27/6/22

KHÔNG CÒN GÌ ĐỂ NÓI VỚI MỘT SỐ TỜ BÁO

            Kỳ thi THPT Quốc gia 2022 đã kết thúc và điểm thi đã được công bố. Nhiều gương mặt tiêu biểu xứng danh “thủ khoa” đã lộ diện. Nhưng một số nàh báo lại phản ánh, đưa tin với một tiêu đề “giật tít”, gây khó hiểu cho người đọc. Vô hình chung, nó làm mất đi giá trị của trang báo, làm mất đi lương tâm nghề nghiệp của mình và sự cẩu thả trong các khâu trước khi đăng tải.

Bất cứ ngành nghề nào cũng cần phải có lương tâm và trách nhiệm và với nghề báo lại càng phải có tâm hơn bao giờ hết. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Cán bộ báo chí cũng là chiến sĩ cách mạng. Cây bút, trang giấy là vũ khí sắc bén của họ...”. Người cũng đã nhắc nhở các nhà báo phải phản ánh đúng sự thật, dùng ngòi bút, ngôn từ, viết đúng sự thật. Ấy vậy mà báo Thanh niên đã quên và cố tính vi phạm những điều này. Không biết mục đích của bài viết là gì, theo tôi đó chỉ là trò câu like, câu view đối với người đọc trên mạng xã hội. Rồi nguyên nhân từ đâu?

Có phải do hiện nay, xu thế phát triển, sự suy mòn đạo đức của một số bộ phận nhà báo là đáng báo động. Nhiều sự cám dỗ về lợi ích vật chất khiến cho lương tâm con người bị sa ngã. Hay là do sự thiếu quản lý một các lãnh đạo, bộ phận chức năng; sự cẩu thả trong tất cả các khâu và đặc biệt là khâu kiểm duyệt. Và rồi hậu quả để lại là gì? Gây hoang mang trong dư luận; việc học giỏi và được nhận giải thưởng khuyến học là điều bình thường, đây cũng là sự khích lệ, động viên tinh thần cho những nhân tài tại sao lại dùng từ “Lấy”. Việc dùng từ “Nhận” và “Lấy” là nó đã làm cho người đọc hiểu theo một nghĩa khác.

Dù ở thời nào đi nữa, thì nhà báo đáng được kính trọng khi đó là những nhà báo “chân chính”; đó là hội tụ những tinh hoa giúp động viên đời sống tinh thần cho người dân và là truyền tải, cầu nối đến quần chúng nhiều hình ảnh đẹp. Chứ không phải là ba cái trò mèo câu like, câu view đến như thế này.

 

0 nhận xét: