30/9/20

Đứa con lạc loài

Đứa con lạc loài

         Những ngày qua, không chỉ có cư dân mạng, hầu hết người Việt Nam máu đỏ da vàng đều phẫn nộ trước thái độ của bệnh nhân Covid số 17 Nguyễn Hồng Nhung (ở phố Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội).

Trong đại dịch Covid-19, Hà Nội phải căng mình chống dịch, trong đó có nguyên nhân từ sự gian dối của cô gái này. Đất nước đã tận tình chữa trị cho cô ta khỏi bệnh, hoàn toàn miễn phí. Thế mà thay vì biết ơn, mới đây cô ta lên báo nước ngoài bôi xấu Tổ quốc, đồng bào. Thật là đứa con lạc loài!


Trả lời phỏng vấn của tờ The New Yorker (Mỹ), bệnh nhân số 17 nói rằng, vì cô ta giàu có nên bị mọi người căm ghét, hắt hủi. Bệnh nhân số 17 định thông qua tờ The New Yorker để biến mình từ kẻ dối trá thành nạn nhân đáng thương. Ngoài việc khoe mẽ giàu có, bệnh nhân số 17 còn bịa chuyện bị cộng đồng mạng chỉ trích khiến cô ta tổn thương chỉ vì mắc Covid-19. Với việc gian dối ngay từ khi nhập cảnh về Việt Nam làm lây lan dịch bệnh, việc cô ta thêu dệt, bịa chuyện với báo Mỹ cũng là dễ hiểu.

Chắc chắn là chưa có bất cứ người Việt Nam nào quên sự việc liên quan đến bệnh nhân số 17 Nguyễn Hồng Nhung có hai cuốn hộ chiếu quốc tịch Anh và Việt Nam. Ở làn sóng Covid đầu tiên, sau khi xuất cảnh sang Anh (dùng hộ chiếu Việt Nam), Nguyễn Hồng Nhung đã đi tứ xứ như Pháp, Ý… (dùng hộ chiếu Anh). Tháng 3, khi quay trở về, cô ta lại dùng hộ chiếu Việt Nam để nhập cảnh, không khai báo đã qua vùng dịch, nên cơ quan chức năng không phát hiện được để cách ly.

Từ đó cô ta đã khiến nhiều người bị lây nhiễm Covid-19. Và cũng chính từ sự thiếu trung thực, khai báo y tế gian dối của bệnh nhân số 17 mà cả một đoạn phố Trúc Bạch bị phong tỏa, nhiều y bác sĩ của BV Hồng Ngọc phải cách ly. Vào cái đêm 6/3 định mệnh ấy, khi Nguyễn Hồng Nhung được xác định dương tính với SARS-CoV-2, cả Hà Nội, từ người dân đến chính quyền, ngành y tế… không thể chợp mắt.

Hành vi của Nguyễn Hồng Nhung có dấu hiệu phạm vào tội cố tình làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người (ở đây là đại dịch Covid-19), quy định tại Điều 240 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi năm 2017. Tại Điểm a, Khoản 3, Điều 240 quy định: Người nào có hành vi làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người, khiến Thủ tướng Chính phủ phải công bố dịch, thì bị phạt tù 10-12 năm. Song, vào thời điểm đó, với chính sách nhân đạo của Nhà nước, bệnh nhân số 17 đã không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Không chỉ thoát án hình sự, ngược lại bệnh nhân này còn được các y bác sĩ tận tình chăm sóc, chữa trị. Các khoản tiền khám chữa bệnh, ăn ở của cô ta đều được Nhà nước đài thọ hoàn toàn. Vậy nhưng từ khi xuất viện, Nguyễn Hồng Nhung chưa một lần gửi lời xin lỗi tới người dân cả nước, cũng như những người Hà Nội đã mất ăn, mất ngủ vì cô ta. Nguyễn Hồng Nhung cũng chưa từng gửi lời cảm ơn tới đội ngũ thày thuốc đã hết mình điều trị cho cô ta, trái lại còn vu vạ cho các bác sĩ làm lộ lọt thông tin cá nhân của mình.

Tất nhiên, vào thời điểm đó, Nguyễn Hồng Nhung đã phải nhận một “rổ gạch đá” của cư dân mạng, nhưng không phải vì cô ta giàu, càng không phải vì cô ta mắc Covid-19, mà vì cô ta gian dối không trung thực khai báo y tế, dẫn đến nguy cơ bùng phát đại dịch ở diện rộng. Song, cả xã hội vẫn chấp nhận thắt lưng buộc bụng để Nhà nước có tiền chữa trị, tài trợ ăn ở miễn phí cho những người bệnh như cô ta. Vậy mà giờ đây, khi đã được đất mẹ chữa lành vết thương, có thể dang rộng cánh bay xa, cô ta quay lại bôi xấu Tổ quốc.

Đáng giận là khi trả lời tờ The New Yorker, Nguyễn Hồng Nhung thao thao bất tuyệt nói xấu quê hương, đất nước, mà giấu biệt sự gian dối của bản thân đã khiến cả xã hội suýt nữa lâm nguy. Một thái độ vô ơn. Việc cô ta giàu hay nghèo thì có liên quan gì đến mọi người mà phải khoe? Giàu như thế nhưng cô ta đã ủng hộ quỹ phòng, chống đại dịch Covid-19 đồng nào chưa?

Để kết thúc bài viết này, xin được trích dẫn ý kiến của một cư dân mạng đã comment trên chính trang facebook của The New Yorker: “Thật nực cười vì cô ấy cho rằng mình bị ganh tị vì sự giàu có. Không ai ganh tị với cô ấy cả, mọi người chỉ đang tức giận vì sự dối trá của của cô ấy. Không chỉ một, cô gái này đã nói dối hai lần, một lần khi nhập cảnh vào Việt Nam và giờ đây là trên báo chí của Mỹ. Cô ấy thật tệ và không xứng đáng quay trở lại Việt Nam…”.

 

Quy định phạt tiền đối với vi phạm trong cách ly dịch bệnh covid 2019

 📌 Phạt tiền từ 10-20 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau đây: 

- Không thực hiện quyết định áp dụng biện pháp tạm đình chỉ hoạt động của cơ sở dịch vụ ăn uống công cộng có nguy cơ làm lây truyền bệnh dịch tại vùng có dịch; 

- Không thực hiện quyết định áp dụng biện pháp cấm kinh doanh, sử dụng loại thực phẩm là trung gian truyền bệnh; 

- Không thực hiện quyết định áp dụng biện pháp hạn chế tập trung đông người hoặc tạm đình chỉ hoạt động kinh doanh, dịch vụ tại nơi công cộng.



📌 Phạt tiền từ 20-30 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau đây: 

- Không thực hiện quyết định kiểm tra, giám sát, xử lý y tế trước khi ra vào vùng có dịch thuộc nhóm A; 

- Đưa ra khỏi vùng có dịch thuộc nhóm A những vật phẩm, động vật, thực vật, thực phẩm và hàng hóa khác có khả năng lây truyền bệnh dịch; 

- Không thực hiện quyết định buộc tiêu hủy động vật, thực phẩm, thực vật và các vật khác là trung gian truyền bệnh thuộc nhóm A.


📌 Phạt tiền từ 30-40 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau đây: 

- Không thực hiện yêu cầu kiểm tra và xử lý y tế đối với phương tiện vận tải trước khi ra khỏi vùng có dịch trong tình trạng khẩn cấp về dịch; 

- Không thực hiện quyết định cấm tập trung đông người tại vùng đã được ban bố tình trạng khẩn cấp về dịch; đưa người, phương tiện không có nhiệm vụ vào ổ dịch tại vùng đã được ban bố tình trạng khẩn cấp về dịch; 

- Không thực hiện quyết định buộc tiêu hủy động vật, thực phẩm, thực vật và các vật khác có nguy cơ làm lây lan bệnh dịch sang người tại vùng đã được ban bố tình trạng khẩn cấp về dịch.

📋 Xem Nghị định tại: https://bit.ly/3kXIACa

SAU HƠN 50 NĂM, CUỐI CÙNG CON CŨNG VỀ VỚI MẸ RỒI...

 Mẹ Việt Nam Anh Hùng Nguyễn Thị Tân đã bật khóc khi hơn 50 năm rồi , nửa thế kỉ cuộc đời mẹ mới đón được Con trai là Liệt Sĩ Nguyễn Tất Tân quê Nghệ An hi sinh tại Chiến Trường Tây Ninh trở về 😢

Một người mẹ già 110 tuổi ngóng đợi tin người chiến binh, người con trai sau hơn 50 năm hi sinh cho tổ quốc mới trở về bật khóc oà lên nhìn vừa thương vừa xót. Bàn tay mẹ nhăn nheo gầy khô ôm hài cốt con mình được phủ trong Lá quốc kì.



Chiến tranh thật khốc liệt, chỉ có ai sinh ra và sống trong gia đình có liệt sĩ thì họ mới hiểu nỗi đau mất đi người thân khi còn quá trẻ nó dày vò như thế nào.

Hãy khóc đi mẹ ơi, khóc để quên đi hết nỗi đau mẹ đã chịu đựng để nuôi con trai mẹ rồi cống hiến cho tổ quốc, khóc cho ngày vui khi mẹ lại được lần thứ 2 bế đứa con trai hi sinh trở về đúng như 50 năm về trước mẹ đã chăm anh, tiễn anh lên đường.

Mẹ Việt Nam Ơi Mẹ Việt Nam Ơi

Xin cho con tiếp sức nỗi buồn

Xin cho con sẻ đôi bát cơm

Xin cho con xin đôi mắt quạnh buồn

Xin cho con xin lại bóng hình con

Mẹ Việt Nam Ơi Mẹ Việt Nam Ơi

Mấy gió tan rồi chỉ còn lại mình mẹ tôi 😢

27/9/20

Khủng bố "Triều đại Việt"

Tổ chức tiến hành các vụ khủng bố trong nước để gây thiệt hại về tài sản, hoang mang trong dư luận quần chúng: Kịch bản của "Triều đại Việt" trong hoạt động chống phá Việt Nam vẫn là tạo ra các vụ khủng bố, phá hoại để gây tiếng vang, tạo ra dư luận để thu hút sự chú ý của quần chúng, hướng đến việc tạo nguồn lực cho tổ chức khủng bố này về nhiều mặt.


 Thời gian qua "Triều đại Việt" đã chỉ đạo một số thành viên cốt cán xâm nhập về nước, cử một số thành viên cơ sở nội địa để gây ra các vụ khủng bố, phá hoại với mục tiêu "Trong đánh ra, ngoài đánh vào" để làm lung lay chế độ Xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. 

Điển hình, Ngô Văn Hoàng Hùng trực tiếp chỉ đạo các thành viên thân tín trong tổ chức lập ra nhiều nhóm vũ trang hoạt động trên phương thức bạo động như: "Cảnh sát Đại Việt", "Biệt Động Quân", "Hải Quân"…các toán vũ trang lập ra có các nhiệm vụ hướng dẫn, chỉ đạo, trực tiếp tiến hành hoặc chỉ đạo cơ sở nội địa mua vật liệu nổ, tìm chọn mục tiêu tiến hành khủng bố, phá hoại. Tháng 6/2018, Ngô Văn Hoàng Hùng chỉ đạo 06 đối tượng do Nguyễn Khanh làm trưởng nhóm, sử dụng thuốc nổ TNT để gây ra vụ nổ tại trụ sở Công an Phường 12, quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh, hậu quả để lại: 01 người bị thương, hư hỏng 06 xe máy, và một số thiệt hại khác. Hoạt động của tổ chức khủng bố "Triều đại Việt" gây ra thiệt hại về sức khỏe, tình mạng, tài sản của người dân, đặc biệt gây nhiễu loạn thông tin, hoang mang dư luận, tạo tâm lý hoài nghi, lo lắng trong một bộ phận nhân dân, ảnh hưởng xấu đến an ninh, an toàn xã hội, tạo cơ hội cho các thế lực thù địch, đối tượng phản động, tuyên truyền xuyên tạc, chống phá, gây mất ổn định chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước.


Tổ chức tiến hành các vụ khủng bố, phá hoại để châm ngòi cho các cuộc bạo loạn chính trị trong tương lai: Với bản chất "liều lĩnh", "ngông cuồng" của số đối tượng trong tổ chức "Triều đại Việt", các đối tượng cho rằng việc tiến hành các hoạt động khủng bố, phá hoại là điều kiện để thực hiện các cuộc "cách mạng màu" trong tương lai. Số thành viên trong tổ chức "Triều đại Việt" hi vọng rằng, tiếng nổ của bom, mìn, vật liệu nổ do chúng gây ra sẽ kích động quần chúng nhân dân xuống đường biểu tình, lật ngược tình thế để xây dựng lại thiết chế xã hội do chúng cai trị của chúng cộng hưởng với bàn tay hậu thuẫn của các thế lực phản động quốc tế. 


"Triều đại Việt" dưới bàn tay của Ngô Văn Hoàng Hùng đã có các âm mưu, ý đồ, xây dựng các kế hoạch kích động các đối tượng trong nội địa chế tạo bom mìn, mua các vật liệu nổ, phương tiện để sẵn sàng nổi dậy khi có cơ hội và đó là những âm mưu đã được sắp đặt sẵn từ trước khi đối tượng Hùng chỉ đạo nhóm “Biệt đội bóng ma” tại Thái Lan do Nguyễn Văn Hùng cầm đầu, ý đồ cùng 06 đối tượng khác về Campuchia xâm nhập vào trong nước để gây ra các vụ khủng bố, phá hoại.


Ấy thế mà lại gọi là vì dân, vì nước, đó là lừa đảo rồi !

Niềm Tin.

26/9/20

THẦN THÁI VÀ ÁO DÀI VIỆT NAM ❤🇻🇳 !!

Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Phần Lan kiêm nhiệm Estonia Đặng Thị Hải Tâm được Tổng thống nước bạn Estonia tiếp đón rất trọng thị tại thành phố Parnu được mệnh danh “Thủ đô mùa hè” của Estonia. 



Tổng thống Kersti Kaljulaid đã phát biểu trước công chúng cảm ơn Việt Nam ủng hộ Estonia trở thành Ủy viên không thường trực Hội đồng bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020 - 2021 và cho biết hai nước phối hợp hiệu quả tại tổ chức này để thúc đẩy các vấn đề an ninh khu vực và toàn cầu.

Tổng thống Kersti Kaljulaid gửi lời chúc tốt đẹp đến Việt Nam; hoan nghênh Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) đã có hiệu lực, tạo động lực quan trọng để thúc đẩy giao thương hai nước; và tin tưởng quan hệ hữu nghị giữa hai nước sẽ được tăng cường hơn nữa trong thời gian tới, đặc biệt trong lĩnh vực số hóa và chính phủ điện tử - một trong những lĩnh vực Estonia đang dẫn đầu trên thế giới....

23/9/20

KỶ NIỆM 31 NĂM "ĐỘI QUÂN NHÀ PHẬT" TRỞ VỀ !!!


❤️❤️❤️❤️🇻🇳❤️❤️❤️❤️


 Ngày 25-9-1989, tại đài Độc Lập, thủ đô Phnom Penh, lễ tiễn các đơn vị cuối cùng của Quân Tình nguyện Việt Nam về nước sau 10 năm làm nhiệm vụ quốc tế diễn ra trọng thể. Đến dự có lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận, Quân đội và hơn 10 vạn cán bộ, người dân Campuchia. 

Và điều mãi mãi không thể phai mờ là không chỉ ở Phnom Penh, mà nhiều địa phương khác như Siêm Riệp, Battambang, Kampong Cham, Oddar Meancheay…, hàng nghìn, hàng vạn người dân Campuchia xếp hàng dài cả cây số để chia tay "đội quân nhà Phật", danh xưng mà nhiều lãnh đạo và người dân Campuchia gọi lực lượng Quân Tình nguyện Việt Nam, ân nhân của mình.


Các quan sát viên của 20 nước, 60 tổ chức quốc tế và hơn 400 hãng thông tấn, đài phát thanh, truyền hình nước ngoài đến chứng kiến, đưa tin về sự kiện này. Báo Prochiachuôn (Nhân dân) Campuchia ra xã luận khẳng định: "Trong những năm cực kỳ bi thảm dưới chế độ diệt chủng Pol Pot, trên thế giới này không biết bao nhiêu kẻ mạnh, kẻ giàu, nhưng duy nhất chỉ có người bạn láng giềng nghèo Việt Nam đến cứu sống dân tộc ta mà thôi". 

Trước đó nửa năm, tờ Thời báo Canberra (Australia) ngày 19-3-1989 nhận định: "Ai cũng phải thừa nhận là việc Việt Nam vào Campuchia đã đem lại kết quả rõ ràng... Hành động đó đã được nhân dân Campuchia ở khắp nơi chào đón như là sự giải phóng cho họ. Và ai cũng thấy rõ ràng là sở dĩ từ trước đến nay Khmer đỏ không thể trở lại được Phnom Penh chủ yếu là vì sự có mặt của Việt Nam...".

Sự kiện rút toàn bộ Quân Tình nguyện Việt Nam khỏi Campuchia không diễn ra đột ngột, bất ngờ mà là một bước đi chiến lược bài bản, kỹ lưỡng, sáng suốt của Đảng, Nhà nước Việt Nam. 

Trước đó gần 1 năm, ngày 5-1-1989, Tổng bí Thư Nguyễn Văn Linh dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước Việt Nam sang thăm và dự Lễ kỷ niệm lần thứ 10 Quốc khánh Campuchia đã tuyên bố: "…Việc rút toàn bộ Quân tình nguyện chắc chắn sẽ diễn ra vào cuối năm 1989, đi đôi với việc chấm dứt viện trợ quân sự của các nước cho tất cả các bên tại Campuchia, chấm dứt sử dụng lãnh thổ nước ngoài làm 'đất thánh' chống lại nhân dân Campuchia". 

Thời điểm rút quân vào tháng 9 được khẳng định tại cuộc họp ngày 14-3-1989 và được Chính phủ cả ba nước Đông Dương đồng tuyên bố mạnh mẽ trên trường quốc tế vào ngày 15-4-1989. Để chuẩn bị cho sự kiện quan trọng này, Đảng, Nhà nước Việt Nam đã thành lập Ban đón tiếp cấp nhà nước do Luật sư Nguyễn Hữu Thọ - Phó chủ tịch Hội đồng Nhà nước, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam - làm Trưởng Ban, Đại tướng Võ Nguyên Giáp làm Phó Ban.

Toàn bộ Quân Tình nguyện Việt Nam ở Campuchia về nước đồng nghĩa với việc một trong hai vấn đề then chốt của giải pháp chính trị về vấn đề Campuchia đã được thực hiện. Việt Nam đã chủ động thực hiện cam kết của mình, trách nhiệm còn lại thuộc về các nước và các bên liên quan trong việc ngăn ngừa nội chiến và sự phục hồi chế độ diệt chủng tại Campuchia. 

Phía sau lưng đoàn quân tình nguyện Việt Nam là một Phnom Penh đang hồi sinh, yên bình và tràn đầy sức sống. Nó đối lập với Phnom Penh từng được mệnh danh là "thành phố chết" 10 năm trước, dưới bàn tay cai trị bạo tàn của Khmer đỏ trong 3 năm 8 tháng 20 ngày. 

Để cứu giúp hàng triệu người dân Camuchia khỏi một chế độ diệt chủng tàn bạo và kỳ quái nhất trong lịch sử loài người và không để chúng có cơ hội quay trở lại, rất nhiều chiến sĩ Quân tình nguyện Việt Nam đã không thể trở về với đất mẹ.

Ngày trở về, Tư lệnh Mặt trận 719 chỉ thị: "Tất cả những gì tốt nhất, trừ trang bị vũ khí đều phải để lại cho bạn". Đó là lương thực, quần áo, thuốc men, là từng trang bị nhỏ nhất nơi doanh trại đóng quân đều được bàn giao cho chính quyền bạn, không được để "vườn không nhà trống", không đem bất kỳ một tài sản nào của Campuchia về nước. 

Chiếc balô người lính tình nguyện nhẹ tênh, ngoài tấm khăn Kroma, mỗi người chỉ có cân đường thốt nốt, mấy ký cá khô. Cấp sỹ quan có thêm vài gói mì chính là của hiếm lúc bấy giờ, mua ngoài chợ bằng phụ cấp của mình. Các trạm kiểm soát quân sự biên giới được lệnh kiểm tra gắt gao, quân lệnh như sơn, không ai được vi phạm. 

Các quan sát viên, nhà báo quốc tế rất ngạc nhiên khi thấy đến sát ngày rút quân, các đơn vị Quân tình nguyện Việt Nam vẫn khẩn trương giúp dân dựng nhà, làm đường, đào kênh mương, khám chữa bệnh cho người dân, dạy các cháu nhỏ học hành... như với đồng bào, người thân của mình. 

Điều rất đỗi bình thường, trở thành bản năng của Quân tình nguyện Việt Nam chính là một trong những điểm khác biệt với các đội quân nước ngoài khác.

19/9/20

BẮT CHUYÊN VIÊN VĂN PHÒNG UBND TP HỒ CHÍ MINH QUÁCH DUY !!

Hôm nay 18-9,  Cơ quan cảnh sát điều tra Công an quận Tân Phú đã khởi tố, bắt tạm giam ông Quách Duy (38 tuổi, ngụ quận Tân Phú) để điều tra về tội danh "lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân" theo điều 331 Bộ luật hình sự 2015.


Trước đó, tháng 5-2019, Thanh tra Sở Thông tin - truyền thông TP.HCM đã xử phạt hành chính ông Quách Duy với số tiền phạt 7,5 triệu đồng.

Theo đó, lúc 17h38 ngày 9-4-2019, ông Duy đã cung cấp, tuyên truyền, đưa thông tin "Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an tiến hành điều tra vụ giao "đất vàng" giá rẻ liên quan đến Phó chủ tịch UBND TPHCM Trần Vĩnh Tuyến và Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã tiếp nhận hồ sơ, điều tra làm rõ vụ thoái vốn gây thất thoát tài sản nhà nước trong việc giao đất, cho thuê đất trái phép khu đất vàng số 76 Tôn Thất Thuyết, quận 4, TP.HCM".

Thông tin này đăng trong bài viết "Đốt củi" đăng trên Facebook Duy Quách do ông Quách Duy thiết lập, đăng ký sử dụng có nội dung "vu khống, xúc phạm danh dự, uy tín cá nhân khác". 

Cho rằng quyết định xử phạt của chánh thanh tra Sở Thông tin - truyền thông TP.HCM không đúng quy định pháp luật, gây thiệt hại quyền lợi, ông Quách Duy đã khởi kiện ra Tòa án nhân dân TP.HCM.

Ngày 2-8-2019, Ủy ban kiểm tra Đảng ủy khối Dân - Chính - Đảng TP.HCM thông báo thi hành kỷ luật khai trừ Đảng ông Quách Duy.

Theo đó, Ủy ban kiểm tra Đảng ủy khối Dân - Chính - Đảng TP.HCM đã họp kỳ họp thứ 28 và kết luận đảng viên Quách Duy thiếu tu dưỡng rèn luyện, suy thoái tư tưởng chính trị rất nghiêm trọng.

Cụ thể, thông qua trang Facebook cá nhân, ông Duy cố ý viết bài và đăng các thông tin, bài viết tổng hợp từ Internet và mạng xã hội có nội dung không đúng bản chất vụ việc, nói xấu, bôi nhọ, hạ thấp uy tín của lãnh đạo Đảng và Nhà nước. Việc làm này ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín, danh dự cùa các lãnh đạo Đảng, Nhà nước và một số cá nhân liên quan.

Cố ý đưa lên mạng xã hội các bài viết dưới hình thức báo cáo, kiến nghị nhưng mang nội dung tố cáo, phản ánh kính gửi nhiều cấp, trong đó có cộng đồng mạng xã hội Facebook không phải là nơi có thẩm quyền giải quyết, để nhiều đối tượng bình luận, nói xấu, xuyên tạc, làm hiểu sai lệch bản chất vụ việc, tạo cách nhìn và thái độ tiêu cực đối với sự lãnh đạo của Đảng và quản lý nhà nước.

Hành vi của ông Duy vi phạm quy định 102 năm 2017 của Bộ Chính trị về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm và quy định 47 năm 2011 của Ban Chấp hành trung ương về những điều đảng viên không được làm.


Dù đã được các tổ chức Đảng và cơ quan quản lý nhắc nhở, gíáo dục nhiều lần nhưng ông Duy không tiếp thu và không chấp hành các ý kiến chỉ đạo, kết luận của Đảng ủy và chi bộ. Mặt khác, ông Duy đăng lên trang Facebook cá nhân nhiều bài viết có nội dung thể hiện thái độ thách thức, xem thường tổ chức Đảng, tạo dư Iuận, gây tác động xấu đến uy tín của tổ chức Đảng.

Trong quá trình triển khai công tác kiểm tra đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm và thực hiện kiểm điểm, ông Duy có phát ngôn thiếu tôn trọng đoàn kiểm tra, đăng lên trang Facebook cá nhân các bài viết, thông tin nội dung buổi làm việc của đoàn kiểm tra không đúng sự thật, không tự giác nhìn nhận khuyết điểm, không tiếp thu các ý kiến đóng góp của đảng viên và tổ chức Đảng.

#gabaothuc

17/9/20

CHÂN DUNG KẺ TUYÊN TRUYỀN CHỐNG CHÍNH QUYỀN NHÂN DÂN NHẰM HOẠT ĐỘNG LẬT ĐỔ CHÍNH QUYỀN NHÂN DÂN ĐẶNG BÍCH PHƯỢNG

Đặng Bích Phượng SN 05/05/1960, Hộ Khẩu Thường Trú Tại: P218, 219 Chung Cư C1 Phường Thành Công, Ba Đình, Hà Nội. Hiện đang tạm trú tại Khu Đô Thị 05/03 Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, TP HN. Sử dụng ID Facebook:https://www.facebook.com/phuong.dangbich

Từ năm 2012 Đặng Bích Phượng Tham Gia Vào Tổ Chức No-U Của Nguyễn Quang A. Nguyễn Thúy Hạnh, hoạt động soạn thảo, đăng tải, chia sẽ những bài viết có nội dụng xuyên tạc, kích động biểu tình, gây hoài nghi, chia rẽ Đảng  và Nhân Dân, Xúc phạm, bôi nhọ danh dự cán bộ lãnh đạo Đảng, Nhà Nước, Lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm hại lợi ích cá nhân và tổ chức, tuyên truyền chống chính quyền nhân dân, hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân.



Gần đây Đặng Bích Phương soạn thảo chia sẽ những bài viết xúc phạm các chiến sĩ đã hi sinh tại đồng tâm, đồng thời tuyên truyền xuyên tạc, góp tiền tài trợ cho Lê Đình Kình thực hiện các Hành vi Khủng bố dẫn đến việc sát hại 03 cán bộ chiến sĩ tại đồng tâm. Thông qua Nguyễn Quang A Đặng Bích Phượng hỗ trợ tài chính cho tổ chức No-U hoạt động nhằm chống chính quyền nhân dân.

Gần đây nhất Đối tượng Đặng Bích Phương đăng tải hình ảnh của cán bộ công an xuyên tạc rằng là người Bắn Lê Đình Kình nhằm cố ý uy hiếp sinh mạng chính trị của cán bộ chiến sĩ công an nhân Dân cụ thể là đồng chí Thượng Tá Đặng Việt Quảng. Việc làm và hành vi của Đặng Bích Phương là Vi Phạm Nghiêm Trọng Luật Pháp Việt Nam, Thách Thức Quần Chúng Nhân Dân, Xem Thường Kỉ Cương Phép Nước.

Đề Nghị Cơ Quan An Ninh Thành Phố Hà Nội xử lý Đặng Bích Phượng Theo Quy Định Của Pháp Luật.

(Nguyễn Phúc Hưởng)

HÃY "LÀM MÀU" ĐƯỢC NHƯ BÁC HẢI ❤

🛑Mình là 1 tài xế đường dài Bắc Nam, trên xe lúc nào cũng có từ 2 đến 3 người thay nhau lái xe ngày đêm mà còn thấy mệt nhọc uể oải. Đây bác chỉ 1 mình chinh chiến suốt dọc chiều dài đất nước, nói thật với mình điều đó thật phi thường, quá phi thường...

 Hôm qua mình có xem được 1 đoạn phóng sự có anh phóng viên hỏi : " Tại sao bác không kiếm người đi cùng hay phát triển 1 đội xe đứng ra quản lý giúp bà con, một phần bác đỡ khổ, một phần nâng cao mức an toàn và giúp được nhiều người. "

Bác trả lời: " Anh sợ người ta nói mình lợi dụng, nói mình làm màu để được nổi tiếng, nên thôi cứ thế giúp được ai thì giúp."


🛑Và dưới đây là cảnh trưa nay mình gặp ven đường, ban đầu mình không để ý đâu, cũng thấy chiếc xe cấp cứu đỗ bên đường nhưng không nghĩ là bác. Bước vào mới nhân ra, bác nằm trên 1 chiếc võng rách đít, 1 cái quạt cà tàng nhưng tuyệt nhiên không ai dám đánh thức giấc ngủ của bác, gần 20 bác tài + chủ quán ăn uống nhẹ nhất, đến mấy đứa con nít mới học lớp 4 cũng biết điều, mọi hôm hò hét dữ lắm nhưng thấy bác ngủ là im lặng hết.

Mình thấy bác Hải thật sự mệt và ốm trơ xương rồi, có quạt mà bác vẫn mồ hôi vã ướt cả áo, nóng thế mà vẫn ngủ ngon lành, ở ngoài đời người bác nhỏ tí xíu à.

Bác cũng không phải thiếu tiền để không thể kiếm được 1 khách sạn có máy lạnh mát mẻ giường chiếu thơm tho, nhưng bác đã chọn cái khổ để tiền đó lại giúp cho bệnh nhân nghèo mua thêm miếng thịt con cá bồi bổ.

🛑Ăn xong mình vào trả tiền chị chủ quán bảo, bác ghé đây từ trưa, chắc vừa chở bệnh nhân nào đó về quanh đây, vào quán cái là lên võng nằm luôn ngủ từ đấy đến giờ chưa ăn uống gì.

Nghĩ mà thương, người ngoài mình còn thế này không biết vợ con bác đứt ruột ra sao nữa, nhưng bù lại bác có sự yêu thương của tất cả mọi người thứ mà trước kia bác làm quan chưa chắc đã có.

Cảm ơn bác rất nhiều, thương và kính trọng bác.

Chia sẻ: Hung Le


Kỷ niệm 48 năm ngày kết thúc trận chiến 81 ngày đêm bảo vệ Thành cổ Quảng Trị (28/6 -16/9/1972): NỤ CƯỜI CỦA HORATIUS!

 Tất nhiên là chẳng có ai và lịch sử cũng chả có ghi chép nào về nụ cười ấy. Chỉ có ghi chép rằng Horatius chỉ là một người lính canh gác cây cầu bắc qua sông Tiber, cây cầu là lối dẫn vào thành Rome của La Mã thời cổ đại. Lúc đó La Mã chỉ là vùng đất nhỏ bé so với đạo quân khổng lồ người Etruscans đang tiến đến ở bên kia sông. Thế nhưng cả đạo quân khổng lồ ko thể vượt qua cây cầu nhỏ bé nơi được 1 người lính La Mã trấn giữ. Đó chính là Horatius! Một mình ông vẫn chiến đấu ngay cả khi 1 mũi tên găm thẳng vào mắt trái. Ông rút mũi tên ra cùng con mắt trái của mình trên đó ném về phía địch và tiếp tục chiến đấu. Đến khi ko thể trụ nổi, Horatius đã yêu cầu đồng đội mình chặt đứt cây cầu khiến cả ông và đám quân Etruscans rơi thẳng xuống sông Tiber. 


"Còn cách nào tốt hơn để một người chết khi đối diện với nỗi sợ hãi là chiến đấu cho linh hồn của cha ông và niềm tin của chính mình" - Horatius đã nói!

Chỉ những người thực sự yêu quí cuộc sống của người khác mới sẵn sàng hi sinh mạng sống của mình vì nó. Có lẽ trong thời khắc cuối cùng khi câu cầu đổ xuống sông, Horatius sẽ nhìn đồng đội của mình lần cuối với 1 nụ cười trên môi. 

Những người bình thản đối diện với cái chết thường nở những nụ cười rất tươi. Bởi niềm tin của họ đã hóa thành lý tưởng: QUYẾT TỬ CHO TỔ QUỐC QUYẾT SINH. 

-----

Và không nơi nào khác trên Thế giới minh chứng rõ nét lý tưởng đó hiện sinh như ở Việt Nam. Lời hiệu triệu này là linh hồn dân tộc, đã tạc tạo thành trì bảo vệ Tổ quốc từ ý chí quật cường, hào khí Đông A-nghìn năm lưu truyền muôn thế hệ. 🇻🇳🇻🇳🇻🇳

Khi đi thăm Thành cổ Quảng Trị, chúng ta sẽ gặp rất nhiều những bức ảnh ghi khoảng khắc nụ cười như vậy. Ấn tượng nhất có lẽ là nụ cười của cha con người lái đò trên sông Thạch Hãn. Dưới mưa bom đạn lửa, nơi số lượng bom đạn có sức công phá bằng 7 quả bom nguyên tử thả xuống Hirosima. Họ vẫn cười! Nụ cười của những người dân góp sức cho kháng chiến, nụ cười của các cô dân quân, nụ cười của những người lính- nụ cười kết hợp của 3 thứ quân. Những nụ cười hóa thành bất tử trên 1 chuyến đò. Điều mà kẻ thù không nhận ra, đó là họ không phải họ đang chiến đấu để đánh bại đội quân giải phóng. Mà họ đang chiến đấu chống lại cả 1 dân tộc, nơi mỗi người dân là một thành trì, một họng súng. Nơi cái chết, được xóa nhòa bởi những nụ cười, vinh quang chói lọi hơn cả ánh ban mai. Nụ cười dưới mưa bom bão đạn, nụ cười trên đường ra mặt trận, nụ cười khi đối diện cái chết. Chúng ta có quá nhiều Horatius, những người kiên quyết bảo vệ câu cầu của sự sống, cây cầu của độc lập, cây cầu của hòa bình. 

Liệu sự thật Horatius có nở nụ cười khi đối diện với đạo quân Etruscans ko? Tôi tin là có! Bởi khi nhìn vào những con người Việt Nam anh hùng, họ luôn cười! 

Lê Nin từng nói: "Chính tinh thần của người lính trên chiến trường quyết định sự thành công của cuộc chiến". Ở Việt Nam, kẻ thù không chỉ đối diện với những Horatius trên chiến trường mà họ còn đối diện với cả những người dân của một dân tộc bất khuất. Kẻ thù nào có thể đánh bại được đạo quân ấy? Ko! Ko một kẻ thù nào có thể đánh bại cuộc chiến tranh nhân dân!

Cuối cùng, hành động anh hùng của Horatius đã được sử sách ghi lại, được viết thành thơ, xây dựng tượng để ghi nhớ hành động quả cảm đó. Ko biết nó ảnh hưởng lớn đến tinh thần của những chiến binh La Mã sau này hay không. Nhưng đế chế La Mã đã được hình thành và tồn tại rực rỡ suốt 1500 năm sau đó. Khi những người lính chiến đấu cho tổ quốc với hình ảnh Horatius trong đầu. Họ sẽ là một đạo quân bất khả chiến bại.

Tin chắc rằng, Việt Nam chúng ta cũng sẽ có một thời kỳ phát triển rực rỡ như vậy. Bởi chúng ta là một dân tộc luôn có nụ cười Horatius tiềm ẩn trên môi! Hãy giữ vững niềm tin! 😊😊

- Quang Hùng-


NGUYỄN QUANG A - TIẾN SỸ MẤT DẠY!

Mấy ngày qua, nhân việc Tòa án nhân dân TP Hà Nội xét xử vụ án “giết người, chống người thi hành công vụ” tại xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội, thế mà Nguyễn Quang A và đồng bọn lại được dịp xuyên tạc, gào thét, chửi bới vô lối trên mạng. Vừa rồi y tung bài viết “Khuyên ông Trọng” với những lời lẽ láo xược đối với người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam, và rằng: “chúng tôi biết Đảng CSVN chẳng bao giờ nhận mình sai cả…”


Mọi người đều biết Nguyễn Quang A (sinh năm 1946) tại Quế Võ, Bắc Ninh có cha là liệt sĩ chống Pháp. Chính vì vậy, năm 1965 khi mới tròn 19 tuổi đã được Đảng, Nhà nước cử đi đào tạo tại Hungary ngành Vô tuyến điện, rồi tiếp tục làm luận án Phó Tiến sỹ và Tiến sỹ tại đây. Sau đó tiếp tục ở lại Hunggary giảng dạy tại Đại học Bách khoa Budapest, về nước được trọng dụng vào cơ quan nhà nước.

Được Đảng, Nhà nước ưu ái quan tâm cho đi học tập tại nước ngoài trong điều kiện đất nước chiến tranh, bạn bè cùng trang lứa đều khoác súng lên đường bảo vệ Tổ quốc hoặc đến các công trường, hầm mỏ, đi lao động xây dựng đất nước. Mang danh tiến sỹ nhưng chưa có đóng góp gì cho đất nước mà Nguyễn Quang A đã bộc lộ tư tưởng cơ hội, chống phá chính quyền, bôi nhọ chế độ. Hãy dõi theo một chút dấu vết, hành vi của ông ta trên mạng internet chúng ta sẽ thấy rõ bản chất của kẻ vong ơn, bội nghĩa này.

Từ khi Nguyễn Quang A tham gia làng “dân chủ” với cái tên “xã hội dân sự” thì ông ta liên tục được các tổ chức, cá nhân thù địch với Nhà nước Việt Nam ở nước ngoài tài trợ, tổ chức đưa đi một loạt nước châu Âu. Và đi liền với hoạt động du lịch “tự nhiên mà có” đó là những chuỗi hoạt động chống phá đất nước của Nguyễn Quang A. Tháng 8/2015, Nguyễn Quang A cùng nhóm “diễn đàn xã hội dân sự 21” sang Suttgart, Đức để trình bày kế hoạch lật đổ chế độ ở Việt Nam. Tại đây, Nguyễn Quang A tiếp tục tới Berlin tham gia các cuộc hội thảo tại Đại học Humbol, đưa ra nhiều luận điệu tuyên truyền, xuyên tạc về thực trang tình hình Việt Nam, nhất là ở lĩnh vực dân chủ, nhân quyền để đẹp lòng kẻ chi tiền và hòng làm mất uy tín nhà nước Việt Nam.

Chưa hết, năm 2016, trong kỳ bầu cử Quốc hội khóa XIV, Nguyễn Quang A tự ứng cử đại biểu Quốc hội để gắn thêm “mác” đã từng là ứng cử viên đại biểu Quốc hội. Tất nhiên, ông ta thất cử vì nhân dân đã bắt đầu thấy được bộ mặt thật của ông ta và tư tưởng chống phá ngày càng lộ rõ. Sau vụ việc này, ông ta ngày càng lún sâu vào con đường chống phá Đảng, nhà nước và nhân dân Việt Nam. Nguyễn Quang A đã thường xuyên tham gia các chương trình bàn tròn của BBC, VOA, RFI và các hãng truyền thông có tư tưởng thù địch để đưa ra các luận điệu phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng CSVN, phủ nhận thành công hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ của nhân dân Việt Nam mà chính người thân sinh ra ông đã hy sinh cả sinh mạng cùng mọi người dân Việt Nam để làm nên nó. Những bài viết, bài trả lời phỏng vấn của Nguyễn Quang A nhằm lôi kéo người Việt Nam trong và ngoài nước, những thành phần bất hảo, bất mãn chế độ, thoái hóa biến chất, thường xuyên tụ tập bàn kế hoạch lật đổ, chuyển hóa chế độ xã hội, chế độ chính trị của việt Nam. Hành trình của Nguyễn Quang A đã ngày càng lộ rõ bản chất của một kẻ hằn thù chế độ, ông ta đã tự phủ nhận sự hy sinh cao cả cho sự nghiệp cách mạng của chính thân phụ mình, ông ta đã vô ơn với nhà nước đã bao bọc nuôi dạy ông ta trưởng thành mà chạy theo những cám dỗ, những đồng tiền dơ dáy của những kẻ phản động ở nước ngoài để phải bội lại dân tộc mình.

Trở lại sự việc Đồng Tâm, cần khẳng định, sự thật ở Đồng Tâm chỉ có một. Đó là chính quyền các cấp đã luôn lắng nghe, cầu thị, hoàn toàn không “thờ ơ, vô cảm”, “phớt lờ đối thoại” như một số thông tin rêu rao một cách xảo trá, kích động. Tuyệt đối không có vụ “cưỡng chế” đất đai nào ở Đồng Tâm. Các lực lượng chức năng chỉ thực hiện trấn áp cần thiết khi một số đối tượng có hành vi phá hoại công trình an ninh quốc gia, chống đối lực lượng thi hành công vụ mà thôi.

Phiên tòa xét xử những kẻ “giết người” và “chống người thi hành công vụ” ở Đồng Tâm đang đi vào hồi kết. Trước đó, trong bản luận tội, đại diện Viện Kiểm sát nhân dân TP. Hà Nội đề nghị tòa chuyển tội danh cho 19 bị cáo từ tội “giết người” sang tội “chống người thi hành công vụ” đã thể hiện tính nhân văn và khoan hồng của Đảng, Nhà nước. Những kẻ phạm pháp đã cúi đầu nhận tội trước tòa. Đáng chú ý là lời nói sau cùng của bị cáo Lê Đình Doanh (bị đề nghị án chung thân): “bị cáo luôn dằn vặt lương tâm khi nghĩ về con gái của chiến sỹ công an hy sinh. Trong suốt thời gian bị tạm giam, được sự quan tâm của cá bộ, bị cáo đã nhân thức rõ hành vi tội lỗi của mình gây ra. Bị cáo xin hội đồng xét xử xem xét để bị cáo được hưởng lượng khoan hồng, để bị cáo sớm trở về với vợ con, là công dân có ích, bù đắp những nỗi đau cho gia đình bị hại”. Với tinh thần thượng tôn pháp luật, vụ án sẽ được xét xử nghiêm minh, đúng người, đúng tội. Nhưng với tinh thần nhân văn cao cả “đánh kẻ chạy đi, không đánh người chạy lại” của dân tộc ta, một số người phạm tội có thể sẽ được pháp luật khoan hồng mà quyết không thể như luận điệu láo xược của Nguyễn Quang A: “để cho chính quyền một lối thoát danh dự mà không quá mất mặt”.

NL

TƯỞNG NHỚ 228 NĂM NGÀY MẤT VUA QUANG TRUNG - NGUYỄN HUỆ (16/9/1792 - 2020).

Nguyễn Huệ sinh năm Quý Dậu (1753), là em của Thái Đức Hoàng đế Nguyễn Nhạc. Khi còn nhỏ, Nguyễn Huệ thường được gọi là chú Thơm, là em thứ hai trong nhà. Trong ba anh em, Nguyễn Huệ có nhiều đặc điểm nổi trội nhất: tóc quăn, tiếng nói sang sảng như chuông, cặp mắt sáng như chớp, có thể nhìn rõ mọi vật trong đêm tối. Dưới quyền của Tây Sơn vương Nguyễn Nhạc, ông được phong làm Long Nhương tướng quân khi mới 26 tuổi. Là một tay thiện chiến, hành quân chớp nhoáng, đánh đâu được đấy, Nguyễn Huệ nhanh chóng trở thành vị tướng trụ cột của vương triều Tây Sơn.


Mùa Xuân năm 1771, đất Tây Sơn sôi động, lá cờ nghĩa bằng lụa đỏ dài 10 m được dựng lên với khẩu hiệu lấy của nhà giàu chia cho dân nghèo và lời hịch kể tội Trương Phúc Loan được truyền đi khắp nơi. Các tầng lớp nhân dân người Kinh, người Thượng đều hăng hái tham gia. Từ cuộc khởi nghĩa Tây Sơn này, Nguyễn Huệ trở thành lãnh tụ kiệt xuất của phong trào nông dân thế kỷ 18 và cũng trở thành người anh hùng dân tộc vĩ đại.

Nguyễn Huệ là nhà quân sự thiên tài. Trong hoạt động quân sự, ông chủ động tập trung lực lượng đánh vào những mục tiêu chiến lược trọng yếu nhất và hành động liên tục, bất ngờ, chớp nhoáng, quyết liệt làm cho đối phương không kịp đối phó.

Năm 1777,  Nguyễn Huệ đem quân vào Gia Định đánh tan sào huyệt của quân Nguyễn, bắt giết được Nguyễn Phúc Dương và Nguyễn Phúc Thuần. Sau chiến thắng, ông giao quyền cai quản Gia Định cho các tướng rồi trở lại Quy Nhơn.

Năm 1785, được tin báo quân Xiêm xâm lược, Nguyễn Huệ đem đại binh vào Gia Định. Trong mấy trận đầu, quân Tây Sơn rút lui để nhử giặc vào trận địa mai phục sẵn. Quân Xiêm kéo vào Rạch Gầm và Xoài Mút (phía tây Mỹ Tho) bị phục binh Tây Sơn ở các mặt cùng đổ ập ra tiến công bất ngờ, quyết liệt. 5 vạn quân thủy bộ cùng 300 chiến thuyền bị đánh tan tác, chỉ còn vài nghìn tên sống sót chạy trốn về nước theo đường núi.

Đến trận đại phá 29 vạn quân Thanh đầu năm 1789 thì thật là kỳ diệu. Cuối năm 1788, quân Thanh do Tôn Sĩ Nghị chỉ huy đã chiếm Thăng Long. Tiền đội quân Thanh thọc sâu đến tận Hà Nam. Quanh Thăng Long dày đặc một hệ thống những đồn kiên cố ở Hạ Hồi, Ngọc Hồi, Khương Thượng... để bảo vệ.

Ngày 21/12/1788, nhận được tin báo khẩn cấp của Ngô Văn Sở, ngay ngày hôm sau, tại Phú Xuân, Nguyễn Huệ làm lễ lên ngôi hoàng đế, lấy niên hiệu là Quang Trung, rồi lập tức thống lĩnh đại quân tiến ra bắc.

Ngày 15/01/1789, quân Tây Sơn đã tập kết ở Tam Điệp. Khi cho quân ăn Tết trước ở đây, Quang Trung tuyên bố: "Nay hãy làm lễ ăn Tết Nguyên Đán trước, đợi đến sang xuân, ngày ta vào Thăng Long sẽ mở tiệc lớn. Các ngươi hãy ghi nhớ lấy lời ta xem có đúng thế không?".

Trong trận này, với chiến lược đánh nhanh thắng nhanh, Quang Trung chọn thời gian và không gian hoàn toàn bất ngờ đối với quân Thanh đang kiêu căng, tự mãn với những thắng lợi bước đầu và mải mê chuẩn bị ăn Tết.

Đêm 30 Tết, quân chủ lực Tây Sơn vượt sông Đáy tiêu diệt đồn tiền tiêu của địch, mở đầu cuộc tiến công. Ngày mùng 3 Tết vây đồn Hạ Hồi, uy hiếp buộc địch đầu hàng. Ngày mùng 5 Tết, mở trận quyết chiến ở đồn Ngọc Hồi. Bằng trận Ngọc Hồi - Đầm Mực, quân Tây Sơn đã đập tan cứ điểm then chốt nhất của địch. Sau đó đồn Khương Thượng nhanh chóng bị tiêu diệt, tướng Sầm Nghi Đống tự tử, Tôn Sĩ Nghị bỏ chạy. Trưa ngày mùng 5 Tết Kỷ Dậu, vua Quang Trung cùng tướng sĩ chiến bào nhuộm đen khói súng tiến vào Thăng Long.

Nguyễn Huệ cọ̀n là nhà chính trị sáng suốt. Từ mục tiêu trước mắt của phong trào nông dân là đánh đổ chế độ áp bức Trịnh - Nguyễn, Nguyễn Huệ đã vươn lên nhận thức được nhiệm vụ dân tộc là thống nhất đất nước và đánh đuổi ngoại xâm. Ông phê phán tội ác chia cắt đất nước: "Mỗi họ tự gây dựng bờ cõi riêng mình, kỷ cương, trời đất một phen đổ nát không dựng lên được..." (Chiếu lên ngôi).

Năm 1786, Nguyễn Huệ đem quân ra Bắc với khẩu hiệu "Phù Lê diệt Trịnh", cô lập triệt để quân Trịnh nên lấy được Bắc Hà một cách dễ dàng. Nguyễn Huệ nói với Nguyễn Hữu Chỉnh: "Ta đem mấy vạn quân ra đây, chỉ đánh một trận mà dẹp yên được cả thiên hạ... Ví phỏng ta muốn xưng đế, xưng vương gì mà chẳng được. Sở dĩ ta nhường nhịn không ở những ngôi ấy, là hậu đãi nhà Lê đó thôi!" (Hoàng Lê nhất thống chí). Nhưng Nguyễn Huệ cũng biết trong nhân dân và nho sĩ Bắc Hà còn nhiều người luyến tiếc nhà Lê nên ông bằng lòng lấy công chúa Ngọc Hân nhà Lê rồi lui về Thuận Hóa.

 Năm 1787, sau khi sai Vũ Văn Nhậm đem quân ra Bắc giết Nguyễn Hữu Chỉnh, Nguyễn Huệ vẫn để cho Lê Duy Cẩn làm giám quốc bù nhìn. Nguyễn Huệ chỉ chính thức lên ngôi hoàng đế thay nhà Lê khi Lê Chiêu Thống lộ rõ bộ mặt phản quốc, rước quân Thanh vào giày xéo đất nước.

Ngày 16/9/1792 (tức ngày 29 tháng 7 năm Nhâm Tý), Vua Quang Trung từ trần, ở ngôi 05 năm, khi mới 39 tuổi, miếu hiệu là Thái tổ Vũ hoàng đế. Tiểu sử về Quang Trung - Nguyễn Huệ là người anh hùng áo vải đã đánh đổ cả hai tập đoàn thống trị phản động ở Đàng Trong và Đàng Ngoài, người đã lập nên những chiến công hiển hách chống quân xâm lược Xiêm và Mãn Thanh, thực hiện được khát vọng thống nhất đất nước của dân tộc ta vào cuối thế kỷ thứ 18.

Vụ chiến sỹ CSCĐ Bắc Giang hy sinh: KHỞI TỐ VỚI TỘI DANH GIẾT NGƯỜI ĐỐI VỚI 2 ĐỐI TƯỢNG !!

 Ngày qua 16/9, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bắc Giang đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với chủ xe và lái xe lao xe vào Thượng sỹ Nguyễn Văn Mạnh - Chiến sỹ Phòng Cảnh sát cơ động, Công an tỉnh Bắc Giang khiến anh hy sinh.

Danh tính 2 đối tượng bị khởi tố là Dương Đức Tuyển (SN 1998), trú tại tổ dân phố Đoàn Kết, thị trấn Nhã Nam, huyện Tân Yên - là chủ xe ô tô khách 16 chỗ ngồi BKS: 29B – 501.64 và đối tượng Trần Văn Dũng (SN 1989), trú tại xã Hồng Kỳ, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội - là lái xe. Cả hai đã bị Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bắc Giang ra lệnh tạm giam.



Ảnh: 1. Cơ quan Công an đấu tranh với đối tượng Tuyến 



2. Lái xe Trần Văn Dũng tại CQĐT


Ps: Xin các bạn đề xuất mức án xử lý đối tượng 😗!


#gabaothuc

KỶ NIỆM 48 NĂM KHÚC TRÁNG CA BẤT TỬ VỀ THÀNH CỔ QUẢNG TRỊ (16/9/1972 - 16/9/2020)

Thành cổ Quảng Trị - 81 ngày đêm (từ 28/6 đến 16/9/1972) nơi diễn ra cuộc chiến đấu ác liệt giữa một bên là ta quyết giữ từng tấc đất, còn một bên là Mỹ - ngụy dùng uy lực súng đạn phương tiện chiến tranh tối tân hiện đại để quyết chiếm lại Thành Cổ bằng mọi giá.


Chỉ trong 81 ngày đêm với chiến dịch tái chiếm Thành Cổ, số bom đạn mà quân đội Mỹ - Ngụy đã ném xuống tương đương với sức công phá của 7 quả bom nguyên tử mà Mỹ đã ném xuống Hiroshima năm 1945. Những chiến sĩ Thành Cổ đã chiến đấu ngoan cường, tiêu diệt 2 sư đoàn cơ động chiến lược của địch, diệt 26.000 tên, bắt sống 71 tên, đánh thiệt hại nặng 19 tiểu đoàn, phá hỏng 349 xe quân sự trong đó có 200 xe tăng và thiết giáp, bắn rơi 205 máy bay, thu 500 súng các loại. Tại chiến trường vô cùng ác liệt này, hàng ngàn người con ưu tú của Tổ quốc đã ngã xuống đem theo tuổi thanh xuân, đem theo bao ước nguyện hóa thân vào lòng đất. 

Xương máu của các anh đã hóa thân trong từng tấc đất, ngủ sâu trong lòng đất mẹ Quảng Trị, hòa vào mênh mang sóng nước của dòng Thạch Hãn để thành phù sa bến bãi, thành cỏ cây, thành tiếng gió rì rào:   

"Đò lên Thạch Hãn ơi... chèo nhẹ

Đáy sông còn đó bạn tôi nằm

Có tuổi hai mươi thành sóng nước

Vỗ yên bờ bãi mãi ngàn năm"

(Trích thơ "Lời người bên sông" – Lê Bá Dương

Năm tháng trôi đi và lịch sử đã bước sang trang mới nhưng những con người ấy vẫn sáng ngời phẩm chất anh hùng cách mạng, nhắc nhở chúng ta về một quãng đường đầy gian khổ, đau thương, lại rất đỗi anh hùng mà Đất nước mình đã đi qua. Chẳng thế mà, nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường đã phải thốt lên khi viết về Thành Cổ Quảng Trị: “Những người chết đi, không hề muốn được phong anh hùng, hay thấy hoa tươi dâng trước mộ. Không! Họ chết cho một lẽ duy nhất là khát vọng sống, là đằng sau họ cuộc sống đã được thiết kế trở lại trên công bằng và nhân phẩm”.

Dù chiến tranh đã đi qua 1/2 thế kỷ, nhưng vẫn còn đó trên mảnh đất này những nỗi đau rất thật, nỗi đau nằm sâu trong lòng đất mẹ, nỗi đau hằn trên da thịt và ký ức của mỗi con người ở lại. Cả nước lại quặn lòng hướng về Quảng Trị, mảnh đất miền Trung gió Lào cát trắng với "nghĩa trang trắng mỗi triền cát mặn". Cho đến bây giờ khói vẫn cay mắt người và những giọt nước mắt nhớ thương, cảm phục của những lớp người sau vẫn rơi trước hoa cỏ xanh tươi trên nấm mồ chung sáng tươi sắc sao vàng Tổ Quốc vào mỗi dịp ghé thăm Thành Cổ. Đêm đêm, dòng Thạch Hãn thẳm sâu và lung linh ánh nến, văng vẳng trên sông lời ru xa ngái vỗ về giấc ngủ bình yên cho những người con đã hiến dâng tuổi thanh xuân của mình để bầu trời Quảng Trị trong mỗi sớm mai thực sự hồi sinh màu xanh của niềm tin và hy vọng, để 81 ngày đêm mùa hè đỏ lửa năm 1972 sẽ sáng mãi trong những trang sử sách lưu danh đến muôn đời sau.

Cre: Thanh Hà

#gabaothuc

16/9/20

13 NGÀY KHÔNG CÓ CA MẮC MỚI TRONG CỘNG ĐỒNG; 2 CHUYẾN BAY ĐƯA GẦN 380 CÔNG DÂN TỪ HÀN QUỐC VỀ NƯỚC

🦠 Số ca mắc ở Việt Nam:

- Tính đến 18h ngày 15/9: Việt Nam có tổng cộng 691 ca mắc COVID-19 do lây nhiễm trong nước, trong đó số lượng ca mắc mới tính từ ngày 25/7 đến nay: 551 ca.

- Tính từ 6h đến 18h ngày 15/9: 0 ca mắc mới, trong đó có 0 ca nhập cảnh được cách ly ngay.



🏢 Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly): 32.578, trong đó:

- Cách ly tập trung tại bệnh viện: 459

- Cách ly tập trung tại cơ sở khác: 15.890

- Cách ly tại nhà, nơi lưu trú: 16.229.


💊 Tình hình điều trị: 

- 5 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh, bao gồm: 

+ 4 bệnh nhân tại Bệnh viện Phổi Đà Nẵng: BN553, BN913, BN880, BN995

+ BN772 tại Bệnh viện đa khoa khu vực tỉnh Quảng Nam

- Số ca âm tính với SARS-CoV-2:

+ Lần 1: 16

+ Lần 2: 12

+ Lần 3: 18

- Số ca tử vong: 35 ca.

- Số ca điều trị khỏi: 931 ca.


---

🇰🇷 ✈ 🇻🇳 (15/9)


Gần 380 công dân Việt Nam từ Hàn Quốc về nước hôm nay (ảnh) gồm trẻ em dưới 18 tuổi, người cao tuổi, người có bệnh nền, 🤰 phụ nữ mang thai, lao động hết hạn hợp đồng, sinh viên tốt nghiệp và các trường hợp đặc biệt khó khăn khác. 


🏃 Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc đã cử cán bộ trực tiếp hỗ trợ công dân Việt Nam tại sân bay.


⛑️ Với mục tiêu đảm bảo sức khỏe cho công dân, ngăn ngừa sự lây lan của dịch bệnh, hãng hàng không Bamboo Airways đã thực hiện nghiêm túc các biện pháp về an ninh, an toàn và vệ sinh dịch tễ trong suốt các chuyến bay. 


🛬 Ngay sau khi hạ cánh xuống sân bay quốc tế Cam Ranh, những người tham gia các chuyến bay đã được giám sát y tế và cách ly tập trung theo đúng quy định.


🛡 Thời gian tới, việc đưa công dân có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn về nước sẽ được sắp xếp theo nguyện vọng của công dân, phù hợp với tình hình dịch bệnh và năng lực cách ly trong nước.

14/9/20

“Vì sự thật lịch sử, vì tình yêu Tổ quốc”

“Vì sự thật lịch sử, vì tình yêu Tổ quốc”

            Tập sách “Vì sự thật lịch sử, vì tình yêu Tổ quốc” do Báo Nhân Dân phối hợp Nhà xuất bản Lao động – Xã hội xuất bản, ra mắt bạn đọc nhân dịp kỷ niệm 75 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9, 16 năm thực hiện Nghị quyết 36-NQ/TW của Bộ Chính trị về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài. Tập sách gồm 41 bài viết tiêu biểu của các tác giả là người Việt Nam ở nước ngoài đã đăng trong chuyên mục Bình luận – Phê phán của Báo Nhân Dân trong những năm gần đây.

Với vai trò là “Cơ quan Trung ương của Đảng Cộng sản Việt Nam – Tiếng nói của Đảng, Nhà nước và Nhân dân Việt Nam”, Báo Nhân Dân xác định đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, thiếu thiện chí đối với Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam là một trong các nhiệm vụ quan trọng của tờ báo.


Những năm qua, Ban Biên tập báo Nhân Dân luôn coi phương thức tiếp cận khoa học, nội dung tư tưởng và chính trị, logic luận giải, tính thuyết phục, hàm lượng tri thức, sự hấp dẫn,… của tác phẩm báo chí về đề tài này là các yếu tố phải đặt lên hàng đầu; đồng thời cần thường xuyên đổi mới về nội dung, hình thức để luôn phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ, đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn cũng như của bạn đọc.

Để bảo đảm tính hiệu quả của tác phẩm báo chí trong cuộc đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch và thiếu thiện chí, cần huy động được sức mạnh tổng hợp về tri thức lý luận của đội ngũ tác giả với sự sắc bén và khả năng tư duy phản biện, tính thuyết phục của thực tiễn sinh động, sự phong phú, chính xác về tư liệu, thông tin… do đó bên cạnh việc lựa chọn đề tài, tổ chức đăng tải bài vở của cán bộ, phóng viên trong Tòa soạn, cộng tác viên làm việc tại các cơ quan Đảng, Nhà nước, nhà trường, viện nghiên cứu, một số báo, tạp chí,… Báo Nhân Dân xác định cần liên hệ, mời gọi cộng tác viên là người Việt Nam ở nước ngoài, hoặc khai thác ý kiến của người Việt Nam ở nước ngoài để chọn lọc nội dung tích cực, lành mạnh, phù hợp yêu cầu chung.

Báo Nhân Dân đã xây dựng một kế hoạch lâu dài, thường xuyên để các ấn phẩm của tòa soạn luôn quán triệt sâu sắc quan điểm coi cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài là một bộ phận không tách rời của cộng đồng dân tộc Việt Nam, chủ động mở rộng các mối liên hệ báo chí hướng theo tinh thần hòa hợp dân tộc, góp phần chủ động đấu tranh bác bỏ luận điệu xuyên tạc và hành động sai trái của các thế lực thù địch, các phần tử bất mãn, bảo vệ chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, nền tảng tư tưởng của Đảng.

Đặc biệt, Ban Biên tập Báo Nhân Dân xác định, trong cuộc đấu tranh chống luận điệu sai trái của các thế lực thù địch và một số tổ chức, cá nhân thiếu thiện chí, sự tham gia của các cộng tác viên là người Việt Nam ở nước ngoài luôn có ý nghĩa hết sức quan trọng.

Tuy nhiên, do bối cảnh phức tạp của quan hệ xã hội, quan hệ công việc, quan hệ sống mà nhiều người Việt ở nước ngoài có tinh thần yêu nước, thiện chí với Đảng và Nhà nước, gắn bó với quê hương, hướng theo tinh thần hòa hợp dân tộc lại không muốn công khai danh tính khi xuất hiện trên báo chí, truyền thông trong nước để đấu tranh với quan điểm sai trái, thù địch và thiếu thiện chí. Vì họ lo ngại kẻ xấu sử dụng một số địa chỉ truyền thông của người Việt Nam ở nước ngoài, sử dụng mạng xã hội để đe dọa, chửi bới, nhục mạ, truy lùng lai lịch, xúc phạm, vu khống, vu cáo và dùng mọi thủ đoạn để phá hoại công việc, cuộc sống, thậm chí cả quan hệ gia đình của họ. Đó là lý do chủ yếu khiến việc khai thác tài liệu, mời gọi cộng tác viên là người Việt Nam ở nước ngoài đóng góp bài vở rất khó khăn, song không thể không tiến hành. Và Ban Biên tập cùng các bộ phận chuyên môn của báo Nhân Dân xác định đó là trách nhiệm trực tiếp, cụ thể, phải kiên trì tiến hành bằng tinh thần trách nhiệm, sự nỗ lực và thái độ thiện chí.

Kết quả của sự kiên trì, nỗ lực, tinh thần trách nhiệm và thái độ thiện chí đó là các năm qua, dưới những hình thức khác nhau, tác phẩm báo chí của nhiều tác giả là người Việt Nam ở nước ngoài đã được đăng trên các ấn phẩm của Báo Nhân Dân, mà nổi lên trong đó là đăng trên chuyên mục Bình luận – Phê phán của Báo Nhân Dân hằng ngày. Các tác phẩm này được thực hiện trên cơ sở của tinh thần hòa hợp dân tộc, tôn trọng lẫn nhau, cùng hướng tới mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”; được thực hiện dưới hai hình thức: tác giả gửi bài tới Báo Nhân Dân, hoặc phóng viên Báo Nhân Dân lược ghi ý kiến tích cực được trình bày qua video-clip trên mạng xã hội.

Từ đó, trên Báo Nhân Dân, tên tuổi của các tác giả là người Việt Nam ở nước ngoài như Hồ Ngọc Thắng, Ngọc Dung, Thu Tứ, Phùng Tuệ Châu, Hoàng Duy Hùng, Nguyễn Quang Trường,… đã trở nên quen thuộc với bạn đọc, nhiều bài viết của các tác giả này được các cơ quan chức năng và dư luận đánh giá cao; trong đó một số bài đã được trao Giải báo chí toàn quốc về xây dựng Đảng – Giải Búa liềm Vàng, Giải thưởng toàn quốc về Thông tin đối ngoại, Giải báo chí hằng năm của Báo Nhân Dân…

Nhân kỷ niệm 75 năm Cách mạng Tháng Tám, Quốc khánh 2-9, 16 năm thực hiện Nghị quyết 36 của Bộ Chính trị về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài, Báo Nhân Dân phối hợp Nhà xuất bản Lao động – Xã hội tuyển chọn một số bài viết tiêu biểu của các tác giả nói trên để xuất bản tập sách “Vì sự thật lịch sử, vì tình yêu Tổ quốc”. Tuy là một tuyển chọn, nhưng có thể nói tập sách là bức tranh thu nhỏ về những người Việt Nam sống xa quê hương nhưng luôn tâm huyết với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, vui mừng với thành tựu phát triển của đất nước, ủng hộ đường lối, chủ trương, chính sách và những việc làm ích nước lợi dân, chân thành góp ý khắc phục một số điểm hạn chế, công khai và trực diện đấu tranh với luận điệu, hành vi sai trái, lên án các hoạt động phá hoại khối đoàn kết dân tộc, phê phán thái độ tiêu cực của một số chính phủ, tổ chức, cá nhân thiếu thiện chí với Việt Nam…

Nói về mục đích xuất bản tập sách, đồng chí Thuận Hữu, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam cho biết: Nổi lên trong tập sách là sự chân thành của một số tác giả khi kể lại sự thay đổi nhận thức và suy nghĩ trong quá trình chuyển biến từ “người chống cộng” thành người yêu nước có lương tri. Nội dung cuốn sách chỉ ra một thực tế là ngày càng có nhiều người Việt Nam ở nước ngoài có nhận thức đúng đắn về đất nước; nắm bắt được hòa hợp dân tộc là xu thế không thể đảo ngược, từ đó dũng cảm công khai danh tính.

Đồng chí Thuận Hữu cũng bày tỏ mong muốn tập sách sẽ giúp bạn đọc hiểu biết sâu sắc và rộng rãi hơn về lòng yêu nước của đồng bào Việt Nam đang sinh sống ở nước ngoài. Qua đó đồng cảm, gắn bó hơn nữa để xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc ngày càng vững chắc, và chung sức, chung lòng xây dựng một Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Đối với nhà báo Nguyễn Quang Trường, một trong những tác giả có tác phẩm được lựa chọn in trong tập sách thì đây là một món quà tinh thần quý giá, một sự ghi nhận, động viên để ông tiếp tục nỗ lực, có nhiều đóng góp hơn cho cộng đồng người Việt ở nước ngoài cũng như đối với quê hương. Vì sự thật lịch sử, vì tình yêu Tổ quốc, không điều gì có thể ngăn cản sự đóng góp tuy nhỏ nhoi nhưng đáng quý của các tác giả người Việt ở nước ngoài cho quê hương, đất nước; đồng thời những tình cảm từ đồng bào cả nước sẽ mang lại sự gần gũi, niềm tin cho các tác giả người Việt ở nước ngoài để cùng hướng về tương lai.

 

Âm mưu chính trị hóa và “bẻ lái” vụ Đồng Tâm

Âm mưu chính trị hóa và “bẻ lái” vụ Đồng Tâm

        Những ngày qua, TAND TP. Hà Nội xét xử sơ thẩm vụ án giết người, chống người thi hành công vụ xảy ra ngày 9/1/2020 tại thôn Hoành, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, TP. Hà Nội. Đây là một vụ án đặc biệt nghiêm trọng, gây bức xúc trong dư luận xã hội và thu hút nhiều sự quan tâm chú ý từ cộng đồng…

Lợi dụng vụ án này, các cá nhân, tổ chức phản động, chống đối, cơ hội chính trị trong và ngoài nước đã tiến hành nhiều hoạt động xuyên tạc, đánh lận bản chất vụ án, vu khống Việt Nam vi phạm dân chủ, nhân quyền.


Đài RFA thường xuyên đăng tin xuyên tạc

Những luận điệu xuyên tạc

Ngay trong quá trình phiên tòa sơ thẩm diễn ra, không ít cá nhân, tổ chức chống đối, cơ hội chính trị trong và ngoài nước đã tới tấp tung ra nhiều luận điệu, yêu sách phi lý liên quan đến vụ án xảy ra tại Đồng Tâm. Trong số đó, Tổ chức theo dõi nhân quyền – HRW (Human rights watch) là một trong những tổ chức đưa ra những thông tin phiến diện về tình hình vụ án, gây tác động tiêu cực đến uy tín, hình ảnh của Đảng, Nhà nước Việt Nam.

Theo thông tin được RFA đăng tải, Phil Robertson, Phó Giám đốc khu vực châu Á của HRW cho rằng: “Có những mối quan ngại rất lớn liên quan đến thủ tục tố tụng và quyền được có một phiên tòa công bằng đối với 29 dân làng đang bị truy tố về vụ việc ở Đồng Tâm”, “chính quyền muốn trừng phạt các bị cáo bằng các bản án rất nặng để răn đe những ai dám chống lại quyền lực nhà nước trong tương lai”, “Việt Nam hãy để cho các nhà quan sát quốc tế độc lập, gồm cả giới ngoại giao, báo chí và NGO theo dõi phiên tòa” v.v…

Cũng giống như HRW, nhiều tổ chức đội lốt “theo dõi nhân quyền”, “đấu tranh vì nhân quyền” như Tổ chức phóng viên không biên giới – RSF (Reporters Sans Frontiers), Tổ chức Kito hữu hành động đòi bãi bỏ tra tấn – ACAT (Action de Chrétiens pour l’Abolition de la Torture), v.v… cũng liên tục chia sẻ những thông tin sai trái về vụ án Đồng Tâm, xuyên tạc quá trình điều tra, truy tố, cũng như xét xử đối với các bị cáo. Không dừng lại ở việc đăng tải, chia sẻ những thông tin lệch lạc, tiêu cực, các đối tượng còn tiến hành xây dựng “thư ngỏ”, “kiến nghị” hòng kêu gọi sự can thiệp của cộng đồng quốc tế vào công việc nội bộ của Việt Nam. Ẩn giấu phía sau vỏ bọc đấu tranh vì quyền con người, vì sự công bằng của pháp luật là những mưu đồ chống phá Đảng, Nhà nước Việt Nam một cách hết sức nham hiểm, xảo quyệt.

Bất chấp sự thú nhận về hành vi phạm tội của các bị cáo trước tòa, các đối tượng cơ hội chính trị vẫn liên tục “bẻ lái”, đánh lạc hướng thông tin về vụ án. Đặc biệt, dưới sự cộng sức của các “mõ làng dân chủ” như BBC, RFA, RFI v.v…, những dòng thông tin xuyên tạc về vụ án đang được lan truyền khiến tình hình trở lên phức tạp.

Mưu đồ phía sau vỏ bọc “dân chủ”, “nhân quyền”

Trước hết, thông qua việc xuyên tạc bản chất vụ án, các đối tượng đang cố tình “chính trị hóa” vụ án tại Đồng Tâm. Rõ ràng, hành vi giết người, chống người thi hành công vụ của các bị cáo trong vụ án đã vi phạm nghiêm trọng pháp luật hình sự Việt Nam. Hệ quả mà hành vi phạm tội của các đối tượng gây ra là sự hy sinh của 3 cán bộ, chiến sĩ Công an trong quá trình thực thi nhiệm vụ, khiến cho tình hình an ninh trật tự tại địa phương bị ảnh hưởng tiêu cực.

Từ một vụ án hình sự, các đối tượng hướng lái, xuyên tạc, quy kết trở thành vấn đề chính trị. Núp danh “dân chủ”, “nhân quyền”, các đối tượng cố tình đánh lận bản chất vụ án, đưa ra luận điệu cho rằng các bị can trong vụ án là “nạn nhân” của chính quyền. Các đối tượng đổ lỗi cho nguyên nhân dẫn đến vụ án là từ những sai lầm của chế độ.

Thậm chí, trước khi phiên tòa xét xử sơ thẩm diễn ra, các đối tượng đã đẩy mạnh việc rêu rao luận điệu vụ án tại Đồng Tâm là “án bỏ túi”; cố tình xuyên tạc sự công bằng, khách quan của hệ thống tư pháp tại Việt Nam. Tất cả những điều này nhằm tạo ra một bức tranh phiến diện, đen tối về tình hình chính trị – xã hội tại Việt Nam; bôi nhọ, hạ bệ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản.

Thông qua hoạt động của các đối tượng “dân chủ”, có thể thấy các đối tượng này đang cố “tẩy trắng” cho hành vi vi phạm pháp luật của các bị cáo trong vụ án tại Đồng Tâm, từ đó tạo tiền đề để “chuyển”các bị cáo trong vụ án này vào nhóm “tù nhân lương tâm” – một thủ đoạn thường xuyên được các “nhà dân chủ” thực hiện hòng tấn công, chống phá Đảng, Nhà nước Việt Nam. Mục đích mà các đối tượng hướng đến suy cho cùng vẫn là để tạo cớ nhằm tấn công chế độ, vu khống Đảng, Nhà nước Việt Nam vi phạm dân chủ, nhân quyền; khiến cộng đồng quốc tế có cái nhìn và sự đánh giá không khách quan, thiếu chính xác về tình hình dân chủ, nhân quyền tại Việt Nam.

Cùng với việc “chính trị hóa” vụ án Đồng Tâm, các đối tượng cũng gia tăng các hoạt động kích động, kêu gọi sự can thiệp của cộng đồng quốc tế; tung ra các “kiến nghị”, “tuyên bố”, “thư ngỏ” gửi đến một số tổ chức quốc tế và cơ quan ngoại giao một số nước; đưa ra yêu sách cho các “quan sát viên độc lập” vào Việt Nam theo dõi vụ án v.v… nhằm “quốc tế hóa” vụ án Đồng Tâm.

Nhìn nhận một cách toàn diện, có thể thấy những phức tạp liên quan đến vụ án tại Đồng Tâm diễn ra từ lâu. Lợi dụng những mâu thuẫn trong vấn đề tranh chấp đất đai cùng sự manh động, coi thường pháp luật của các đối tượng trong “Tổ đồng thuận”, nhiều cá nhân, tổ chức phản động, chống đối, cơ hội chính trị trong nước và quốc tế đã ủng hộ về vật chất và tiến hành tuyên truyền, khuếch trương thanh thế cho “Tổ đồng thuận” với mục đích tạo điểm nóng về an ninh, trật tự trong xã hội Việt Nam.

Việc các đối tượng trong “Tổ đồng thuận” bị bắt giữ, xử lý do có hành vi giết người, chống người thi hành công vụ cũng đồng nghĩa với việc điểm nóng về an ninh, trật tự tại Đồng Tâm được giải quyết. Chính vì vậy, các đối tượng đang cố tận dụng “viên đạn Đồng Tâm” để tấn công, chống phá chính quyền. “Quốc tế hóa” vụ án Đồng Tâm là một thủ đoạn đặc biệt thâm hiểm. Phía sau danh nghĩa bảo vệ quyền con người là mưu đồ can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam, từ đó tác động, gây sức ép hòng chuyển hóa chế độ tại nước ta.

Với những hành vi phạm tội nghiêm trọng đã thực hiện, các bị cáo trong vụ án Đồng Tâm chắc chắn sẽ phải đối mặt với những hình phạt tương xứng. Không một ai, không một lý do nào có thể bao biện cho hành vi phạm tội của các đối tượng.

 

Hôm nay TAND TP Hà Nội tuyên án vụ Đồng Tâm: Không bị cáo nào kêu oan

Hôm nay TAND TP Hà Nội tuyên án vụ Đồng Tâm: Không bị cáo nào kêu oan

Qua quá trình xét xử, 29 bị cáo trong vụ án Giết người, Chống người thi hành công vụ chỉ xin giảm nhẹ hình phạt, không có bị cáo nào kêu oan.

Vào lúc 15h ngày 14/9, TAND TP Hà Nội sẽ tiến hành tuyên án đối với 29 bị cáo vụ Giết người, Chống người thi hành công vụ xảy ra tại Đồng Tâm, Mỹ Đức, Hà Nội. Vụ án có nạn nhân là 3 chiến sĩ công an, hy sinh trong quá trình thực thi nhiệm vụ.


Các bị cáo trong phiên xét xử sơ thẩm vụ Đồng Tâm. (Ảnh: Hùng Anh)
Trước đó, VKSND TP Hà Nội đã đề nghị mức án với 29 bị cáo. Theo đó, 19 bị cáo được đề nghị thay đổi tội danh truy tố từ Giết người sang Chống người thi hành công vụ. Các bị cáo Lê Đình Công, Lê Đình Chức bị đề nghị mức án Tử hình, bị cáo Lê Đình Doanh bị đề nghị mức án Chung thân.

Đáng chú ý, nhiều bị cáo được VKSND TP Hà Nội đề nghị cho hưởng án treo. Trong đó gồm: Lê Thị Loan từ 2 năm 6 tháng – 3 năm nhưng cho hưởng án treo; Đào Thị Kim từ 2 năm – 2 năm 6 tháng án treo; Nguyễn Văn Trung từ 18-20 tháng án treo; Các bị cáo: Lê Đình Hiển, Bùi Viết Tiến, Nguyễn Thị Dung, Trần Thị Phượng từ 15-18 tháng, hưởng án treo. Việc đổi tội danh truy tố và đề nghị cho nhiều bị cáo hưởng án treo thể hiện sự khoan hồng của pháp luật, khi các bị cáo đã nhận thức được sai phạm.

Xuyên suốt phiên tòa, tất cả 29 bị cáo đều thừa nhận hành vi của mình là vi phạm pháp luật và mong được Hội đồng xét xử xem xét giảm nhẹ hình phạt, hưởng khoan hồng của pháp luật. Không có bị cáo nào kêu oan, hoặc cho rằng hành vi của mình là không vi phạm pháp luật.

Ở phần nói lời sau cùng, các bị cáo đều tỏ ra ăn năn hối hận, gửi lời xin lỗi gia đình 3 chiến sĩ công an đã hy sinh. Các bị cáo đề đạt nguyện vọng HĐXX tuyên mức án thấp nhất, để các bị cáo sớm trở về với gia đình, trở thành một công dân có ích cho xã hội./.

 

11/9/20

Bị cáo vụ Đồng Tâm chắp tay xin lỗi gia đình ba cảnh sát

Bị cáo vụ Đồng Tâm chắp tay xin lỗi gia đình ba cảnh sát

          Bị cáo Lê Đình Chức trong phần tự bào chữa đã chắp tay xin lỗi gia đình của ba chiến sĩ hy sinh trong vụ án ở Đồng Tâm.

Giơ tay xin tự bào chữa sáng 10/9 tại TAND Hà Nội, bị cáo Lê Đình Chức, một trong hai người bị VKS đề nghị tử hình về tội Giết người, nói vẫn luôn thành khẩn khai báo từ giai đoạn điều tra đến lúc ra phiên tòa, nên mong HĐXX xem xét.


Chắp tay quay về phía gia đình ba nạn nhân, bị cáo cúi gằm mặt, nhỏ giọng nói “thấy rất hối hận về hành vi gây ra nên chân thành gửi lời xin lỗi”.

Bị cáo thừa nhận đã đổ xăng xuống hố sâu 4 m giữa hai nhà nhưng cho rằng không biết ba cảnh sát đang ở đó. Bị cáo mong toà xem xét toàn diện về hành vi để được hưởng khoan hồng của pháp luật.

Nói sau bị cáo Chức, bị cáo Lê Đình Doanh cho hay “giờ phút này có nói nghìn câu xin lỗi hay phải chịu mức án nặng nhất cũng không bù đắp được sự mất mát của gia đình ba chiến sĩ”. Bị cáo mong được hưởng mức án nhẹ hơn hình phạt tù chung thân mà VKS đề nghị để sớm trở về với gia đình, làm công dân có ích cho xã hội.

Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho ba gia đình có chiến sĩ hy sinh, luật sư Nguyễn Hồng Bách nói “đến nay các bị cáo và gia đình họ chưa khắc phục hậu quả cho gia đình ba bị hại, chưa một lần thăm hỏi”. Luật sư Bách đề nghị HĐXX ra một bản án công tâm, khách quan.

Các bị cáo tại phiên toà. Ảnh: Nam Anh.

Trong phần tranh tụng, trước việc một số luật sư cho rằng cơ quan điều tra chưa thực nghiệm điều tra, chưa làm rõ nguyên nhân tử vong của ba chiến sĩ, đại diện VKSND Hà Nội nói khi xác định hành vi phạm tội ngoài biên bản khám nghiệm hiện trường, còn căn cứ lời khai của các bị cáo và lời khai nhiều công an tham gia làm nhiệm vụ tại thôn Hoành. Vì thế, VKS thấy “không cần thiết phải thực nghiệm hiện trường trong khi nguyên nhân đã rõ”.

VKS cho rằng các bị cáo cơ bản đã thừa nhận về hành vi khiến ba chiến sĩ hy sinh. Quá trình điều tra thực hiện đúng pháp luật từ việc lấy lời khai, thu thập chứng cứ và các tài liệu liên quan. “VKS không thấy có vi phạm tố tụng nên việc luật sư đề nghị trả hồ sơ điều tra bổ sung là không cần thiết”, công tố viên đối đáp với ý kiến của luật sư.

Trả lời một số luật sư về vấn đề thực thi công vụ của công an, VKS cho hay, tình hình ở thôn Hoành, xã Đồng Tâm diễn biến phức tạp từ năm 2012 khi hàng loạt các vụ khiếu kiện đất đai nổi lên. Điển hình là năm 2017 với hành động bắt giữ trái phép 38 cán bộ công an. Nhiều vụ gây rối xảy ra ở trụ sở xã Đồng Tâm. Cùng với việc bảo vệ lực lượng xây dựng tường rào sây bay Miếu Môn, Công an Hà Nội còn có kế hoạch bảo vệ trụ sở UBND xã, nhà văn hoá thôn Hoành, trường học…

Tuy nhiên, sáng 9/1, lực lượng công an vừa đến cổng làng thôn Hoành đã bị các bị cáo dùng gạch đá, bom xăng, lựu đạn tấn công. “Trước hành vi này, công an mới chủ động triển khai lực lượng tiến vào trong để bắt giữ những người phạm tội quả tang”, công tố viên đối đáp và khẳng định đây là một hoạt động công vụ của công an, có căn cứ pháp luật.

Về thẩm quyền điều tra vụ án, nhiều luật sư cho rằng Công an Hà Nội vừa là đơn vị trấn áp ở thôn Hoành lại vừa điều tra nên không đúng thẩm quyền. VKS trả lời Công an Hà Nội có nhiều đơn vị với các nhiệm vụ khác nhau. Đơn vị điều tra vụ án này không có thành viên nào tham gia vào nhiệm vụ ở thôn Hoành. Vụ án xảy ra trên địa bàn thành phố nên Công an Hà Nội điều tra là đúng pháp luật.

Hết phiên làm việc buổi sáng, tòa thông báo kết thúc phần tranh tụng.

 

 

Nói lời sau cùng, các bị cáo vụ Đồng Tâm ân hận, xin được tha thứ

Nói lời sau cùng, các bị cáo vụ Đồng Tâm ân hận, xin được tha thứ

        Sau bốn ngày xét xử, chiều nay (10/9), HĐXX đã cho 29 bị cáo trong vụ án xảy ra tại Đồng Tâm ,Mỹ Đức, Hà Nội được nói lời sau cùng trước khi nghị án.

Được nói sau sau cùng, bị cáo Lê Đình Chức đã gửi lời xin lỗi gia đình ba chiến sỹ công an hy sinh. Bị cáo Chức nói: “Bị cáo sau này có được sống trở về hay phải chết, bị cáo cũng mong gia đình 3 chiến sỹ tha thứ để lương tâm bị cáo được thanh thản phần nào. Xin tòa xem xét hoàn cảnh gia đình bị cáo, xin cho bị cáo được có cơ hội thắp một nén hương cho bố, nhìn mặt con mới sinh một lần”.


Các bị cáo tại phiên tòa chiều 10/9

Tương tự, bị cáo Lê Đình Doanh quay xuống nói lời xin lỗi và chia buồn sâu sắc nhất tới gia đình 3 chiến sỹ công an đã hy sinh. Bị cáo Doanh nói: “Bị cáo thấy cắn rứt lương tâm rất nhiều khi nghĩ về con gái đồng chí Huy, cháu còn quá nhỏ chưa biết gì. Sau này cháu lớn lên mới hiểu được nỗi đau không gì bù đắp khi không thể hưởng sự yêu thương, bao bọc của bố”.

Doanh nói với gia đình các bị hại: “Em, cháu xin lỗi”. Quay lên phía chủ tọa, Lê Đình Doanh cho hay quá trình tạm giam đã nhận rõ tội lỗi, xin các luật sư không cần bào chữa cho mình nữa. Bị cáo này cũng mong tòa hưởng khoan hồng để sớm trở về với vợ con, trở thành công dân có ích.

Cũng nói lời sau cùng trước HĐXX, bị cáo Lê Đình Công cũng mong được hưởng khoan hồng, xin Tòa án chuyển tội danh cho mình từ “Giết người” sang “Chống người thi hành công vụ” với mức án nhẹ hơn. Lý do, Công nói mình không chỉ đạo, bàn bạc hoặc chỉ đạo ai chống đối công an.

Bị cáo Công nói: “Nghe tin 3 chiến sỹ hi sinh, bị cáo vô cùng hối hận, ăn năn. Kính mong HĐXX, kiểm sát viên xem xét cho bị cáo hưởng khoan hồng…để có cơ hội trở về với gia đình, thành công dân tốt, giáo dục con em chấp hành đúng pháp luật”.

Đến lượt mình, bị cáo Bùi Viết Hiểu khẳng định hành vi của mình là sai nhưng xin được hưởng khoan hồng. Bị cáo nói: “Mong tòa chiếu cố đến nhân thân gia đình bị cáo có 3 anh em trai đều vào chiến trường miền Nam. Anh cả hi sinh năm 1968, em út là nạn nhân chất độc da cam cũng đã mất. Bị cáo hưởng 10 Huân chương trong chiến đấu, bị cáo có bề dày thành tích nhưng cuối đời lại vấp phải sai lầm lớn nên rất hối hận và quyết tâm thành người tốt”.

Trước HĐXX bị cáo Đào Thị Kim cho biết, sau 8 tháng ở trại giam, bị cáo được các quản giáo nói cho bị cáo hiểu được tội lỗi của mình. Bị cáo Kim nói: “Bị cáo xin cảm ơn thầy cô đã giúp bị cáo nhận ra tội lỗi của mình. Xin tòa xem xét cho bị cáo là đã thành khẩn khai báo”.

Bị cáo Kim tiếp tục thể hiện sự ăn năn hối cải của mình và nói: “Xin tòa cho bị cáo hưởng hình phạt nhẹ nhất để về chăm sóc con cái, bố mẹ già. Bị cáo đã nhận thức được rõ hành vi của mình rồi. Bị cáo chia buồn với gia đình bị hại và trở về địa phướng sẽ chấp hành tốt nội quy”.

Trước HĐXX, bị cáo Trần Thị Phượng là một trong số 19 bị cáo được VKS chuyển tội danh tại phiên tòa cho biết, bị cáo mong tòa xem xét giảm nhẹ hình phạt để bị cáo sớm trở về chăm sóc cho con nhỏ.

Bị cáo Phượng nói: “Bị cáo hứa sẽ trở thành một người công dân tốt, bị cáo cũng xin quý toà xem xét cho chồng bị cáo là Bùi Văn Tiến để chồng bị cáo sớm trở về chữa bệnh, cùng nhau nuôi dạy con bị cáo lớn lên thành người có ích cho xã hội”.

Bị cáo Phượng cũng không quên cảm ơn HĐXX, VKS, luật sư và gửi lời xin lỗi và chia buồn cùng gia đình ba bị hại.

Với bị cáo Bùi Thị Đục thì cho biết, do bản thân mình không có văn hoá nên xin HĐXX vì khi bắt vào trại đã được các cô thầy dạy cho lẽ trái phải, tôi hiểu ra nên xin nhận hết tội lỗi. Bị cáo Đục nói: “Tôi biết là tôi đã sai nên xin HĐXX, toàn thể các cán bộ, cho tôi xin lỗi các gia đình chiến sỹ, mong được tha thứ. Tôi chỉ xin xem xét sự thành khẩn khai báo của tôi cho tôi hưởng mức án nhẹ nhất để tôi về với gia đình, tôi hứa sẽ không tái phạm”.

Với các khác còn lại trong vụ án đều thể hiện sự ăn năn, hối cải về hành vi của mình, mong nhận được sự khoan hồng của pháp luật và sự tha thứ của gia đình các bị hại để sớm có cơ hội làm lại cuộc đời.

HĐXX sẽ tuyên án với các bị cáo vào 3 giờ chiều ngày thứ Hai (14/9/2020).

Trước đó, trong phần luận tội và đề nghị mức án, đại diện VKS giữ quyền công tố tại phiên tòa đã đề nghị HĐXX xử phạt với nhóm các bị cáo bị truy tố về tội “Giết người” gồm: Lê Đình Công và Lê Đình Chức cùng lĩnh mức án tử hình; Lê Đình Doanh mức án tù chung thân; Bùi Viết Hiểu và Nguyễn Quốc Tiến từ 16 – 18 năm tù; Nguyễn Văn Tuyển từ 14 – 16 năm tù.

Đối với nhóm các bị cáo bị truy tố về tội “Chống người thi hành công vụ”, đại diện VKS đề nghị HĐXX tuyên phạt các bị cáo gồm: Lê Đình Uy, Lê Đình Quang, Nguyễn Văn Quân từ 6 – 7 năm tù; Bùi Văn Tiến từ 5 – 6 năm tù; các bị cáo Lê Đình Quân, Trịnh Văn Hải, Bùi Thị Nối từ 4 – 5 năm tù; các bị cáo Bùi Thị Đục, Bùi Văn Tuấn, Trần Thị La, Nguyễn Thị Bét, Nguyễn Văn Duệ, Nguyễn Xuân Điều từ 3 – 4 năm tù; các bị cáo Nguyễn Thị Lụa từ 2 năm 6 tháng – 3 năm tù; Mai Thị Phần, Bùi Văn Niên từ 2 năm – 2 năm 6 tháng tù; Lê Thị Loan 2 năm 6 tháng – 3 năm tù, cho hưởng án treo; Đào Thị Kim 2 năm – 2 năm 6 tháng tù, cho hưởng án treo; Nguyễn Văn Trung từ 18 – 24 tháng tù treo; các bị cáo Lê Đình Hiển, Bùi Viết Tiến, Nguyễn Thị Dung, Trần Thị Phượng từ 15 – 18 tháng tù, cho hưởng án treo.