28/10/20

"KẺ SỸ” VÔ ƠN... !!

Mới đây đối tượng Mạc Văn Trang một kẻ “sĩ” vô ơn thích bàn chuyện chính trị đã tán phát bài “Chuyện tách đảng ra làm đôi” với mục đích bôi nhọ, nói xấu, làm chia rẽ nội bộ Đảng, gây hoài nghi trong một bộ phận Nhân dân.




Cái tên Mạc Văn Trang, dư luận không quá còn xa lạ - một Phó Giáo sư, Tiến sỹ từng có hơn 30 năm công tác ở Viện Khoa học Giáo dục trước khi nghỉ hưu năm 2002 với hơn 54 năm tuổi Đảng. Tên tuổi của Mạc Văn Trang đã nổi tiếng hơn sau khi gắn với những tên trở cờ, suy thoái về chính trị như: Nguyễn Quang A, Chu Hảo, Nguyễn Nguyên Bình, Nguyễn Thị Kim Chi…  


Mạc Văn Trang sinh năm 1940 tại làng Vũ La, xã Nam Đồng, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương nơi có nhà thờ Mạc Đĩnh Chi (ông tổ dòng họ Mạc - người đầu tiên là Lưỡng quốc trạng nguyên của nước ta), nhưng những năm gần đây Mạc Văn Trang đã làm ô uế, xấu mặt dòng họ Mạc. Đối tượng này đã thường xuyên thể hiện tư tưởng chống đối Đảng, chống đối chính quyền khi luôn đăng tải, chia sẻ các bài viết trên trang facebook cá nhân nhiều bài viết với cái nhìn tiêu cực, phiến diện, phản đối đường lối lãnh đạo đất nước của Đảng. Khi xảy ra vụ việc Đồng Tâm, ông ta cùng các đối tượng chống đối chính trị khác về Đồng Tâm để “lấy hình ảnh”, viết bài xuyên tạc đường lối, chủ trương của Đảng, cố ý đưa những thông tin sai sự thật để đánh lừa dư luận. Hoạt động của Mạc Văn Trang đã gây bức xúc trong chính những người của dòng học Mạc tại xã Nam Đồng, mà đỉnh điểm là ngày 03/3/2020 tại lễ giỗ tổ dòng họ Mạc, con cháu trong họ đã tẩy chay, không cho Mạc Văn Trang tham dự buổi giỗ tổ vì những hoạt động chống Đảng thời gian qua.


Thời gian gần đây, trước thềm diễn ra Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, đối tượng Mạc Văn Trang càng thể hiện sự chống đối điên cuồng hơn. Với việc tán phát bài “Chuyện tách đảng ra làm đôi” đã thể hiện sự ấu trĩ về nhận thức, “vô ơn” của một trí thức được Đảng, Nhà nước tạo điều kiện học hành, công tác nhưng đã theo đuôi những đối tượng phản động chống lại Đảng. Như bài phát biểu bế mạc Hội nghị lần thứ 13 Ban Chấp hành Trung ương khóa XII, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định quan điểm: “Không chỉ "Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo, năng lực cầm quyền và sức chiến đấu của Đảng "mà còn phải"... xây dựng Nhà nước và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là đội ngũ cán bộ cấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ, gắn bó mật thiết với nhân dân là những nhân tố có ý nghĩa quyết định thành công của sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước, bảo vệ Tổ quốc."”. Đó là những lời tâm huyết của người đứng đầu Đảng và Nhà nước, cũng là sự khẳng định cho việc xây dựng Đảng phải gắn liền với phát triển đất nước, xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên nhưng cũng gắn chặt với xây dựng mối quan hệ gắn bó mật thiết với nhân dân.


Những kẻ “sĩ” vô ơn như Mạc Văn Trang, tuy tuổi đã cao nhưng lại thích bàn luận về chuyện chính trị, song lại không hiểu gì về chính trị thì cuối cùng cũng sẽ đến cái đích đáng tiếc giống như những người đã đứng ngoài lợi ích chính đáng của dân tộc và Nhân dân.

LỜI BÁC DẠY NGÀY NÀY NĂM XƯA.

 

Ngày 28 tháng 10:

  “Cán bộ phải thương yêu đội viên. Đối với anh em ốm yếu, thương tật, cán bộ phải trông nom, thăm hỏi".

                   *******

        Là lời huấn thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh được trích trong bài nói tại Hội nghị tổng kết chiến dịch Lê Hồng Phong II, họp từ ngày 23 đến ngày 28 tháng 10 năm 1950 tại Lam Sơm, tỉnh Cao Bằng.


Tình đồng chí, đồng đội là sợi chỉ đỏ xuyên suốt, vừa là thuộc tính bản chất của quân đội cách mạng, vừa là cơ sở tạo nên sức mạnh của quân đội, trong đó quan hệ giữa cán bộ với chiến sĩ là mối quan hệ đặc trưng bản chất. Mối quan hệ giữa cán bộ với chiến sĩ trong Quân đội nhân dân Việt Nam được hình thành, phát triển trong quá trình xây dựng, chiến đấu, trưởng thành, chiến thắng của quân đội, đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng Cộng sản Việt Nam. Một mặt, nó dựa trên cơ sở chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, chức năng, nhiệm vụ, điều lệnh, điều lệ, chế độ quy định của quân đội; mặt khác, nó dựa trên tình thương yêu giai cấp, tình đồng chí, đồng đội sâu sắc, đoàn kết gắn bó chặt chẽ keo sơn với nhau như ruột thịt “lúc thường cũng như lúc ra trận” giữa những con người cùng chung lý tưởng, mục tiêu, cùng thực hiện nhiệm vụ cao cả của người quân nhân cách mạng. Đó là nguồn sức mạnh vô tận để bộ đội ta vượt qua mọi khó khăn thử thách, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ. Chính vì vậy, đòi hỏi cán bộ phải luôn luôn là tấm gương sáng cho chiến sĩ học tập, noi theo; chiến sỹ phải “tuyệt đối phục tùng mệnh lệnh cấp trên, khi nhận bất cứ nhiệm vụ gì đều tận tâm, tận lực thi hành nhanh chóng và chính xác”. Tình thương yêu đồng chí, đồng đội được tôi luyện, thiết lập vững chắc trong Quân đội ta qua hai cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, và trở thành nét đẹp truyền thống, thành bản chất không thể phai mờ của nhiều thế hệ cán bộ, chiến sỹ, là một trong những nhân tố gốc cấu thành chủ nghĩa anh hùng cách mạng, truyền thống “Quyết chiến, quyết thắng” của Quân đội ta.

Học tập và làm theo lời Bác Hồ kính yêu căn dăn, đội ngũ cán bộ các cấp trong Quân đội các thời kỳ đã luôn quan tâm thiết thực và chu đáo đến đời sống tinh thần và vật chất của bộ đội, hết lòng chăm lo xây dựng đơn vị, tôn trọng và thương yêu cấp dưới như “chân tay”, do vậy cấp dưới sẽ kính trọng, coi lãnh đạo, chỉ huy của mình “như đầu óc”, như người thân; từ đó họ sẽ mang hết khả năng của mình để thực hiện chỉ thị, mệnh lệnh một cách tự giác và có hiệu quả cao nhất. Trái lại, nếu cán bộ không làm “mực thước” cho cấp dưới, quan liêu, hách dịch, bè cánh thì chắc chắn cấp dưới sẽ xa lánh họ; chỉ thị, mệnh lệnh mà họ đưa ra sẽ được cấp dưới tiếp thu một cách khiên cưỡng, hiệu quả thấp, thậm chí bị chối bỏ. Bởi vậy hơn ai hết, lãnh đạo, chỉ huy phải thường xuyên phấn đấu, tu dưỡng, rèn luyện xứng đáng là người anh, người “chị hiền” tận tuỵ chăm  lo cho tập thể, cho từng chiến sỹ, là hạt nhân đoàn kết thống nhất xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện./.

Dự án Sản xuất, cấp và quản lý CCCD

Ngày 03/9/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1368/QĐ-TTg về việc phê duyệt chủ trương đầu tư dự án Sản xuất, cấp và quản lý CCCD.



Mục tiêu của dự án là xây dựng Cơ sở dữ liệu CCCD thống nhất trên toàn quốc, thực hiện thu nhận và quản lý dữ liệu đăng ký CCCD tự động trên cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin giúp lưu trữ, truy suất, chia sẻ, tìm kiếm thông tin một cách nhanh chóng và tiện lợi nhất; nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về CCCD, tạo điều kiện thuận lợi cho công dân trong khi thực hiện thủ tục hành chính và các giao dịch dân sự; hướng tới xây dựng Chính phủ điện tử, tạo bước đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội của cả nước; góp phần phục vụ hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm. Dự án Sản xuất, cấp và quản lý CCCD sử dụng thẻ chíp điện tử thay cho thẻ mã vạch như hiện nay.


Dự án Sản xuất, cấp và quản lý CCCD có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình xây dựng Chính phủ điện tử, góp phần cải cách hành chính phục vụ Nhân dân, nâng cao chất lượng công tác quản lý nhà nước về an ninh, trật tự; phục vụ công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm và các hoạt động nghiệp vụ khác của lực lượng Công an nhân dân, cụ thể:


♦️ 1. Dự án Sản xuất, cấp và quản lý CCCD góp phần cải cách hành chính, phục vụ Nhân dân


Bộ Công an xây dựng hệ thống sản xuất, cấp và quản lý CCCD tập trung, thống nhất, đồng bộ, hiện đại từ Trung ương tới Công an các địa phương và kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư nên các thông tin của công dân thường xuyên được thu thập, cập nhật, khai thác, chia sẻ nên khi công dân làm thủ tục đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ CCCD rất thuận tiện, công dân có thể đến bất cứ điểm tiếp dân nào của cơ quan Công an cũng có thể thực hiện việc cấp CCCD mà không nhất thiết phải về nơi đăng ký thường trú. Bộ Công an đồng thời triển khai các dịch vụ công trực tuyến cấp CCCD, cấp Giấy xác nhận số CMND trực tuyến, cấp thẻ CCCD có gắn chíp điện tử... Do đó sẽ tạo điều kiện rất thuận lợi cho công dân và tiết kiệm thời gian, công sức, chi phí, đồng thời khi thực hiện các giao dịch khác cũng rất thuận tiện và nhanh chóng.


♦️ 2. Dự án Sản xuất, cấp và quản lý CCCD góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước


Việc triển khai thành công dự án sẽ tạo dựng được cơ sở dữ liệu về thông tin của công dân trong toàn quốc với độ chính xác cao, đầy đủ và khả năng truy nguyên đồng nhất mỗi công dân được cấp 01 số thẻ CCCD cũng là Số định danh cá nhân; trên thẻ CCCD được gắn chíp điện để lưu trữ thông tin cá nhân của công dân để các Bộ, ngành, đơn vị có thể khai thác thông tin và ghi thông tin trên chíp phục vụ quản lý nhà nước.


♦️ 3. Hiệu quả về kinh tế và xã hội do dự án mang lại


Việc triển khai thành công dự án Sản xuất, cấp và quản lý CCCD sẽ mang lại hiệu quả về kinh tế, xã hội rõ rệt. Công dân được đảm bảo quyền lợi về CCCD phục vụ giao dịch cá nhân nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí, công sức đi lại; cơ quan nhà nước sẽ được hưởng những dịch vụ công tốt nhất, được kết nối, khai thác thông tin phục vụ công tác quản lý của mình nhanh chóng, chính xác, độ tin cậy cao; các giao dịch của người dân rất thuận tiện (sử dụng chíp điện tử, dữ liệu dân cư liên thông các Bộ, ngành) dần tiến tới các giao dịch trong Chính phủ điện tử, nền kinh tế số hỗ trợ rất lớn cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong phát triển các hoạt động kinh tế, xã hội; minh bạch hóa các thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian trả kết quả của các dịch vụ hành chính công.


♦️ 4. Nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm; các hoạt động nghiệp vụ của lực lượng CAND


Qua triển khai dự án Sản xuất, cấp và quản lý CCCD, thông tin của người dân từ đủ 14 tuổi trở lên sẽ được thu thập, cập nhật vào cơ sở dữ liệu CCCD và trao đổi với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để thống nhất, quản lý. Thông tin có độ chính xác cao, có ảnh chân dung, vân tay lăn và các thông tin cơ bản của công dân do vậy phục vụ rất đắc lực cho công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, truy nguyên các thông tin như truy tìm tung tích nạn nhân, mất tích, chết không rõ nguyên nhân, nhận diện khuôn mặt, đối sánh vân tay, quản lý danh sách đối tượng theo quy định; phục vụ cơ quan điều tra thực thi các hoạt động điều tra, truy xét theo quy định một cách nhanh chóng, chính xác.   


Hệ thống được thiết kế mở có khả năng kết nối, chia sẻ dữ liệu với các hệ thống khác của ngành Công an như Cơ sở dữ liệu về tội phạm, nhận diện khuôn mặt, hộ chiếu, truy nã, truy tìm... và tạo thành một cơ sở dữ liệu liên thông, thống nhất, đầy đủ của Bộ Công an góp phần xây dựng các chương trình, kế hoạch để Bộ Công an ra được các quyết nghị về tác chiến, đấu tranh phòng, chống tội phạm, tổ chức các đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm, truy nã, truy tìm, thực hiện các biện pháp nghiệp vụ của lực lượng CAND...

----

http://congan.haiduong.gov.vn/Trang/ChiTietTinTuc.aspx?nid=6107&title=du-an-san-xuat-cap-va-quan-ly-cccd-va-vai-tro-doi-voi-cong-tac-quan-ly-nha-nuoc-cong-tac-phong-ngua-dau-tranh-phong-chong-toi-pham.html

27/10/20

Thông tin về cái chết của nam thanh niên bên bao tải đựng chó

Thông tin về cái chết của nam thanh niên bên bao tải đựng chó

Thi thể nam thanh niên được phát hiện trong rừng tràm cùng 1 bao tải đựng chó. Quá trình điều tra xác định nạn nhân đã bị bắn chết.

Chiều ngày 25/10, khi đi qua khu vực rừng tràm tại xóm 1, xã Nghi Xuân, huyện Nghi Lộc, Nghệ An người dân bàng hoàng phát hiện thi thể một nam thanh niên. Tại hiện trường còn có một bao tải đựng chó cùng một số dụng cụ câu trộm chó. Thông tin nhanh chóng được trình báo đến cơ quan chức năng.

Ngay sau đó, Công an huyện Nghi Lộc và Phòng Cảnh sát hình sự, Công an Nghệ An nhanh chóng vào cuộc khám nghiệm hiện trường điều tra làm rõ nguyên nhân vụ việc. Nạn nhân tử vong được xác định là Tr.Q.H (SN 2001, trú tại xã Phúc Thọ, huyện Nghi Lộc).


Khu vực rừng tràm nơi phát hiện thi thể nam thanh niên.

Quá trình điều tra, công an đã bắt giữ Nguyễn Văn Thành (SN 1986, trú tại xã Nghi Xuân, huyện Nghi Lộc) và Mạnh Lộc Chiến (SN 1998 trú tại xã Phúc Thọ, huyện Nghi Lộc) chỉ sau hơn 6 giờ xảy ra vụ án.Theo đó, vào khoảng 14h, ngày 25/10, Thành mang theo súng tự chế (dạng súng hơi bắn đạn chì) để đi bắn chim tại khu vực xóm 1, xã Nghi Xuân. Tại đây Thành phát hiện thấy Tr.Q.H điều khiển xe máy chở theo Mạnh Lộc Chiến cùng 1 bao tải đựng chó và một số dụng cụ phục vụ việc câu chó nên cầm điện thoại ra quay phim.

Phát hiện Thành đang quay phim, H và Chiến đã cầm 2 con dao dắt sẵn tại xe để dọa Thành. Khi H và Chiến vừa rời đi, Thành đã dùng súng tự chế hướng về phía hai người bóp cò. Hậu quả H bị trúng 2 phát đạn rồi lao xe vào bụi cây ven đường bất tỉnh. Sau đó, Thành và Chiến lập tức rời khỏi hiện trường. Cả hai bị bắt giữ sau đó.

Hiện vụ án đang được cơ quan điều tra tiếp tục làm rõ./.

 

Hàng trăm đồng đội tiễn đưa liệt sĩ công an hy sinh khi giúp dân chống lũ

Hàng trăm đồng đội tiễn đưa liệt sĩ công an hy sinh khi giúp dân chống lũ

“Sự hy sinh của đại úy Thắng thể hiện tinh thần dũng cảm, không quản ngại hiểm nguy, lấy nhiệm vụ cứu sống người dân đang gặp nạn lên trên hết…”

Đây là lời khẳng định của đại tá Lê Phương Nam – Phó Giám đốc Công an tỉnh Quảng Trị tại lễ truy điệu đại úy Trương Văn Thắng – cán bộ Công an xã Hướng Việt, huyện Hướng Hóa, hy sinh trong lúc thi hành nhiệm vụ giúp dân chống lũ lụt hôm 17/10.


Lãnh đạo tỉnh Quảng Trị và các lực lượng dự lễ truy điệu liệt sĩ Thắng.

Ngày 26/10, lãnh đạo tỉnh Quảng Trị, Công an tỉnh, Bộ chỉ huy BĐBP cùng hàng trăm cán bộ, chiến sĩ – đồng đội đã đến viếng, thắp nén nhang tiễn đưa liệt sĩ, đại úy Trương Văn Thắng về nơi an nghỉ tại quê nhà.

Ngày 17/10, trong lúc trực phòng chống lũ lụt, nhận được mệnh lệnh của cấp trên, đại úy Trương Văn Thắng cùng tổ công tác của xã Hướng Việt khẩn trương nhận nhiệm vụ tìm kiếm, cứu người dân đang lâm nguy, mất tích trong mưa bão. Trong quá trình cứu hộ, do bị đất đá sạt lở và nước lũ cuốn trôi, đại úy Thắng bị thương nặng và hy sinh.

Thời điểm ấy, do đường giao thông bị sạt lở nặng vì mưa lũ, xã Hướng Việt bị chia cắt, cô lập hoàn toàn nên công tác cứu nạn gặp nhiều khó khăn.

Ba ngày sau, đoàn công tác của Công an huyện Hướng Hóa phải đi bộ “cắt rừng” vào tận xã Hướng Việt để cõng đại úy Thắng trở về.

Lễ viếng và lễ truy điệu đại úy Trương Văn Thắng được tổ chức trọng thể tại Trung tâm thể thao tỉnh Quảng Trị.

Đại úy Thắng hy sinh để lại người vợ trẻ và đứa con nhỏ mới 16 tháng tuổi. Suốt lễ truy điệu, người vợ trẻ của liệt sĩ Thắng khóc không thành tiếng, những dòng nước mắt nghẹn ngào đau đớn khiến mọi người đều thương xót.

Phó giám đốc Công an tỉnh Quảng Trị ghi nhận những cống hiến của liệt sĩ.

Tại lễ truy điệu, đại tá Lê Phương Nam – Phó Giám đốc Công an tỉnh Quảng Trị cho biết, quá trình công tác, đại úy Thắng là cán bộ gương mẫu, luôn tận tụy và đầy trách nhiệm, phấn đấu hết mình cho công việc, luôn đặt lợi ích tập thể lên trên.

Người thân đau xót thắp nhang cho liệt sĩ.

Đại úy Thắng hy sinh khi tuổi đời còn rất trẻ, với bao ước mơ, hoài bão và khát vọng cống hiến nhiều hơn nữa cho sự nghiệp bảo vệ an ninh trật tự của quê hương.

Lãnh đạo Công an tỉnh Quảng Trị nhấn mạnh, “sự hy sinh của đại úy Thắng thể hiện tinh thần dũng cảm, không quản ngại hiểm nguy, lấy nhiệm vụ cứu sống người dân đang gặp nạn lên trên hết…”

Ông Trương Thế Kỷ – đại diện gia đình liệt sĩ Thắng bày tỏ niềm xót thương trước sự ra đi của con trai. Qua đó, ông cũng gửi lời cảm ơn chân thành đến chính quyền tỉnh Quảng Trị, Công an tỉnh đã tổ chức lễ tang cho đại úy Thắng trọng thể, chu đáo.

Đồng đội tiễn đưa liệt sĩ Thắng về nơi an nghỉ tại quê nhà.

Sau lễ truy điệu, linh cữu liệt sĩ Trương Văn Thắng được đưa về an táng tại quê hương ở xã Quảng Sơn, thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình.

 

25/10/20

THIỆN NGUYỆN - TẠI SAO PHẢI QUẢN LÝ?

 

Bắt nguồn từ bài viết trên fb cá nhân của Huy Đức Osin, anh em dân chủ và anh em báo chí đã quay sang đánh Nghị định 64 về cứu trợ. Anh em cho rằng, nhà nước không cho người dân cứu trợ đồng bào mình, rằng tất cả hàng cứu trợ phải quy về một mối để “cán bộ bớt xén”,… Anh chị em đúng là, biết đọc mà không biết hiểu, chỉ căn cứ vào vài dòng anh Huy Đức đưa lên là bị dắt mũi.




Nói như thế này, về cơ bản, pháp luật không cấm ai hoạt động thiện nguyện cả, trong NĐ64 cũng như vậy, thậm chí nêu rất rõ “Nhà nước khuyến khích, tôn vinh và tạo Điều kiện thuận lợi để các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước với tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái, lá lành đùm lá rách trong việc đóng góp và tổ chức vận động đóng góp” (Điều 2-NĐ).


Vấn đề là, hoạt động thiện nguyện rất dễ bị lợi dụng, làm sai lệch. Về khía cạnh an ninh, hoạt động thiện nguyện có thể bị anh em ba que lợi dụng để trao tiền tài trợ cho các đồng bọn ở trong nước. Ngay như đợt anh MC Lũ mà dân mạng hay nhắc tới, có thông tin cho rằng, trong số 21 tỷ nhà Lũ nhận được, có số tiền lớn từ nước ngoài gửi về để nhờ chuyển tới đội linh mục Nguyễn Thái Hợp, Đặng Hữu Nam,… để chúng tiếp tục kích động biểu tình chống Formosa đợt năm 2016. Thực tế, rất nhiều tổ chức phi chính phủ NGO được Mỹ và phương Tây tài trợ đã hoạt động ở Nga, Ucraina, Venezuena, mà mục đích chính là hỗ trợ cho các nhóm đối lập ở đây. Vậy không quản lý để đến khi chế độ bị lật đổ thì ai chịu trách nhiệm.


Không dừng lại đó, thiện nguyện còn có thể bị các công ty, đại gia lợi dụng để rửa tiền, đánh bóng tên tuổi, đưa tới những hành vi phản cảm mà người dân chính là những người chịu thiệt.


Thứ hai, thiện nguyện tự phát đưa tới việc phân phát nguồn lực xã hội không đều, đưa tới việc có người nhận được nhiều, có người nhận được ít. Xóm có 100 hộ dân, đoàn chỉ có 50 suất, vậy thì phân chia như thế nào; người không nhận được sẽ suy nghĩ ra sao. Hay các đoàn thiện nguyện hầu hết chỉ vào những khu vực dễ vào, còn vùng khó khăn, đi lại khó khăn, người dân lại không nhận được. Vậy quá lãng phí nguồn lực của xã hội hay không?


100 tỷ Thủy Tiên huy động được, rất đáng hoan nghênh, nhưng với cách làm hiện nay là cầm tiền phát cho từng hộ dân, thì có lẽ, đến mùa lũ năm sau, cô ấy vẫn chưa phát hết được. Chưa kể lý do an ninh, an toàn cho chính cô ấy trong quá trình thiện nguyện khi luôn cầm trên tay số tiền lớn. Vậy thì việc thành lập tổ chức thiện nguyện, giao cho người quản lý quỹ, có chi tiêu đàng hoàng, đăng ký với các cấp chính quyền để xem có những ai cần hỗ trợ, thế có phải dễ dàng thực hiện hơn không?


Và nên nhớ, không chỉ có VN mà các quốc gia khác như Mỹ, Anh, Trung Quốc,… đều có các quy định rất rõ về việc cứu trợ, tình nguyện. Đừng vì một hai thông tin chưa hoàn chỉnh trên mạng rồi quay sang chửi bới Nhà nước, thế đâu phải văn minh đâu.

KHÔNG NÊN NHỤC MẠ CHÍNH QUYỀN...

 

-Công văn số 983 ngày 14.10.2020 của UBND huyện Hải Lăng (Quảng Trị) đang bị một bộ phận cư dân mạng "mổ xẻ", "đập" tơi bời với tất cả những ngôn từ nặng nề, bẩn thỉu, hạ tiện nhất.|

-Nội dung Công văn đề nghị các đoàn thiện nguyện liên hệ với chính quyền địa phương, để tập hợp, trao tận tay người dân cần ứng cứu, bảo đảm an toàn, công khai, minh bạch, công bằng. Còn nếu ai muốn trao thì địa phương đưa đi, bảo đảm tuyệt đối an toàn.




-Đề nghị như trên là hợp lý, bởi vì trao quà từ thiện tự phát sẽ dẫn đến bất cập, thiếu cân bằng: người thì nhận được quá nhiều, người thì không có; cái không cần thì dân nhận được nhiều, cái thiếu thì không có.; nơi thuận lợi giao thông thì có quà, nơi khó khăn không có. 

-Đặc biệt, hiện nhiều nơi đường sá, sông nước tiềm ẩn nguy hiểm rất lớn, nếu đoàn tự đi có thể lạc đường, tai nạn, tử vong.

-Trong hoàn cảnh thiên tai, cứu dân là mục tiêu cao nhất, hệ thống chính trị địa phương đã vào cuộc, quay cuồng vì nhiệm vụ chung.

-Không nên quy kết, quy chụp họ, nếu chỉ dựa vào vài thông tin cá biệt và định kiến "cán bộ là xấu"...

P/s: Làm từ thiện là vô cùng đáng quý, nhưng cũng đừng xúc phạm, thóa mạ chính quyền địa phương, mà hãy sát cánh, đồng hành, chia sẻ với họ, việc làm từ thiện sẽ hiệu quả hơn rất nhiều so với tự phát.

FB nhà báo Trần Quang Đại, báo Lao động

23/10/20

CẤP BẰNG TỔ QUỐC GHI CÔNG VÀ TRUY TẶNG HUÂN CHƯƠNG BẢO VỆ TỔ QUỐC HẠNG NHÌ CHO LIỆT SỸ TRƯƠNG VĂN THẮNG


Trước đó, ngày 17/10, UBND xã Hướng Việt nhận được thông tin một số người dân bị mất tích trong mưa lũ.


Lập tức, chủ tịch UBND xã huy động lực lượng cứu hộ, trong đó có Đại úy Trương Văn Thắng. Quá trình cứu hộ nhân dân bị mất tích, Đại úy Trương Văn Thắng bị nước lũ cuốn trôi và hy sinh



Đồng chí Trương Văn Thắng quê quán xã Quảng Sơn, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình.


---

️🎖️ Ngày 20/10, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã ký quyết định truy tặng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhì cho Đại úy Trương Văn Thắng, Công an viên, xã Hướng Việt, Công an huyện Hướng Hóa, Công an tỉnh Quảng Trị, Bộ Công an.


️🎖️ Ngày 22/10, Thủ tướng quyết định cấp Bằng “Tổ quốc ghi công” cho Liệt sĩ Trương Văn Thắng, Đại úy Công an xã Hướng Việt, Công an huyện Hướng Hóa, Công an tỉnh Quảng Trị, Bộ Công an. 


Nguồn: Thông tin Chính phủ. 

NHÌN NHẬN ĐÚNG BẢN CHẤT VẤN ĐỀ ĐỂ KHÔNG HÙA THEO NHỮNG LUẬN ĐIỆU SAI TRÁI

 


Vì nhiệm vụ ứng cứu nhân dân trong bão lũ, vì sự bình yên của Tổ quốc mà vừa qua ở vùng lũ dữ miền Trung đã có 33 cán bộ, chiến sĩ quân đội hy sinh. Có đồng chí là cán bộ cấp tướng, có những chiến sĩ mới ở tuổi đôi mươi...


Tất cả đều không quản ngại nguy hiểm, gian lao, sẵn sàng vào nơi khó khăn, hiểm nguy nhất với tinh thần vì nhân dân phục vụ. Họ ngã xuống không chỉ là mất mát rất lớn đối với quân đội, gia đình, người thân, mà nhân dân cả nước đều xót xa, trân trọng trước sự hy sinh ấy! Vậy mà...

1. Cả nước dõi theo từng dòng tin tức, nhưng phép màu đã không đến với 13 cán bộ đi làm nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn ở công trình Thủy điện Rào Trăng 3 (tỉnh Thừa Thiên - Huế) và 22 cán bộ, chiến sĩ ở Đoàn Kinh tế -Quốc phòng 337 (Quân khu 4). Đó là những ngày “người tuôn nước mắt, trời tuôn mưa”. Vậy mà mấy ngày qua vẫn có những tiếng nói lạc lõng, thiếu thiện chí: “Có cần thiết phải để những vị tướng vào vùng lũ để rồi tử nạn không?... “Suất” đó dành cho chiến sĩ trẻ, khỏe thì tốt hơn”...

Trên Facebook của một người tên là “Thinh Nguyen” đã rất xấc xược, vô cảm khi nói về sự hy sinh của các cán bộ, chiến sĩ. Cũng như mọi lần khác, chỉ chờ những sự cố như thế, một số kẻ lại “tiền hô hậu ủng” bằng những lời lẽ rất khó nghe. Những lời lẽ ấy dường như đã nằm trong thuyết âm mưu của những kẻ luôn hằn học với đất nước, quân đội, luôn “đâm bị thóc, chọc bị gạo”.

Như một nhà báo kỳ cựu đã nhận định: “Họ muốn xóa nhòa những điều cao đẹp thành câu chuyện đen tối, để đổ lỗi cho thể chế...”. Trong câu chuyện lần này, có kẻ dựng hẳn lên một thuyết âm mưu phải nói là “rất bẩn” rằng, sở dĩ có vị tướng tiên phong đi cứu nạn ở Thủy điện Rào Trăng 3 là do vị tướng ấy có cổ phần ở công ty thủy điện này(!). Một sự bịa đặt tráo trở. Trong số những kẻ vừa lên tiếng xấc xược trên mạng xã hội đó, dư luận không lạ gì họ vì cách đây chưa lâu, chính những người này từng hằn học với giọng điệu “lương bộ đội vì sao cao thế?”. Nhưng, khi làm nhiệm vụ khó khăn, gian khổ, nguy hiểm, lực lượng quân đội hy sinh mất mát thì họ lại lờ đi chuyện "lương cao".

Thảm họa thiên tai là bất khả kháng. Ấy vậy mà một số "anh hùng bàn phím" lại lên giọng đổ lỗi cho thế này thế nọ... để cuối cùng quay vào chỉ trích chế độ. Chúng cố tình đi ngược dòng dư luận nhằm mục đích "câu view", "câu like" và phá hoại đất nước ta. Xin dẫn lại lời một đồng nghiệp của chúng tôi: “Với thảm họa mưa lũ, chúng ta không thể nói trước được điều gì vì ra giữa mưa lũ là như ra chiến trường. Vì vậy, đừng ai nằm trong chăn ấm, đệm êm để đặt giả thiết này nọ với người ra trận".

2. Nhiều năm trực tiếp đi tìm hiểu, đưa tin, thâm nhập cơ sở về nhiệm vụ tuyển chọn, gọi công dân nhập ngũ nên chúng tôi không bất ngờ với thực tế cứ đến mùa tuyển quân thì lại có tình trạng một bộ phận thanh niên tìm cách trốn tránh nghĩa vụ quân sự. Có những gia đình giấu nơi con đang làm việc; có thanh niên trốn đi làm ăn xa không tin tức hay dùng những chiêu trò để không đủ tiêu chuẩn sức khỏe... Vì sao họ trốn nghĩa vụ quân sự? Không khó để trả lời: Họ ngại khó khăn, gian khổ. Họ đùn đẩy khó khăn cho người khác. Họ muốn ở nhà để làm kinh tế hoặc chỉ để hưởng thụ, rong chơi... Thử hỏi, những “anh hùng bàn phím” kia có sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ quân sự ở những nơi gian khổ, hy sinh hay lại tìm cách "lỉnh"?

Cũng nhiều năm theo dõi công tác tuyển sinh đại học, chúng tôi thấy rằng, dù các trường quân đội đã tìm nhiều cách để thu hút thí sinh nhưng số người đăng ký thi vào những trường này có xu hướng ngày càng giảm, đặc biệt là rất ít con em những nhà và thu nhập không cao. Hãy thử hình dung, khi có những tình huống khẩn cấp, lúc nguy nan, thậm chí biết có thể hy sinh cả tính mạng như trường hợp các cán bộ, chiến sĩ đi cứu dân ở công trình Thủy điện Rào Trăng 3 vừa qua thì các "anh hùng bàn phím" sẽ phản ứng ra sao? 

Ngay thời điểm này, khi bão lũ đang gây những thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng cho các tỉnh miền Trung, hàng chục nghìn nhà dân chìm trong nước lũ, hàng vạn người thiếu lương thực, nước uống, nhu yếu phẩm, tính mạng bị đe dọa, càng thấy rõ vai trò quan trọng của lực lượng vũ trang. Hàng vạn cán bộ, chiến sĩ quân đội có mặt ở khắp nơi, mọi địa điểm, khu vực gian nguy nhất để cứu giúp nhân dân, bất kể đêm hôm di dời người và tài sản ra khỏi vùng nguy hiểm, cứu trợ bà con qua cơn đói rét, rồi lại nỗ lực giúp các địa phương khắc phục hậu quả thiên tai để nhân dân sớm ổn định cuộc sống... Trong khi không ít gia đình cán bộ, chiến sĩ cũng đang chịu cảnh ngập lụt, thiệt hại mà họ vẫn ở lại đơn vị ứng trực 24/24h, sẵn sàng đi ứng cứu nhân dân và dầm mình nơi lũ dữ dù biết là nguy hiểm. 

3. Từng có ý kiến rằng: “Quân đội làm gì mà lương cao thế?", “Thời bình cần gì nhiều bộ đội thế?”. Thậm chí câu chuyện lương của bộ đội thỉnh thoảng lại bị đem ra tỵ nạnh, so sánh. Về vấn đề này, nhiều chuyên gia, các nhà làm chính sách và thực tế đã chứng minh: Lương của bộ đội không cao. Quân đội là lực lượng lao động đặc biệt, rất căng thẳng về thể lực và trí lực. Họ không có khái niệm làm việc 8 giờ hành chính mà cao hơn thế rất nhiều. Họ làm việc, trực sẵn sàng chiến đấu cả ngày lẫn đêm (24/24h), luôn trong trạng thái tâm lý căng thẳng, có lệnh là lập tức lên đường, làm những nhiệm vụ có thể phải đối mặt với hiểm nguy, thậm chí sẵn sàng hy sinh tính mạng của mình.

Lao động của quân đội là lao động xương máu. Đó là chưa kể, những ngày nghỉ lễ, tết và thứ bảy, chủ nhật, chỉ rất ít quân nhân được về nhà và nếu có được nghỉ phép, về tranh thủ thì cũng phải lập tức quay lại đơn vị khi có lệnh, ví dụ như khi đơn vị triệu tập đi cứu nhân dân lúc thiên tai, hoạn nạn. Mấy ai là bộ đội mà có thể giúp đỡ vợ con việc nhà và tranh thủ làm thêm? Mấy ai hiểu những thiệt thòi, hy sinh về tình cảm của các gia đình bộ đội?...

Trả lời kiến nghị của cử tri gửi đến Quốc hội sau kỳ họp thứ tám, Quốc hội khóa XIV, Bộ Nội vụ cho biết: Lực lượng vũ trang (quân đội, công an) là ngành lao động đặc biệt, yêu cầu phải thường xuyên tập trung làm nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, cứu hộ, cứu nạn, cứu trợ khi xảy ra thảm họa, thiên tai, đóng quân trên các địa bàn khó khăn, phần lớn xa gia đình, sống và sinh hoạt tập thể trong doanh trại, tiếp xúc với môi trường độc hại, vũ khí, khí tài quân sự, đối diện hiểm nguy.

Ngoài ra, lực lượng vũ trang phải “tuyệt đối phục tùng mệnh lệnh cấp trên”; trong những trường hợp cần thiết, mệnh lệnh cấp trên chính là mệnh lệnh của quốc gia - dân tộc, mọi quân nhân, công an nhân dân có nghĩa vụ thực thi với trách nhiệm cao nhất không kể ngày đêm, kể cả nguy hiểm đến tính mạng... Theo đó, bảng lương hiện hành của lực lượng vũ trang ở nước ta được thiết kế riêng và cao hơn công chức là phù hợp với đặc điểm lao động của Quân đội nhân dân, Công an nhân dân, và cũng phù hợp với xu hướng của nhiều nước trên thế giới.

Những người cho rằng bộ đội lương cao chắc chắn chưa hiểu về đời sống và công việc của bộ đội. Còn nhớ, nhiều năm trước, Thượng tướng Nguyễn Trọng Xuyên (nguyên Thứ trưởng Thường trực Bộ Quốc phòng, nguyên đại biểu Quốc hội khóa VIII, IX) đã bất đắc dĩ phải lên tiếng khi một số đại biểu Quốc hội trong lúc thảo luận thông qua Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam lại thắc mắc rằng: “Thời bình rồi, làm gì mà sĩ quan quân đội hưởng lương cao thế...”. Chính vị tướng ấy đã chỉ ra rằng: Dù đang ngồi họp đây, nếu có chiến sự xảy ra, chúng tôi sẽ là người rời nghị trường ra ngay mặt trận, và có thể ngày mai sẽ hy sinh trên chiến trường. Vậy có ai muốn hưởng mức lương cao để làm nhiệm vụ như thế không?...

Đồng chí Nguyễn Hồng Vinh, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương đã nhiều lần phân tích tính chất lao động đặc biệt của cán bộ, chiến sĩ quân đội. Tại buổi tọa đàm “Quân khu 2 đinh ninh lời Bác dạy” tổ chức tháng 5-2018, đồng chí đã nhấn mạnh rằng, càng trong những tình huống gian khổ, khẩn cấp, hiểm nghèo, càng thấy rõ vai trò đặc biệt quan trọng của quân đội.

Những ngày này, cả nước hướng về miền Trung đang oằn mình trong lũ dữ. Cũng lúc này, hàng triệu người ngậm ngùi, khóc thương sự hy sinh của các cán bộ, chiến sĩ vì nhiệm vụ với Tổ quốc, với nhân dân mà mãi mãi không về. Đất nước, dân tộc, quân đội, nhân dân không bao giờ quên sự hy sinh, mất mát to lớn ấy. Những kẻ chỉ rình cơ hội để tìm mọi cách "bôi đen" một cách hèn hạ, bất chấp phẩm giá, lương tri, bất chấp cả lý và tình thì rõ ràng là đã "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" rất nặng, pháp luật cần thẳng tay nghiêm trị. Bên cạnh đó, mọi người cần suy nghĩ thật chín chắn, nhìn nhận đúng bản chất vấn đề để không a dua, hùa theo những luận điệu xuyên tạc, sai trái, làm mất uy tín của chính mình và gây tổn hại danh dự của những cán bộ, chiến sĩ hy sinh vì Tổ quốc, vì nhân dân nói riêng, Bộ đội Cụ Hồ nói chung - những người mà cả gia đình đã phải chịu nhiều thiệt thòi để đất nước bình yên, nhân dân hạnh phúc.

Cre Nguyễn Đình Tới

THIỆN NGUYỆN LÀ TỐT, NHƯNG NÊN THIỆN TỪ TÂM CHỨ KHÔNG PHẢI "PHONG TRÀO"

 

Mình vừa từ miền trung về, cáu quá anh em ạ!!


Chuyện là như thế này, bọn mình được điều vào Quảng Trị cách đây hơn tuần đúng lúc lũ căng nhất để làm tin (mình là phóng viên). Bên mình phối hợp với các anh biên phòng đi lại khá vất vả.


Mình cũng gặp khá nhiều các mạnh thường quân hết sức nhiệt huyết và tốt bụng. Tuy nhiên, cũng gặp vài thành phần rất bố đời mẹ thiên hạ và đúng chuẩn kiểu làm từ thiện “phong trào”.


Cách đây 3 hôm, khi 3 tàu nhỏ của các anh biên phòng vừa về và neo đậu trực chiến ở gần một uỷ ban xã. Có một đoàn từ thiện có 1 xe tải ra thuyết phục các anh biên phòng chở người và mỳ tôm vào phát cho dân.



Tuy nhiên các anh biên phòng không đồng ý, và đã giải thích là tàu này là của bộ đội đang ứng trực, chỉ sử dụng trong trường hợp khẩn cấp như “cứu người, đưa đón lãnh đạo khảo sát địa hình để ứng phó lũ...”


Thế là đám người này rút thi nhau rút điện thoại ra quay phim, phát trực tiếp “chào đồng bào, chúng tôi từ xa đến đây cứu trợ nhưng cán bộ không giúp đỡ ... các bạn xem đi... tôi sẽ quay cận cảnh.. làm người thế mà cũng làm được”.


Các anh bộ đội cũng chẳng nói lại gần chục cái mồm nên rút vào trong sân không thèm đôi co. 20 phút sau, phía sâu trong xã có điện thoại ra điều gấp 1 tàu nhỏ vào trong để đưa 1 sản phụ trở dạ (lúc này trời mưa to, nước chảy siết pv mình cũng không được phép theo luôn) lúc ý các anh vừa ăn đc nửa gói mỳ tôm sống , gói lại buộc thun nhét vào ngực...chắc tính tý ăn tiếp. 15 phút nữa thì 2 tàu nhỏ cũng được lệnh dời đi kiểm tra hai phía quả đồi có nguy cơ sạt lở.


Mình ở lại uỷ ban, các mạnh thường quân phong trào lúc ý mới thuê được thuyền của dân và vẫn phát trực tiếp “các bạn thấy không? Chúng tôi phải bỏ tiền túi ra thuê thuyền cứu trợ... còn tàu của cán bộ để không rồi thấy bị quay phim thì bỏ chạy. Cán bộ toàn ngồi chơi , chỉ có dân mình tự cứu nhau thôi”....


Đã thiện mà tâm không nguyện thì cũng như không. Quân đội họ có nhiệm vụ riêng của mình, không phải công cụ chở các bạn vào phát mỳ để quay phim chụp ảnh làm màu trên fb. Đừng bao giờ mở mồm ra bảo các anh ấy chỉ ngồi chơi thôi, từ đầu cơn bão đến giờ thử tính xem bao nhiêu đồng chí hy sinh? Bao nhiêu nghìn lính đang trực chiến cứu và di tản hàng chục nghìn người... họ làm nhiều lắm bạn ạ chỉ là họ không phát trực tiếp thôi.


P/s: Mình có đầy đủ clip và hình ảnh nhưng xin phép không up vì dù sao các bạn cũng có lòng giúp bà con. Đừng trách các chú bộ đội và công an ở đây, họ cực lắm...

---

Nguồn: Hoàng Tuân

LẠI CHUYỆN XUYÊN TẠC CỨU TRỢ MÙA LŨ 😠😠!!

Không hề có chuyện đoàn thiện nguyện bị nhà thuyền chặt chém đến nỗi phải thả hàng cứu trợ trôi theo dòng nước như lũ kền kền, vong nô, phản động xuyên tạc.




Sự thật là xuồng chở 6 người của đoàn thiện nguyện bị lật úp, hàng hoá trôi theo dòng nước và rất may quân đội đã kịp thời cứu hộ nên không ai bị thương.


Sự việc chỉ có thế nhưng bị đám kền kền, vong nô, phản động tiếp tục xào nấu thành đoàn thiện nguyện bị chặt chém phải thả hàng cứu trợ trôi theo dòng nước để xuyên tạc, kích động chống phá.


Ps: Không xuyên tạc không phải là là 3 que xỏ lá. Mọi người nên cảnh giác trước các thông tin kiểu như vậy !!


NH

22/10/20

Không để ai bị bỏ lại phía sau!



THỦ TƯỚNG PHÁT ĐỘNG CẢ NƯỚC CHUNG TAY VÌ NGƯỜI NGHÈO, SAU 2 TIẾNG GÓP ĐƯỢC GẦN 2400 TỶ

Hưởng ứng phong trào “Cả nước chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau” do Thủ tướng Chính phủ phát động, để tiếp tục cùng Đảng, Nhà nước chăm lo tốt hơn cho các gia đình chính sách, hộ nghèo, vùng nghèo, đồng bào bị thiệt hại do thiên tai, vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số, tối 17-10, tại Hà Nội, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Ban Chỉ đạo Trung ương các Chương trình mục tiêu quốc gia và Đài Truyền hình Việt Nam phối hợp tổ chức chương trình “Cả nước chung tay vì người nghèo” năm 2020.

Chỉ từ 18h00 đến 20h00, số lượng các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, nhà hảo tâm ở trong và ngoài nước đến ủng hộ chương trình đã lên tới gần 200 đơn vị. Tại chương trình, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng các đồng chí Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, lãnh đạo các bộ, ban, ngành, đoàn thể đã trực tiếp quyên góp ủng hộ đồng bào miền Trung đang bị ảnh hưởng bởi bão lũ.


Tại chương trình, đã có hơn 220 đơn vị, tổ chức, cá nhân ủng hộ và cam kết ủng hộ Quỹ "Vì người nghèo" và Chương trình an sinh xã hội với số tiền gần 2.400 tỷ đồng.

Trước đó, trong ngày 17/10, Quỹ Thiện Tâm đại diện cho Tập đoàn Vingroup cam kết ủng hộ 320 tỷ đồng cho Quỹ An sinh xã hội và Quỹ Vì người nghèo của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Đây là hoạt động thường niên của Quỹ nhằm hưởng ứng cuộc vận động "Cả nước chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau".

Từ những hỗ trợ kịp thời đó mà hàng triệu người nghèo trên cả nước có cơ hội cải thiện cuộc sống, vươn lên thoát nghèo làm giàu. Một phần ngân sách này cũng được trích ra để cứu trợ khẩn cấp cho các chương trình ứng cứu lũ lụt, hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai.

Cuối cùng, dành cho các bạn so sánh Thủy Tiên và MTTQ.
Thứ 1. Cả 2 đều tốt. Quyên góp cho TT cũng tốt mà MT cũng tốt.
Thứ 2. So sánh khập khiễng về cả sự hiệu quả, quy mô.
Thứ 3. Minh bạch?. Tùy bạn nghĩ. Nhưng Thủy Tiên không tự làm hết được, cô ấy phải giao ra cho các tổ chức tự phát, và vụ bị họ ăn chặn 40% tiền cứu trợ vừa qua thật đáng tiếc.

Mưa bão thiên tai xưa nay miền trung đều được cả nước dành tình thương yêu hỗ trợ. Hãy khách quan mà nhìn nhận những gì các cơ quan tổ chức đã làm bấy lâu nay. Đặc biệt là bộ đội.

21/10/20

VAI TRÒ CỦA CÔNG AN, QUÂN ĐỘI KHÔNG GÌ CÓ THỂ ĐỊNH LƯỢNG ĐƯỢC

 

Đã bao lần tôi đã nghe được những dòng tin nhắn, hay comment trên mạng xã hội nói rằng: “Công an hèn, chỉ biết ăn tiền của dân,”; “ nào là lương công an, quân đội là quá cao so với nhiều ngành khác”. Vâng, đấy chỉ là những luận điệu của những kẻ bất mãn, thiếu học thức. Chắc hẳn, ai cũng buồn khi nghe những dòng này…



Hãy nhìn xem, khúc ruột miền Trung đang căng mình chống lũ, trận lũ phá vỡ kỉ lục từ trước đến nay. Công an, quân đội là những người đi đầu trong đợt lũ này; họ là những lực lượng nòng cốt, sự hi sinh của họ là vô hạn, không thể định lượng được bằng kim tiền. Sự hi sinh của 13 chiến sĩ tại Rào Trăng 3 đó là sự hi sinh quá lớn, thầm lặng nhưng mà cao cả. Bầu trời Rào Trăng khóc thương cho sự hi sinh ấy. Đây là nỗi đau, mất mát chung của nhân dân Việt Nam ta, cầu cho phép màu nhiệm xảy ra, để họ trở về, tiếp tục phục vụ nhân dân như họ đã từng làm nhưng mà rồi lại thất vọng, buồn thương… Không chỉ vậy, hàng giờ, hàng ngày chúng ta tìm kiếm 22 đồng đội tại Đoàn KT-QP 337 đóng tại Quảng Trị. Vẫn còn nhiều cán bộ, chiến sĩ vẫn đang bị chôn vùi, hình hài vẫn chưa tìm thấy…


Tại các tỉnh miền Trung, hàng ngàn cán bộ, chiến sĩ trực tiếp đi các nhà dân; với các phương tiện như xe cứu nạn cứu hộ, cano, ghe máy, di dời các hộ dân ở vùng xung yếu, thấp trũng đến nơi an toàn. Bên cạnh đó, công tác hỗ trợ các nhu yếu phẩm như mì tôm, gạo, nước uống… cho người dân vùng ngập lụt cũng đã được lực lượng phối hợp với chính quyền địa phương khẩn trương triển khai thực hiện. Tại các địa bàn ngập lụt sâu, các CB, CS đã sử dụng ghe, đò, ca nô… để vận chuyển nhu yếu phẩm hỗ trợ kịp thời cho người dân vùng lũ.


Quân đội nhân dân và Công an nhân dân là những người xông pha trên tuyến đầu, hy sinh cả tính mạng của mình, thức cho dân ngon giấc, gác cho giang sơn an bình.

Lương cao ư? Chẳng đáng gì những thứ họ đã phải bỏ ra.

#HungGauKhua

KHOẢNH KHẮC CHIẾN SĨ CÔNG AN BẾ BÉ GÁI GÃY TAY VỘI VÃ LÊN Ô TÔ TỚI BỆNH VIỆN TRONG CƠN MƯA LŨ QUẢNG BÌNH GÂY XÚC ĐỘNG

 


Mới đây, hình ảnh một đồng chí công an đang bế cháu bé bị gãy tay, đội mưa gió nhanh chóng di chuyển đến nơi an toàn để chăm sóc sức khỏe đã khiến nhiều người xúc động.



Theo tìm hiểu được biết, người ôm cháu bé trong hình là Thượng tá Lê Văn Hóa - Trưởng Công an Thị xã Ba Đồn. Cháu bé không may bị gãy tay, đã được nẹp cố định, băng bó cơ bản vừa được đưa từ dưới ca nô lên đất liền.


19/10/20

HÌNH ẢNH XÉ RUỘT GAN NƠI TÌM KIẾM 22 CÁN BỘ CHIẾN SỸ BỊ VÙI LẤP Ở QUẢNG TRỊ

 


16h chiều 18/10, công tác tìm kiếm 22 cán bộ chiến sỹ bị vùi lập ở Quảng Trị vẫn đang diễn ra khẩn trương. Lần lượt, thi thể của các đồng đội được khiêng ra khỏi đống đổ nát khiến ai cũng nhói lòng.


15h20 chiều nay (18/10), lực lượng cứu hộ cứu nạn vẫn đang tích cực tìm kiếm những cán bộ chiến sỹ bị vùi lấp. Hiện đã tìm thấy và đưa ra ngoài 11 thì thể cán bộ chiến sỹ đoàn Kinh tế Quốc phòng 337.




Một cán bộ đội tìm kiếm cho biết, do không có máy móc nên lực lượng cứu hộ phải dùng tay để đào bới, lật từng tấm đá, đống đất để tìm kiếm - với hy vọng không đụng tới thân thể đồng đội...


Tay đào bới đến đâu thì xuất hiện tư trang, đồ dùng của 27 cán bộ chiến sỹ bị vùi lấp trong đống đổ nát.


Mỗi khi phát hiện thi thể, mọi người phải cầm lòng để cố gắng đưa ra một cách vẹn toàn nhất cho các anh.


“Những tư trang quân nhân, vật dụng quen thuộc, quân trang quân dụng của người quân nhân cũng được chúng tôi đưa ra, sắp lại để còn gửi kèm thi thể đồng đội” - lời kể của cán bộ.


Nhiều điểm sạt lở gây khó cho công tác tìm kiếm


Trời chiều đổ mưa khiến cho công việc tìm kiếm gặp nhiều khó khăn. Tuyến đường dẫn vào điểm đóng quân đoàn 337 vẫn chưa thể thông do nhiều điểm sạt lở. Hàng chục phương tiện, máy móc nằm chờ thời điểm thông tuyến để vào cứu hộ.


Quan sát ở hiện trường, lực lượng cứu hộ với phương tiện thô sơ và xe cơ giới, đào nhẹ từng lớp đất để tìm kiếm các cán bộ, chiến sĩ bị nạn. Những nhát xẻng không dám xúc mạnh, bởi họ biết, có thể dưới lớp đất kia là thi thể đồng đội của họ đang nằm.


Mưa chiều nặng hạt. Một màu u ám bao trùm cả núi rừng miền Tây Quảng Trị.


Thi thể của các anh tìm thấy, đồng đội vội vàng chắp tay khấn vội, xin đưa các anh ra ngoài. Bế anh lên cáng khi chân tay lạnh buốt. Đồng đội đắp vội cho anh tấm chăn mỏng rồi lặng lẽ khiêng ra, xếp thành hàng, nằm bất động.


Cách hiện trường mấy chục mét. Tiếng người thân gọi tên các anh, tiếng khóc như ai oán xe nát cả trời chiều...

18/10/20

XIN PHÉP ĐỂ ĐIỆN THOẠI Ở CHẾ ĐỘ CÓ CHUÔNG VÌ ĐANG PHẢI CHỈ HUY QUÂN ĐỘI

Trong buổi gặp mặt thân nhân các gia đình 13 liệt sĩ trước lễ viếng, truy điệu 13 liệt sĩ hy sinh trong khi tìm kiếm cứu nạn Thủy điện Rào Trăng 3 tổ chức tại TP Huế sáng nay,Thượng tướng Phan Văn Giang, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam,Thứ trưởng Bộ Quốc phòng cho biết lúc 1 giờ sáng ngày 18/10, trên địa bàn Quân khu 4, tại xã Hướng Phùng, Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị tiếp tục xảy ra lở đất, lở núi, sạt núi. Hơn 20 cán bộ, chiến sĩ bị vùi trong đất.



Thượng tướng Phan Văn Giang cho biết,ông cùng nhiều cán bộ, sĩ quan của Bộ Quốc phòng,Quân khu 4 và địa phương lại thêm một đêm thức trắng.


Thượng tướng Phan Văn Giang xin phép để điện thoại ở chế độ có chuông,vì đang phải chỉ huy quân đội.


Tất cả người dân Việt Nam đều mang tâm trạng hướng về miền Trung như vậy.Mong rằng mọi thứ sẽ sớm qua, mất mang đau thương sẽ dừng lại.

Vụ sạt lỡ tại tỉnh Quảng Trị

 Đến 13 giờ 20 phút, lực lượng chức năng đã tìm được 10 thi thể trong vụ sạt lở đất, vùi lấp 22 cán bộ, chiến sĩ của Đoàn Kinh tế - Quốc phòng 337 (Đoàn 337). 




Danh sách 22 cán bộ, chiến sĩ Sư đoàn 337 mất tích do sạt lở

1. Lê Hương Trà (36 tuổi, quê Hà Tĩnh) - Trung úy Quân nhân chuyên nghiệp

2. Trần Văn Toàn (37 tuổi, quê Nghệ An) - Trung úy Quân nhân chuyên nghiệp

3. Nguyễn Văn Thu (36 tuổi, quê Nghệ An) - Trung úy Quân nhân chuyên nghiệp

4. Lê Đức Thiện (40 tuổi, quê Thanh Hóa) - Thượng úy

5. Trần Quốc Dũng (36 tuổi, quê Hà Tĩnh) - Thượng úy Quân nhân chuyên nghiệp

6. Lê Cao Cường (37 tuổi, quê Nghệ An) - Trung úy Quân nhân chuyên nghiệp

7. Nguyễn Cao Cường (43 tuổi, quê Hà Tĩnh) - Thiếu tá

8. Nguyễn Cảnh Trung (42 tuổi, quê Nghệ An) - Thiếu tá Quân nhân chuyên nghiệp

9. Bùi Đình Toàn (50 tuổi, quê Nghệ An) - Thiếu tá Quân nhân chuyên nghiệp

10. Ngô Bá Văn (36 tuổi, quê Hà Tĩnh) - Trung úy Quân nhân chuyên nghiệp

11. Lê Văn Quế (49 tuổi, quê Quảng Trị) - Thượng tá

12. Lê Đức Hải (31 tuổi, quê Quảng Bình) - Trung úy

13. Phùng Thanh Tùng (41 tuổi, quê Nghệ An) - Thiếu tá

14. Phạm Ngọc Quyết (43 tuổi, quê Quảng Trị) - Thiếu tá Quân nhân chuyên nghiệp

15. Cao Văn Thắng (23 tuổi, quê Hà Tĩnh) - chiến sĩ

16. Lê Tuấn Anh (20 tuổi, quê Quảng Trị) - chiến sĩ

17. Nguyễn Anh Duy - chiến sĩ

18. Phạm Văn Thái (20 tuổi, quê Quảng Bình) - chiến sĩ

19. Hồ Văn Nguyên  (22 tuổi, quê Quảng Trị) - chiến sĩ

20. Lê Sỹ Siêu - chiến sĩ

21. Lê Thế Linh - chiến sĩ

22. Nguyễn Quang Sơn - chiến sĩ

________

Theo Báo Thanh Niên

LÁ VÀNG ĐƯA TIỄN LÁ XANH

Mẹ liệt sĩ Trần Minh Hải - một trong 13 cán bộ chiến sĩ hy sinh khi làm nhiệm vụ cứu hộ cứu nạn hôm 13/10 được cõng ra bên ngoài nhà tang lễ vì sức khỏe yếu.


Sáng nay, ngày 18/10 Lễ viếng 13 chiến sĩ, cán bộ không chỉ có những người mặc áo lính mà còn nhiều cơ quan, đơn vị. Những đoàn người nối nhau bước vào trong nhà tang lễ trang nghiêm, bước qua 13 quan tài phủ lá cờ Tổ quốc. Trong vô vàn những giọt lệ tiếc thương ấy, có nỗi đau quặn thắt của những ông bố, bà mẹ mất con... phải chịu cảnh "Lá vàng đưa tiễn lá xanh", những mái đầu điểm bạc đưa tiễn tóc xanh về trời.




Sau đây, xin trích một đoạn trong bài thơ "Lời nhắn từ biển sâu" của tác giả Nguyễn Văn Chiển:


"Khuya rồi

Sao mẹ còn chưa ngủ?

Đừng chờ con nữa

Con không về đâu


Mẹ ơi!


Con ở đây có đồng đội rồi

Biển mùa này cũng ấm

Dưới đáy đại dương sâu thẳm

Con chỉ mong mẹ bớt buồn đau.


Con biết, mẹ sẽ chẳng trách con đâu

Tội bất hiếu bỏ cha mẹ già đi trước

Lá vàng xin đừng thêm gầy guộc

Dưới đáy sâu lá xanh lại đau hơn.


Cha mẹ sinh ra con

Nhưng thân thể con lại thuộc về nơi khác

Đời binh nghiệp có sá chi tên bay đạn lạc

Con có ngã xuống đâu cũng vì ước mong đất nước thanh bình".


Xin kính cẩn nghiêng mình trước các anh và gửi tới gia quyến các anh lời chia buồn sâu sắc nhất.!


#TTTTCPĐ

LỄ VIẾNG 13 ĐỒNG CHÍ HY SINH TRONG LÚC LÀM NHIỆM VỤ TẠI RÀO TRĂNG


-------
Lễ viếng 11 sĩ quan và hai cán bộ dân sự hy sinh ở trạm kiểm lâm 67 diễn ra tại Nhà tang lễ Bệnh viện Quân y 268, từ 7h sáng 18/10.

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng dẫn đầu Đoàn Đại biểu Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội, lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế bắt đầu Lễ viếng chính thức...


Việc chuẩn bị tang lễ 13 cán bộ hy sinh ở trạm kiểm lâm 67 đã sẵn sàng từ chiều qua 17/10. Tối cùng ngày, lễ cầu siêu, tưởng niệm 13 liệt sỹ diễn ra với các nghi thức truyền thống.

6h sáng nay, gia đình đã vào viếng các chiến sĩ. 13 linh cữu được phủ Quốc kỳ, phía trước là di ảnh của các liệt sĩ.

Lễ viếng diễn ra từ 7 - 11h; lễ truy điệu từ 11-12h; sau đó là lễ di quan về các địa phương. Chương trình tang lễ của từng liệt sĩ sẽ do cá c địa phương thực hiện.


15/10/20

DANH SÁCH 13 CÁN BỘ, CHIẾN SĨ HY SINH KHI THAM GIA CỨU NẠN THỦY ĐIỆN RÀO TRĂNG 3

1. Thiếu tướng Nguyễn Văn Man, Phó Tư lệnh Quân khu 4;


2. Trung tá Nguyễn Tiến Dũng, Phó Trưởng phòng Tác chiến, Quân khu 4;


3. Trung tá Bùi Phi Công, Cục phó Cục Hậu cần, Quân khu 4;


4. Thượng tá Hoàng Mai Vui, Phó Trưởng phòng Xe máy cục Kỹ thuật, Quân khu 4


5. Trung tá Lê Tất Thắng, Phó Lữ đoàn trưởng, Lữ đoàn TT 80, Quân khu 4;


6. Đại úy Nguyễn Cảnh Cường, Đại đội trưởng Đại đội 6, Lữ đoàn 80, Quân khu 4;


7. Thượng úy Đinh Văn Trung, Đài trưởng Đài 15W, Lữ đoàn 80, Quân khu 4


8. Đại tá Nguyễn Hữu Hùng, Cục phó Cục cứu hộ cứu nạn, Bộ tổng Tham mưu;


9. Trung tá Trần Minh Hải, Phó Tham mưu trưởng, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh;


10. Đại úy Tôn Thất Bảo Phúc, Trưởng ban Ban Công binh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh;


11. Thượng úy Trương Anh Quốc, Trạm Điệp báo, Phòng tham mưu, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh;


12. Ông Nguyễn Văn Bình, Chủ tịch UBND huyện Phong Điền;


13. Ông Phạm Văn Hướng - Trưởng phòng Thông tin - Tuyên truyền Cổng thông tin điện tử tỉnh Thừa Thiên Huế 


📸 Thiếu tướng Nguyễn Văn Man, Phó Tư lệnh Quân khu 4 (đứng thứ 2 từ phải sang) kiểm tra tình hình  lũ lụt ở Thừa Thiên Huế ngày 11/10

TÌM CÁC ANH TRONG THƯƠNG NHỚ!

 Báo cáo Tham mưu trưởng Quân khu! Hướng máy múc số 2 có phát hiện nghi là thi thể!


Cả khu vực tìm kiếm bỗng trùng xuống sau báo cáo của chỉ huy máy múc số 2. Thiếu tướng Hà Thọ Bình, Phó tư lệnh, Tham mưu trưởng Quân khu 4 đang chỉ huy tại vị trí máy múc số 3, dù rất muốn lao nhanh về hướng máy múc số 2, nhưng do lượng bùn đất dày từ 5 đến 7 mét, khiến anh không thể thực hiện được ý định đó.


Từ 5 giờ sáng ngày 14-10, các lực lượng đã tổ chức hành quân đến hiện trường tại Tiểu khu 67, xã Phong Xuân, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên-Huế. 6 giờ 30 phút, tất cả đã vào vị trí triển khai công việc.


Tại địa điểm xảy ra sạt lở đất, khí hậu chuyển xấu, trời mỗi lúc mưa càng nặng hạt. Thượng tá Đinh Văn Nguyên, Đội trưởng Đội quy tập hài cốt liệt sĩ 192, tay cầm loa nhắc từng thành viên trong đội trong việc chỉ huy các máy múc vị trí tìm kiếm. Trong tiếng rầm rầm máy múc, anh chia sẻ: “Phải nói rằng thực hiện nhiệm vụ quy tập liệt sĩ trong điều kiện tìm kiếm cứu nạn rất khó khăn, thời gian đòi hỏi gấp gáp, không gian rộng. Lượng đất đá lên đến hàng triệu mét khối, kinh nghiệm thực hiện nhiệm vụ này của anh em trong đội lại chưa nhiều. Đối với việc tìm kiếm liệt sĩ thông thường thì đều có thông tin, có tổ chức an táng nên việc tìm thấy các liệt sĩ cũng dễ dàng hơn rất nhiều tìm kiếm trong điều kiện như ở đây”.


Giọng anh bỗng trùng xuống, mắt ngấn lệ: Khi chúng tôi thực hiện nhiệm vụ trong hoàn cảnh như thế này đối với anh em chúng tôi thực sự rất đau xót. Thủ trưởng, đồng đội vừa ngày hôm qua còn ngồi cạnh bên mình, hôm nay mình lại phải đi tìm các anh ấy trong lòng đất. Do đó trách nhiệm tinh thần của chúng tôi phải nhân đôi, toàn đội nêu cao ý chí quyết tâm vượt qua mọi khó khăn về thời tiết, khí hậu, đường sá, khối lượng công việc. Mục đích cuối cùng của chúng tôi là làm tròn trách nhiệm của một người thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm hài cốt liệt sĩ để đưa đưa thủ trưởng, đồng đội, đồng chí của mình về với gia đình người thân của họ trong thời gian ngắn nhất. Ngay sáng nay thôi, anh em trong đội đang ăn sáng, có người vừa ăn vừa khóc. Hai, rồi ba người khóc, rồi cả đội trầm ngâm, không khí bữa ăn trở nên rất nặng nề. Và tất cả cùng cố nuốt phần còn lại để có sức để tiếp tục thực hiện nhiệm vụ được giao….



Khi chúng tôi đang hoàn thành bài viết này, lúc 18 giờ 20 phút, lực lượng tìm kiếm đã tìm thấy 12 nạn nhân. Các anh vẫn còn nguyên vẹn hình hài, vẫn khoác trên mình quân phục với tâm thế sẵn sàng chiến đấu. Các anh đã nằm xuống rất vinh dự và vẻ vang, quên mình vì nước vì dân, thanh thản và nhẹ nhàng. Đã gần 19 giờ, khu rừng nơi các anh nằm mưa mỗi ngày một nặng hạt, sương mù đã sà xuống vai của đồng đội các anh, những bóng đèn đã được thắp lên. Trong không khí rầm rập như một đại công trường, mọi người như quên đi mệt nhọc, đói rét… quyết định tiếp tục tìm bằng được nạn nhân còn lại trong thời gian nhanh nhất; chỉ có tình thương yêu đồng chí, nghĩa thủy chung đồng đội của Bộ đội Cụ Hồ dành cho nhau là còn mãi mãi với thời gian.


KHÁNH TRÌNH, TUẤN SƠN, PHAN HÀ (Phóng viên Báo QĐND điện tử)

VỤ THỦY ĐIỆN RÀO TRĂNG 3

 TÌM THẤY THÊM 2 THI THỂ CỦA ĐOÀN CÔNG TÁC


Ngày 15/10, lực lượng cứu hộ đã tìm thấy thêm hai thi thể trong vụ sạt lở tại Thủy điện Rào Trăng 3.


Như vậy, tính đến 17 giờ cùng ngày đã có tổng cộng 9 thi thể được tìm thấy tại khu vực Tiểu khu 67, Trạm Kiểm lâm sông Bồ (xã Phong Xuân, huyện Phong Điền, Thừa Thiên 0 Huế).



Những thi thể của cán bộ, chiến sỹ trong Đoàn công tác vừa được tìm thấy sẽ được đưa về Bệnh viện quân y 268 (thành phố Huế) và lễ truy điệu sẽ được tổ chức chung tại Nhà tang lễ 268, thành phố Huế.


Như vậy, hiện vẫn còn 4 người trong Đoàn công tác gặp nạn ở Thủy điện Rào Trăng 3 mất tích. Lực lượng chức năng đang khẩn trương tiếp tục tìm kiếm.


Trước đó, trưa 12/10, sau khi nhận được tin báo qua điện thoại của một công nhân về sự cố sạt lở tại Nhà máy thủy điện Rào Trăng 3, thuộc địa bàn xã Phong Xuân, huyện Phong Điền, qua xác minh có 17 công nhân tại đây mất tích, Lãnh đạo Quân khu 4 và Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên-Huế đã thành lập đoàn công tác gồm 21 người để tiếp cận hiện trường ngay trong ngày.


Khi đi đến khu vực có gầm tràn sâu trên đường 71, xe ôtô không qua được, đoàn để lại xe và đi bộ vào Thủy điện Rào Trăng 3 còn cách đó khoảng 13km.


Đến khoảng 21 giờ ngày cùng ngày, do mưa quá lớn, nước chảy xiết, đường đi trơn trượt, nguy hiểm, đoàn phải dừng chân, nghỉ tại khu nhà của Trạm Kiểm lâm sông Bồ.


Khoảng 24 giờ cùng ngày, bất ngờ đất đá đổ xuống đè lên tòa nhà Đoàn đang nghỉ, chỉ có 8 người thoát khỏi khu vực sạt lở./.

13/10/20

ĐOÀN CỨU NẠN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, QUÂN KHU 4 BỊ VÙI LẤP KHI ĐI CỨU NẠN, 13 CÁN BỘ, CHIẾN SĨ MẤT TÍCH

 Đoàn công tác gồm 21 người do đồng chí Nguyễn Thanh Bình, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế và  đồng chí  Thiếu tướng Nguyễn Văn Man, Phó Tư  lệnh Quân khu 4 làm Trưởng đoàn sau khi nhận điện báo có vụ sạt lở đất ở thủy điện Sông Trăng 3 vùi lấp hơn chục công nhân đã khẩn trương lên rừng tìm kiếm cứu nạn. Khi đoàn sắp tiếp cận khu vực sạt lở, đất đá bên sườn núi bất ngờ trượt xuống. Hiện Quân khu 4 đã liên lạc được tám đồng chí.



Sáng 12-10, đoàn công tác của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế và quân khu 4 đã xuống xuồng chuyển lương thực cứu trợ cho bà con vùng lũ hai huyện Hương Trà, Phú Vang. Khoảng 13 giờ cùng ngày, ngay khi có điện báo sạt lở đất vùi lấp hơn mười lao động ở thủy điện Rào Trăng 3, xã Phong Xuân, huyện Phong Điền, Thừa Thiên Huế. Đoàn công tác của UBND tỉnh và Phó tư lệnh Quân khu 4 Nguyễn Văn Man cùng Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Thừa Thiên Huế, Thượng tá Ngô Nam Cường chỉ đạo cán bộ chiến sĩ lập tức lên đường tìm kiếm, cứu nạn.


Đến 16 giờ, đoàn đến khu vực rừng núi có công trình thủy điện Rào Trăng 3. Phó Tư lệnh quyết định đi bộ vượt suối, băng rừng tiếp cận hiện trường để khảo sát, chỉ đạo công tác cứu nạn. Ngày thường, từ trung tâm xã Phong Xuân đến khu vực thủy điện Rào Trăng 3 mất hơn 90 phút đi xe máy, nhưng do mưa lũ, sạt lở, thêm suối chảy bất thường nên đi lại rất khó khăn. Đoàn đã bám đá, bò đường để trườn qua những điểm sạt lở. Khi gần đến điểm sạt lở, quả đồi bên đường bất ngờ sạt xuống khu vực đoàn đang nghỉ tại Trạm kiểm lâm số 7. 


Ngay khi nhận tin báo, Bộ Tư lệnh Quân khu 4 và Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Thừa Thiên Huế lập tức điều động lực lượng cứu hộ. Đến sáng nay, đã liên lạc được tám đồng chí, còn 13 đồng chí vẫn chưa liên lạc được. Hiện Bộ Tư lệnh Quân khu 4, lực lượng cứu hộ cứu nạn tỉnh Thừa Thiên Huế đang tăng cường tìm kiếm số cán bộ, chiến sĩ đang mất tích. 


Trước đó, Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thừa Thiên Huế nhận tin báo có vụ sạt lở đất, vùi lấp khu nhà đang có hơn 10 công nhân đang thi công ở Thủy điện Rào Trăng 3. Khu vực này ở núi cao, khó đi. Người báo tin phải trèo lên đỉnh núi mới có sóng để gọi điện. 


Ngay sau khi nhận tin, đoàn công tác của quân khu 4 do Thiếu tướng Nguyễn Văn Man, Phó tư lệnh quân khu bốn cùng Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy quân sự Thừa Thiên Huế lên đường vào rừng tìm kiếm cứu nạn. Đến thời điểm này, thông tin ban đầu cho biết số công nhân bị mất tích ở đây lên đến 17 người, chứ không phải là 10 người như ban đầu.


* Khẩn cấp tìm hàng chục người mất tích do lở núi ở Thủy điện Rào Trăng 3


Rạng sáng 13-10, tại Sở chỉ huy tiền phương đặt ở UBND xã Phong Xuân, huyện Phong Điền, Thừa Thiên Huế, lãnh đạo tỉnh và Quân khu 4 đã họp khẩn, tìm phương án tiếp cận Thủy điện Rào Trăng 3, tìm kiếm toàn bộ số người đang mất liên lạc.


Như Nhân Dân điện tử đã đưa tin, ngày 12-10, một người dân điện báo về vụ sạt lở vùi lấp hơn 10 công nhân thi công tại Thủy điện Rào Trăng 3, tại xã Phú Xuân, huyện Phong Điền, Thừa Thiên Huế.


Nhận tin báo, từ 13 giờ 30 phút cùng ngày, đoàn công tác của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế do ông Nguyễn Thanh Bình, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và Thiếu tướng Nguyễn Văn Man, Phó Tư lệnh Quân khu 4 dẫn đầu đã lên đường vào rừng xác minh, ứng cứu.


Do mưa lớn, đường rừng, cả đoàn phải bỏ xe đi bộ. 16 giờ cùng ngày, đoàn xuất phát ở bìa rừng. Đến 23 giờ đêm cùng ngày, đoàn còn cách Thủy điện Rào Trăng 3 khoảng 3km. Do mưa lớn, không thể tiếp tục hành quân, đoàn đã dừng nghỉ, đợi sáng tiếp tục lên đường.


Ngay trong đêm 12, rạng sáng 13-10, lãnh đạo UBND tỉnh và Tư lệnh Quân khu 4 đã triệu tập họp khẩn ở Sở chỉ huy tiền phương đặt tại xã Phong Xuân, huyện Phong Điền (Thừa Thiên Huế), tìm cách tiếp cận khu vực sạt lở.


Tại khu vực này, hiện vẫn mưa lớn và núi lở liên tục. Tuyến đường vào Rào Trăng 3 dài khoảng 20km, có hơn 10 điểm sạt lở lớn, bốn con suối nước chảy xiết, thời tiết xấu tiềm ẩn rủi ro cao. Lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế phải điện báo cáo, xin ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc.


Trước mắt, tỉnh đã tập trung lực lượng, phương tiện chuyên dụng như xe múc, xe cẩu, mở đường tiếp cận khu vực Thủy điện Rào Trăng 3. Đồng thời, chuẩn bị lương thực, thực phẩm, y tế, bảo đảm công tác cứu hộ cứu nạn.


Công an tỉnh đã điều ba xe và lực lượng phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ đến hiện trường. Khi trời chưa sáng, hàng chục cán bộ, chiến sĩ với đầy đủ trang bị đã lên đường.


Đến 10 giờ 30 phút ngày 13-10, các lực lượng vẫn chưa tiếp cận được hiện trường do lượng đất đá sạt lở rất lớn cộng thêm nước suối dâng cao.

LỰC LƯỢNG THAM GIA TÌM KIẾM CỨU NẠN PHẢI BẢO ĐẢM AN TOÀN TUYỆT ĐỐI

Được tin mưa lũ đã gây sạt lở đất tại khu vực Trạm kiểm lâm số 7 thuộc Tiểu khu 67 và công trình thủy điện Rào Trăng 3 thuộc địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế làm nhiều cán bộ, chiến sĩ trong đoàn đi cứu hộ, cứu nạn và người của công trường thuỷ điện bị vùi lấp, Thủ tướng yêu cầu:



👉 Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, Trưởng ban Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai, Bí thư, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, Tư lệnh Quân khu 4 khẩn trương tập trung chỉ đạo các lực lượng, phương tiện cần thiết, phù hợp để tổ chức tìm kiếm, cứu nạn kịp thời các nạn nhân bị vùi lấp; lực lượng tham gia tìm kiếm cứu nạn phải bảo đảm an toàn tuyệt đối về người và phương tiện và khẩn trương khắc phục sự cố.


👉 Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế theo chức năng quản lý nhà nước được giao chỉ đạo rà soát, kiểm tra công tác bảo đảm an toàn hồ đập thủy điện, thủy lợi, kể cả các công trình đang thi công, có biện pháp bảo đảm an toàn tính mạng cho người, tài sản nhà nước và nhân dân trên địa bàn.

THIẾU TƯỚNG PHÓ TƯ LỆNH QUÂN KHU 4 CÙNG 12 NGƯỜI GẶP NẠN KHI CỨU HỘ TẠI THỦY ĐIỆN RÀO TRĂNG 3

 Quá buồn và đau lòng 😔😔😔!!

Trưa 13/10, thông tin từ Sở Chỉ huy tiền phương tìm kiếm cứu nạn đóng tại xã Phong Xuân (Phong Điền, Thừa Thiên Huế), cho biết đoàn tiếp cận do thiếu tướng Nguyễn Văn Man - phó tư lệnh Quân khu 4 chỉ huy đi bộ lên Thủy điện Rào Trăng 3 tối 12/10 đã gặp nạn.


Đoàn này lúc đi hơn 20 người và lúc 23h tối 12/10 đã báo về còn cách thủy điện khoảng 3km. Tuy nhiên do thời tiết xấu, trời tối và địa hình sạt lở nên việc tiếp cận khó có thể diễn ra tiếp tục.


Do đêm khuya, mưa lớn nên đoàn quyết định vào Trạm Kiểm lâm số 7 thuộc tiểu khu 67 (đóng trên đường di chuyển) nghỉ ngơi để sáng sớm tiếp tục lên đường.


Tuy nhiên, giữa đêm đã xảy ra một vụ sạt lở đất rất lớn chôn vùi 2 căn phòng của lực lượng cứu hộ đang nghỉ tại đây. Hiện 13 người trong đoàn này trong đó có thiếu tướng phó tư lệnh Quân khu 4 đã gặp nạn, chưa rõ thông tin.


#gabaothuc

CÁC KỲ ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU ĐẢNG BỘ TỈNH THANH HÓA - Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ V

CÁC KỲ ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU ĐẢNG BỘ TỈNH THANH HÓA - Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ V

 

11:58 tối Thứ Năm - BĐT

(

Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ V được tổ chức từ ngày 25-2 đến ngày 5-3-1961, tại thị xã Thanh Hóa (nay là TP Thanh Hóa).

CÁC KỲ ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU ĐẢNG BỘ TỈNH THANH HÓA - Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ V

Đại hội đã tập trung đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch 3 năm (1958 - 1960) của tỉnh; đề ra chủ trương, biện pháp nhằm thực hiện thắng lợi kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961 - 1965) trên địa bàn tỉnh là: Quán triệt sâu sắc, vận dụng sáng tạo đường lối cách mạng xã hội chủ nghĩa và chống Mỹ cứu nước do Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III đề ra, chuyển hướng mạnh mẽ sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh trên cả 3 mặt: Chính trị, tư tưởng, tổ chức; củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, hoàn thiện quan hệ sản xuất mới; đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp trên cả ba vùng, tạo điều kiện thuận lợi phát triển sản xuất công nghiệp. Đồng thời, tích cực phát triển văn hóa, y tế, giáo dục; từng bước phát triển các mặt theo mục tiêu của kế hoạch 5 năm lần thứ nhất; ra sức củng cố quốc phòng, sẵn sàng đập tan âm mưu, thủ đoạn thâm độc của Mỹ - Diệm, bảo vệ miền Bắc, đấu tranh thống nhất Tổ quốc.

Đại hội bầu Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh gồm 31 ủy viên chính thức và 8 ủy viên dự khuyết. Bầu Ban Thường vụ Tỉnh ủy gồm 11 đồng chí; đồng chí Nguyễn Trọng Vĩnh được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy; đồng chí Ngô Đức làm Phó Bí thư Tỉnh ủy; đồng chí Lê Thế Sơn làm Phó Bí thư phụ trách công tác chính quyền.

NGUỒN: Nguyễn Đình Tới

CUỘC GIẢI CỨU QUẢ CẢ

 Phóng sự ảnh: 

        Tính đến 12 giờ ngày 10/10, 8 thuyền viên trên tàu Vietship 01 vẫn đang mắc kẹt cách cảng Cửa Việt khoảng 400m; đồng thời, có thêm 3 thành viên khác trong đội cứu hộ cũng bị mắc kẹt trên tàu này, một thành viên trong đội cứu hộ khác bị sóng đánh rơi xuống biển. 


        Như vậy, đã 4 ngày qua, những người gặp nạn không có thức ăn, nước uống. Sóng lớn có thể nhấn chìm con tàu bất cứ lúc nào và tính mạng của các thuyền viên bây giờ đang trong tình trạng “ngàn cân treo sợi tóc”. 

   


       Cuộc giải cứu có những giây phút như muốn nghẹt thở. 


Tuyệt thực: TRÒ HỀ TÁI DIỄN !!!

 Vừa mới nhắc chuyện tuyệt thực xong thì hôm nay con của nhà rân chủ Lê Đình Lượng lại thông báo rộng rãi trên FB rằng Lê Đình Lượng bắt đầu tuyệt thực. Lý do tuyệt thực là vì cuộc sống trong tù quá khổ, không được đảm bảo như người bình thường. Khi mà Lượng không được tự do hoạt động tín ngưỡng, không được cấp giấy bút viết khiếu nại, đặc biệt là cuộc sống của Lượng bị ảnh hưởng nặng nề bởi hoạt động khai thác đá gần đó. 



Tuyệt thực và cái lý do sống trong tù khổ quá mà tuyệt thực thực sự không mới vì ông rân chủ nào cũng chỉ có bằng đó lý do nêu ra mà thôi. Nhưng xin thưa, chẳng ai đưa các vị rân chủ này vào tù nếu họ không hoạt động xâm phạm ANQG cả. Chính họ đã tự tước đi cái quyền công dân của chính mình. Nhưng tù nhân rân chủ, hay gọi cách gọi mỹ miều là tù nhân lương tâm luôn cho mình quyền được sống ở 1 tầng đẳng cấp thượng lưu, hơn hẳn các tù nhân khác, thậm chí là hơn cả cán bộ quản giáo ở đây. Nên nhớ rằng trại giam Nam Hà nằm ở thị trấn Ba Sao, Hà Nam, có nghĩa là xung quanh trại cũng còn rất nhiều dân cư. Vậy mà bao năm nay thôi thì cán bộ trại giam chịu đựng được, tù nhân chịu đựng được nhưng dân sống lâu năm họ chẳng kiện tới TW rồi ấy. Cứ làm như không có Lượng thì dân cư, cán bộ, tù nhân không nhìn, không nghe, không ngửi ấy. 


Cái trò tuyệt thực từ trước đến nay được đám rân chủ diễn đi diễn lại mục đích chính là nhằm kéo sự quan tâm của chính phủ một vài nước, một vài tổ chức nhân quyền quan tâm đến để rồi thấy khổ quá mà “xin” mấy ông này xuất trại sang Tây sớm (ngay trong lời đứa con của Lượng cũng đề cập việc thả Lượng ra). Thế nên các kỷ lục tuyệt thực hàng năm luôn bị các nhà rân chủ phá vỡ. Nhưng vào thời điểm này, Lê Đình Lượng tuyệt thực là dại rồi. Bởi mấy ông dân biểu Châu Âu, mấy tổ chức nhân quyền còn đang sốt sắng vì Đoan Trang thì hơi đâu mà lo cho Lượng; bên Mỹ thì còn đang lo chuyện bầu cử trong khi Tổng thống thì nhiễm Covid cũng chẳng thời gian đâu để biết Lượng là ai. 


Chắc lần này, có khi Lượng phải tuyệt thực tầm 2 tháng thì người ta mới quan tâm đến Lượng mất. Xin Chúa phù hộ cho Lượng hoàn thành chỉ tiêu tuyệt thực lần này!


Đ.Kinh

Vụ cứu nạn tàu Vietship01: NHỮNG NGƯỜI HÙNG THẦM LẶNG ❤❤❤!!!

Cuộc giải cứu tàu VIETSHIP 01 bị đắm tại vùng biển Cửa Việt Quảng Trị đã thành công tốt đẹp ! Chiến công này đang tràn lan trên các mặt báo và mạng xã hội . Nào là không quân nào là đặc công nước nào sự chỉ đạo bên này bên kia ...


 Báo chính xác và không sai nhưng với tôi người chứng kiến hai ngày với cuộc giải cứu này thì thấy còn THIẾU một chiến công với tôi là CAO CẢ nhất mà các bác nhà báo chưa để tâm đến đó chính là :


 Tinh thần và hành động của những thuyền viên ngư dân QUẢNG TRỊ trong cuộc giải cứu này..





Họ là ai !


Họ là những ngư dân chân chất là những người con Quảng Trị hào hùng mang trong mình những trái tim nồng ấm tình người tuyệt đẹp !


Khi tất cả các phương án giải cứu sáng ngày 10-10-2020 đang còn là những cuộc họp bàn và những cuộc điện đàm tranh cải thì :


Họ đã lên thuyền nhắm đến hướng tàu VIETSHIP 01 với những thuyền viên đang mắc kẹt tại đó trước vô vàn cơn sóng dữ quật quăng.


 Họ có bà con anh em với tàu VIETSHIP 01 ư ! Xin thưa không hề . thậm chí họ chẳng biết các thuyền viên đó là ai và ở đâu ! Họ chỉ biết đồng bào của họ đang ở đó !!! 


Họ là các chuyên viên cứu hộ chuyên nghiệp ư ! không hề.


Họ buộc phải làm nhiệm vụ này ư ! Chẳng phải

Họ có quyền lợi gì khi tham gia vụ này ư ! lại càng không phải.


Vậy tại sao Họ lên thuyền khi biết rằng sống chết là 50-50.


Bởi đơn giản ở Họ có trái tim ấm nóng tình người !

Muôn vạn lần biết ơn 

Họ lên thuyền chỉ hướng về phía biển nhưng sau lưng họ còn có cả những gia đình yêu thương mà ! Phía sau họ có bao nhiêu trách nhiệm mà !!! Tôi nghĩ ngay lúc đó Họ không màng tới nữa rồi ! Đó mới đích thị là những người hùng thật sự !


Chuyến đầu tiên khi ra đến gần tàu VIETSHIP 01 thì sóng đánh dữ dội đắm thuyền 3 người bơi được lên tàu còn một người sóng đánh ra xa nên gắng bơi vào bờ !!!


Trưa hôm đó lại thêm một tàu dân nữa ra khơi lần này cũng vậy ! Vẫn những con người bé nhỏ nhưng KIÊU HÙNG với biển cả.


Họ tiến ra giữa mênh mông sóng gió để lại sau lưng hàng ngàn ánh mắt lo âu theo dõi và nguyện cầu !!!


Sóng đánh ra xa Họ tiến lại gần rồi lại ra xa ... cuối cùng Họ cũng kịp cứu được 2 người trên bong . tất cả nín thở dõi theo từng con sóng dập dồi ...Họ vào bờ thành công ! Thuyền trưởng ( lái chính tàu dân ) lạnh run môi tái nhợt mắt vẫn hướng ra tàu  VIETSHIP 01 (Lúc đó tôi đứng một bên) Nghe anh nói rằng ai có thuốc lá cho anh xin một điếu !


Dễ thương chi lạ !


Đến lúc này tôi cũng chưa được biết hết tên các anh nhưng với tôi và nhất là với những người con QUẢNG TRỊ nói chung xin gửi đến các anh Một lời BIẾT ƠN SÂU SẮC NHẤT ! Và chúng tôi rất rất TỰ HÀO về quê hương QUẢNG TRỊ đã có những người con người như các anh .


Những THIÊN THẦN CHÂN ĐẤT !


Yêu thương thật nhiều !


Bảo Trung