23/4/21

VIỆT NAM LẠI BỊ MỸ CỐ TÌNH TÔ VẼ NHƯ MỘT "QUỐC GIA CÓ THÂM NIÊN VI PHẠM NHÂN QUYỀN"

  Ngày 30-3-2021, Bộ Ngoại giao Mỹ đã công bố Báo cáo nhân quyền năm 2020 (Báo cáo 2020) trong đó đánh giá tình hình nhân quyền ở các quốc gia là thành viên Liên hợp quốc. Báo cáo sẽ được gửi đến Quốc hội Mỹ để xem xét quốc gia nào đủ điều kiện nhận tài trợ của Mỹ theo Luật Trợ giúp nước ngoài 1961, Luật Thương mại 1974. Vì thế mỗi quốc gia được dành một phần riêng, ngắn thì vài chục trang, dài thì tới hàng trăm trang. Theo đó, quốc gia có số trang nhiều sẽ "bị đánh giá" có nhiều vấn đề. Trong Báo cáo 2020, quốc gia có số trang nhiều nhất là 79, quốc gia có số trang ít nhất là 23, phần về Việt Nam có 43 trang. 


 Mở đầu phần về Việt Nam, Báo cáo 2020 nói rằng "CHXHCN Việt Nam một nhà nước độc tài do một đảng duy nhất - Đảng Cộng sản Việt Nam - cầm quyền".

 Báo cáo 2020 nhấn mạnh nhiều vấn đề được gọi là "vi phạm nhân quyền của Việt Nam" như "giết người bất hợp pháp", "tra tấn bởi các đặc vụ của chính phủ",… "hạn chế tham gia chính trị", "hạn chế quyền tự do ngôn luận, báo chí và internet", "kiểm duyệt, chặn trang web, các luật về tội phỉ báng"… Thậm chí Báo cáo 2020 còn cho rằng Việt Nam "sử dụng các công nghệ mới để theo dõi, quấy rối người dân, chính phủ đưa những thông tin sai lệch trong và ngoài nước để lèo lái dân chúng theo ý của mình".

 Bài báo cáo còn cho rằng Việt Nam "cấm truy cập trực tiếp vào internet thông qua các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài và yêu cầu họ hỗ trợ kỹ thuật, không gian làm việc để nhân viên an ninh có thể giám sát hoạt động của internet. Bộ Công an đã yêu cầu các đại lý internet, bao gồm cả các quán cà-phê internet, đăng ký thông tin cá nhân khách hàng, lưu trữ hồ sơ các trang web mà khách hàng truy cập và tham gia các cuộc điều tra của chính phủ về hoạt động trực tuyến. Các quán cà-phê internet tiếp tục cài đặt, sử dụng phần mềm được chính phủ phê duyệt nhằm theo dõi hoạt động trực tuyến của khách hàng". 

 Báo cáo 2020 cho rằng việc Việt Nam yêu cầu Facebook, Google xóa tài khoản giả và thông tin độc hại, trong đó có thông tin bịa chuyện để đánh phá nhà nước Việt Nam là vi phạm nhân quyền. Trong khi chính cựu Tổng thống Donald Trump từng bị khóa Twitter, Facebook nhiều tháng trời.

 Chưa dừng lại ở đó, báo cáo 2020 còn cho rằng Việt Nam đã ngược đãi tù nhân, nhất là tù nhân chính trị, gây khó dễ, không được thăm nuôi, hoặc họ bị thiếu ăn uống và điều trị y tế nên nhiều người đã chết hay lâm vào cảnh nguy kịch. Điều kỳ lạ là có tù nhân dù tuyên bố tuyệt thực 70 ngày nhưng không hiểu sao vẫn cứ... tăng cân. 

 Năm 2020, nhận định về báo cáo nhân quyền của Mỹ, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam nói: "Việt Nam không ngừng nỗ lực hoàn thiện hệ thống pháp luật về quyền con người, tham gia các điều ước quốc tế, thúc đẩy phát triển kinh tế đi đôi với bảo đảm công bằng xã hội, không ngừng nâng cao đời sống của người dân. Nỗ lực của Việt Nam đã mang lại những thành tựu quan trọng, được cộng đồng quốc tế ghi nhận và đánh giá cao. Việt Nam ghi nhận việc báo cáo nhân quyền thường niên của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã nêu các bước tiến của Việt Nam trong lĩnh vực bảo vệ quyền con người. 

Bên cạnh đó, báo cáo vẫn còn một số nội dung thiếu khách quan dựa trên những thông tin không được kiểm chứng về thực tế tại Việt Nam". Bên cạnh Việt Nam, Trung Quốc là một quốc gia cũng bị đánh giá nhân quyền ở mức rất thảm hại. Tuy nhiên, cao tay hơn Hoa Kỳ, trước 6 ngày khi Hoa Kỳ tung báo cáo nhân quyền thì Trung Quốc đã nhanh tay đưa ra báo cáo nhân quyền trước. Báo cáo dài 15.000 chữ được Chính phủ Trung Quốc công bố ngày 24-3 bắt đầu bằng một câu ngắn gọn "Tôi không thở được" của George Floyd, một người Mỹ gốc Phi bị cảnh sát ghì cổ đến chết. Đây là lần đầu tiên Bắc Kinh tung báo cáo trước Mỹ. Theo Thời báo Hoàn Cầu, thông thường Trung Quốc chỉ đưa ra "Báo cáo về tình hình vi phạm nhân quyền ở Mỹ" như một cách đáp trả báo cáo tương tự của Washington được tung ra trước. "Tuy nhiên, trong bối cảnh địa chính trị phức tạp như năm nay, Chính phủ Trung Quốc quyết định chủ động đưa ra báo cáo trước Mỹ", tờ báo của chính quyền Bắc Kinh giải thích. 

 Tổng hợp: NDO, TTO 

0 nhận xét: