳ, đại tá Trần Phú Hà, Giám đốc Công an tỉnh Thanh Hóa thông tin liên quan tới vụ “tống tiền” 5 tỷ đồng Phó Chủ tịch huyện Tĩnh Gia (nay là Thị xã Nghi Sơn), cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh đã khởi tố vụ án, khởi tố bị bắt giam 6 bị can, trong đó có hai phóng viên của Tạp chí Tài chính Doanh nghiệp về tội cưỡng đoạt tài sản.
Hai phóng viên trong nhóm 6 bị can bị bắt là Phạm Văn Ân (SN 1988, ngụ ở thôn 2, xã Long Anh, TP Thanh Hóa) và Lê Doãn Tài (SN 1985, ngụ ở đường Nguyễn Tĩnh, phường Đông Hương, TP Thanh Hóa).

Công an Thanh Hóa thông tin về 2 phóng viên bị bắt
Theo đại tá Trần Phú Hà, cả 2 phóng viên Ân và Tài bị bắt ngày 7/7, đều là phóng viên của Tạp chí Tài chính Doanh nghiệp có địa chỉ ở Hà Nội.
Trước đó, ngày 12/5, một số người lạ mặt đến phòng làm việc của ông Hồ Đình Tùng, Phó Chủ tịch UBND huyện Tĩnh Gia (nay là thị xã Nghi Sơn) xin gặp muốn tư vấn bồi thường giải phóng mặt bằng, mua lại mỏ đất hết hạn…
Sau khi có trao đổi qua lại, một người đàn ông lấy một cuốn sổ có kẹp tiền phía trong rút ra nhét vào tay ông Tùng và quay clip.
Nhóm người trên đã dựng clip để tống tiền, đòi 5 tỷ đồng. Ngay sau đó, ông Tùng đã làm đơn tố cáo gửi các cơ quan chức năng.



PHONG TRÀO DÂN CHỦ CHỈ LÀ MỘT NỒI CÁM LỢN



Ngày 19/7, Phạm Đoan Trang, một nhà báo “tự do” trong giới “dân chủ” phải chua chát thừa nhận rằng phong trào “dân chủ” tại Việt Nam mà ả ta luôn rêu rao, quảng cáo là cấp tiến, đóng góp cho xã hội, nhưng nay mới nhận ra rằng đó chỉ là một nồi cám lợn, và phong trào “dân chủ” này do một nhóm người nhân danh “nhà hoạt động”, “đấu tranh” vì công lý, chống bất công, cái xấu và cái ác cũng chỉ là những kẻ lưu manh, lừa đảo và dối trá.

Trang giờ mới hiểu được giá trị thực tế của sống, không như bao lâu nay Trang luôn ảo tưởng về một xã hội tốt đẹp và hoàn mỹ, thậm chí Trang còn thừa nhận những lời mà nhân viên an ninh từng nói với Trang “Chị chửi đảng và nhà nước thôi, còn dân, và còn phe dân chủ của chị, sai trái đầy ra đấy, vô đạo đức, tham nhũng đầy ra đấy, thì chị lờ đi, bao che, không nhắc đến” và nhận ra Trang đã sai, sai về đường lối, tư tưởng về chính trị và quan trọng hơn là thực tế xã hội tốt đẹp như hiện nay. Không dừng lại ở đó, Đoan Trang đang ra sức chỉ trích, “đấu tố” những người không cùng quan điểm với Trang, bằng những vu cáo, quy chụp những “anh em” phong trào với thủ đoạn lợi ích kinh tế thấp hèn trong việc xuất bản tác phẩm chống Cộng như “Chính trị bình dân”, “Cẩm nang nuôi tù”… Trang phải cay đắng nhận ra rằng “cuộc đời không như là mơ”. Qua đó, cho thấy phong trào “dân chủ” của Phạm Đoan Trang và một số nhà “hoạt động” chỉ là tập hợp của những kẻ dối trá, tham lam và vô đạo đức./.
#vdđc

Kẻ vứt bỏ nguồn gốc để sống bầu trời Tây

Gửi anh Duy Lợi, ông chủ của thương hiệu võng xếp Duy Lợi
Người Việt Nam chúng tôi, xin được nói vậy vì theo pháp luật anh không còn là công dân VN, và trong thâm tâm anh cũng không coi mình là dân VN nữa nên xin phép gọi là chúng tôi.
Anh Lợi à, mới hôm nay thôi một thằng điên cầm ô tô cán chết 8 người ngay tại New York, mới cách đây chưa lâu thôi một ông cựu binh xả súng vào buổi hòa nhạc giết hàng chục người không có lý do. Hay không xa lắm mới trong nửa đầu năm nay thôi cả chục vụ xả súng bắn giết từ trong trường học đến quán bar xảy ra tại nước Mỹ, và đều là do công dân Mỹ làm. Tôi tự hỏi chế độ Mỹ đào tạo thế nào mà đẻ ra một lũ cuồng sát như vậy ? Là do chế độ Mỹ hay con người Mỹ anh Duy Lợi nhỉ ?

Anh có nhớ cách đây nhiều năm khi anh bị kiện bản quyền, ai là người ủng hộ chung tay hỗ trợ anh không ? Xin thưa là người dân Việt Nam xấu xa mà anh chửi rủa đó. Hàng loạt bài báo từ lớn đến nhỏ của công quyền lên tiếng ủng hộ anh, toàn là người của chế độ xấu xa mà anh mỉa mai đó.

Anh nhớ ngày anh khởi nghiệp khó khăn ra sao ? Ai là người giúp anh phất lên, có tiền mua nhà ở Mỹ, nhập tịch Mỹ cho cả nhà không ? Vâng, vẫn là bọn người Việt xấu xa chúng tôi, không có người Mỹ nào cho anh một cent anh ạ.

Bản thân tôi xuất cảnh từ năm 13 tuổi, ở cái tuổi ăn tuổi lớn đó tuy chưa thể cảm nhận được nhưng tôi cũng biết da diết hai từ Quê Hương. Những đêm mùa đông tuyết phủ trắng lạnh lẽo, ngồi nhìn bên cửa sổ tôi chỉ ước giá như mình đang ở Hà Nội, sẽ xuống ngay dưới nhà ra đầu ngõ làm một tô miến ngan, hay một bát bún chả và thêm ly nếp mới thì ui chao mới tuyệt cú mèo làm sao, nghĩ vậy thôi nhưng có méo đâu đành nuốt nước bọt bỏ cái bánh mỳ vô lò vi sóng ăn cho đỡ thèm, gặm vào...lạnh buốt như vị tuyết.

Tôi may mắn du bước cũng được non 2/3 cái châu âu, nước bạn giàu thật, tiện nghi thật, cuộc sống và con người thoải mái tuyệt vời, các em gái tây non tơ vú mông hừng hực qua lại cuộc đời. Nhưng vẫn thiếu thiếu cái gì đó mà những sự xa xỉ đó không giúp lấp đầy được. Tôi lúc đó không biết gọi là gì nhưng giờ tôi đã hiểu, tôi gọi đó là Quê Hương, chợt giữa quảng trường Praha thèm tiếng bí bo của ông hàng kem, nhớ tiếng rao của bà hàng rong, tiếng gõ lốc cốc của hủ tiếu gõ, nhớ những " bánh mỳ Sài Gòn 2000 một ổ "...nhớ lắm. Đó là tình yêu, tình yêu vô điều kiện với quê hương và Tổ Quốc nơi mình sinh ra, dù nó chưa tốt, dù nó xấu nhưng đó vẫn là nơi tôi sinh ra, nơi tôi cất tiếng khóc chào đời và tôi tự hào vì điều đó. Khiến tôi muốn quay về góp sức xây dựng đất nước tôi giàu đẹp văn minh như âu châu, như Mỹ, dù tài sức tôi không bằng ai nhưng tôi vẫn sẽ cố gắng vì đơn giản tôi yêu Việt Nam. Cuốn thẻ xanh EU tôi cất kín trong tủ hơn mười năm nay và chưa có ý định dùng lại, bởi tôi đang ở NHÀ rồi.

Và anh, anh Lợi à, anh nói đúng về phần chế độ, chế độ này quả thật xấu hổ khi sinh ra một kẻ ăn cháo đái bát như anh. Dân tộc này xấu hổ khi đẻ ra một kẻ đê tiện như anh. Đất mẹ này sỉ nhục khi có dấu chân của anh trên đời. Chúc anh may mắn với việc bán võng bên nước Mỹ còn chúng tôi, những người Việt xấu xa xin phép tẩy chay bất kỳ sản phẩm nào của Duy Lợi kể từ hôm nay, chào anh thằng khốn nạn da vàng quốc tịch Mỹ.

P/s tus của nó 2016 nhưng đến giờ vẫn tiếp tục xỉa xói Việt Nam. Các đồng râm hiểu phải biết làm gì rồi hén

NGÀY NÀY NĂM XƯA: HIỆP ĐỊNH GIƠ NE VƠ KÝ KẾT.

Hội nghị Geneva trải qua 75 ngày với 31 phiên họp, trong đó có 7 phiên toàn thể và 24 phiên họp cấp Trưởng đoàn chính thức ký kết vào ngày 20/7/1954. Các bản hiệp định đình chiến ở Việt Nam, Campuchia và Lào đã được kí kết.

Các nước tham gia Hội nghị thông qua Bản tuyên bố chung thừa nhận: Tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, Campuchia và Lào, quy định quân đội Pháp phải rút khỏi các nước Đông Dương và ở mỗi nước Đông Dương sẽ tổ chức Tổng tuyển cử tự do để thống nhất đất nước.

Bản tuyên bố chung có ghi rõ: ở Việt Nam "đường ranh giới về quân sự chỉ có tính chất tạm thời, không để coi như là một biên giới chính trị hoặc lãnh thổ", và quy định thời hạn dứt khoát về việc tổ chức tổng tuyển cử thống nhất nước Việt Nam vào tháng 7/1956.

Hội nghị Giơnevơ thành công là thắng lợi to lớn của nhân dân Đông Dương, nhân dân yêu chuộng hoà bình thế giới, đồng thời là đòn giáng mạnh vào âm mưu mở rộng và kéo dài chiến tranh Đông Dương của Đế quốc Mĩ. Hội nghị Giơnevơ thắng lợi, hoà bình được lập lại ở Đông Dương, nhân dân miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, đó là một bước ngoặt quan trọng đối với Cách mạng Việt Nam.

Tuy nhiên sau hiệp định đế quốc Mĩ thế chân Pháp dựng nên chế độ ngụy Sài Gòn ở miền Nam làm tay sai phá bỏ việc hiệp định Giơnevơ và không tổ chức tổng tuyển cử vào năm 1956 như đã ký, đất nước lại bị chia cắt tạm thời hai miền.

Nhân dân Việt Nam lại gồng mình trường kỳ kháng chiến với tên đế quốc sừng sỏ nhất thế giới để rồi 30/4/1975 ca khúc khải hoàn giang sơn thu về một mối.

 Dân tộc Việt Nam hoàn toàn dành độc lập sau hơn một thế kỷ bị thực dân đế quốc đô hộ.

Viết cho mùa tri ân tháng 7

 ĐÁM CƯỚI CHO 2 LIỆT SỸ - 40 NĂM TRỌN VẸN ƯỚC THỀ... !!
Trong cuộc chiến đấu khốc liệt bảo vệ biên giới phía bắc năm 1979 có một lời hẹn ước của đôi trai gái đã mãi không thành hiện thực. Đó là chuyện tình của liệt sĩ Bùi Văn Lượng, chiến sĩ biên phòng đồn Pò Hèn và nữ liệt sĩ Hoàng Thị Hồng Chiêm.


Trước khi xảy ra cuộc chiến , vào dịp Tết Nguyên đán, anh Lượng đã đưa chị Chiêm về quê của mình ăn Tết và thưa chuyện với gia đình rằng ra Giêng sẽ tổ chức đám cưới. Nhưng vào buổi sáng định mệnh ngày 17/2 đó, cô mậu dịch viên Hoàng Thị Hồng Chiêm nhận lệnh của chỉ huy lên cửa hàng cũ ở Pò Hèn dọn dẹp một số hàng rồi rút về tuyến sau, tiện dịp cô ghé thăm người yêu. Khi thấy tình hình chiến sự ở đây diễn ra ác liệt, cô đã xin được ở lại chiến đấu cùng mọi người trong đơn vị . Đám cưới chưa kịp đến thì cả hai anh chị đã anh dũng hy sinh. Năm ấy chị Hoàng Thị Hồng Chiêm 25 tuổi, còn chiến sĩ biên phòng Bùi Văn Lượng 26 tuổi.

Phải đến 38 năm sau vào tháng 8/2017 gia đình của hai liệt sĩ Lượng - Chiêm mới gặp lại nhau và cùng đồng đội cũ của hai anh chị đã cùng nhau tổ chức lễ cưới đặc biệt, với hành trình rước dâu Hạ Long - Móng Cái. Nghi thức cho đám cưới đặc biệt này cũng đầy đủ như bao đám cưới khác, trước sự chứng kiến của họ hàng, bạn bè và những đồng đội cũ của hai bên.

“Dù chỉ mới phát biểu kinh thưa, kính gửi gia đình 2 bên, đám cưới đã ngập trong nước mắt….” - cựu chiến binh Hoàng Như Lý nhớ lại về buổi thành hôn năm đó!

Chỉ có điều đặc biệt là hai họ đón dâu, rể là đón nhận 2 tấm ảnh chân dung của hai liệt sĩ. Gia đình nhà trai đem lễ và ảnh liệt sĩ Lượng từ Hạ Long ra Móng Cái. Xin dâu xong nhà trai gửi lại nhà gái ảnh của liệt sĩ Lượng và rước ảnh chân dung của liệt sĩ Chiêm về Hạ Long và từ ấy, liệt sĩ Chiêm đã chính thức là một thành viên trong gia đình.

Tình yêu ngày ấy, nở hoa trong mưa bom, bão đạn nhưng cũng chính vì thế mà thứ tình yêu ấy mang sức mạnh kiên cường, vượt qua hết thảy không gian, thời gian và số phận để đến bên nhau. Chúng ta giờ đây, được sống trong hòa bình, hãy đọc và tìm hiểu để thấy trân quý cuộc sống mà biết bao thế hệ trước đã hy sinh cả thanh xuân và hạnh phúc bản thân để gìn giữ, giành lại từ tay kẻ thù.

-Vịt-

20/7/20

LÀM "QUAN" HAY LÀM DÂN HẠNH PHÚC HƠN???

Nhìn hai bức hình chụp cùng một người đàn ông này, bạn nghĩ người nào “hạnh phúc” hơn?

Một ông cán bộ cổ cồn trắng luôn cau mày, đau khổ vì “trên lãnh đạo đe, dưới dân búa vào đầu, xung quanh truyền thông bủa vây” với chuyện hè phố, trật tự đô thị đến nỗi người ta gắn cho ông cái nick “Hải Cẩu”. Và bây giờ là một ông doanh nhân bình thường cặm cụi làm ăn, phát triển homestay, nhiều tiền tiêu nhiều, ít tiền tiêu ít, rảnh rỗi đi chạy, đi chơi, đi đâu thì đi. Chẳng còn ai để ý, soi mói, phán xét chuyện ông ấy dùng điện thoại Vertu hay đeo đồng hồ Phillip Patek nữa cả.

Thời xưa, “vạn thế sư biểu” Chu Văn An dâng “Thất trảm sớ” hạch tội gian thần nhưng vua không nghe bèn từ quan về Chí Linh, Hải Dương, lấy hiệu là Tiều ẩn (người tiều phu ở ẩn), dạy học, viết sách cho tới khi mất.

Đại công thần phò nhà Lê là Trần Nguyên Hãn đến năm 1429 xin về quê vì biết rằng: “Nhà vua có tướng như Việt vương Câu Tiễn, cho nên, ta không thể yên hưởng vui sướng được”.

Danh nhân Nguyễn Trãi vì khuyên vua thi hành nhân nghĩa mà đối đầu với những người trong hoàng tộc dẫn đến năm 1437 phải cáo quan về Côn Sơn.

Thời nay, khái niệm “từ quan” dường như là một điều xa xỉ. Lâu lâu, đâu đó vẫn có vị chức sắc nào đó xin về hưu sớm nhưng phần nhiều đều nói một lý do “sức khỏe”. Tôi nhớ hình như có 3 người xin nghỉ vì những điều trăn trở khác.

Năm 2004 Bộ trưởng Nông nghiệp Lê Huy Ngọ xin nghỉ sau vụ án Lã Thị Kim Oanh mà ông không phải là người liên quan nhiều. Có lẽ ông nghỉ vì danh dự.

Năm 2015, Bí thư Thành ủy Hội An Nguyễn Sự, người 21 năm làm lãnh đạo thành phố du lịch “nổi tiếng thế giới” xin nghỉ trước 2 năm. Lý do của ông là: “Báo chí đóng đinh tôi trên cây thập tự giá dữ quá. Tôi nghĩ với một lẽ giản đơn, là mình không nên ở lại nữa và cái tuổi này cũng không nên ở lại nữa. Tôi làm hết mình, nghỉ cũng hết mình và xả thân cũng hết mình.

Và mới năm ngoái, một cán bộ cấp quận của thành phố lớn nhất nước xin nghỉ vì áp lực bốn bề trước những tâm huyết, quyết liệt có phần “căng quá” của ông đối với việc lập lại trật tự hè phố.

Khái niệm từ quan là một biểu hiện của văn hóa xuất hiện từ rất lâu và nó khởi nguồn từ liêm sỉ, lòng trung quân ái quốc, đạo đức của người được trao mũ cao, áo dài chứ không phải vì vướng vòng lao lý hay sức khỏe. Có những người từ quan rồi nhưng muôn đời sau vẫn kính trọng, có người đương chức đương quyền mà lại gây oán than cho muôn dân.

Nghĩ cho cùng, hạnh phúc không có mẫu số chung. Mỗi người sẽ cảm thấy hạnh phúc vì những điều khiến mình thoải mái chứ không phải là thứ chức tước, quyền lực nhất thời  được gắn vào danh xưng.

Tôi lại bỗng nhớ có lần trà dư tửu hậu, một thầy giáo nói với tôi: Muốn sống hạnh phúc thì cứ: Phưu lưu một tí, bất cần một tí, đừng nghĩ mình già, đừng nghĩ mình có bệnh, và hơn hết là hãy sống như một người bình thường!

17/7/20

Chuẩn bị đưa 117 công dân Việt Nam dương tính với COVID-19 về nước

Chuẩn bị đưa 117 công dân Việt Nam dương tính với COVID-19 về nước



Bộ Y tế cho hay đã chuẩn bị sẵn sàng ekip y tế lên đường cùng chuyến bay sang Guinea Xích Đạo đón 219 công dân về nước.
Báo cáo về tình hình sức khỏe 219 công nhân của 3 công ty xây dựng Việt Nam tại Guinea Xích Đạo của Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) cho biết thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc khẩn trương lập kế hoạch đưa công dân Việt Nam tại Guinea Xích Đạo về nước, Cục Quản lý Khám chữa bệnh và đại diện Tổng công ty Hàng không Việt Nam đã tổ chức họp thảo luận các phương án để lập kế hoạch y tế cho chuyến bay.
Ngay sau cuộc họp với đại diện Việt Nam Airlines, Cục Quản lý Khám chữa bệnh đã liên hệ với đại diện Cục Quản lý Lao động nước ngoài (Bộ LĐTB&XH) và đại điện 3 công ty đang xây dựng thủy điện Sendje ở nước sở tại (Công ty Tân Đại Lợi, Công ty Cổ phần CMVIETNAM, Công ty Cổ phần LILAMA10).
Thông tin ban đầu cho hay hiện có 219 công nhân và quản lý (194 công nhân, 2 lái xe, 23 quản lý dự án), trong số đó, y tế địa phương xét nghiệm COVID-19 hai lần bằng kỹ thuật RT-PCR, lần 1 vào ngày 1/7 cho 24 trường hợp, lần 2 cho toàn bộ công nhân.
Kết quả như sau: 102 người đã xét nghiệm âm tính với COVID-19; 117 trường hợp dương tính (116 trường hợp dương tính, 1 trường hợp lần đầu dương tính nhưng lần 2 âm tính). Như vậy tính từ lần xét nghiệm đầu tiên đến nay đã được 14 ngày (kể từ 1/7).

Cơ quan y tế sở tại lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 của 197 lao động Việt Nam tại Guinea Xích Đạo ngày 1 – 2/7/2020
Theo báo cáo của đại diện các công ty, chỉ có 2 trường hợp những ngày trước từng phải vào phòng hồi sức và thở oxy mặt nạ nhưng hiện tại đã đỡ và được chuyển sang phòng có điều dưỡng theo dõi, không phải thở oxy. Cả 3 công ty này không có bác sĩ hay nhân viên y tế đi kèm mà sử dụng nhân viên y tế của tổng thầu.
Ngày 16/7, Cục Quản lý Khám chữa bệnh tiếp tục làm việc với đại diện 3 công ty để lập danh sách các trường hợp có biểu hiện lâm sàng và những trường hợp đang được điều trị tại cơ sở y tế để lập kế hoạch y tế cho chuyến bay và hỗ trợ y tế khi cần thiết.
Tại cuộc họp ngày 15/7 giữa Cục Quản lý Khám, chữa bệnh và đại diện Tổng công ty Hàng không Việt Nam, các bên đã thảo luận các phương án để lập kế hoạch y tế cho chuyến bay. Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương đã sẵn sàng cử nhóm bác sĩ và điều dưỡng chuyên ngành hồi sức, cấp cứu chuẩn bị lên đường sang Guinea Xích Đạo đón công dân về nước.
Trước đó, chiều 10/7, phát biểu chỉ đạo tại phiên họp Thường trực Chính phủ sau khi nghe Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống COVID-19 báo cáo tình hình, đưa ra các quyết sách, xử lý các vấn đề phát sinh, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã yêu cầu có chuyến bay cứu hộ công dân ở Guinea Xích Đạo trên tinh thần làm hết sức mình để bảo hộ công dân.


Việt Nam phản ứng trước phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc và Ngoại trưởng Mỹ về Biển Đông

Việt Nam phản ứng trước phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc và Ngoại trưởng Mỹ về Biển Đông


Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng nhấn mạnh Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử để khẳng định chủ quyền của mình với Hoàng Sa và Trường Sa.
Tại họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao chiều 16/7, Người phát ngôn Lê Thị Thu Hằng đã trả lời một số câu hỏi liên quan đến vấn đề Biển Đông hiện nay.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng
Trả lời câu hỏi của phóng viên về phát ngôn trên Twitter của Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng nêu rõ: “Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử để khẳng định chủ quyền của mình với Hoàng Sa và Trường Sa phù hợp với luật pháp quốc tế. Chúng tôi cũng cho rằng tất cả các quốc gia đều phải có nghĩa vụ và lợi ích chung trong việc tôn trọng các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế“.
Trước đó, ngày 14/7, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh đăng một loạt Tweet về Biển Đông và phê phán Mỹ chỉ một ngày sau tuyên bố cứng rắn của Ngoại trưởng Mike Pompeo về Biển Đông.
Trước câu hỏi về phản ứng của Việt Nam với tuyên bố của Ngoại trưởng Mỹ về vấn đề Biển Đông vừa qua, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho biết.
Hoà bình, ổn định, hợp tác và phát triển tại Biển Đông là nguyện vọng và mục tiêu chung của các nước ở Biển Đông, khu vực và cộng đồng quốc tế.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao nhấn mạnh, việc thượng tôn pháp luật quốc tế, tôn trọng trật tự pháp lý trên biển và thực thi đầy đủ, có trách nhiệm Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982 có ý nghĩa quan trọng để thực hiện mục tiêu nói trên.
Chúng tôi hoan nghênh lập trường của các nước về vấn đề Biển Đông phù hợp với luật pháp quốc tế và chia sẻ quan điểm là Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 là khuôn khổ pháp lý điều chỉnh mọi hoạt động trên biển và đại dương“, Người phát ngôn Lê Thị Thu Hằng nêu.
Phát biểu thêm về vấn đề này, Người phát ngôn cũng cho biết, “Chúng tôi cũng mong rằng các nước sẽ cùng chúng tôi nỗ lực cao nhất để đóng góp vào việc duy trì hòa bình, ổn định, hợp tác tại Biển Đông và giải quyết các tranh chấp thông qua đối thoại cùng các biện pháp hòa bình khác theo luật pháp quốc tế vì lợi ích chung, phù hợp với nguyện vọng của các nước trong khu vực và cộng đồng quốc tế“.
Việt Nam luôn luôn đóng góp tích cực và có trách nhiệm trong nỗ lực chung và trong quá trình này, bà Lê Thị Thu Hằng khẳng định.
Liên quan đến câu hỏi tuyên bố của Mỹ về các yêu sách của Trung Quốc dẫn tới sự giận dữ của Bắc Kinh. Điều này sẽ ảnh hưởng thế nào tới diễn biến hiện tại ở Biển Đông, hòa bình khu vực hay sẽ gây leo thang căng thẳng?, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho biết, duy trì khu vực Biển Đông ổn định, hòa bình, hợp tác và phát triển không những là nguyện vọng mà còn là trách nhiệm chung của các nước ở Biển Đông, các nước trong khu vực và cộng đồng quốc tế. Để hiện thực hóa mục tiêu này cần có nỗ lực chung của các nước trong khu vực và cộng đồng quốc tế trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế, thực thi đầy đủ và có trách nhiệm các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế, trong đó có UNCLOS 1982.
“Việt Nam đã đang và sẽ đóng góp tích cực, có trách nhiệm trong nỗ lực chung hướng tới mục tiêu này” – bà Hằng nhấn mạnh.


ĐÁM DÂN ĐEN VÀ MỘT DU HỌC SINH THƯỢNG ĐẲNG, THÔNG CẢM VÀ HẸP HÒI


Một trong những chuyến bay vĩ đại nhất lịch sử hàng không Việt Nam sắp được cất cánh. Chuyến bay ấy sẽ đến Guinea Xích đạo và trở về cùng với 219 công dân người Việt, trong đó có khoảng 119 công nhân nhiễm Covid-19.

Có thể, ngay khi đáp xuống sân bay tại Việt Nam, số ca nhiễm trong một ngày của Việt Nam có thể cán mốc 3 con số, điều mà Việt Nam chưa từng trải qua trước đây. Đó có thể là một quyết định mạo hiểm, liều lĩnh, nhưng cũng hết sức nhân văn, vị tha.

Cách đây ít ngày, mình nhận được tin nhắn của tập thể cán bộ, công nhân viên, người lao động đang làm việc ở Saudi Arabia, các anh có nhắn là mong muốn Đảng, Nhà nước và Chính phủ Việt Nam hỗ trợ chuyến bay thương mại để về nước. Dòng tin nhắn ấy đính kèm một vài đoạn video ghi lại cảnh một số lao động người Việt mắc bệnh, ngất lịm đi và phải thở bằng máy.

"Chúng em nhận được nhiều hỗ trợ của Đại sứ quán, nhưng mà cả ở sứ quán và chúng em đều đang rất mệt mỏi, chúng em biết là ở Việt Nam còn khó khăn, nhưng đúng là không đâu bằng quê hương mình, chúng em mong muốn được về Việt Nam và nguyện góp kinh phí đầy đủ".

Nhưng cũng ở một trường hợp khác, từ một du học sinh bên Anh Quốc trở về, bạn này viết lên blog cá nhân về hành trình trở về từ Anh Quốc, trên chuyến bay từ Heathrow về Vân Đồn với giọng điệu hậm hực, đầy trách móc.

Bạn ấy kể rằng, bạn ấy phải chịu cái thời tiết nóng "gần chết" khi nhiệt độ ngoài trời tại sân bay lúc ấy là 23 độ. Ngoài ra, bạn ấy phải mặc đồ bảo hộ, găng tay cao su rất bất tiện trong khi bản thân bạn ấy không bị bệnh và có kết quả xét nghiệm âm tính. Khi những người khác cùng chuyến bay không có ý kiến hay thắc mắc gì, bạn ấy cho biết, khi đi học ở các nước tiên tiến phát triển, họ dạy rằng mỗi người phải có chính kiến và được thẳng thắn bày tỏ.

Với cái "thẳng thắn" đó, bạn ấy nói rằng xã hội cộng sản Việt Nam tham nhũng, mục rỗng. Bạn ấy đặt ra câu hỏi rằng: Tại sao không thể trích một phần thuế dân đen cực nhọc đóng hàng tháng để hỗ trợ bạn ấy về? Mình thực sự phẫn nộ vì bạn ấy nói những đồng bào trong nước là "dân đen" - một tự mang đầy hàm ý khinh miệt như vậy.

"Tại sao nói là không một ai bị bỏ lại mà lại thu tiền. Hay là tham nhũng hết rồi"

"Tại sao lại bắt những người âm tính phải cách ly, ở Anh Quốc, người ta chỉ cách ly những người dương tính thôi mà".

"Tại sao không có tai nghe để coi phim? Tại sao xuất phát trễ giờ, tại sao khi xuống Vân Đồn phải ngồi đợi cả giờ đồng hồ?"

Xin thưa với bạn rằng, trước khi cất cánh và sau khi hạ cánh, toàn máy bay từ đại dịch trở về phải thực hiện khử trùng, chỗ đỗ khi cất cánh và hạ cánh cũng là những vị trí riêng, không gần các máy bay khác nhằm tránh lây lan. Bên cạnh đó, mỗi lượt xe vận chuyển về khu cách ly chỉ được chở 20 - 30 lượt khách, mỗi người phải tự mang hành lý, phát túi đựng rác riêng nhằm tránh lây nhiễm chéo cho người khác và phi hành đoàn.

Về đến Việt Nam, phía hãng bay thông báo rằng hành lý của bạn này bị thất lạc và sẽ đền bù, mọi chuyện mới lộ ra khi bạn này "tranh thủ" xách tay ít hàng hóa về Việt Nam để kinh doanh..

Sau tất cả, bạn du học từ Anh trở về kết luận: "Vẫn thấy đến giờ quyết định về Việt Nam là sai lầm".

Đúng là trên đời, có người này và người kia. Có những người không quản ngại lao ra tuyến đầu chống dịch nhưng cũng có những người luôn kêu gào bình đẳng, đòi hỏi, luôn chê bai. Có những người sẵn sàng hi sinh lợi ích bản thân vì người khác, nhưng cũng có những người luôn nghĩ rằng họ thiệt hòi, xã hội gây khó dễ với họ.

Có những người yêu nước, mong muốn về nước đến mòn mỏi, có những người khi về nước rồi, lại chửi bới và châm biếm Tổ Quốc.

Có rất nhiều bạn du học sinh vào phản bác lại luận điểm trên, thì bị bạn ấy và bè lũ chửi là bò đỏ, là bợ đít cộng sản, đi du học ở Anh Quốc hay làm việc ở Anh Quốc mà lại bênh Việt Nam. Rồi mốt về Việt Nam rồi thì đừng sang Anh Quốc kiếm tiền hay học tập nữa.

Đôi khi, mình cũng không thể hiểu nổi, tại sao những trường hợp chỉ trích, kêu ca, nói xấu Tổ Quốc lại đa phần đến từ những du học sinh và những người sinh sống và làm việc từ phương Tây? Dĩ nhiên là mình không thể đánh đồng toàn bộ, nhưng phải chăng hình ảnh nước Việt Nam trong con mắt của những người ấy lại luôn luôn lạc hậu hay xấu xí? Những đợt dịch trước, cũng là một số bạn du học sinh phương Tây, lên tiếng phân biệt người Việt trong nước, gọi một số bạn đến từ Tây Nguyên là "nhà quê" và không muốn ở chung vì "không cùng đẳng cấp". Rồi đòi hỏi các cơ sở cách ly phải có đồ này thứ kia, phải được ở phòng riêng, phải có chăn ấm nệm êm như ở các cơ sở lưu trú hiện đại chứ tại sao lại sống tập thể bầy đàn trong các cơ sở quân đội...

MÌnh biết là các bạn mặc đồ bảo hộ trong mười mấy tiếng rất ngột ngạt và bí bách, nhưng những cán bộ, chiến sĩ phục vụ trong các khu cách ly hay những y bác sĩ tại các bệnh viện đảm nhiệm chữa trị Covid-19 phải mặc gần như cả ngày giời và mặc trong nhiều ngày liên tiếp.

Cái thời tiết 23 độ đó mà bạn đã kêu nóng "gần chết", thì những người phục vụ cho các bạn hay những người lao động bình thường mà bạn gọi là "dân đen" ấy có khi phải đày mặt ở thời tiết gần 40 độ C để lao động và làm việc.

Những người "dân đen" ấy đang làm việc hàng ngày để nỗ lực đưa Tổ Quốc đi lên, còn bạn chỉ mong muốn bòn rút ngân sách, bòn rút tiền thuế của những người "dân đen" ấy. Liệu bạn đã đóng được mấy đồng tiền thuế cho Việt Nam? Mà đến khi đại dịch lại đòi ngân sách phải hỗ trợ? Bạn nói rằng bạn đến từ quốc gia phát triển, giàu có, vậy thì bạn hoàn toàn có thể ở lại các quốc gia ấy, chứ không phải nhất thiết về Việt Nam làm gì, không ai bắt bạn phải về, cũng chẳng ai đè đầu bắt ép bạn mua vé cả.

Có hàng trăm ngàn người Việt từ các tâm dịch muốn được trở về nhưng chỉ có một phần trong đó được về, hãy trân quý những điều đó, coi trọng công sức của đồng bào, hãy hiểu cho nhân dân trong nước, cho Đảng, Nhà nước và Chính phủ Việt Nam.

Tại Việt Nam, mỗi khi có một chuyến bay từ các tâm dịch trở về, thay vì lo sợ nguy cơ nhiễm bệnh, thì người Việt hầu như đều hoan hỉ, chúc mừng vì các bạn đã về đến Tổ Quốc, những lo lắng hay sợ hãi đã bị bỏ lại. Nhưng có nhiều bạn, lại không quý giá điều đó, cứ mơ cao, mơ xa ở những quốc gia dân chủ, rồi khi về nước lại kêu gào cộng sản xấu xí, nói rằng nước Việt Nam thật tệ, gọi những người dân Việt Nam bình thường là "dân đen".

Điều khinh bỉ nhất cuộc đời này là chửi bới, nhục mạ những ân nhân đã cưu mang, giúp đỡ mình trong lúc khó khăn.

Chúng ta đều mong muốn là những người lao động Việt Nam chân chính ở những điểm tâm dịch, những con người gửi đơn cầu cứu trong lo âu và mong mỏi hay những con người treo lá cờ quốc kỳ Việt Nam nhỏ bé tại các khu kí túc xá ở nơi xa xôi sớm được trở về nước, chứ không phải là một nhúm người thượng đẳng, đòi hỏi, hạch sách từ trời Tây.

Ta khinh!

via tifosi

13/7/20

ĐỪNG LÀM XẤU ĐI HÌNH ẢNH ĐẤT NƯỚC !!



Trong cơn đại dịch Covid-19 lây lan ra khắp thế giới, để đảm bảo tính mạng, bảo đảm không tốn chi phí cho công dân của mình khi mắc bệnh, Đảng, Chính phủ đã có chủ trương đưa công dân Việt Nam ở các nước, vùng lãnh thổ có dịch bệnh về nước.

Rất nhiều chuyến bay đưa công dân về nước cách ly, chữa trị miễn phí, đến nay chưa có một người nào bị tử vong, thậm chí cả những công dân nước ngoài bị mắc bệnh đều được chữa trị một cách tận tình, chu đáo.

Cả nước chung tay chống dịch là vậy, thế nhưng mấy hôm nay trên các trang mạng bọn phản động chúng tích cực chia sẻ những đoạn clip các du học sinh, người lao động ở nước ngoài cầm khẩu hiệu kêu gọi Chính phủ đưa họ về nước. Trước tiên phải công nhận nguyện vọng về nước để tránh dịch của các bạn là chính đáng, nhưng hành vi cầm biểu ngữ tuần hành, trên đường phố ở nước sở tại như vậy là hành vi không thể chấp nhận được, bởi, khi các bạn đi học, đi xuất khẩu lao động đầu tiên là vì lợi ích của các bạn và gia đình, khi gặp khó khăn đáng lý ra các bạn phải có đơn gửi đến Đại sứ quán trình bày nguyện vọng, không thể các bạn la lết trên đường phố cầm biểu ngữ kêu gào như vậy, tạo cơ hội cho bọn phản động chúng xuyên tạc, bóp méo, thổi phồng cho rằng Đảng, Chính phủ bỏ rơi công dân của mình, hành vi này của các bạn đã làm hoen ố hình ảnh Quốc thể trong mắt bạn bè quốc tế, vô tình hay cố ý đạp đổ mọi nổ lực của cả Đất nước trong phòng chống dịch bệnh.

Vẫn biết rằng, các bạn chỉ là thiểu số trong hàng trăm nghìn du học sinh, người xuất khẩu lao động nhưng chúng tôi cũng phải lên tiếng những việc làm sai trái của các bạn, mong rằng qua sự việc này các bạn cũng cần rút kinh nghiệm sống cho mình, sống văn minh, nhân văn hơn, góp phần xây dựng xã hội và Đất nước ngày càng phồn vinh.

Tiếp tục đưa 340 công dân từ Anh về nước

Tiếp tục đưa 340 công dân từ Anh về nước


Trong hai ngày 12/7 và 13/7, các cơ quan chức năng Việt Nam, Đại sứ quán Việt Nam tại Anh, hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam đã phối hợp với các cơ quan chức năng của Anh tổ chức chuyến bay đưa hơn 340 công dân Việt Nam trở về nước. 

Chuyến bay này cũng đưa đội ngũ bác sỹ và y tá về lại Việt Nam sau khi hoàn thành nhiệm vụ đưa bệnh nhân số 91 về nước an toàn. Ảnh minh hoạ.
Hành khách trên chuyến bay bao gồm trẻ em dưới 18 tuổi, sinh viên đã hoàn thành khóa học, hết hạn visa, gặp khó khăn về chỗ ở do trường học và ký túc xá đóng cửa, phụ nữ mang thai, người cao tuổi, người bị bệnh hiểm nghèo, có tiểu sử bệnh lí nền, người đi du lịch, công tác ngắn hạn bị kẹt lại. Chuyến bay cũng đưa đội ngũ bác sỹ và y tá về lại Việt Nam sau khi hoàn thành nhiệm vụ đưa bệnh nhân số 91 về nước an toàn.
Để tổ chức thành công chuyến bay theo kế hoạch, Đại sứ quán Việt Nam tại Anh đã hướng dẫn công dân thực hiện các thủ tục cần thiết; phối hợp với các cơ quan chức năng sở tại tạo điều kiện thuận lợi cho công dân trong quá trình di chuyển đến sân bay, hỗ trợ một số sinh viên Ireland quá cảnh tại Anh. Đại sứ cùng các cán bộ của Đại sứ quán đã có mặt tại sân bay để trực tiếp hỗ trợ công dân trong quá trình làm thủ tục lên máy bay.
Chuyến bay được đảm bảo chặt chẽ về an ninh, an toàn, các quy định về phòng, chống dịch bệnh và vệ sinh dịch tễ. Sau khi hạ cánh tại sân bay Vân Đồn, những người tham gia chuyến bay đều đã được kiểm tra y tế và cách ly tập trung theo đúng quy định.
Trên cơ sở nguyện vọng của công dân, năng lực cách ly tại các địa phương trong nước và diễn biến của dịch bệnh, Bộ Ngoại giao, Bộ Giao thông Vận tải, các cơ quan chức năng trong nước, các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài và các hãng hàng không của Việt Nam sẽ tiếp tục triển khai các chuyến bay thương mại đưa công dân về nước theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.


10/7/20

TỔNG BÍ THƯ, CHỦ TỊCH NƯỚC, BÍ THƯ QUÂN ỦY TRUNG ƯƠNG NGUYỄN PHÚ TRỌNG CHÚC MỪNG NGÀNH HẬU CẦN QUÂN ĐỘI

Nhân kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống ngành Hậu cần Quân đội, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Bí thư Quân ủy Trung ương Nguyễn Phú Trọng đã gửi thư chúc mừng. Báo Quân đội nhân dân trân trọng giới thiệu thư của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Bí thư Quân ủy Trung ương:

Các đồng chí thân mến,

Nhân kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống ngành Hậu cần Quân đội (11/7/1950 -11/7/2020), tôi thân ái gửi tới toàn thể cán bộ, chiến sĩ, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng, người lao động, gia đình các anh hùng liệt sĩ, các đồng chí thương binh, bệnh binh đã và đang công tác trong ngành Hậu cần Quân đội những tình cảm thân thiết và lời chúc mừng tốt đẹp nhất.

Trải qua 70 năm xây dựng, chiến đấu, phục vụ chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, trực tiếp là Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, được sự quan tâm, giúp đỡ tận tình của các cấp ủy đảng, chính quyền và nhân dân, sự phối hợp, hiệp đồng chặt chẽ của các cơ quan, đơn vị trong và ngoài quân đội, ngành Hậu cần Quân đội đã phát huy bản chất tốt đẹp, truyền thống vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng, luôn đoàn kết, chủ động, sáng tạo, tự lực, tự cường, nỗ lực phấn đấu vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, hy sinh, trưởng thành vượt bậc, khẳng định vị trí, vai trò quan trọng trong lịch sử quân đội, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao, góp phần to lớn vào công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, được Đảng, Nhà nước và nhân dân ghi nhận, đánh giá cao, tặng thưởng Huân chương Sao vàng, Huân chương Hồ Chí Minh và nhiều phần thưởng, danh hiệu cao quý.

Nhân dịp này, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Quân ủy Trung ương, tôi nhiệt liệt biểu dương, khen ngợi những thành tích xuất sắc của ngành Hậu cần Quân đội trong 70 năm xây dựng, bảo đảm chiến đấu, chiến đấu và trưởng thành và tin tưởng rằng, trong giai đoạn cách mạng mới, với khí thế mới, quân đội nói chung và ngành Hậu cần Quân đội nói riêng tiếp tục phát huy truyền thống vẻ vang; đoàn kết, đẩy mạnh học tập và rèn luyện phẩm chất chính trị, tư tưởng, tổ chức, đạo đức và chuyên môn, nghiệp vụ; xây dựng tổ chức đảng trong sạch, vững mạnh, gắn với xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, lập nhiều chiến công mới, để mãi mãi xứng danh Bộ đội Cụ Hồ, xứng đáng với lòng tin cậy của Đảng, Nhà nước, nhân dân và quân đội, góp phần cùng toàn Đảng, toàn dân, toàn quân thực hiện thắng lợi sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Chúc các đồng chí cùng gia đình mạnh khỏe, hạnh phúc và thành công.
Via annm

34 năm ngày Tổng Bí thư Lê Duẩn qua đời (10/7/1986 10/7/2020)

Cho đến nay, ông Duẩn là Tổng Bí thư có thời gian tại vị lâu nhất với 25 năm, 303 ngày.

Stein Tonnesson thuộc Viện Đại Học Olso, cho rằng:

“Niềm kiêu hãnh của Lê Duẩn nằm trong luân lý đạo đức tự nhiên, và điểm phân loại căn bản trong luân lý trời đất của ông ta là giữa niềm sợ hãi và lòng can đảm. Ông ta có vẻ như khinh bỉ những người không “dám” chiến đấu. Nếu không có người Việt Nam, Lê Duẩn tuyên bố, sẽ chẳng có ai dám đánh nhau với người Mỹ cả, vì trong lúc người Việt Nam đánh nhau với người Mỹ, cả thế giới lại “sợ” người Mỹ. Ông ta cũng chỉ rõ những người sợ là ai. Người đầu tiên sợ người Mỹ là Mao Trạch Đông - Lê Duẩn tuyên bố.

Lê Duẩn đã hiểu điều khác biệt căn bản giữa người Trung Quốc và người Việt Nam: “Chúng ta khác họ (Trung Quốc) hoàn toàn. Trong mỗi người Việt Nam có một tinh thần hào hùng, và vì vậy chúng ta không bao giờ có thế thủ. Mọi người đều quyết chiến.

Phương diện cuối cùng về thái độ của Lê Duẩn được chỉ ra là sự trung thành với chủ nghĩa quốc tế của ông ta. Điều này có vẻ như kỳ lạ trong quan điểm hầu như hạn hẹp của ông ta chỉ về chủ tính tổ quốc, nhưng ông ta hiểu, Việt Nam là nước tiên phong trên toàn thế giới tranh đấu cho sự nghiệp giải phóng tổ quốc."

Khi ông mất, Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc Javier Pérez de Cuéllar có bức điện chia buồn: "... Ngài Tổng Bí thư Lê Duẩn, người đã giữ một vai trò hết sức quan trọng trong lịch sử của Việt Nam..."

8/7/20

Tuyên truyền nhằm lật đổ chính quyền, 3 bị cáo lãnh án 19 năm tù giam

Tuyên truyền nhằm lật đổ chính quyền, 3 bị cáo lãnh án 19 năm tù giam


Tòa án Nhân dân tỉnh Lâm Đồng đã tuyên án tổng cộng 19 năm tù đối với 3 đối tượng có các hoạt động tuyên truyền những nội dung xuyên tạc lịch sử, phủ nhận vai trò của Đảng và Nhà nước, nói xấu lãnh tụ…
Ngày 6/7, Tòa án Nhân dân tỉnh Lâm Đồng đã đưa ra xét xử sơ thẩm vụ án hình sự đối với các bị cáo: Đặng Toàn Trung (68 tuổi, quê Bạc Liêu), Trần Thị Ánh Hoa (57 tuổi, quê Đà Nẵng) và Đặng Quang Khánh (56 tuổi, quê TP.HCM) về tội “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”.
Theo cáo trạng của VKSND tỉnh Lâm Đồng, bị cáo Đặng Toàn Trung là người từng tham gia phục vụ quân đội Việt Nam Cộng hòa. Vì vậy, bị cáo này luôn hình thành suy nghĩ, tư tưởng muốn xóa bỏ vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam, xóa bỏ chính thể nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Ba bị cáo (từ trái sang): Hoa, Trung, Khánh tại phiên tòa sáng 6/7.
Chính vì vậy, sau khi lên mạng xem các bài viết, livestream trên facebook, clip trên youtube có nội dung truyền bá về “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời” với các tôn chỉ mục đích là “Lấy lại đất tổ, không làm khổ dân”, “Duy thật, lật cộng”…, Đặng Toàn Trung đã làm các thủ tục đăng ký tham gia và trở thành thành viên của tổ chức này. Sau đó, Đặng Toàn Trung tiếp tục tuyên truyền các thông tin Liên Hợp Quốc muốn thông qua “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời”, thực hiện 18 dự án để về Việt Nam tái thiết đất nước, hỗ trợ xây nhà cho những người nghèo khổ, có hoàn cảnh khó khăn cho nhiều người khác nhau trong xã hội.
Do thiếu hiểu biết, thiếu thông tin chính thống nên Trần Thị Ánh Hoa và Đặng Quang Khánh đã nghe theo những luận điệu xuyên tạc, lừa phỉnh của tổ chức này nên cũng đã đăng ký tham gia và trở thành thành viên của tổ chức này với bí số riêng.
Sau khi tham gia, cả ba đối tượng này đều đã tích cực tuyên truyền những nội dung xuyên tạc lịch sử, phủ nhận vai trò của Đảng và Nhà nước, nói xấu lãnh tụ, ca ngợi Đào Minh Quân là “Tổng thống đệ tam Việt Nam cộng hòa”, lôi kéo những người khác tham gia tổ chức “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời”…
Tại phiên tòa, HĐXX đã tuyên án bị cáo Đặng Toàn Trung 7 năm tù giam, Trần Thị Ánh Hoa và  Đặng Quang Khánh đều 6 năm tù giam, cùng về tội “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”.


6/7/20

Covid-19: Những bữa tiệc bệnh hoạn của giới trẻ Mỹ

Covid-19: Những bữa tiệc bệnh hoạn của giới trẻ Mỹ


Giới chức Mỹ lo ngại một số thanh niên ở bang Alabama nhiễm dịch Covid-19 cố tình tham dự các bữa tiệc và người đầu tiên bị nhiễm sẽ nhận được phần thưởng.
Bà Sonya McKinstry, thành viên hội đồng TP Tuscaloosa, nói với đài CNN nhiều bữa tiệc được tổ chức tại thành phố này và những người bị nhiễm dịch Covid-19 được khuyến khích tham dự tiệc để những người khác cố tình được nhiễm bệnh.

Nhiều người cho kết quả nhiễm Covid-19 sau khi tham gia tiệc. Ảnh: Maurício
Đội trưởng lực lượng cứu hỏa Randy Smith trong tuần này cũng cho hay một số người trẻ trong thành phố tham dự bữa tiệc “lây nhiễm” với hy vọng nhận được khoản tiền thưởng nếu họ nhiễm bệnh. Bà McKinstry cho biết người bị nhiễm đầu tiên được bác sĩ xác nhận sau khi tham gia bữa tiệc sẽ chiến thắng và giành giải.
Theo bà McKinstry, trong những tuần qua đã có những buổi tiệc tương tự được tổ chức trong thành phố cũng như khu vực lân cận và có thể còn nhiều điều mà giới chức địa phương không biết.
Chính quyền thành phố đang nỗ lực dẹp bỏ những bữa tiệc như thế này. Bà McKinstry nhấn mạnh: “Đây không phải là chính trị. Đây là vấn đề sức khỏe cộng đồng. Mọi người đang chết dần và không có cách chữa trị. Chúng tôi phải làm mọi cách có thể để cứu càng nhiều người càng tốt”.
Hiện bang Alabama ghi nhận khoảng 39.000 trường hợp nhiễm và gần 1.000 trường hợp tử vong do dịch Covid-19.
Trong khi đó, giới chức y tế tại bang Michigan cho hay ít nhất 152 trường hợp nhiễm mới có liên quan đến quán bar Harper’s Restaurant & Brew Pub tại TP East Lansing ở bang này. Số ca nhiễm liên quan đến quán bar này tăng gần 50% từ 107 ca nhiễm được ghi nhận hôm 30-6. Ban đầu số ca dương tính với Covid-19 chỉ 14 và con số này đã thay đổi nhanh chóng.
Quán bar Harper’s Restaurant & Brew Pub tại TP East Lansing ở bang Michigan-Mỹ. Ảnh: CNN
Thống đốc bang Michigan Gretchen Whitmer hôm 1-7 cũng ban bố lệnh cấm các dịch vụ trong nhà tại các quán bar ở hầu hết khu vực phía Nam sau những khi những ổ dịch mới gần đây liên quan đến các quán bar.
Trong khi đó, theo hãng tin Reuters, Mỹ ghi nhận hơn 55.000 ca nhiễm Covid-19 hôm 2-7, mức tăng kỷ lục trong vòng một ngày, nâng tổng ca nhiễm tại nền kinh tế số một thế giới lên hơn 2,8 triệu ca.
Các nhà phân tích cho biết số ca nhiễm mới được ghi nhận tăng ở 37 trong tổng số 50 bang của Mỹ trong 14 ngày qua so với hai tuần đầu tháng 6. Bang Florida ghi nhận số ca nhiễm tăng cao hơn bất kỳ bang nào hôm 2-7 với hơn 10.000 ca nhiễm chỉ trong một ngày.
Bức tượng sư tử đá trước cửa Thư viện Công cộng New York được đeo khẩu trang lớn. Ảnh: Reuters
Với 21 triệu dân, bang Florida cũng ghi nhận số ca nhiễm mới trong ngày cao hơn bất kỳ quốc gia châu Âu nào ở thời điểm dịch đạt đỉnh.
Hiện Mỹ ghi nhận hơn 130.000 ca tử vong, chiếm gần1/4 tổng số ca tử vong trên toàn cầu do dịch Covid-19. Trên toàn thế giới, tổng số ca nhiễm và tử vong do dịch Covid-19 lần lượt được ghi nhận ít nhất 10,9 triệu và hơn 500.000 ca.