Cuộc sống, học
tập và sinh hoạt hàng ngày của giới trẻ hiện nay đều bị ảnh hưởng bởi việc sử dụng
mạng xã hội, điện thoại thông minh, máy tính bảng và Internet.
Trẻ em ngày nay
được bao quanh bởi công nghệ kỹ thuật số ngay từ khi chúng mới sinh ra. Cuộc sống,
học tập và sinh hoạt hàng ngày của chúng đều bị ảnh hưởng bởi việc sử dụng mạng
xã hội, điện thoại thông minh, máy tính bảng và Internet. Nhiều đứa trẻ bắt đầu
tương tác với công nghệ kỹ thuật số ngay từ khi còn là những đứa trẻ mới biết
đi, thậm chí với không ít trường hợp còn là sớm hơn, và cuộc sống trưởng thành
của chúng chắc chắn sẽ được gắn kết chặt chẽ và mật thiết với công nghệ kỹ thuật
số.
Theo điều tra sơ bộ của UNICEF, cứ 3 người dùng Internet thì có 1 người dưới 18 tuổi và 71% người từ 15-24 tuổi đang trực tuyến, cho thấy nhóm tuổi này được kết nối nhiều nhất trên toàn thế giới. Đại dịch Covid-19 đã đẩy nhanh tốc độ tiếp cận số hóa chưa từng có, ngay cả ở các khu vực vùng sâu vùng xa…
Thói quen
dùng mạng xã hội
Chỉ trong vài
năm gần đây, các mạng xã hội như Facebook, Twitter, Tiktok… đã trở thành một xã
hội thu nhỏ, không chỉ phản ánh mọi khía cạnh của đời sống thực mà có thể gây
ra hoặc mang đến tác động không nhỏ đến cuộc sống thực. Theo bà Phương Hoài
Nga, chuyên gia tâm lý học trẻ em và thanh thiếu niên, người trẻ Việt dùng mạng
xã hội hàng ngày, hàng giờ, với gần như mọi hoạt động, hành vi ứng xử hay thông
tin đều được người dùng đăng tải lên đó. Có thể nói, hiện nay, thay vì hỏi số
điện thoại của nhau, chúng ta sẽ nhận được câu hỏi “Zalo/Facebook của bạn là
gì?”.
Thêm nữa, theo
thống kê của Google cho thấy hiện 97% người dùng Việt Nam tìm kiếm thông tin
qua các thiết bị cầm tay như điện thoại thông minh, máy tính bảng đã khiến thị
trường trực tuyến thực sự trở thành một “mảnh đất màu mỡ” cho các bạn trẻ thoả
sức “vẫy vùng”.
Bên cạnh đó,
hàng loạt các “nghề” hot được ra đời trên nền tảng số, mạng xã hội như KOL,
gamer, streamer (những người có tầm ảnh hưởng trên mạng xã hội, được nhiều người
biết đến)…
Theo bà Nga, đối
với thanh thiếu niên, đặc biệt là GenZ (những đứa trẻ sinh ra từ năm 1997, thời
kỳ Internet bắt đầu vào Việt Nam đến nay), Internet, mạng xã hội, game… là cuộc
sống “thực” tương tự như cuộc sống vật lý đối với con người.
Đây là thế hệ
sinh ra trong thời kỳ “bùng nổ” Internet, thông tin và cũng đúng lứa tuổi con
người có khả năng thích ứng, học hỏi cao, do đó tư duy phản biện của thế hệ này
rất mạnh mẽ so với bất kỳ thế hệ nào khác trước đây hay bất kỳ giai đoạn tuổi
nào khác. Phải ghi nhận một bộ phận không nhỏ giới trẻ hiện nay quan tâm đến những
vấn đề vĩ mô như hoạt động chính trị, biến đổi khí hậu…
“Điều này rất
khác so với thế hệ trước khi giới trẻ quan tâm đến những vấn đề lớn mang tính
chất toàn cầu chứ không chỉ quan tâm đến những vấn đề mang tính chất nơi cư trú
địa phương của mình”, bà Phương nhận định.
0 nhận xét: