Phát triển văn
hóa là một trong những vấn đề trọng tâm, nội dung nổi bật trong Văn kiện Đại hội
XIII của Đảng. Lần đầu tiên trong văn kiện Đại hội, Đảng ta đề cập một cách
toàn diện và sâu sắc đến phát triển văn hóa, vừa là nền tảng tinh thần của xã hội,
vừa là mục tiêu, sức mạnh nội sinh và là động lực quan trọng để phát triển đất
nước.
Đây cũng là
quan điểm xuyên suốt của Đảng về thúc đẩy phát triển nhanh và bền vững đất nước,
trong đó phát triển kinh tế là trung tâm; xây dựng Đảng là then chốt; phát triển
văn hóa là nền tảng tinh thần; bảo đảm quốc phòng, an ninh là trọng yếu, thường
xuyên.
Trong bài phát
biểu tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc ngày 24/11/2021, Tổng Bí thư Nguyễn
Phú Trọng khẳng định: “Văn hóa phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị,
xã hội”.
Tổng Bí thư lưu
ý, đứng trước những thời cơ và thách thức mới, yêu cầu khách quan của sự nghiệp
cách mạng nước ta là phải tiếp tục xây dựng, giữ gìn và phát triển nền văn hóa
Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; “văn hoá còn thì dân tộc còn”, văn
hóa “thực sự là nền tảng tinh thần”, “động lực phát triển”, và “soi đường cho
quốc dân đi”.
Phát huy giá trị
văn hóa và sức mạnh con người Việt Nam, khơi dậy khát vọng phát triển đất nước
phồn vinh, thịnh vượng nhằm tạo ra sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc để tận dụng
thời cơ, vượt qua thách thức, thực hiện thành công mục tiêu đưa nước ta trở
thành quốc gia phát triển, thu nhập cao, theo định hướng xã hội chủ nghĩa vào
giữa thế kỷ XXI.
“Hạnh phúc của
con người không phải chỉ ở chỗ nhiều tiền, lắm của, ăn ngon, mặc đẹp, mà còn ở
sự phong phú về tâm hồn, được sống giữa tình thương và lòng nhân ái, lẽ phải và
công bằng”, Tổng Bí thư đúc kết.
Tổng Bí thư cho
biết, Đảng ta khẳng định, trọng tâm xây dựng và phát triển văn hoá là xây dựng
con người có nhân cách và xây dựng môi trường văn hoá lành mạnh; chú trọng mối
quan hệ giữa văn hoá và chính trị, văn hoá và kinh tế; xây dựng văn hoá trong Đảng
và trong hệ thống chính trị; xây dựng văn hoá công chức, văn hoá công vụ, đặc
biệt là đạo đức công vụ, chú trọng sự nêu gương của cán bộ, đảng viên.
Đảng ta cũng đã
xác định, chủ thể xây dựng và phát triển văn hoá là Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản
lý, Nhân dân là chủ thể sáng tạo; đội ngũ trí thức, văn nghệ sĩ đóng vai trò
quan trọng; nhấn mạnh đến phát huy tối đa các nguồn lực từ Nhà nước và xã hội,
từ trong nước và nước ngoài để phát triển văn hoá.
Như vậy, nhận
thức của Đảng ta về xây dựng và phát triển văn hoá trong thời kỳ đổi mới đã từng
bước được bổ sung, phát triển và ngày càng hoàn thiện, toàn diện và sâu sắc
hơn. Đây là tiền đề rất cơ bản để chúng ta quán triệt và tổ chức triển khai thực
hiện trong thực tế.
Tổng Bí thư bày
tỏ tin tưởng, với một đất nước, một Dân tộc trọng văn hiến, trọng hiền tài,
giàu truyền thống yêu nước và cách mạng; nhân dân đoàn kết, cần cù, sáng tạo; đội
ngũ trí thức, văn nghệ sĩ tâm huyết, tài năng, có trách nhiệm cao với nhân dân,
với Đảng, với Tổ quốc và tương lai của Dân tộc; cùng với sự vào cuộc quyết liệt,
đồng bộ của cả hệ thống chính trị, nhất định chúng ta sẽ khắc phục được mọi khó
khăn, vượt qua mọi thách thức để chấn hưng và xây dựng thành công một nền văn
hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Từ đó, tiếp tục
làm vẻ vang thêm cho dân tộc, cho giống nòi, tạo thành sức mạnh vô song để xây
dựng Tổ quốc ta ngày càng cường thịnh, nhân dân ta ngày càng hạnh phúc, đất nước
ta ngày càng phồn vinh, xứng đáng với truyền thống ngàn năm văn hiến và anh
hùng của một dân tộc anh hùng, sánh vai với các cường quốc năm châu trên thế giới.
Những chỉ đạo của
Tổng Bí thư trên các lĩnh vực, từ những vấn đề lý luận chung đến sự lãnh đạo,
chỉ đạo đối với các ngành, các cấp đã có tác động hết sức to lớn, truyền cảm hứng
mạnh mẽ cho cả dân tộc phấn đấu đi lên.
Trên cơ sở đánh
giá một cách toàn diện, khách quan cả về thành tựu và những hạn chế, yếu kém, đồng
thời phân tích cụ thể nguyên nhân, Tổng Bí thư đã định hướng các giải pháp cụ
thể cần tập trung thực hiện. Mỗi bài viết, bài phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn
Phú Trọng được toàn Đảng, toàn dân, đông đảo cán bộ, đảng viên và các tầng lớp
nhân dân đón nhận, hưởng ứng, cụ thể hóa thành chương trình hành động và quyết
tâm thực hiện nhằm tạo bước chuyển biến mới, mạnh mẽ và đạt hiệu quả cao hơn.
Sự lãnh đạo, chỉ
đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chính là sự kết tinh trí tuệ của toàn Đảng
trong công cuộc đổi mới đất nước, thể hiện những vấn đề cốt lõi, cơ bản về chủ
nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
Cuốn sách của Tổng
Bí thư thể hiện tư tưởng xuyên suốt, nhất quán, kiên định và sự phát triển sáng
tạo, hoàn thiện tư duy lý luận, nhận thức về chủ nghĩa xã hội và con đường đi
lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam mà Đảng và Nhân dân ta đã lựa chọn; về mục
tiêu, định hướng và giải pháp xây dựng đất nước trong bối cảnh mới; giúp cán bộ,
đảng viên và nhân dân hiểu rõ, nắm vững, quán triệt, tổ chức thực hiện thành
công chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, tâm nguyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại và
ước vọng của toàn dân tộc.
0 nhận xét: