26/2/21

Ai sẽ được tiêm vắc xin ngừa COVID-19 đầu tiên tại Việt Nam?

Ai sẽ được tiêm vắc xin ngừa COVID-19 đầu tiên tại Việt Nam?

                Theo hướng dẫn được Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên vừa ký ban hành, có 10 nhóm đối tượng ưu tiên được sắp xếp tiêm vắc xin ngừa COVID-19 đầu tiên.


Tiêm vắc xin ngừa COVID-19 do Việt Nam sản xuất cho người tình nguyện – Ảnh: VIỆT DŨNG

Cụ thể, 10 nhóm đối tượng bao gồm:

– Nhân viên y tế

– Nhân viên tham gia phòng chống dịch (ban chỉ đạo các cấp, nhân viên khu cách ly, phóng viên…)

– Nhân viên ngoại giao, hải quan, cán bộ làm công tác xuất nhập cảnh

– Lực lượng công an

– Lực lượng quân đội

– Người trên 65 tuổi

– Nhóm cung cấp dịch vụ thiết yếu: hàng không, vận tải, du lịch, cung cấp dịch vụ điện, nước…

– Người mắc các bệnh mãn tính

– Người có nhu cầu đi công tác, học tập, lao động ở nước ngoài.

– Người tại vùng dịch theo chỉ định dịch tễ

Theo hướng dẫn này, vắc xin sẽ được triển khai tiêm chủng trên phạm vi cả nước, mức độ ưu tiên từ nguy cơ cao đến nguy cơ thấp dựa trên các tiêu chí: khu vực đang ghi nhận ca mắc/tử vong do COVID-19; khu vực đô thị lớn, mật độ dân số cao; các tỉnh đầu mối giao thông…

Bộ Y tế cũng cho biết chỉ chọn mua các vắc xin an toàn, có hiệu lực bảo vệ cao, được Tổ chức Y tế thế giới tiền thẩm định, đã được phê chuẩn bởi một cơ quan quản lý dược nghiêm ngặt (SRA), giá phù hợp.

15-16% dân số được tiêm miễn phí bằng vắc xin COVAX

Về vắc xin sử dụng, Bộ Y tế cho biết chương trình COVAX (Giải pháp tiếp cận vắc xin ngừa COVID-19 toàn cầu) do Liên minh Vắc xin và tiêm chủng toàn cầu (GAVI) và Tổ chức Y tế thế giới đã có thư xác nhận phân bổ 4,8 triệu liều vắc xin ngừa COVID-19 trong quý 1 và 2-2021. Loại Việt Nam được viện trợ là AstraZeneca, tương tự loại Việt Nam đặt mua.

Trên cơ sở ước tính hiện tại, chương trình này sẽ cung cấp đủ vắc xin, vật tư tiêm chủng cho 15-16% dân số của 92 quốc gia thành viên chương trình, trong đó có Việt Nam. Theo ông Nguyễn Thanh Long – bộ trưởng Bộ Y tế, tổng số vắc xin từ chương trình này cho Việt Nam năm 2021 là 30 triệu liều, trong đó chủ yếu sử dụng vào nửa cuối năm 2021.

Bộ Y tế cho biết vắc xin do COVAX hỗ trợ sẽ được miễn phí nhập khẩu, nhập khẩu qua cảng hàng không quốc tế Nội Bài hoặc Tân Sơn Nhất và thông quan lập tức ngay khi về đến cảng, chuyển về kho quốc gia hoặc kho khu vực để kiểm định.

Việc vận chuyển vắc xin tới các tuyến sẽ do cán bộ chuyên trách tiêm chủng đã được đào tạo thực hiện.

Trong kế hoạch này, Bộ Y tế cũng đã khảo sát hệ thống kho lạnh hiện có và khẳng định hệ thống kho lạnh hiện có có thể bảo quản cùng lúc 3 triệu liều ở nhiệt độ âm sâu (- 70 độ C), 1,8 triệu liều ở nhiệt độ -25 đến -15 độ C và sẵn sàng bảo quản hàng chục triệu liều ở nhiệt độ 2-8 độ C (hầu hết vắc xin cần bảo quản ở nhiệt độ này).

Cần 150 triệu liều vắc xin

Phát biểu cuối tuần trước khi giao ban với các địa phương, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết nếu đủ vắc xin cho mọi người dân có chỉ định tiêm chủng, Việt Nam cần 150 triệu liều (mỗi người tiêm 2 mũi).

Ngoài 30 triệu liều được viện trợ kể trên, Việt Nam đã đặt mua và được chấp thuận mua 30 triệu liều, cũng của AstraZeneca. Lô đầu tiên trong số 30 triệu liều này sẽ về Việt Nam vài ngày tới.

Ngoài ra, trong tuần này Bộ Y tế có thể sẽ tiếp tục đàm phán với 1 nhà cung cấp để mua thêm vắc xin. Hiện đã có 3 tỉnh thành là Hà Nội, Quảng Ninh và Hải Phòng đề nghị Bộ Y tế hỗ trợ thủ tục để mua vắc xin tiêm cho người dân (riêng Hà Nội đề nghị mua 15 triệu liều).

Theo thông tin của Tuổi Trẻ, ngân sách trung ương, địa phương và các nhà hảo tâm sẽ tham gia đóng góp để mua vắc xin. Hiện đã có 21 tỉ đồng được 1 ngân hàng chuyển tới “Quỹ vắc xin” tại Bộ Y tế để mua vắc xin tiêm ngừa cho người dân.

Bản kế hoạch này cũng cho biết Việt Nam có 4 nhà sản xuất vắc xin đang tham gia phát triển vắc xin ngừa COVID-19, trong số này có 2 đơn vị đang thử nghiệm trên người tình nguyện, 1 đơn vị sẽ thử nghiệm từ tháng 3 tới.

Trong đó, tiến độ nhanh nhất là vắc xin Nanocovax của Nanogen, sẽ thử nghiệm giai đoạn 2 trên người tình nguyện từ ngày 26-2 tới.

 

Lê Đình Công và Lê Đình Chức xin giảm nhẹ hình phạt trong vụ án Đồng Tâm

Lê Đình Công và Lê Đình Chức xin giảm nhẹ hình phạt trong vụ án Đồng Tâm

                Cho rằng bản án sơ thẩm vụ án Đồng Tâm tuyên quá nặng, Lê Đình Công và Lê Đình Chức, là 2 bị cáo bị tuyên tử hình, xin cấp phúc thẩm giảm nhẹ thêm hình phạt.

Ngày 24-2, thông tin từ TAND cấp cao tại Hà Nội cho biết ngày 8-3 tới sẽ mở phiên xét xử phúc thẩm với 6 bị cáo trong vụ án “Giết người”, “Chống người thi hành công vụ” xảy ra tại thôn Hoành (xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội). Theo đó, phiên tòa sẽ diễn ra trong 3 ngày (từ ngày 8 đến 10-3).


Các bị cáo trong phiên toà sơ thẩm – Ảnh: TTXVN

Trong số 6 người kháng cáo án sơ thẩm, nhóm Lê Đình Công (SN 1964), Lê Đình Chức (SN 1980), Lê Đình Doanh (SN 1988), Bùi Viết Hiểu (SN 1943), Nguyễn Quốc Tiến (SN 1980) cùng cho rằng mức án cấp sơ thẩm tuyên cho mình là nặng, xin tòa cấp phúc thẩm căn cứ các tình tiết để giảm nhẹ thêm hình phạt. Riêng bị cáo Bùi Thị Nối (SN 1958) kháng cáo vì không đồng ý với phán quyết của bản án sơ thẩm nên đề nghị cấp phúc thẩm xem xét lại.

Trước đó, chiều 14-9-2020, TAND Hà Nội tuyên tử hình Lê Đình Công và Lê Đình Chức về tội Giết người sau khi xác định họ chủ mưu, cầm đầu vụ chống đối ở thôn Hoành. Cùng tội danh trên, tòa tuyên Lê Đình Doanh án chung thân. Bùi Viết Hiểu lĩnh 16 năm tù, Nguyễn Quốc Tiến 13 năm tù. Các bị cáo còn lại lĩnh mức án từ 15 tháng tù treo đến 12 năm tù giam.

Theo bản án sơ thẩm, đất Đồng Sênh ở Đồng Tâm là đất quốc phòng nhưng ông Lê Đình Kình (SN 1936) cùng các bị cáo trong vụ thành lập Tổ đồng thuận nhằm lấn chiếm, sử dụng và vu khống chính quyền. Nhóm này nhiều lần chống đối cơ quan chức năng và thậm chí còn bắt giữ trái phép giữ công an, cán bộ…

Sáng 9-1, khi cảnh sát vào thôn Hoành bảo vệ các mục tiêu đã bị Tổ đồng thuận ném bom xăng, lựu đạn, dùng dao tấn công bất chấp việc lực lượng chức năng kêu gọi chống đối. Lúc này, các cảnh sát Nguyễn Huy Thịnh, Phạm Công Huy và Dương Đức Hoàng Quân khi tiến trên trần nhà đã bị ngã xuống hố sâu 4 m. Thấy vậy, Lê Đình Chức (con ông Kình) và cháu là Lê Đình Doanh đã dùng dao nhọn chọc xuống rồi nhiều lần đổ xăng vào hố, thiêu khiến 3 cảnh sát hy sinh.

 

25/2/21

THÔNG TIN "HIẾU PC" TÌM RA MỘT NAM SINH SINH NĂM 2005 TẠO GIF XÚC PHẠM BÁC HỒ LÀ GIẢ

Trên facebook xuất hiện một trang fanpage có tên Ngô Minh Hiếu - có hình đại diện của Hiếu PC đưa tin đã tìm được đối tượng tạo GIF xúc phạm Chủ tịch Hồ Chí Minh. 



Bài viết trên fanpage mạo danh trên đã cung cấp tên, năm sinh, địa chỉ, trường học và cả link facebook được cho là của người đã tạo GIF xúc phạm Bác Hồ. Trong chưa đầy 1h bài viết thu về hàng nghìn like và share. Nhiều bình luận thể hiện sử bức xúc và muốn tìm đến tận trường học của nam sinh trên để xử lý. 


Tuy nhiên, thông tin trên hoàn toàn là giả mạo. Hiếu PC từng lên tiếng cảnh báo về việc nhiều kẻ lập fanpage giả mạo mình nhằm dắt mũi dư luận. Hiện trên tài khoản facebook chính thức của Hiếu chưa có bất cứ thông tin nào về việc tìm ra đối tượng tạo GIF xúc phạm Bác Hồ, mọi người nên lưu ý và bình tĩnh trong hành xử, tránh làm tổn thương người vô can. 

24/2/21

VIỆT NAM GHI NHẬN THÊM HAI CA MẮC MỚI COVID-19 TRONG SÁNG 24/2

Bản tin 6 giờ ngày 24/2 của Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19 cho biết có thêm 2 ca mắc mới COVID-19 ghi nhận tại Hải Dương là các trường hợp F1 liên quan đến ổ dịch tại Công ty TNHH điện tử Poyun.



Như vậy, tính đến 6h ngày 24/2, Việt Nam có tổng cộng 1.504 ca mắc COVID-19 do lây nhiễm trong nước, trong đó số lượng ca mắc mới tính từ ngày 27/1 đến nay là 811 ca.


Hải Dương có 627 ca, Quảng Ninh (61 ca), Gia Lai (27 ca), Hà Nội (35 ca), Bắc Ninh (5 ca), Bắc Giang (2 ca), Thành phố Hồ Chí Minh (36 ca ), Hòa Bình (2 ca), Hà Giang (1 ca), Điện Biên (3 ca), Bình Dương (6 ca), Hải Phòng (4 ca ), Hưng Yên (2 ca).


Hai ca mắc mới (2402-2403) ghi nhận trong nước tại Hải Dương. Cụ thể:Ca bệnh số 2402-2403 (BN2402-2403): là các trường hợp F1 liên quan đến ổ dịch tại Công ty TNHH điện tử Poyun (thành phố Chí Linh), đều đã được cách ly tập trung trước đó.


Hiện các bệnh nhân được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Dã chiến số 1 - Trung tâm Y tế Thành phố Chí Linh.

23/2/21

CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM KHOÁ XIV ( 2016-2021 )

 

Ngày 24/3/2021 tới đây, kỳ họp thứ 11 - kỳ họp cuối cùng của Quốc hội khoá XIV sẽ khai mạc tại Hà Nội, tại kỳ họp này sẽ bầu ra Chủ tịch Nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính Phủ và các vị trí lãnh đạo trong bộ máy nhà nước.



Chính Phủ khoá XIV hiện tại có 26/27 thành viên ( 1 thành viên Chính Phủ là Phó thủ tướng Vương Đình Huệ được chỉ định làm Bí thư Thành ủy Hà Nội ). 


Trong nhiệm kỳ này có 5 thành viên Chính phủ được Bộ chính trị - Ban bí thư chuyển công tác.


1. Bộ trưởng Bộ GT-VT Trương Quang Nghĩa được phân công làm Bí thư Thành ủy Đà Nẵng năm 2017, Bí thư tỉnh ủy Sóc Trăng Nguyễn Văn Thể lên thay.


2. Bộ trưởng Bộ KH-CN Chu Ngọc Anh được phân công làm Phó bí thư Thành ủy - Chủ tịch UBND TP. Hà Nội năm 2020, Giám đốc ĐHQG TP. HCM Huỳnh Thành Đạt lên thay.


3. Bộ trưởng Bộ Y Tế Nguyễn Thị Kim Tiến được phân công làm Trưởng ban bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương năm 2019, Phó trưởng Ban tuyên giáo Trung ương - Thứ trưởng thường trực Bộ Y Tế Nguyễn Thanh Long lên thay.


4. Tổng Thanh Tra Chính Phủ Phan Văn Sáu được phân công làm Bí thư Tỉnh ủy Sóc Trăng năm 2017, Bí thư Tỉnh ủy Bạc Liêu Lê Minh Khái lên thay.


5. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng được phân công làm Chánh văn phòng Trung ương Đảng năm 2020, Phó thống đốc thường trực Nguyễn Thị Hồng lên thay.


Trong nhiệm kỳ này cũng có một thành viên Chính phủ bị khai trừ Đảng, xử lý hình sự là Bộ trưởng Bộ TTTT Trương Minh Tuấn năm 2018 ( Vụ án AVG ). Thiếu tướng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Chủ tịch HĐQT - TGĐ Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội Viettel Nguyễn Mạnh Hùng lên thay.

TOÀN BỘ NGƯỜI DÂN VIỆT NAM SẼ ĐƯỢC TIÊM VACXIN COVID 19 MIỄN PHÍ ❤!!

 Hot news: TOÀN BỘ NGƯỜI DÂN VIỆT NAM SẼ ĐƯỢC TIÊM VACXIN COVID 19 MIỄN PHÍ ❤!!


Thông tin tại cuộc họp, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch quốc gia cho rằng Việt Nam đã nỗ lực, khẩn trương để sớm có vắcxin ngừa COVID-19, nhưng do vắc xin hiện rất khó mua, số lượng được nhận mỗi lần ít ỏi nên phải phân chia theo nhóm đối tượng ưu tiên.



Trong đó, có 11 nhóm đối tượng ưu tiên mà Bộ Y tế đã hướng dẫn (nhân viên y tế, ban chỉ đạo chống dịch các cấp, lực lượng công an, quân đội, người làm việc trong các lĩnh vực dịch vụ thiết yếu, giáo viên...).


Sau này, khi đảm bảo được nguồn cung cấp, người dân sẽ được tiêm miễn phí tương tự các vắcxin trong chương trình tiêm chủng mở rộng hiện nay, bên cạnh đó sẽ có một phần nhỏ là vắc xin dịch vụ cho những người có khả năng chi trả cao hơn.


Trước đó, theo ông Nguyễn Thanh Long - bộ trưởng Bộ Y tế - Việt Nam cần 150 triệu liều vắc xin ngừa COVID-19 trong năm 2021 mới đủ cho các đối tượng có chỉ định tiêm chủng (mỗi người tiêm 2 mũi).


Trước mắt, có 60 triệu liều thuộc diện mua và viện trợ là khá "chắc chắn", số còn lại Việt Nam đang tiếp tục đàm phán.


Lô vắc xin đầu tiên trong số này sẽ về Việt Nam trong vài ngày tới.


Ngày 26-2 tới, vắc xin ngừa COVID-19 nội địa (vắc xin Nanocovax) cũng sẽ bắt đầu tiêm thử nghiệm giai đoạn 2 trên người tình nguyện ở Long An và Hà Nội.

SÁNG 23/2, VIỆT NAM GHI NHẬN THÊM 3 CA MẮC MỚI COVID-19, ĐỀU TẠI HẢI DƯƠNG

Tính từ 18 giờ ngày 22/2 đến 6 giờ ngày 23/2, Việt Nam có ba ca mắc mới, trong đó có 0 ca nhập cảnh được cách ly ngay. Ba ca mắc mới ghi nhận trong nước tại Hải Dương.



Cụ thể, ca bệnh 2393-2395 (BN2393-2395) là các trường hợp F1, liên quan đến ổ dịch xã Kim Liên, huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương, đều đã được cách ly tập trung trước đó. Hiện các bệnh nhân được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Dã chiến số 2 Trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương.


Theo Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, tính đến 6 giờ ngày 23/2, Việt Nam có tổng cộng 1496 ca mắc COVID-19 do lây nhiễm trong nước, trong đó số lượng ca mắc mới tính từ ngày 27/1 đến nay là 803 ca.


Về số người cách ly, tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly) là 107.685, trong đó cách ly tập trung tại bệnh viện 596 người; cách ly tập trung tại cơ sở khác là 12.628 người; cách ly tại nhà, nơi lưu trú 94.461 người.


Về tình hình điều trị, theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, số ca âm tính với SARS-CoV-2 lần một là 69 ca; lần hai là 39 ca; lần ba là 55 ca. Số ca tử vong là 35 ca. Số ca điều trị khỏi là 1.717 ca./.

11 NHÓM ĐỐI TƯỢNG ƯU TIÊN TIÊM VACCINE PHÒNG COVID-19 TẠI VIỆT NAM

 

Bộ Y tế vừa xây dựng kế hoạch tiếp nhận, bảo quản, phân phối và sử dụng vaccine phòng COVID-19 giai đoạn 2021-2022 do COVAX Facility  (Giải pháp tiếp cận vaccine ngừa COVID-19 toàn cầu) hỗ trợ.



Theo đó, các nhóm đối tượng tiêm vaccine COVID-19 sắp xếp theo mức độ ưu tiên theo tình huống dịch và trong bối cảnh nguồn vaccine cung cấp hạn chế tại Việt Nam, bao gồm: Cụ thể, 11 nhóm đối tượng bao gồm:


- Nhân viên y tế


- Nhân viên tham gia phòng chống dịch (ban chỉ đạo các cấp, nhân viên khu cách ly, phóng viên...)


- Nhân viên ngoại giao, hải quan, cán bộ làm công tác xuất nhập cảnh


- Lực lượng quân đội


- Lực lượng công an


- Giáo viên


- Người trên 65 tuổi


- Nhóm cung cấp dịch vụ thiết yếu: hàng không, vận tải, du lịch, cung cấp dịch vụ điện, nước...


- Người mắc các bệnh mãn tính


- Người có nhu cầu đi công tác, học tập, lao động ở nước ngoài.


- Người tại vùng dịch theo chỉ định dịch tễ


MỘT NAM CÔNG NHÂN HẢI DƯƠNG VỀ QUÊ ĂN TẾT SAU KHI TRỞ LẠI ĐÀ NẴNG BỊ HO SỐT TỰ Ý BỎ ĐI KHỎI BỆNH VIỆN

Chiều 20/2, Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng tiếp nhận anh K. với triệu chứng ho, sốt.



Sau khi khai báo y tế, người này về quê ở Hải Dương ăn Tết và quay lại Đà Nẵng ngày 16/2 (mùng 5 Tết). Các bác sĩ đã yêu cầu anh K. lấy mẫu xét nghiệm nCoV, không được rời khỏi bệnh viện.


Tuy nhiên, anh K. không lấy mẫu xét nghiệm và đã rời khỏi bệnh viện sau đó.


Ngay sau khi tiếp nhận thông tin, Trung tâm kiểm soát bệnh tật Đà Nẵng đã phối hợp cùng Trung tâm y tế quận Hải Châu và các đơn vị liên quan tiến hành truy vết khẩn cấp với anh K.


Sau nhiều giờ tìm kiếm, đến tối 20/2, lực lượng chức năng tìm thấy anh K. ở khu nhà công nhân của Công ty S.T (phường Hòa Thuận Đông).


“Ngay sau đó, người này được lấy mẫu xét nghiệm và đưa đi cách ly tập trung tại khu ký túc xá phía tây thành phố. Khu nhà điều hành, nhà ở công nhân của công ty trên sau đó cũng bị phong tỏa”, bác sĩ Đông thông tin.


Theo VTC

HÃY ĐI HIẾN MÁU

Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương kêu gọi người dân đủ điều kiện sức khỏe có thể tham gia hiến máu. Đặc biệt là những người có nhóm máu O, A. 



Dịch COVID-19 liên tục diễn biến phức tạp khiến hàng loạt lịch tiếp nhận máu trước và sau Tết đều phải hoãn lại. Lượng máu tiếp nhận được mỗi ngày vẫn chỉ ở mức vài trăm đơn vị, trong khi nhu cầu cho điều trị trung bình mỗi ngày cần từ 1.200 - 1.500 đơn vị máu. Chưa kể Viện phải hỗ trợ hàng nghìn đơn vị máu cho các địa phương. 


Người dân ở Hà Nội, từ nay đến ngày 7/3, có thể đến các địa chỉ sau để hiến máu:


- Số 26 Lương Ngọc Quyến, Hoàn Kiếm

- Số 132 Quan Nhân, Thanh Xuân

- Số 10, Ngõ 122 Đường Láng, Đống Đa


Tại TP. Hồ Chí Minh:


- Bệnh viện Truyền máu – Huyết học (118 Hồng Bàng, quận 5), từ 7h đến 16h30 tất cả các ngày.

- Trung tâm Hiến máu nhân đạo (106 Thiên Phước, quận Tân Bình), từ 7h đến 16h30 từ thứ 2 đến thứ 6 (Thứ 7 và Chủ nhật làm việc đến 11h).

- Bệnh viện Chợ Rẫy (tầng 1, Trung tâm Truyền máu, 201 B Nguyễn Chí Thanh, phường 12, quận 5, TPHCM, từ 7h đến 16h thứ 2 đến thứ 6.

------------- 

VINFAST VÀ NIỀM TỰ HÀO CỦA NGƯỜI VIỆT

Trên thế giới chẳng thể có chiếc xe ô tô nào đang đi trên đường rồi bỗng nhiên rơi càng, văng bánh nếu không có lực tác động...



Dĩ nhiên ở vế ngược lại, ngay cả những chiếc siêu xe chống đạn, bọc thép cũng sẽ văng bánh rơi càng nếu như đâm vào vật thể nào đó quá sức chịu đựng mà nó vốn tải được!


Câu chuyện xe ô tô vinfast không đầu không đuôi với những hình ảnh mập mờ không rõ ràng về việc "rơi bánh, gãy càng" đang được 1 số facebooker chia sẻ và lan tỏa một cách chóng vánh những ngày qua khiến nhiều người đặt nghi vấn: Có động cơ mục đích thậm chí là một âm mưu dìm hàng xe Vinfast!?


Và thật đáng tiếc rằng chính những facebooker vô tình hoặc hữu ý khi chưa tìm hiểu hết thông tin xung quanh những hình ảnh không đầu không đuôi đó lại tiếp tay cho những việc làm có mưu tính của một số thành phần có động cơ không trong sáng bởi thực tế cho thấy các xe gãy bánh đều gặp tai nạn và có hiện trường rõ ràng song không hiểu vì lý do gì các thông tin bịa đặt đang đi bình thường rồi tự nhiên rụng bánh!


Cần nhắc lại rằng, ngày 16.2, Chương trình Đánh giá xe mới khu vực Đông Nam Á (ASEAN NCAP) đã trao giải “Hãng xe mới có cam kết cao về an toàn” cho VinFast.


Với cả ba dòng xe đều đạt chứng nhận 4 và 5 sao, VinFast cũng là thương hiệu duy nhất tại khu vực được xướng tên ở danh hiệu này.

ASEAN NCAP Grand Prix Awards là sự kiện được tổ chức 2 năm một lần bởi Chương trình Đánh giá xe mới khu vực Đông Nam Á từ năm 2014, nhằm vinh danh các nhà sản xuất ô tô có thành tích xuất sắc về an toàn. Đây là sự kiện uy tín, thu hút tất cả các thương hiệu ô tô đang hoạt động trong khu vực với 16 giải được trao theo 2 hạng mục.


Trong đó, Excellent Award là hạng mục vinh danh các sản phẩm/thương hiệu/tổ chức/cá nhân có đóng góp lớn cho việc cải thiện mức độ an toàn của các phương tiện giao thông tại khu vực Đông Nam Á gồm 12 giải. Best Safety Performance Award là hạng mục dành cho các mẫu xe có điểm an toàn cao nhất với 4 giải.


Giải thưởng “Hãng xe mới có cam kết cao về an toàn” (New Manufacturer Safety Commitment), thuộc hạng mục Excellent Award được ASEAN NCAP trao cho nhà sản xuất xe mới có danh mục sản phẩm đạt chứng nhận an toàn từ mức 4 sao trở lên. Với tất cả các dòng xe đang có đều đạt chứng nhận trên 4 sao (LUX A2.0 và Lux SA2.0 đạt chứng nhận an toàn 5 sao, Fadil đạt mức an toàn 4 sao), VinFast tự hào là thương hiệu duy nhất đến nay được ASEAN NCAP trao giải thưởng này.


Đại diện của ASEAN NCAP cho biết dù là hãng xe mới nhưng VinFast đã đưa tiêu chí an toàn lên thành ưu tiên cao nhất và đầu tư nghiêm túc để trang bị những tính năng bảo vệ vượt trội cho tất cả các dòng xe của mình. Sự công nhận của tổ chức đánh giá xe uy tín nhất khu vực một lần nữa khẳng định mạnh mẽ chất lượng và độ an toàn của xe Vinfast theo tiêu chuẩn quốc tế.


Nhắc đến chuyện này để thấy rằng, xe của Vinfast đạt chuẩn quốc tế chứ không đơn giản chỉ là câu chuyện an toàn hay không nữa. Và lẽ dĩ nhiên điều này chứng minh cho mệnh đề ngược lại mà mấy hôm nay các facebooker chia sẻ về việc chiếc xe đang đi bỗng nhiên "gãy càng, rơi bánh". Đó là điều không tưởng và không thể!


Việc này thông thường trẻ con cũng thừa hiểu là chẳng thể xảy ra nếu không có ngoại lực hoặc xảy ra cú va chạm quá mạnh khiến chiếc xe gặp nạn.


Nếu như trước đây người Việt luôn khát vọng có chiếc xe mang thương hiệu Việt để tự hào thì việc tỷ phú Phạm Nhật Vượng trong thời gian ngắn đã có trong tay thương hiệu ô tô Vinfast bán ra thị trường và cạnh tranh thế giới đã khiến nhiều ông chủ hãng xe tiếng tăm khác phải cúi đầu nể phục.


Thay vì mỗi cá nhân lên mạng la ó, chửi bới, tỉa đểu khi chưa có đầy đủ thông tin, mỗi người dân nên ý thức lấy khẩu hiệu “người Việt ủng hộ hàng việt” mà chính phủ phát động để động viên, chia sẻ với doanh nghiệp. Đừng vội biến bản thân mình thành một công cụ được sử dụng cho những ý đồ xấu xa của ai đó.


Quan sát có thể thấy, những ngày qua câu chuyện chiếc xe vinfast bị một lực đẩy nào đó đứng sau đu đưa và đẩy lên. Từ những cá nhân đơn lẻ sau đó được đẩy lên chia sẻ qua các fanfage. Với những người thông minh họ tự lọc được những thông tin này và ngay lập tức có những đáp trả mạnh mẽ.


Những cú đáp trả phần lớn của các nhà báo và các Faebooker có tiếng am hiểu thông tin được chia sẻ một cách tự nhiên như lẽ nó vốn có ở các dòng sự kiện thông tin. Họ đưa ra những lý luận chặt chẽ từ cách tư duy đơn giản nhưng lại vô cùng logic bằng những dẫn chứng các vụ tai nạn xảy ra ở các dòng xe khác gặp phải ở tình huống tương tự.


Rồi qua phân tích thực trạng chung của các hãng sản xuất xe hơi khác trên thế giới về các giả định tương tự xảy ra trên đường. Các thông tin đưa ra đáp trả cho những hình ảnh được che giấu một cách bài bản có ý đồ đã phanh phui được những toan tính mưu đồ của những người đưa thông tin trước đó.


Những clip ngắn được up vội, những chiếc xe gãy bánh không đầy đủ thông tin về tai nạn xảy ra hay những cái ‘ú ớ’ diễn ra tức thì rồi những ‘còm men’ đá xoáy cứ liên tiếp được rải đi cho thấy những bất thường quanh câu chuyện xe hơi vinfast. Tất cả đều có mục đích động cơ của nó. Và nó cho thấy, một nửa sự thật không phải là sự thật.


Thậm chí, có Facebooker cũng đã đặt cả nghi vấn có cả một âm mưu tấn công vào niềm kiêu hãnh của Người Việt. Dưới tay của 1 số Facebooker có ai đó rót tiền thuê mướn và tấn công vào hình ảnh của xe Vinfast. Và Status của người này kết thúc bằng một câu nói vốn mang nhiều tâm trạng: Rất buồn là trên trang mạng xã hội của một số người Việt Nam lại đăng tải và vu cáo cho Vinfast!


HẢI DƯƠNG ƠI CỐ LÊN...

Có người mua cả thùng, ăn không hết thì phân phát cho họ hàng, hàng xóm. Số tiền bán hàng thu về sẽ được chuyển tận tay cho bà con nông dân Hải Dương.



Dịch COVID-19 khiến Hải Dương phải phong tỏa toàn tỉnh. Các mặt hàng nông sản cũng vì thế không tìm được đầu ra. Chia sẻ với nông dân Hải Dương, người dân Hà Nội kêu gọi nhau “giải cứu” các loại rau xanh như bắp cải, cà rốt, su hào, súp lơ…, nhằm giúp bà con vượt qua giai đoạn khó khăn.


Tấm biển "Điểm bán nông sản ủng hộ bà con vùng dịch" thu hút sự chú ý của nhiều người đi đường. Tất cả số nông sản này đều có giấy chứng nhận an toàn của lực lượng chức năng kiểm tra phòng dịch.


Nhiều mặt hàng nông sản của bà con nông dân ở tỉnh Hải Dương như bắp cải, su hào, cà rốt, cà chua, ổi... đến thời điểm thu hoạch nhưng bị dồn ứ, không thể bán hay xuất khẩu ra nước ngoài do tình hình dịch COVID-19.


Gần 12 giờ trưa ngày 21/2, tại một điểm bán nông sản sạch trên đường Giải Phóng (Hà Nội), hàng trăm người dân Thủ đô "đội nắng" chờ xe chở nông sản từ Hải Dương lên, nhằm giúp bà con tiêu thụ sản phẩm.


Tất cả các loại nông sản đều được bán rẻ: Ổi Thanh Hà  50.000 đồng/10kg, su hào 40.000 đồng/20 củ, bắp cải 18.000 đồng/5kg, cà rốt 70.000 đồng/10kg hay cà chua 10kg cũng chỉ có giá 40.000 đồng.


Người mua nhiều thì cả thùng, người mua ít lựa túi nhỏ hoặc cả túi to rồi chia nhau. Không một người mua nào mặc cả. Có người mua vài cân nhưng trả tiền bằng cả thùng hàng để ủng hộ.


Theo chị Thanh Thuỷ (người đứng ra bán giúp nông dân Hải Dương), ước tính, trong sáng nay sẽ có khoảng 15-20 tấn nông sản tiếp tục được bán cho người dân tại số 38 Giải Phóng. Những người lái xe công nghệ đi qua cũng góp sức vận chuyển nông sản xuống xe.


Trong vòng vài chục phút, gần chục tấn rau củ quả đã được bán hết.


Theo: Báo Tin Tức

Bản lĩnh Hồ Chí Minh..

“Dù tất cả thế giới có chống lại chúng tôi đi nữa thì chúng tôi cũng không thể chấp nhận trở thành những người nô lệ. Pháp là đất nước của tự do. Nước Pháp mới hãy để lại cái tự do ấy cho chúng tôi.”


Chủ tịch Hồ Chí Minh nói với tướng Raoul Salan - đặc phái viên của chính phủ Pháp đến thuyết phục cụ cho phép quân Pháp yên ổn đổ bộ lên Bắc bộ theo nội dung nghị quyết Potsdam của các cường quốc. 

Tình hình lúc này đại thể như sau:

- Ở Bắc bộ, đầu năm 1946 Việt Minh có khoảng 5.000 tay súng (chủ yếu là súng cũ, súng kíp) phải đối phó 200.000 quân Tưởng đã vào miền Bắc và khả năng của Salan có thể tung vào 15 – 20.000 quân nữa. Tướng Salan gợi ý rằng chính quyền Trung Quốc (Tưởng Giới Thạch) sớm muộn gì cũng có thỏa thuận để Pháp vào Bắc bộ thay thế quân Tưởng “giữ an ninh” và giải giáp quân Nhật, và rằng cả thế giới lúc này đều đồng tình với quyết định đó.

- Nửa phía nam đất nước đã bị Pháp – Anh chiếm đóng, nửa phía Bắc là 20 vạn quân Tưởng, các đảng phái thân Pháp, thân Hán đang ráo riết hoạt động chống phá chính quyền cách mạng.

- Cả thế giới lúc đó chưa có nước nào công nhận địa vị hợp pháp của chính quyền VNDCCH mặc dù đó là một chính quyền dựa trên lòng dân. Đến đầu năm 1950, Trung Quốc, Liên Xô, các nước XHCN mới bắt đầu công nhận nước Việt Nam độc lập. Cuối năm đó Việt Nam mới bắt đầu nhận được viện trợ.

Hải Dương khởi tố vụ án làm lây lan COVID-19

Hải Dương khởi tố vụ án làm lây lan COVID-19

 


Công an đã khởi tố vụ án “Làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người”, liên quan đến chùm ca bệnh phức tạp tại TP Hải Dương.

Ngày 22/2, thông tin từ Công an tỉnh Hải Dương, Cơ quan Cảnh sát điều tra – Công an thành phố Hải Dương đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự “làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm cho người”, xảy ra tại số 15 Trần Sùng Dĩnh, khu 14, phường Hải Tân, thành phố Hải Dương.


Những hành vi vi phạm trong phòng, chống dịch bệnh đều bị xử lý nghiêm. Ảnh: Báo Nhân Dân điện tử.

Theo thông tin ban đầu, trong thời gian từ 1-15/2/2021, bà N.T.T (sinh năm 1969, trú tại 15 Trần Sùng Dĩnh, khu 14, phường Hải Tân, thành phố Hải Dương) là người nghi mắc COVID-19 nhưng không thực hiện đúng các quy định, công tác khai báo y tế và phòng, chống dịch, có dấu hiệu làm lây lan dịch bệnh cho ông M.Q.H, cháu M.N.M và bà V.T.C cùng trú tại số 15 Trần Sùng Dĩnh; đồng thời làm khu vực cư trú của những người nói trên bị phong tỏa, cách ly gây thiệt hại đến kinh tế của địa phương. Điều này có dấu hiệu tội phạm làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm cho người, theo quy định tại khoản 1, Điều 240, Bộ luật Hình sự.

Theo Cơ quan điều tra, trước đó, bà N.T.T đã đến khu vực có dịch COVID-19 là Hội người mù thành phố Hải Dương, tiếp xúc trực tiếp với người đã được xác định mắc COVID-19 là P.T.H .

Qua xác minh, bà N.T.T đã biết được thông tin P.T.H. dương tính với SARS-CoV-2. Trong thời gian diễn ra dịch bệnh, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 của thành phố Hải Dương, phường Hải Tân và khu dân cư đều đã tuyên truyền trên hệ thống loa phát thanh về tình hình dịch bệnh và yêu cầu người dân khai báo y tế.

Từ ngày 3/2, bà T có dấu hiệu ho, sốt, mệt mỏi, đi mua thuốc uống không đỡ, nghi ngờ mắc COVID-19 nên đã cùng chồng tự đi xét nghiệm COVID-19 tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Hải Dương. Đến ngày 11/2, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Hải Dương thông báo cho ông M.Q.H về việc bà T nghi ngờ mắc COVID -19 và yêu cầu ở nhà để lấy mẫu xét nghiệm lần 2. Ngày 14/2, Trung tâm đã lấy mẫu xét nghiệm đối với bà T và ngày 15/2 có kết quả khẳng định nhiễm COVID-19.

Cơ quan Công an đã nhiều lần làm việc với bà T nhưng bà không khai báo về việc đã đến Hội người mù thành phố Hải Dương và tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân P.T.H. Đến 18h ngày 17/2, sau khi thu thập dữ liệu cuộc điện thoại của bà T với bệnh nhân P.T.H vào ngày 21/1, bà T mới thừa nhận đã đến Hội người mù và tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân P.T.H.

Bà T là người nghi ngờ mắc bệnh nhưng không khai báo đầy đủ thông tin liên quan đến dịch tễ của bản thân nên đã không được áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch bệnh kịp thời, dẫn đến 3 người trong gia đình tiếp xúc trực tiếp với bà mắc COVID-19.

 

Ai sẽ được tiêm vắc xin ngừa COVID-19 đầu tiên tại Việt Nam?

Ai sẽ được tiêm vắc xin ngừa COVID-19 đầu tiên tại Việt Nam?

 


Theo hướng dẫn được Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên vừa ký ban hành, có 10 nhóm đối tượng ưu tiên được sắp xếp tiêm vắc xin ngừa COVID-19 đầu tiên.


Tiêm vắc xin ngừa COVID-19 do Việt Nam sản xuất cho người tình nguyện – Ảnh: VIỆT DŨNG

Cụ thể, 10 nhóm đối tượng bao gồm:

– Nhân viên y tế

– Nhân viên tham gia phòng chống dịch (ban chỉ đạo các cấp, nhân viên khu cách ly, phóng viên…)

– Nhân viên ngoại giao, hải quan, cán bộ làm công tác xuất nhập cảnh

– Lực lượng công an

– Lực lượng quân đội

– Người trên 65 tuổi

– Nhóm cung cấp dịch vụ thiết yếu: hàng không, vận tải, du lịch, cung cấp dịch vụ điện, nước…

– Người mắc các bệnh mãn tính

– Người có nhu cầu đi công tác, học tập, lao động ở nước ngoài.

– Người tại vùng dịch theo chỉ định dịch tễ

Theo hướng dẫn này, vắc xin sẽ được triển khai tiêm chủng trên phạm vi cả nước, mức độ ưu tiên từ nguy cơ cao đến nguy cơ thấp dựa trên các tiêu chí: khu vực đang ghi nhận ca mắc/tử vong do COVID-19; khu vực đô thị lớn, mật độ dân số cao; các tỉnh đầu mối giao thông…

Bộ Y tế cũng cho biết chỉ chọn mua các vắc xin an toàn, có hiệu lực bảo vệ cao, được Tổ chức Y tế thế giới tiền thẩm định, đã được phê chuẩn bởi một cơ quan quản lý dược nghiêm ngặt (SRA), giá phù hợp.

15-16% dân số được tiêm miễn phí bằng vắc xin COVAX

Về vắc xin sử dụng, Bộ Y tế cho biết chương trình COVAX (Giải pháp tiếp cận vắc xin ngừa COVID-19 toàn cầu) do Liên minh Vắc xin và tiêm chủng toàn cầu (GAVI) và Tổ chức Y tế thế giới đã có thư xác nhận phân bổ 4,8 triệu liều vắc xin ngừa COVID-19 trong quý 1 và 2-2021. Loại Việt Nam được viện trợ là AstraZeneca, tương tự loại Việt Nam đặt mua.

Trên cơ sở ước tính hiện tại, chương trình này sẽ cung cấp đủ vắc xin, vật tư tiêm chủng cho 15-16% dân số của 92 quốc gia thành viên chương trình, trong đó có Việt Nam. Theo ông Nguyễn Thanh Long – bộ trưởng Bộ Y tế, tổng số vắc xin từ chương trình này cho Việt Nam năm 2021 là 30 triệu liều, trong đó chủ yếu sử dụng vào nửa cuối năm 2021.

Bộ Y tế cho biết vắc xin do COVAX hỗ trợ sẽ được miễn phí nhập khẩu, nhập khẩu qua cảng hàng không quốc tế Nội Bài hoặc Tân Sơn Nhất và thông quan lập tức ngay khi về đến cảng, chuyển về kho quốc gia hoặc kho khu vực để kiểm định.

Việc vận chuyển vắc xin tới các tuyến sẽ do cán bộ chuyên trách tiêm chủng đã được đào tạo thực hiện.

Trong kế hoạch này, Bộ Y tế cũng đã khảo sát hệ thống kho lạnh hiện có và khẳng định hệ thống kho lạnh hiện có có thể bảo quản cùng lúc 3 triệu liều ở nhiệt độ âm sâu (- 70 độ C), 1,8 triệu liều ở nhiệt độ -25 đến -15 độ C và sẵn sàng bảo quản hàng chục triệu liều ở nhiệt độ 2-8 độ C (hầu hết vắc xin cần bảo quản ở nhiệt độ này).

Cần 150 triệu liều vắc xin

Phát biểu cuối tuần trước khi giao ban với các địa phương, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết nếu đủ vắc xin cho mọi người dân có chỉ định tiêm chủng, Việt Nam cần 150 triệu liều (mỗi người tiêm 2 mũi).

Ngoài 30 triệu liều được viện trợ kể trên, Việt Nam đã đặt mua và được chấp thuận mua 30 triệu liều, cũng của AstraZeneca. Lô đầu tiên trong số 30 triệu liều này sẽ về Việt Nam vài ngày tới.

Ngoài ra, trong tuần này Bộ Y tế có thể sẽ tiếp tục đàm phán với 1 nhà cung cấp để mua thêm vắc xin. Hiện đã có 3 tỉnh thành là Hà Nội, Quảng Ninh và Hải Phòng đề nghị Bộ Y tế hỗ trợ thủ tục để mua vắc xin tiêm cho người dân (riêng Hà Nội đề nghị mua 15 triệu liều).

Theo thông tin của Tuổi Trẻ, ngân sách trung ương, địa phương và các nhà hảo tâm sẽ tham gia đóng góp để mua vắc xin. Hiện đã có 21 tỉ đồng được 1 ngân hàng chuyển tới “Quỹ vắc xin” tại Bộ Y tế để mua vắc xin tiêm ngừa cho người dân.

Bản kế hoạch này cũng cho biết Việt Nam có 4 nhà sản xuất vắc xin đang tham gia phát triển vắc xin ngừa COVID-19, trong số này có 2 đơn vị đang thử nghiệm trên người tình nguyện, 1 đơn vị sẽ thử nghiệm từ tháng 3 tới.

Trong đó, tiến độ nhanh nhất là vắc xin Nanocovax của Nanogen, sẽ thử nghiệm giai đoạn 2 trên người tình nguyện từ ngày 26-2 tới.

 

21/2/21

CÙNG NHAU REPORT TRANG XÚC PHẠM BÁC HỒ

 Sáng nay, mở mắt thấy một tràn tin nhắn nói về tình trạng có một số file GIF đang có trên Tenor - có hình ảnh không tốt của bác Hồ. Tìm hiểu 1 chút thì phát hiện ra file này nằm ở Tenor, chứ không phải thuộc Facebook, vì khi mở chức năng tìm kiếm GIF trên Facebook, thì FB sẽ kiếm GIF ở trên 2 trang: Giphy và Tenor. Chính vì vậy, mình cũng đã report lên Tenor và giờ đến lượt nhờ các bạn report lên Tenor để xóa cái file GIF phản cảm và đầy xúc phạm này. Không những vậy, file GIF này còn làm ảnh hưởng đến tâm lý trẻ nhỏ và làm ảnh hưởng xấu đến hình ảnh đẹp của Việt Nam.


Cộng đồng cùng nhau gửi email report tới: abuse@tenor.com . Cảm ơn mọi người nhiều!

Chủ đề email: Report an abuse - inappropriate GIF

Nội dung email để report, các bạn có thể copy như sau: 

To whom it may concern,

I want to report this GIF with ItemID: 14321663 and the link to this GIF is: https[:]//media[.]tenor[.]co/images/735a212254a394770aa9f3c99db685b2/tenor.gif?t=AAW7zl528w4KraQE1wD8yA&itemid=14321663

This GIF is made to abuse the image of the famous Vietnamese President - Ho Chi Minh. It's a scary and an inappropriate GIF. Which needed to be removed, because this GIF is kept showing up on mainstream media platforms like Facebook.

Please help to remove it.

Thank you very much


Nhờ các bạn cùng chia sẻ để cộng đồng mạng biết, thực hiện.


Nguồn: Ngô Minh Hiếu

18/2/21

CÓ MỘT VIỆT NAM HÀO HÙNG NHƯ THẾ

"4 giờ 17 phút ngày 17/2/1979, giữa lúc nhân dân Hoàng Liên Sơn đang ngủ ngon thì bất thình lình hàng loạt đạn đại bác từ phía Bắc giội tới làm khắp biên giới bốc lửa ngùn ngụt. Hàng loạt quả đại bác thi nhau trút xuống thị xã Lào Cai, Cốc Lếu, nhằm thẳng các cơ quan, nhà máy…"



Từ mờ sáng 17/2 đến 5/3/1979, Trung Quốc huy động 600.000 quân, mở cuộc tấn công quy mô lớn gồm nhiều quân đoàn, tập đoàn quân trên dọc biên giới 6 tỉnh phía Bắc nước ta (Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng đến Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu).


Mặc dù, quân Trung Quốc đông đảo như vậy nhưng những từ "run sợ" hay "lo sợ" chưa bao giờ có trong tư duy quân sự cũng như trong suy nghĩ của người Việt Nam.


Ngày 5-3, Chủ tịch Tôn Đức Thắng công bố Lệnh tổng động viên toàn quốc "để bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đánh thắng hoàn toàn cuộc chiến tranh xâm lược của bọn bành trướng và bá quyền Trung Quốc".


Đài Tiếng nói Việt Nam phát đi lệnh tổng động viên:


"Hỡi đồng bào và chiến sĩ yêu quý! Quân thù đang giày xéo non sông, đất nước ta. Độc lập, tự do, chủ nghĩa xã hội của nhân dân ta đang bị xâm phạm. Hòa bình và ổn định ở Đông Nam châu Á đang bị đe dọa.


Dân tộc Việt Nam ta phải ra sức chiến đấu để tự vệ...


Toàn thể đồng bào các dân tộc anh em trong cả nước, các tôn giáo, đảng phái, già, trẻ, gái, trai hãy phát huy truyền thống Diên Hồng, triệu người như một, nhất tề đứng lên bảo vệ Tổ quốc".


Không khí sục sôi của những ngày tháng ấy cũng hiện lên rõ nét trong từng nét mặt sống, chiến đấu của quân và dân Việt Nam trong cuộc chiến bảo vệ biên giới phía Bắc.

CHIẾN TRANH: "SẼ ĐÁNH XUỐNG HÀ NỘI TRONG VÒNG 1 TUẦN"

Với Chiến tranh biên giới Việt – Trung 1979, chính quyền Bắc Kinh từng tuyên bố “dạy cho Việt Nam một bài học”, thậm chí là “bóp chết” Việt Nam, chiếm Hà Nội trong vòng một tuần. Tuy nhiên, cuộc chiến này từng bị chính người Trung Quốc coi là nỗi ô nhục, vết nhơ lịch sử.



Xung đột biên giới 1979 gây tổn hại nghiêm trọng đến chính uy tín, hình ảnh của Trung Quốc trên thế giới, khi những kẻ chuyên áp bức, phi chính nghĩa, lại ảo tưởng có thể đè bẹp, khuất phục một dân tộc Việt Nam yêu hòa bình.


Trong khi đó, Việt Nam đã chứng minh được tinh thần chính nghĩa, sức mạnh vô địch của quân đội Hồ Chí Minh, sự đoàn kết của toàn dân tộc khi lần lượt chiến thắng cả hai Đế quốc Pháp, Mỹ, giúp Campuchia đánh đuổi Pol Pot và đẩy lùi âm mưu thâm độc của chính quyền Bắc Kinh.


Chiến tranh biên giới Việt – Trung 1979 và quyết tâm “dạy cho Việt Nam một bài học”


Chiến tranh biên giới Việt – Trung 1979 là cuộc chiến tuy ngắn ngủi nhưng khốc liệt, nổ ra vào ngày 17 tháng 2 năm 1979 khi chính quyền Trung Quốc quyết định tấn công xâm lược Việt Nam trên toàn tuyến biên giới phía Bắc giữa hai nước.


Trung Quốc luôn nói về chiến tranh biên giới Việt – Trung là “phản công tự vệ”, chống lại sự xâm lược của Việt Nam. Tuy nhiên, dư luận quốc tế hiểu rất rõ luận điệu này của chính quyền Bắc Kinh.


Việt Nam, với truyền thống yêu hòa bình, tự do, không bao giờ đi gây hấn. Hà Nội luôn muốn đối thoại hòa bình, chung sống hòa thuận với tất cả các quốc gia láng giềng và giữ quan hệ hòa hảo với bạn bè quốc tế. Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác, nhưng người Việt không bao giờ chùn bước trước bất cứ kẻ thù nào có âm mưu xâm lược, lăm le bờ cõi.


42 năm sau chiến tranh biên giới phía Bắc, Việt Nam đã chứng minh được sức mạnh dân tộc, tinh thần đoàn kết và chiến lược ngoại giao thông minh khôn khéo. Tuy nhiên, quan hệ Việt – Trung vẫn còn nhiều bất đồng chưa thể giải quyết, tuy nhiên, lãnh đạo hai nước nên nhìn về tương lai, vì lợi ích và sự thịnh vượng chung để đưa ra quyết sách.


Trung tướng Nguyễn Quốc Thước từng chia sẻ rằng, giới lãnh đạo của Trung Quốc vào thời điểm đó đã “mượn tay” quân diệt chủng Khmer Đỏ Pol Pot để thực hiện một âm mưu khác với Việt Nam.


Vị tướng nổi tiếng trong chiến tranh biên giới Tây Nam từng khẳng định, Việt Nam này không gây hấn hay xâm lược ai, ngược lại hay bị xâm lược và buộc phải đứng lên chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, hay như người ta thường nói “chính kẻ thù buộc ta ôm cây súng”…


“Đến lúc Trung Quốc thực hiện tuyên bố “dạy cho Việt Nam một bài học”, thì chúng tôi mới hiểu ra rằng, hai cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam trên hai mặt trận, biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc, là cùng một kịch bản”, Trung tướng Nguyễn Quốc Thước bày tỏ.


Đáp lại tuyên bố của chính quyền Bắc Kinh rằng, Trung Quốc “chỉ tự vệ”, Tướng Thước khẳng định, Việt Nam đã giảm quân số sau kháng chiến chống Mỹ Đế quốc từ những năm 1976, 1977 để bớt gánh nặng cho nền kinh tế, quân số cũng không đủ biên chế như trước, với lực lượng mỏng như vậy, Việt Nam lấy đâu ra quân mà “đánh” Trung Quốc để họ tạo ra luận điệu về chiến tranh biên giới 1979 là “phản kích tự vệ”.


Còn về quyết tâm “dạy cho Việt Nam một bài học” của nhà lãnh đạo Đặng Tiểu Bình ở thời điểm đó được báo chí Trung Quốc dẫn lại, Trung tướng Nguyễn Quốc Thước cho rằng, nguyên nhân cơ bản hơn là có nhóm lãnh đạo trong Đảng Cộng sản Trung Quốc không muốn thấy một Việt Nam hùng mạnh hơn trong vai trò quốc gia láng giềng ngay bên cạnh.


Một nguyên nhân khác kích động sự hận thù, gây hấn của chính quyền Bắc Kinh, theo nhiều ý kiến chuyên gia, chính là việc Việt Nam và Liên Xô ký kết Hiệp ước tương trợ năm 1978.


Ảo tưởng “bóp chết” Việt Nam và chiếm Hà Nội trong vòng một tuần


Tham vọng muốn “bóp chết” Việt Nam bằng nhiều gọng kìm, âm mưu được giới cầm quyền Bắc Kinh lên kế hoạch kỹ càng.


Trong khi đó, kế hoạch đánh nhanh, thắng nhanh, chiếm nhanh Hà Nội trong vòng một tuần là ảo tưởng của Túc Dụ, lãnh đạo quân sự cấp cao của Đảng Cộng sản Trung Quốc, người từng được Mao Trạch Đông coi là một trong những tư lệnh giỏi nhất của Quân đội PLA.


Đại tá Nguyễn Khắc Nguyệt, đã nhắc lại chuyện Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Trung Quốc Túc Dụ từng khoe khoang ba hoa rằng, chỉ cần một phần lực lượng của các quân khu Quảng Châu và Côn Minh là đủ để và đốt sạch, phá sạch, chiếm gọn Hà Nội trong vòng một tuần trong một bài viết của mình trên tờ Trí Thức Trẻ. Tuyên bố của Thứ trưởng Túc Dụ được đưa ra tại Kỳ họp thứ ba Đảng Cộng sản Trung Quốc cuối tháng 12/1978.


Tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt được giới cầm quyền Trung Quốc đưa ra chính là “đánh nhanh, thắng nhanh, đốt sạch, phá sạch” với sự hỗ trợ của hai Đại quân khu Quảng Tây và Côn Minh với hơn 600 ngàn binh lính cùng hàng ngàn phương tiện chiến tranh hiện đại khác. Bắc Kinh dùng chiến thuật giao chiến “ngưu đao sát kê” – dùng dao mổ trâu để giết gà với sự ảo tưởng về binh lực áp đảo.


Âm mưu và ảo tưởng muốn “bóp chết Việt Nam” được hiện thực hóa thông qua cắt đứt viện trợ, ngăn cản thông thương, dựng lên vụ “nạn kiều” phá hoại sự ổn định kinh tế - xã hội của Việt Nam, chính quyền Bắc Kinh còn tăng cường hỗ trợ cho quân diệt chủng Khmer Đỏ chống phá Việt Nam ở biên giới Tây Nam, tạo thành thế gọng kìm.


Tuy nhiên, dưới sự kháng cự kiên cường và mưu trí sáng tạo của quân đội và nhân dân Việt Nam, các mũi tấn công của Trung Quốc đều bị chặn. Quân đội Trung Hoa hầu như không thể sử dụng lực lượng ở quy mô sư đoàn mà chỉ chia nhỏ đội hình và buộc phải thay đổi chiến thuật.


Chuyện ảo tưởng “chiếm Hà Nội chỉ mất môt tuần” nhanh chóng tiêu tan khi quân Trung Quốc bị cầm chân suốt 16 ngày ở thị xã Lạng Sơn, cách xa Hà Nội.


Trận chiến để lại nỗi ô nhục trong lịch sử Quân giải phóng PLA


Chưa hết, trong chiến tranh biên giới phía Bắc từng có một trận chiến mà nguyên một đại đội sơn cước của Trung Quốc xin đầu hàng bộ đội Việt Nam. Đại tá Nguyễn Khắc Nguyệt dẫn bài báo đăng trên trang mạng “Chiến lược” của Trung Quốc (Chinaiiss.com) mang tên “Trận chiến nhục nhã nhất” đánh giá đây là sự kiện ô nhục trong lịch sử quân đội PLA.


Sự kiện được báo chí Trung Quốc nhắc đến liên quan đến việc nguyên đại đội sơn cước của Trung Quốc xin tự ra hàng Quân đội Việt Nam, là kết quả của bản nghị quyết chi bộ “độc nhất vô nhị” trong Lịch sử chiến tranh thế giới cũng như Lịch sử Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA).


Theo đó, đại đội sơn cước này thuộc Trung đoàn bộ binh 448, Sư đoàn 150, Quân đoàn 50, Quân khu Thành Đô do đại đội trưởng Lý Hòa Bình, chính trị viên Phùng Tăng Mẫn chỉ huy được giao nhiệm vụ lợi dụng địa hình rừng núi, luồn sâu vào đất Việt Nam.


Mục đích của phía Trung Quốc là nhằm nắm tình hình trinh sát, phương án bố trí phòng bị khu vực biên giới, phối hợp tác chiến khi đại quân PLA kéo sang, đồng thời, nếu có thời cơ thì tập kích tiêu diệt đối phương.


Tuy nhiên, một ngày cuối tháng 2/1979, đại đội này với quân số hơn 100 người, được trang bị đầy đủ, cắt phương vị bản đồ thâm nhập sâu vào địa bàn huyện Nguyên Bình, Cao Bằng, Việt Nam.


Tuy nhiên, theo lời khai của lính trong đại đội, do sử dụng bản đồ quá cũ, được vẽ từ những năm 50 của thế kỷ XX với công nghệ lạc hậu nên khi thâm nhập sâu vào đất liền Việt Nam, có quá nhiều khác biệt nên đã rơi vào tình trạng bị mất phương hướng.


Sau đó, đại đội sơn cước này của lính PLA phát hiện mình bị quân Việt Nam bao vây từ cả bốn phía ở ngọn núi đá ở khu vực Minh Tâm, Nguyên Bình, Cao Bằng.


Lực lượng lính Trung Quốc này khi đó lâm vào tình thế hết sức nguy cấp, lương thực cạn kiệt, nguồn nước uống dưới chân đồi bị phía dân quân Việt Nam kiểm soát, xông ra “mở đường máu” quay về phái Trung Quốc thì chắc chắn xác định thương vong nên sau nửa ngày bàn bạc, thảo luận, như lời khai sau này, Chi bộ của đại đội sơn cước đã ra nghị quyết hành động.

Theo đó, cả đám lính sơn cước Trung Quốc ra đầu hàng tập thể để bảo toàn tính mạng và lực lượng.


Quân và dân Việt Nam với lòng khoan dung đã chấp nhận yêu cầu xin đầu hàng của lính Trung Quốc, tránh giao tranh đổ máu, thu lại toàn bộ trang bị của đại đội và sau đó được trưng bày ở triển lãm về Chiến tranh biên giới phía Bắc Việt Nam.


Chiến tranh biên giới Việt – Trung có sự “nhúng tay” của Mỹ?


Trả lời phỏng vấn nhà báo Alexei Syunnerberg của Sputnik Việt Nam về cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc 1979, Giám đốc Viện Hồ Chí Minh thuộc trường Đại học Tổng hợp Quốc gia Saint – Petersburg, Giáo sư Vladimir Kolotov nhận định, cuộc xâm lược của quân Trung Quốc hồi tháng 2/1979 có sự liên quan của cả Hoa Kỳ.


Theo Giáo sư Vladimir Kolotov, sau thất bị cay đắng trong chiến tranh Việt Nam, ngay từ năm 1972, Mỹ đã đề nghị Trung Quốc “bình thường hóa” quan hệ song phương với điều kiện phải bài xích Xô Viết và chính quyền Bắc Kinh đã gật đầu đồng thuận.


“Sau đó, có giao kèo Mỹ-Trung về việc chuyển phần phía đông quần đảo Hoàng Sa cho Trung Quốc, còn phần phía tây của quần đảo này thì Trung Quốc đã chiếm của Việt Nam từ trước đó. Và cuối cùng, vào tháng 1 năm 1979, tại Hoa Kỳ, phái đoàn Trung Quốc đã đạt được sự im lặng làm ngơ với diễn đạt chữ nghĩa là "thái độ trung lập" của Washington trong trường hợp Trung Quốc bắt đầu cuộc chiến tranh chống Việt Nam”, Giám đốc Viện Hồ Chí Minh thuộc trường Đại học Tổng hợp Quốc gia Saint – Petersburg cho biết.


Theo ông Vladimir Kolotov, những gì diễn ra 40 năm trước, chứng tỏ rằng, sau khi Việt Nam đánh bại Mỹ, Washington đã “tìm cách trả thù” bằng cách mượn tay chính người Trung Quốc. Cũng chính thời điểm này, như những năm tháng chiến tranh Việt Nam, Liên Xô lại một lần nữa giúp đỡ Hà Nội trên nhiều phương diện.


Điển hình như, nhóm chuyên gia-cố vấn quân sự Xô viết được phái sang Hà Nội, QĐND Việt Nam được cung cấp những loại vũ khí mới. Tổ hợp lớn các tàu chiến Xô-viết tập trung tại khu vực Biển Đông, ngăn chặn không cho hạm đội Nam của Trung Quốc tham gia cuộc xâm lược.

Vị chuyên gia cũng lưu ý về chủ tâm gieo rắc sự nghi ngờ giữa chính quyền Việt Nam và Trung Quốc ngay cả trước thời điểm bùng nổ cuộc chiến hồi tháng 2/1979.


Theo GS Kolotov, chính nhờ sự phê duyệt của chính quyền Mỹ, chính quyền Quốc dân Đảng (Đài Loan) của Trung Quốc vào năm 1947 đã phát triển khái niệm tuyến đường lưỡi bò (11 đoạn), trở thành cẩm nang chỉ dẫn hành động cả cho CHND Trung Hoa.


“Thế nhưng bây giờ Hoa Kỳ tác giả thực thụ của khái niệm này lại lên mặt đạo đức giả, cao giọng chỉ trích Bắc Kinh về việc thực thi khái niệm, cố gắng kiếm điểm ngoại giao với Hà Nội và lợi dụng Việt Nam như yếu tố răn đe Trung Quốc trên Biển Đông, nơi chính người Mỹ đã nhử Trung Quốc bành trướng”, vị chuyên gia nhấn mạnh.


Bài học từ chiến tranh biên giới 1979: Việt Nam không nên để mắc mưu


Đại tá Nguyễn Mạnh Hà, nguyên Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh từng phát biểu rằng, dù trong bất cứ hoàn cảnh nào thì hòa bình vẫn là thứ quý giá nhất.


Chiến tranh biên giới 1979 kết thúc thực sự, Việt Nam mới có thể tiếp tục sự nghiệp đổi mới, có những chính sách lâu dài bền vững để phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống và có một vị thế mới trên trường quốc tế. Tuy nhiên, theo vị chuyên gia, điều này không đồng nghĩa với việc những trang sử về chiến tranh biên giới đã khép lại.


“Lịch sử bản chất là sòng phẳng, khách quan, cái gì đã xảy ra rồi cũng có lúc sẽ được đặt lại trên bàn cân lịch sử để luận định. Chúng ta nhìn lại chiến tranh biên giới, trước hết là để học bài học cho chính mình, cái gì lẽ ra đã có thể tránh được, cái gì cần nhớ để nhắc lại cho thế hệ sau”, Đại tá Nguyễn Mạnh Hà nhấn mạnh.


Trung tướng Nguyễn Quốc Thước cũng chia sẻ quan điểm này, ông cho rằng, để tránh lặp lại những xung đột không dân tộc nào mong muốn, cần gác lại quá khứ nhưng không lãng quên quá khứ. Ngược lại, cả hai bên cần nhìn nhận, đánh giá nó một cách khoa học, khách quan và cầu thị.


“Không thể có hòa bình hữu nghị lâu dài, tin cậy lẫn nhau một khi Trung Quốc vẫn đánh tráo bản chất cuộc chiến tranh xâm lược thành cái gọi là "phản kích tự vệ" như cách họ tuyên truyền cho người dân nước này”, tướng Thước nhấn mạnh.


GS.Đỗ Tiến Sâm, Viện Nghiên cứu Trung Quốc, Viện Hàn Lâm Khoa học Xã hội Việt Nam dẫn chứng rằng, trong lịch sử, Việt Nam là quốc gia bị Trung Quốc xâm lược nhiều nhất trong số các nước láng giềng của họ.


“Chỉ trong vòng 10 năm từ 1979-1988, Trung Quốc đã hai lần dùng vũ lực xâm lược Việt Nam cả trên đất liền và trên biển. Vì vậy, Việt Nam cần nghiên cứu để có biện pháp ứng phó với chiến lược "ba nhanh chóng” (phát triển biên cương phía Bắc, xây dựng cường quốc biển ở phía Đông và kết nối chiến lược “vành đai, con đường” với Lào - Campuchia ở phía Tây Việt Nam) của Trung Quốc”, vị chuyên gia nói.


Cùng với xây dựng đất nước giàu mạnh, có tiềm lực quân sự vững vàng, đủ khả năng bảo vệ mình, Việt Nam cũng nên tranh thủ sự ủng hộ của dư luận yêu công lý quốc tế để hóa giải xung đột, đa dạng, đa phương hóa quan hệ quốc tế.


Trong khi đó, Thiếu tướng Nguyễn Hồng Quân, nguyên Phó Viện trưởng Chiến lược, Bộ Quốc phòng cho rằng, trong thế đối đầu, cạnh tranh Mỹ - Trung, Việt Nam không nên để “mắc mưu”, bị đẩy lên tuyến đầu chống Trung Quốc trên Biển Đông và rơi vào thế kẹt giữa các nước lớn.


TS. Nguyễn Minh Hòa cho rằng, nên có bảo tàng hay phòng trưng bày trong bảo tàng đầy đủ chứng tích, hiện vật và sự thật về chiến tranh biên giới phía Bắc.


“Sự thật lịch sử thì không ai được phép lãng quên. Bởi phải thấu hiểu chiến tranh mới cảm nhận trọn vẹn giá trị của hòa bình, phải am tường quá khứ mới hội đủ sức mạnh để hướng tới tương lai”, TS. Nguyễn Minh Hòa nhấn mạnh.


Sự vô địch, “bách chiến bách thắng” của quân đội Việt Nam tuyệt đối không phải là thần thoại, bởi chỉ cần nhìn thẳng vào lịch sử, khoa học xã hội cách mạng tối thiểu để chứng minh. Quân đội Nhân dân Việt Nam đã đánh bại cả hai Đế quốc lớn là Pháp và Mỹ, người Việt Nam chưa hề đầu hàng trước bất cứ kẻ thù nào dù mạnh và tàn bạo đến đâu.


Chiến tranh biên giới Việt–Trung 1979: Campuchia chỉ là cái cớ


Sau hàng loạt các vụ khiêu khích quân sự nhỏ, từ ngày 17/2/1979, Trung Quốc đã huy động quân đội, tăng thiết giáp, pháo…tiến vào xâm lược Việt Nam trên toàn biên giới phía Bắc từ Phong Thổ (Lai Châu) đến Móng Cái (Quảng Ninh).


Những mục tiêu mà Trung Quốc nhắm đến khi tấn công Việt Nam, theo TS. Trần Hữu Huy, Hội viên Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam từng nêu trong bài viết của TTXVN gồm: buộc quân tình nguyện Việt Nam phải rút khỏi Campuchia; tranh thủ sự ủng hộ của các nước lớn (có cả Hoa Kỳ) để giúp Trung Quốc thực hiện “4 hiện đại hóa”; phá hoại tiềm lực Việt Nam, hạ uy thế Việt Nam trên trường quốc thế sau chiến thắng chống Mỹ; thị uy với Đông Nam Á, thăm dò phản ứng của Liên Xô và thế giới.


Các chỉ huy quân sự phía Trung Quốc cho rằng, với lực lượng, vũ khí trang bị chiếm ưu thế áp đảo, quân Trung Quốc sẽ nhanh chóng loại bỏ tuyến phòng thủ biên giới của Việt Nam. Thêm vào đó, một số lướng lớn quân nhân trong Quân đội Việt Nam đang làm nhiệm vụ quốc tế ở Campuchia, nên việc tăng cường cho mặt trận biên giới phía Bắc sẽ rất khó khăn.


Do đó, Bộ Chỉ huy Trung Quốc quyết định nhanh chóng đánh chiếm một số thị xã, địa bàn quan trọng, sau đó tính việc tiến sâu vào nội địa Việt Nam.


Chiến lược của Trung Quốc là kết hợp đánh chính diện với vu hồi, thọc sâu, bao vây, chia cắt; phối hợp giữa bộ binh, xe tăng, xe bọc thép và pháo binh, thực hiện đánh phá triệt để toàn diện một cách cực kỳ tàn khốc. Mặc dù vậy, Trung Quốc đã gặp phải sự giáng trả quyết liệt từ phía Việt Nam.


Ngay sau khi kháng chiến chống Mỹ thắng lợi, thống nhất hai miền nam bắc (năm 1975), nhiều đoàn đại biểu cấp cao Đảng và Nhà nước Việt Nam (trong đó có cả Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Lê Duẩn) đã sang thăm Trung Quốc, khẳng định Việt Nam luôn ghi nhớ và biết ơn sâu sắc Đảng, Nhà nước và nhân dân Trung Quốc vì những sự ủng hộ, giúp đỡ to lớn cả về chính trị, vật chất lẫn tinh thần trong hai cuộc kháng chiến cứu nước. Việt Nam khẳng định luôn coi trọng việc giữ gìn quan hệ láng giềng hữu nghị hợp tác với Trung Quốc.


Trước những căng thẳng, xung đột vũ trang nhỏ lẻ ở biên giới năm 1978-1979, Việt Nam vẫn kiên trì kêu gọi Chính phủ Trung Quốc đàm phán giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.

Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn tiếp tục chủ trương tấn công Việt Nam, cắt toàn bộ viện trợ đã cam kết, đặt ra những đòi hỏi vô lý khi đàm phán (yêu cầu Việt Nam phải rút Quân tình nguyện khỏi Campuchia, có quy chế riêng bảo đảm quyền lợi người Việt gốc Hoa ở miền Nam Việt Nam...), kết hợp tuyên truyền vu cáo “Việt Nam xâm lược Campuchia,” “Việt Nam lấn chiếm đất đai, quấy rối biên cương phía Nam Trung Quốc”.


Do đã lường trước nguy cơ chiến tranh, ngay từ cuối năm 1978, Việt Nam đã khẩn trương tăng cường lực lượng củng cố tuyến phòng thù biên giới phía Bắc.


Ngày 17/2/1979, Chính phủ Việt Nam ra thông cáo nêu rõ nhà cầm quyền Trung Quốc đang đi ngược lại lợi ích của nhân dân, phá hoại nghiêm trọng tình đoàn kết hữu nghị giữa nhân dân hai nước, khẳng định quân và dân Việt Nam không có con đường nào khác là thực hiện quyền tự vệ chính đáng của mình để đánh trả.


Ban đầu, Việt Nam chủ trương không tập trung lực lượng dự bị chiến lược vào quyết chiến sớm, cũng không vội rút lực lượng chủ lực cơ động phía Nam ra, mà phát huy sức mạnh tổng hợp của chiến tranh nhân dân địa phương, sử dụng lực lượng tại chỗ của Quân khu 1, Quân khu 2 là chính, có sự bổ sung một bộ phận lực lượng từ tuyến sau lên tăng cường.


Sau 10 ngày chiến đấu, bộ đội Quân khu 1, Quân khu 2 và nhân dân Việt Nam tại các tỉnh biên giới phía Bắc đã chiến đấu rất anh dũng, tiêu diệt nhiều sinh lực, phá hủy nhiều phương tiện chiến tranh, làm chậm ý định “đánh nhanh, chiếm nhanh” của quân Trung Quốc, buộc đối phương phải tung lực lượng dự bị chiến lược vào tham chiến. Do có ưu thế quân đông, nhiều vũ khí trang bị kỹ thuật, quân Trung Quốc từng bước tiến sâu vào lãnh thổ Việt Nam, lần lượt chiếm một số địa bàn, thị xã quan trọng như: Lào Cai (19/2), Cao Bằng (24/2), Cam Đường (25/2), Lạng Sơn (5/3)...


Để đối phó, Việt Nam sử dụng các binh đoàn chủ lực mạnh, sẵn sàng mở những chiến dịch phản công quy mô lớn của binh chủng hợp thành. Tháng 3/1979, Quân đoàn 2 đang làm nhiệm vụ quốc tế tại Campuchia được lệnh nhanh chóng chuyển toàn bộ lực lượng về phía Bắc tập kết. Ngoài ra, Quân đoàn 5 cũng được thành lập vào ngày 2/3/1979 ngay tại mặt trận biên giới (gồm bốn sư đoàn bộ binh: 3, 338, 327, 337 cùng một số đơn vị kỹ thuật và bảo đảm khác).


Chủ lực của Quân đoàn 1, Quân chủng Phòng không-Không quân và các binh chủng kỹ thuật khác sẵn sàng tham gia chiến đấu. Ngày 4/3, Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam quyết định tổng động viên lực lượng bảo vệ Tổ quốc, thông qua kế hoạch tác chiến chiến lược.


Vừa chịu tổn thất nặng nề, lại bị dư luận quốc tế lên án mạnh mẽ, tối 5/3/1979, phía Trung Quốc tuyên bố rút quân về nước. Với thiện chí hòa bình, mong muốn khôi phục quan hệ hữu nghị giữa hai nước, lãnh đạo Đảng và Nhà nước Việt Nam đã cho dừng chiến dịch phản công, tạo điều kiện cho quân Trung Quốc rút về. Ngày 18/3/1979, Trung Quốc hoàn tất việc rút quân khỏi Việt Nam.


Như chính một học giả Trung Quốc từng thừa nhận, chiến thắng của Việt Nam là tất yếu vì một bên đại diện cho chính nghĩa, sự kiên cường vùng dậy của người bị áp bức, trí tuệ và ý chí của người làm cách mạng, còn một bên đại diện cho kẻ đi áp bức, phản cách mạng và phi chính nghĩa mà muôn đời, tà có bao giờ thắng được chính?


Theo Sputnik 

Người Trung Quốc nhập cảnh trái phép

 4 người Trung Quốc nhập cảnh trái phép vào Việt Nam hiện không có khả năng trả phí cách ly, xét nghiệm Covid-19.



Ngày 17/2, công an Quảng Trị đề nghị Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 tỉnh chi trả tiền cách ly trong 14 ngày và phí xét nghiệm cho 4 người Trung Quốc, gồm Li Zi Jian( 28 tuổi), Jiang Shu Fa (21 tuổi), Meng Shuai, và Chang Biao (cùng 22 tuổi).


Nhóm này nhập cảnh trái phép vào Việt Nam, được cách ly tại Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên thị xã Quảng Trị, hiện họ khó khăn về tài chính nên không tự chi trả được các chi phí nêu trên. Trong khi đó, Phòng quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh Quảng Trị đã hoàn tất thủ tục dẫn giải 4 người này đến cửa khẩu Hữu Nghị (Lạng Sơn), trao trả cho Trung Quốc ngày 22/2 tới.


Trước đó ngày 1/2, người dân thôn Tân Định (xã Vĩnh Chấp, Vĩnh Linh) phát hiện 4 người này đi cùng một người Việt Nam dừng uống nước ở quán tạp hoá bên đường.


Nhận tin báo, công an và Trung tâm y tế huyện Vĩnh Linh điều tra dịch tễ, bước đầu ghi nhận đây là 4 người Trung Quốc, đi cùng một người Việt Nam là Lê Minh Xuyên (31 tuổi, trú xã Long Thạnh, huyện Vĩnh Lợi, Bạc Liêu). Nhóm người Trung Quốc không có giấy tờ tùy thân, không chứng minh được việc nhập cảnh chính ngạch và không có giấy chứng nhận hoàn thành cách ly tập trung.


Theo VnExpress

ĐÃ TÌM RA NGUỒN LÂY NHIỄM COVID -19 TẠI TP HẢI DƯƠNG: KHÔNG KHAI BÁO Y TẾ KHIẾN CẢ NHÀ MẮC COVID, THÀNH PHỐ HẢI DƯƠNG SUÝT BỊ PHONG TOẢ !!!

Mặc dù tiếp xúc với bệnh nhân Covid-19 nhưng bà N.T. T. không khai báo y tế, dẫn tới lây bệnh cho cả nhà, trở thành 1 chùm ca nhiễm Covid-19 trong một gia đình và gây lo ngại trong xã hội về tình hình dịch ở TP Hải Dương.



Qua truy vết, ngày 17/2, Công an TP Hải Dương đã xác định được nguồn lây của bệnh nhân N.T. T., sinh năm 1967, ở số 15 Trần Sùng Dĩnh, phường Hải Tân chính là từ bệnh nhân P.T.H., Hội Người mù TP Hải Dương.


Khoảng từ 18h30 đến 20h00 ngày 21/1, bà N.T. T đến Hội Người mù TP Hải Dương để tẩm quất, bấm huyệt do bị đau lưng, thoát vị đĩa đệm. Nhân viên phục vụ là P.T.H., sinh năm 1985, địa chỉ: thôn Quảng Tân, xã Nam Tân, huyện Nam Sách. 


Khi P.T.H. được được công bố là ca bệnh Covid-19 (liên quan đến bệnh nhân N.T.C. là em họ chồng, công nhân Công ty PUYON cùng dự đám cưới tại xã Quảng Tân ngày 17-18/1)., bà N.T. T. không khai báo y tế, dẫn đến làm lây lan dịch bệnh cho chồng là ông M.Q.H., sinh năm 1967, con là M.N.M., sinh năm 2008 và người giúp việc là bà V.T.C., sinh năm 1951, ở thôn Tiên Động, xã Hồng Phong, huyện Thanh Miện. 


Do không khai báo, bệnh nhân N.T. T. gây rất nhiều khó khăn trong việc xác định nguồn lây trong cộng đồng. Ca bệnh có nguồn gốc dịch tễ phức tạp, mất dấu nguồn lây nhiễm, đưa TP Hải Dương vào nguy cơ trở thành ổ dịch phức tạp hơn cả huyện Cẩm Giàng, khiến Bộ Y tế đã đề xuất phương án phong tỏa TP Hải Dương ngay trong thời điểm cách ly xã hội toàn tỉnh. 


Đây là trường hợp vi phạm nghiêm trọng quy định về phòng chống dịch bệnh, làm lây lan dịch bệnh Covid-19.


Ảnh: Tối 17/2, lãnh đạo TP Hải Dương khen thưởng Công an TP Hải Dương đã nhanh chóng tìm ra nguồn lây của bệnh nhân N.T. T.


17/2/21

Lời chúc Tết bằng tiếng Việt của Tổng thống Pháp Macron nhận ‘bão like’

Lời chúc Tết bằng tiếng Việt của Tổng thống Pháp Macron nhận ‘bão like’

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã chúc Tết âm lịch bằng bốn thứ tiếng Pháp, Trung Quốc, Hàn Quốc, và Việt Nam. Không ngạc nhiên khi “status” bằng tiếng Việt có lượt tương tác cao gấp vài lần cho tới cả chục lần ngôn ngữ khác.Tổng thống Pháp Emmanuel Macron – Ảnh: REUTERS

Sáng 12-2, tức mùng 1 Tết, Tổng thống Macron đã gửi thông điệp chúc mừng năm mới lên các tài khoản mạng xã hội Twitter và Facebook.

Ngoài tiếng Pháp, ông Macron dành thêm 3 phiên bản tiếng Trung, tiếng Hàn và tiếng Việt, với nội dung như nhau:

“Tôi xin trân trọng gửi đến những ai đang chào đón Năm mới lời chúc tốt đẹp nhất: sức khỏe, thành công và hạnh phúc!”.


Thông điệp chúc tết bằng tiếng Việt của Tổng thống Macron trên Facebook nhận lượt tương tác cao nhất trong bốn thứ tiếng – Ảnh chụp màn hình Facebook

Đáng chú ý, dòng trạng thái (status) tiếng Việt của ông Macron nhận lượng tương tác cao nhất trong tất cả các phiên bản.

Tính tới khoảng 15h30 chiều 12-2, tức sau 7 tiếng từ lúc đăng, bản tiếng Việt nhận hơn 5,4 ngàn lượt tương tác cùng hơn 800 lượt chia sẻ, trong khi bản tiếng Pháp đi kèm video của ông Macron có 3,7 ngàn lượt tương tác.

Tương ứng, bản tiếng Trung có 1 ngàn tương tác, và tiếng Hàn có 400 lượt.

Việt Nam là một trong những nước sử dụng mạng xã hội Facebook phổ biến nhất. Các thống kê khác nhau cho thấy hiện nay Việt Nam là một trong những nước có người dùng Facebook nhiều nhất thế giới, với khoảng 2/3 dân số có “chơi Facebook”.

Tổng thống Pháp Macron sinh năm 1977, đã từng tới Việt Nam năm 2018.

 

Phát hiện người phụ nữ trốn cách ly qua livestream trên mạng xã hội

Phát hiện người phụ nữ trốn cách ly qua livestream trên mạng xã hội

                Chị N.T.T. (SN 1988) trú tại thôn Trại Mật, xã Tân Quang vừa bị cơ quan chức năng phạt 5 triệu đồng về việc trốn cách ly theo quy định.

Công an huyện Lục Ngạn, Bắc Giang cho biết, đơn vị vừa lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính đối với chị N.T.T. (SN 1988) trú tại thôn Trại Mật, xã Tân Quang về hành vi trốn tránh việc áp dụng biện pháp cách ly y tế của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Mức phạt 5 triệu đồng.

Căn cứ theo công văn của Sở Y tế tỉnh Bắc Giang, chị T. được xác định thuộc trường hợp phải cách ly tại nhà do có liên quan đến các ca dương tính với SARS-CoV-2 trong vùng dịch Hải Dương. UBND xã Tân Quang ban hành quyết định phê duyệt cách ly y tế tại nhà đối với  chị T. từ 28/1 đến ngày 17/2.


Chị N.T.T. bị cơ quan chức năng phạt 5 triệu đồng về việc trốn cách ly

Qua rà soát, kiểm tra trên mạng xã hội, Công an huyện Lục Ngạn phát hiện tài khoản livestream tối ngày 10/2 xuất hiện chị T.

Tuy nhiên, địa điểm chị T. xuất hiện trong livestream được xác định không phải là địa chỉ nhà riêng cách ly.

Ngay sau khi nắm bắt, Công an huyện Lục Ngạn đã lập biên bản vi phạm hành chính đối với chị N.T.T. về hành vi trên và yêu cầu chị viết cam kết thực hiện đúng các quy định về cách ly y tế trong tình hình dịch Covid-19 đang diễn biến ngày càng phức tạp.

Nhị Tiến/Vietnamnet

 

CHIẾN TRANH...!!

 Làng tôi, có ông cụ tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước, bị giặc bắt rồi bị chúng tra tấn. Đến khi được thả về địa phương được Đảng, Nhà nước chăm sóc theo chế độ đặc biệt dành cho người có công.

Thuở bé, Mỗi khi trời trở gió, tôi thường bắt gặp ông lang thang ngoài đường. Miệng mấp máy nhưng đủ hào khí dõng dạc hô vang: “Đả Đảo thằng Mỹ...!! Đả đảo thằng Mỹ xâm lược...!! - Đấy là hình ảnh xuyên suốt những năm tháng tuổi thơ tôi.



Em trai ruột Bà nội tôi, đi B rồi hy sinh trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước tại Mặt trận phía Nam khi mới 19 tuổi xuân.Người bạc đầu đau lòng tiễn kẻ tóc xanh. 

Mấy chục năm qua đi, trên bàn thờ vẫn chỉ có di ảnh và tờ giấy báo tử. Ông cậu tôi vẫn còn nằm lại đâu đó nơi đất mẹ quê hương.


Nay ngồi sửa xe ở quán Bác thương binh già đầu xã, hít hơi thuốc lào rồi thả làn khói vào khoảng không sâu thẳm. Bác trầm ngâm: “ Mất nửa cái chân trong đợt đánh Trung Quốc chú ạ, đợt nứ ác liệt không kém gì đánh thằng Mỹ mô” 


17/2/1979...!! 


Với cái gọi là “ Dạy cho Việt Nam một bài học” , các nhà lãnh đạo Trung Quốc lúc đó mà nổi tiếng là Đặng Tiểu Bình đã phát động một cuộc chiến tranh chớp nhoáng nhằm vào nước ta.


5 giờ sáng ngày 17/02/1979, 120 nghìn quân bộ binh Trung Quốc ồ ạt mở màn tấn công chúng ta tên toàn bộ các tuyến biên giới...


Đất nước gọi tên, một lần nữa những thế hệ kế cận cha anh lại bỏ bút nghiên, cởi áo học trò lên đường giữ vững từng tấc đất quê hương.


Lũ ngoại xâm khát máu, ắt đã phải trả nợ máu.


17/02/2021..!!


Dư âm của Valentine vẫn còn đâu đó ở một số bộ phận giới trẻ, những bó hoa hồng tình yêu lãng mạn, những gói Chocolate ngoại đắt tiền được up đầy facebook và mạng xã hội với những stt mùi mẫn và sặc sụa ngôn tình.


Một bộ phận giới trẻ bây giờ có thể đọc vanh vách thậm chí cuồng tín những văn hoá ngoại lai, nhố nhăng, kệch cỡm thay vì nhớ những cuộc chiến vệ quốc trong lịch sử.

Rồi mai đây, có dám chắc rằng những kẻ nguỵ sử, những kẻ vong ơn sẽ chẳng ngại ngần mà chĩa thẳng đại bác vào những chiến công của lớp lớp cha anh đã ngã xuống cho đất nước này đứng lên??? 


Nhân ngày này năm xưa, tôi xin mạn phép mượn lời thơ Lê Bá Dương:

“ Đò xuôi Thạch Hãn xin chèo nhẹ

Đáy sông còn đó bạn tôi nằm

Có tuổi hai mươi thành sóng nước

Vỗ yên bờ cõi mãi ngàn năm...””


Đất nước nghiêng mình, chúng tôi nghiêng mình..


Kính phím...!!

42 NĂM- CUỘC CHIẾN BẢO VỆ BIÊN GIỚI PHÍA BẮC CỦA NHÂN DÂN VIỆT NAM ANH HÙNG 17/02/1979-17/02/2021 !!

600.000 quân [9 quân đoàn với 32 sư đoàn] Trung Quốc tràn vào biên giới phía Bắc Việt Nam. Đây là cuộc xâm lược lớn nhất trong lịch sử của giặc Tàu suốt chiều dài dựng nước và giữ nước của dân tộc ta.



Cùng ngày:


-  Tại Phnom Penh, Đoàn đại biểu chính phủ Việt Nam tiếp tục chuyến thăm và hội đàm với đoàn đại biểu Hội đồng Nhân dân Cách mạng Campuchia mới thành lập do ông Heng Samrin đứng đầu.

 

- Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng bộ Ngoại giao Nguyễn Duy Trinh gửi thư tới bộ trưởng ngoại giao các nước không liên kết về việc Trung Quốc đe dọa chiến tranh chống Việt Nam, gửi điện đến Chủ tịch Hội đồng bảo an và Tổng thư ký Liên hợp quốc thông báo với quốc tế về cuộc chiến chống Việt Nam của Trung Quốc.

 

- Tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Văn Đồng trả lời phỏng vấn báo chỉ Nhật Bản, nêu rõ quan điểm của Việt Nam là "tôn trọng tình hữu nghị lâu đời giữa Việt Nam và Trung Quốc nhưng kiên quyết đấu tranh bảo vệ độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc", vạch rõ quan hệ giữa tàn quân Pon Pol và nhà cầm quyền Trung Quốc.


- Đoàn đại biểu liên hiệp các hội hữu nghị của Liên Xô và hội hữu nghị Xô-Việt kết thúc chuyến thăm Việt Nam, lên đường về nước.


... tin đặc biệt!


- Trong những giờ phút đầu của cuộc chiến đấu, quân dân các tỉnh biên giới phía Bắc đã chiến đấu hết sức dũng cảm, diệt nhiều tên Trung Quốc xâm lược, phá hủy & bắn cháy hàng chục xe tăng.


---------


Nguồn: Báo QĐND, báo Nhân Dân, báo Hà Nội Mới ngày 18-2-1979.


Ảnh: Tin tức trên báo QĐND một ngày sau đó.


-NVT-

15/2/21

ĐẶC SẢN MỖI ĐÊM GIAO THỪA: PHÁO NỔ SÁNG RỰC BẦU TRỜI BẤT CHẤP LỆNH CẤM

Trước và sau thời khắc giao thừa năm Tân Sửu, khu vực TP Hà Tĩnh và huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) pháo nổ rền vang, kéo dài hàng chục phút, bất chấp lệnh cấm.

Theo ghi nhận của PV, dọc quốc lộ 1, đường Trần Phú, Ngô Quyền, khu vực cầu Cày… thuộc xã Thạch Trung (TP Hà Tĩnh) và xã Thạch Hạ (huyện Thạch Hà) có hàng chục điểm bắn pháo hoa tự phát, liên tục trong khoảng 30 phút, gồm cả pháo tầm thấp và tầm cao.

Người dân địa phương cho biết, việc pháo nổ đêm giao thừa không còn xa lạ với họ. Tuy nhiên, pháo nổ khắp nơi khiến người đi đường không khỏi giật mình.

Thiếu tá Nguyễn Quốc Hùng, Trưởng công an TP Hà Tĩnh phân trần: “Lực lượng đã triển khai hơn 1.000 người cả công an và chính quyền, gấp 3 lần các năm trước cùng tham gia chống pháo nổ dịp Tết. Hai tháng trước Tết, công an cũng đã tuyên truyền đến tận nhà, vận động người dân nộp hơn 2.000 quả pháo bi các loại. Việc xử lý pháo không thể làm triệt để mà chỉ hạn chế ở mức tối đa”

LẤY MẪU XÉT NGHIỆM F1, F2 CỦA NGƯỜI ĐÀN ÔNG NHẬT BẢN MẮC COVID-19

Sáng 15/2, Bộ Y tế xác nhận người đàn ông Nhật Bản mắc COVID-19 được phát hiện tử vong tại Hà Nội ngày 13/2.


Bệnh nhân nam, 54 tuổi, quốc tịch Nhật Bản, chuyên gia Công ty trách nhiệm hữu hạn Mitsui, Việt Nam. Ông nhập cảnh vào làm việc tại Việt Nam ngày 17/1 tại sân bay Tân Sơn Nhất.


Sau khi nhập cảnh, ông được cách ly tập trung tại phường 2, quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh từ 17 đến 31/1, có kết quả xét nghiệm 2 lần âm tính với SARS-Co-V2 (vào các ngày 17 và 31/1.


Ngày 1/2, ông bay ra Hà Nội và trú tại một khách sạn ở quận Tây Hồ.


Từ ngày 1 đến 13/2, ông đi lại, làm việc giữa khách sạn và công ty. Khoảng 19 giờ ngày 13/2, ông được phát hiện tử vong trong phòng khách sạn.


Kết quả xét nghiệm mẫu bệnh phẩm ngày 14/2 cho thấy ông dương tính với SARS-CoV-2. Nguyên nhân tử vong đang được điều tra làm rõ.


Sau khi nhận được thông tin, Trung tâm Y tế quận Tây Hồ đã chỉ đạo Đội đáp ứng nhanh số 3 của Trung tâm và cán bộ Trạm Y tế phường Quảng An thực hiện điều tra, rà soát.


Qua trao đổi với người đại diện khách sạn và công an phường cho thấy, thời gian phát hiện bệnh nhân tử vong là khoảng hơn 19 giờ. Phía khách sạn đã báo ngay Trung tâm Cấp cứu 115 và cơ quan công an. Sau đó, cán bộ Trung tâm Cấp cứu 115 tới khám, chẩn đoán bệnh nhân đã tử vong.


Ngay sau khi nhận được thông tin người đàn ông tử vong, các lực lượng chức năng đã khẩn trương triển khai công tác điều tra dịch tễ tại khách sạn Somerset West Point nơi phát hiện người đàn ông tử vong, lấy mẫu xét nghiệm, phun khử khuẩn khu vực lấy mẫu và môi trường xung quanh, chuyển mẫu lên Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội để làm xét nghiệm. Kết quả xét nghiệm cho thấy người đàn ông này dương tính với virus SARS-CoV-2.


Đại sứ quán Nhật Bản đã gọi xe chuyên dụng đến vận chuyển thi thể người đàn ông trên đến Nhà tang lễ Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức.


Theo Trung tâm kiểm soát bệnh tật Hà Nội, lực lượng chức năng đã tiến hành cách ly toàn bộ khách sạn trên với 139 khách và nhân viên; sàng lọc các trường hợp F1, F2 để ra quyết định cách ly tập trung hay cách ly tại nhà. Sở Y tế Hà Nội đã có thông báo khẩn tìm người có liên quan từ chiều 14/2.


Do bệnh nhân người Nhật mắc COVID-19 tử vong có lịch sử đi lại dày đặc, chưa rõ nguồn bệnh nên Hà Nội đã lấy mẫu xét nghiệm diện rộng người có liên quan tại 3 quận Tây Hồ, Hoàn Kiếm và Ba Đình, bắt đầu từ tối 14/2.


Theo ông Khổng Minh Tuấn, Phó Giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật Hà Nội, dự kiến ngày 15/2 mới có thể thống kê xong số người có tiếp xúc với bệnh nhân COVID-19 người Nhật.


Hiện nguyên nhân tử vong của bệnh nhân này đang được các đơn vị chức năng điều tra, xác minh./.

HÀ NỘI GHI NHẬN THÊM 1 CA MẮC COVID-19 LÀ F1 CỦA NGƯỜI NHẬT BỊ TỬ VONG

Trưa 15/2, Sở Y tế Hà Nội thông tin vừa ghi nhận thêm 1 trường hợp dương tính với SAR-CoV-2 tại phường Điện Biên, quận Ba Đình, Hà Nội.



Bệnh nhân N.T.H, nữ, sinh 1996 (25 tuổi); Mã số bệnh nhân: 2234; Địa chỉ: 14/4B Yên Thế, Điện Biên, Ba Đình, Hà Nội.


- Nghề nghiệp: Nhân viên Kinh doanh.


- Nơi làm việc: Văn phòng Chi nhánh Công ty TNHH Mitsui Việt Nam tại Hà Nội -Tầng 9 tòa nhà Sun red river 23 Phan Chu Trinh-Hoàn Kiếm-Hà Nội.


- Ngày lấy mẫu: 14/02/2021


- Kết quả xét nghiệm: Dương tính với SAR-CoV-2 ngày 15/02/2021 (CDC Hà Nội thực hiện)


Kết quả điều tra:


Bệnh nhân được xác định là trường hợp tiếp xúc gần với trường hợp F0 người Nhật (BN 2229) tại Văn phòng 23 Phan Chu Trinh (Hoàn Kiếm); được lấy mẫu và đưa đi cách ly tập trung tại khu nhà ở sinh viên Tứ Hiệp-Hoàng Mai ngày 14/02/2021.


Kết quả điều tra, lịch trình sơ bộ:


+ Ngày 02/02/2021, bệnh nhân N.T.H có họp cùng phòng với F0 (BN 2229) tại phòng họp của công ty địa chỉ Tầng 9 tòa nhà Sun red river 23 Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm vào khoảng thời gian 14h30 phút đến 15h30 phút cùng ngày (lúc đó N.T.H có đeo khẩu trang). Buổi họp này còn có 2 người Nhật nữa và 2 người này đã về Nhật Bản từ đêm 2/2/2021.


+ Ngày 03/02/2021, bà N.T.H đi làm từ 8h00 đến 17h15 phút và về thẳng nhà. Tại cơ quan có tiếp xúc gần với 4 người đồng nghiệp: 3 người Việt và 01 người Nhật.


+ Ngày 4/2 : Đi làm từ 8h00 đến 17h15 phút rồi về thẳng nhà.


+ Ngày 5/2: Đi ăn tối với 2 bạn ở Cơm Viên 11A Đình Ngang và sau đó đi uống cafe từ 19h đến 22h tại Aroi café số 9 Tống Duy Tân cùng với 02 người bạn: 01 ở quận Hai Bà Trưng và 01 ở quận Cầu Giấy.


+ Ngày 6/2: Đi uống cà phê với bạn từ 20h đến 22h tại số 10 Khúc Hạo-Touri pessert cùng với 02 bạn: 01 ở quận Nam Từ Liêm và 01 ở quận Đống Đa.


+ Ngày 7/2 đến 9/2: Đi làm từ 8h đến 17h15 phút, không tiếp xúc với ai, trưa ăn cơm cùng với đồng nghiệp tại phòng làm việc.


+ Ngày 10/2 (29 Tết âm lịch) ăn cơm trưa với chú ruột, bác ruột và bố mẹ tại nhà riêng: Chú ruột ở quận Hoàn Kiếm; bác ruột ở Thụy Khuê, Tây Hồ.


+ Ngày 12/2 ( mồng 1 Tết) ăn cơm trưa với gia đình chú ruột tại Lý Thường Kiệt quận Hoàn Kiếm, tiếp xúc với 5 người.


+ Từ ngày 13/02 (mồng 2 Tết) chỉ tiếp xúc với bố mẹ, không ra ngoài, không tiếp xúc với hàng xóm, bạn bè và người thân khác.


Hiện tại sức khỏe của N.T.H và gia đình bình thường, không ho, không sốt, không khó thở.


Ngay khi nhận được thông tin, Trung tâm kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội đã thông báo cho Trung tâm y tế quận Ba Đình, Trung tâm y tế quận Hoàng Mai và tiến hành điều tra các trường hợp tiếp xúc gần với bệnh nhân và chuyển các bệnh nhân đi điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở Đông Anh.


Điều tra truy vết và lấy mẫu xét nghiệm tất cả những người liên quan, sơ bộ xác định 18 trường hợp F1 (đã lấy mẫu bố, mẹ bệnh nhân N.T.H có kết quả âm tính).


Trung tâm kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội Thông báo danh sách các trường hợp nhân viên công ty Mitsui là 32 người cho các đơn vị, các tỉnh liên quan (Hưng Yên); phun khử khuẩn toàn bộ các phòng cách ly, khu vực liên quan và tiếp tục điều tra tuy vết mở rộng tại công ty nơi bệnh nhân làm việc và những nơi khác có liên quan./.

VÁN BÀI LẬT NGỬA" CỦA ĐẠI TÁ PHẠM NGỌC THẢO (14/2/1922_17/7/1965)

 Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Phạm Ngọc Thảo (14/2/1922 – 17/7/1965), còn gọi là Chín Thảo, Albert Thảo, xuất thân trong một gia đình trí thức giàu có, theo đạo Công giáo toàn tòng ở Vĩnh Long. Ông nội là cụ Phạm Ngọc Lành, một thương gia lớn ở Nam bộ thời Pháp thuộc, rất tích cực ủng hộ, hậu thuẫn cho các phong trào yêu nước chống Pháp. Thân sinh của Phạm Ngọc Thảo là cụ Adrian Phạm Ngọc Thuần, một kỹ sư trắc địa, một điền chủ giàu có ở Nam bộ, mang quốc tịch Pháp. Anh ruột ông, luật sư Gaston Phạm Ngọc Thuần là Phó chủ tịch Ủy ban Hành chính kháng chiến Nam bộ, sau năm 1954 là Đại sứ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Cộng hoà Dân chủ Đức. 



Sau khi đỗ tú tài ở Sài Gòn, Phạm Ngọc Thảo không sang Pháp mà ra Hà Nội học. Năm 1942, ông tốt nghiệp kỹ sư, về làm việc tại Sài Gòn. Năm 1945, Phạm Ngọc Thảo tham gia Cách mạng tháng Tám. Khi Pháp quay lại chiếm Nam bộ, ông tuyên bố hủy bỏ quốc tịch Pháp, lên đường cầm súng đi kháng chiến. 


Năm 1946, Phạm Ngọc Thảo được cử đi học Trường Võ bị Trần Quốc Tuấn ở Sơn Tây khoá 1. Sau khi tốt nghiệp, ông trở về miền Nam chiến đấu và đảm nhiệm nhiều chức vụ quan trọng: Tiểu đoàn trưởng, Trung đoàn phó, Trưởng phòng Mật vụ Nam bộ. 


Cuối năm 1946, Pháp đổ bộ vào miền Nam, giữa sự bao vây ráo riết của địch, Phạm Ngọc Thảo đã trực tiếp đưa đồng chí Lê Duẩn từ trụ sở Ủy ban Hành chính kháng chiến miền Nam ở Phú Yên về chiến trường Nam bộ. Cuộc hội ngộ này chính là bước ngoặt quyết định đến sứ mệnh sau này của Phạm Ngọc Thảo. 


Hiệp định Giơnevơ được ký kết, Phạm Ngọc Thảo được đồng chí Lê Duẩn – Bí thư xứ uỷ Nam bộ giao nhiệm vụ luồn sâu, hoạt động đơn tuyến, lợi dụng mâu thuẫn để đánh địch từ bên trong ra. “Anh Phạm Ngọc Thảo đã nhận một nhiệm vụ đặc biệt, chưa từng có tiền lệ trong công tác cách mạng của chúng ta”. 


Để thực hiện nhiệm vụ, Phạm Ngọc Thảo đã chủ động công khai lý lịch kháng chiến của mình bằng một “ván bài lật ngửa”, từng bước tiếp cận gia đình họ Ngô thông qua Giám mục Ngô Đình Thục – anh trai Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Nhu. 


Được sự giới thiệu của Ngô Đình Thục, Phạm Ngọc Thảo quay lại Sài Gòn làm việc tại Viện Hối đoái. Sau khi Ngô Đình Diệm lên làm Tổng thống, ông được bố trí làm Đại úy đồng hóa, Tỉnh đoàn trưởng Bảo an… 


Năm 1957, Phạm Ngọc Thảo tham gia sáng lập và biên tập Tạp chí Bách Khoa. Chỉ tính riêng trong năm 1957-1958, ông đã cho đăng liên tục hàng loạt bài trên tạp chí tập trung đề tài về quân sự: “Thế nào là một quân đội mạnh?”; “Đánh giặc mà không giết người”; “Góp ý kiến về thiên Mưu công trong binh pháp Tôn Tử”; “Một số ý kiến về lãnh đạo tinh thần một đơn vị quân đội”; “Vấn đề kinh tế tự túc trong quân đội” …; “Lực lượng quân sự cơ động và lực lượng địa phương”; “Quân đội và nhân dân”; “Quân đội bình định đem lại bình an hay oán hận”; “Quan niệm về quân sự hiện đại” … Những bài báo đó đã tạo tiếng vang lớn, được giới quân sự, chính trị ở Sài Gòn cũng như các chuyên gia CIA và tình báo nước ngoài rất quan tâm. 


Chính quyền Ngô Đình Diệm bắt đầu trọng dụng Phạm Ngọc Thảo. Ông gia nhập vào Ban Tuyên huấn của Đảng Cần Lao. Sau khi được thăng quân hàm thiếu tá, ông rút về làm việc tại Sở Nghiên cứu chính trị – xã hội (cơ quan mật vụ Phủ Tổng thống) do Trần Kim Tuyến làm Giám đốc. 


Đầu năm 1961, Phạm Ngọc Thảo được bổ nhiệm làm Tỉnh trưởng Kiến Hòa (Bến Tre). Chỉ trong thời gian ngắn làm Tỉnh trưởng, ông đã thả hơn 2.000 tù chính trị và khôn khéo lái các cuộc hành quân tảo thanh vào chỗ không người góp phần quan trọng vào việc bảo tồn lực lượng cách mạng, tạo điều kiện mở rộng cuộc Đồng khởi ở miền Nam. 


Suýt bị thiếu niên biệt động Bến Tre ám sát nhầm 


Nhân ngày Quốc khánh Việt Nam cộng hòa 26/10/1961, một cuộc mít-tinh lớn biểu dương lực lượng được tổ chức tại Quảng trường An Hội (khu Vườn Hoa 3 con chim câu bây giờ). 


Ông Hai Trung, Tỉnh ủy viên phụ trách Thị ủy, đã giao nhiệm vụ trực tiếp cho ông Thiều phá cuộc mít-tinh này với 5 trái lựu đạn. Ông Thiều giao nhiệm vụ lại cho ông Tư Tuấn tức ông Đặng Quốc Tuấn (sau này là Tỉnh ủy viên, Bí thư Tỉnh đoàn, rồi làm Giám đốc Đài phát thanh – truyền hình tỉnh Bến Tre), lúc đó 17 tuổi, đang học đệ tam (lớp 10). Mỗi ông cầm 1 trái lựu đạn MK2, 3 trái kia để ở nhà ông Thiều. 


Ông Tư Tuấn kể: “Sau khi ông Thảo đọc diễn văn, lúc đó khoảng 8 giờ 30, tới phần diễu hành, tất cả quan khách đứng lên. Ông Thiều liệng 1 trái lựu đạn rơi cách ông Thảo 1 mét rưỡi, không thấy nổ. Tôi liệng tiếp 1 trái cách ông Thảo 5 mét rồi bỏ chạy, cũng không nổ luôn. Tôi chưa biết ông Thiều bị bắt tại chỗ, nên chạy về nhà ông Thiều định lấy tiếp 3 trái còn lại. Rủi cho tôi, tại nhà ông Thiều đã có mật báo dẫn người lên ém. Tôi đến bọn chúng giữ lại, chưa bắt ngay. Chúng vô nhà xét, lấy 3 trái lựu đạn và chiếc cặp da đi học tôi để ở nhà ông Thiều. Vì cái cặp da có giấu cây súng trước đây tôi để trong cặp, nên tôi bị bắt, bị đánh tại chỗ”. 


Một tuần sau khi hai ông bị bắt, ông Thảo có đến gặp ông Tuấn và ông Thiều. Lần đó, một cố vấn Mỹ thẩm vấn, ông Thảo làm phiên dịch. Hỏi: “Tại sao là học sinh mà đi ám sát Tỉnh trưởng ngay tại ngày Quốc khánh? Có phải Cộng sản giao việc không? Ai là người giao việc?”. Trả lời: “Do chính quyền độc ác, đàn áp ức hiếp giết hại dân. Chúng tôi học tập gương của Phạm Hồng Thái, Nguyễn Thái Học đứng lên đấu tranh, không liên quan gì tới Cộng sản, không có ai giao việc cả”. Ông Thảo dịch như thế nào ông Tư Tuấn không biết, ông Thảo chỉ nói với hai ông: “Các em còn nhỏ, phải lo chuyện học hành, chính trị là chuyện của người lớn, sau này lớn lên muốn làm gì thì làm”. 



Năm 1962, ông sang Mỹ học một khóa quân sự cao cấp. Về nước, Phạm Ngọc Thảo được bổ nhiệm làm Thanh tra Ấp chiến lược, trực thuộc Phủ Tổng thống. 


Năm 1962 – 1963, Phạm Ngọc Thảo cùng với Trần Kim Tuyến và Huỳnh Văn Lang lên một kế hoạch đảo chính với mục tiêu “cải sửa” chế độ nhằm vô hiệu hóa ý đồ của người Mỹ muốn gạt bỏ gia đình họ Ngô để thay vào đó giới lãnh đạo thân Mỹ. Tuy nhiên, kế hoạch bị lộ, cuộc đảo chính không thành. 


Ngày 1/11/1963, Dương Văn Minh tiến hành đảo chính lật đổ chế độ Ngô Đình Diệm. Phạm Ngọc Thảo dù không chủ động tham gia cuộc đảo chính nhưng ông vẫn được Dương Văn Minh cử làm tùy viên báo chí, sau đó được cử sang Mỹ tu nghiệp. 


Tháng 1/1964, Phạm Ngọc Thảo về nước, được thăng hàm Đại tá. Ông được cử làm Giám đốc báo chí, phát ngôn viên chính phủ Việt Nam Cộng hoà. Đầu tháng 10/1964, Nguyễn Khánh cử ông sang Mỹ làm Tùy viên văn hóa, quân sự. 


Cuối năm 1964, Nguyễn Khánh ra lệnh triệu hồi Phạm Ngọc Thảo về nước với ý đồ sẽ bắt ông tại sân bay Tân Sơn Nhất. Phạm Ngọc Thảo khôn khéo không về đúng giờ nên ý đồ của Khánh không thực hiện được. Ông bí mật móc nối tổ chức lực lượng, kéo tướng Lâm Văn Phát và hàng chục sĩ quan khác tiến hành cuộc đảo chính ngày 19/2/1965. Cuộc binh biến do tướng Lâm Văn Phát cầm đầu về danh nghĩa, thực tế do Phạm Ngọc Thảo tổ chức và chỉ huy, vì vậy người ta còn gọi ông là “Tư lệnh hành quân 19/2”. 


Tháng 6/1965, Chính quyền Nguyễn Văn Thiệu lập tòa án quân sự xét xử những người tham gia đảo chính. Phạm Ngọc Thảo bị kết án tử hình vắng mặt, chúng treo giải thưởng 3 triệu đồng cho ai bắt được ông. 


Trước tình thế đó, đồng chí Võ Văn Kiệt gợi ý để Phạm Ngọc Thảo ra chiến khu cho an toàn. Tuy nhiên, Phạm Ngọc Thảo quyết định tiếp tục hoạt động bí mật ở Sài Gòn, cho xuất bản tờ “Việt Tiến” để tập hợp lực lượng. Ông được các giám mục, linh mục, giáo dân Công giáo cùng nhiều bạn bè trong và ngoài quân đội giúp đỡ, bảo vệ. 


3 giờ sáng ngày 16/7/1965, Phạm Ngọc Thảo bị quân đội Việt Nam Cộng hoà bắt tại Đan viện Phước Lý và đưa về Tam Hiệp, Biên Hoà. Bị tra tấn dã man, đêm 17/7/1965, Đại tá Phạm Ngọc Thảo hi sinh. Khi đó, ông mới 43 tuổi. 


Năm 1987, Phạm Ngọc Thảo được Nhà nước công nhận Liệt sĩ. Ngày 30/8/1995, ông được truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân với quân hàm Đại tá Quân đội Nhân dân Việt Nam (Quyết định số 557/KT/CTN của Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam) vì thành tích đặc biệt xuất sắc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước cùng nhiều phần thưởng cao quý khác như: Huân chương Chiến sĩ Giải phóng hạng I, II, III; Huân chương Quân công hạng II; Huân chương Chiến thắng hạng II. 


Ngày 29/6/2015, Di tích “Nơi ở và hoạt động của Đại tá Phạm Ngọc Thảo” tại phường 3, thành phố Bến Tre, tỉnh Bến Tre được công nhận là Di tích lịch sử Quốc gia (theo Quyết định số 2243/QĐ-BVHTTDL của Bộ Văn hoá – Thể thao và Du lịch). 


Phạm Ngọc Thảo được coi là một trong những tình báo xuất sắc nhất của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Giữa một rừng gươm giáo hiểm ác, ông như một nghệ sĩ xiếc đi trên dây, bên phải thì địch muốn giết, bên trái thì ta cũng muốn giết. Ông hiên ngang lật ngửa ván bài và “chơi” đến tận cùng. Cuộc đời ông kết thúc bi thảm nhưng sứ mệnh ông thực hiện là hoàn hảo: “Các nhà tình báo thông thường có nhiệm vụ giấu mình, thu thập, khai thác tin tức chuyển về trung tâm. Riêng Phạm Ngọc Thảo đi thẳng vào hàng ngũ kẻ thù, tung hoành hoạt động vì Tổ quốc cho tới tận lúc hi sinh, trường kỳ mai phục và độc lập tác chiến. Anh là người tình báo đặc biệt có một không hai” .