Bài của tác
giả nguyenvubinh trên RFA dẫn tin về hội thảo Giữ chân người lao động
sau đại dịch Covid-19 tại tỉnh Long An giữa tháng 6/2022, với “những số
liệu gây bất ngờ”, theo đó 54% người lao động Việt Nam đang có tâm lý muốn nghỉ
việc tại công ty mình đang theo làm. Rồi tác giả đưa ra “quan điểm”, có
hai nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng trên. Đó là, việc thời gian tạm ngưng
công việc do đại dịch cũng đã làm cho nhiều người lao động có thời gian suy ngẫm
về cuộc sống, nhân sinh…, đó là sức lao động của họ bỏ ra, nhưng nhận được tiền
lương quá ít ỏi, không đủ để duy trì cuộc sống với tình trạng tinh thần và thể
chất bảo đảm cho công việc tiếp theo… Rồi thì niềm tin vào tương lai của người
lao động bị hủy hoại, “họ nhận ra sự đối xử với người lao động của nhà cầm quyền
hoàn toàn vô trách nhiệm và tàn bạo”. “Không có một sự trợ giúp, hỗ trợ nào khả
dĩ có thể giúp họ đối phó được với tình trạng bần cùng trong đại dịch”, rằng sự
thất vọng còn được đẩy lên tới cùng cực, khi biết rằng công việc chống dịch đều
bị các quan chức, cán bộ và nhà cầm quyền thực hiện hành vi ăn cướp, tham nhũng
và trục lợi. Hệ quả đến bây giờ vẫn còn tiếp tục đưa quan chức vào tù trong vụ
Việt Á…
Trên thực tế,
Đảng và Chính phủ luôn tạo điều kiện cho các doanh nghiệp và bảo đảm quyền, lợi
ích của công nhân, người lao động; quyết tâm và nỗ lực trong lãnh đạo, chỉ đạo
việc đáp ứng nguyện vọng của hàng triệu lao động, bảo đảm mức sống tối thiểu của
người lao động và gia đình họ. Mới đây nhất Nghị định về tăng lương tối thiểu
vùng vừa được ban hành, có hiệu lực từ 1/7/2022, đó là những nỗ lực của Chính
phủ trong việc bảo đảm lộ trình tăng lương cho người lao động trong bối cảnh
còn nhiều khó khăn do tác động của dịch Covid-19. Việc quyết định tăng lương tối
thiểu vùng với mức tăng là 6% là mức tăng cao nhất từ trước đến nay.
Việc quan tâm
lắng nghe thực tiễn cuộc sống để xây dựng các chính sách nâng cao đời sống vật
chất và tinh thần cho công nhân, người lao động, thúc đẩy phát triển kinh tế –
xã hội được các cấp lãnh đạo quan tâm. Hôm 12/6/2022, Thủ tướng Chính phủ Phạm
Minh Chính gặp gỡ, đối thoại với công nhân trong chương trình “Công nhân Việt
Nam với khát vọng phát triển đất nước” tại Bắc Giang, với sự tham dự của hàng
nghìn công nhân lao động tại các điểm cầu, gần 10.000 câu hỏi, kiến nghị, tâm
tư, tình cảm thuộc 10 nhóm vấn đề lớn của công nhân lao động đề đạt đặt ra được
Thủ tướng CP và người đứng đầu các bộ, ngành, địa phương lắng nghe, trực tiếp đối
thoại, cam kết trách nhiệm, giải đáp cụ thể. Từ đó tiếp tục xây dựng, hoàn thiện
chính sách chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của công nhân
lao động, tạo điều kiện tốt nhất để công nhân lao động có việc làm ổn định, đời
sống ngày càng được nâng cao, tạo cơ hội để công nhân được cống hiến nhiều nhất
cho sự phát triển của đất nước, nhất là trong giai đoạn đẩy mạnh phục hồi, phát
triển kinh tế – xã hội sau đại dịch.
Đơn cử, Chính
phủ và Thủ tướng Chính phủ đã rất quan tâm và chỉ đạo thúc đẩy các hoạt động đầu
tư phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân. Trong giai đoạn 2016-2021, cả
nước đã đầu tư 7,3 triệu mét vuông nhà ở xã hội, trong đó nhà ở cho công nhân
đã thực hiện 122 dự án với quy mô khoảng 2,7 triệu mét vuông nhà ở cho công
nhân. Dù đến nay mới chỉ đáp ứng được khoảng 40% nhu cầu nhà ở cho công nhân
trên cả nước, còn những hạn chế vẫn chưa thực hiện đạt mục tiêu đề ra của
chương trình phát triển nhà ở cho công nhân. Nhưng không thể phủ nhận mục tiêu
và kết quả của những chỉ đạo quyết liệt để thúc đẩy phát triển các dự án nhà ở
cho công nhân, như sửa đổi Nghị định 100 về phát triển nhà ở xã hội, hiện nay
đã được sửa đổi tại Nghị định 49; sửa đổi Nghị định 82 về quản lý các khu công
nghiệp, ban hành Nghị định 35 về phát triển các khu công nghiệp… Theo các quy định
hiện nay, tất cả các dự án nhà ở thương mại đều phải dành 20% quỹ đất để phát
triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân; tại khu công nghiệp cũng phải dành 20%
trong quỹ đất của khu công nghiệp để đầu tư xây dựng nhà ở cho công nhân. Ban
hành các chính sách ưu đãi đối với phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân,
như miễn tiền sử dụng đất đối với chủ đầu tư, được miễn và giảm 50% thuế VAT và
thuế thu nhập doanh nghiệp; chủ đầu tư được dành 20% quỹ nhà thương mại trong
các dự án nhà ở xã hội để bù đắp các chi phí, đầu tư phát triển nhà ở xã hội,
nhà ở cho công nhân; các dự án đầu tư phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân
cũng được các địa phương tùy theo tình hình sẽ hỗ trợ một phần các hạ tầng kỹ
thuật, hạ tầng xã hội… Nhiều chính sách ưu đãi, hỗ trợ các dự án nhà ở xã hội
được miễn tiền sử dụng đất, giảm 50% thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh
nghiệp…
Việc vừa qua
có tình trạng một tỉ lệ nhất định người lao động rút BHXH 1 lần, tiếp tục là
câu chuyện đặt ra cần tuyên truyền vận động để công nhân, người lao động hiểu
rõ hơn các quy định và có những quyết định tốt nhất, tránh gây hệ luỵ thiệt
thòi khi nghỉ hưu. Đảng, Nhà nước luôn quan tâm tập trung cải thiện các chính
sách nâng cao đời sống, phúc lợi, hỗ trợ, giải quyết khó khăn cho công nhân,
người lao động kịp thời trong và sau đợt dịch với các chính sách hỗ trợ trong
ngắn hạn; đồng thời, nghiên cứu giảm việc rút bảo hiểm xã hội 1 lần và sửa đổi
Luật Bảo hiểm, dự kiến năm 2023 sẽ trình Quốc hội, theo đó rút dần thời gian
đóng BHXH để nhận chế độ hưu xuống 15 năm và tiến tới có thể 10 năm, với phương
thức đóng nhiều hưởng nhiều, đóng ngắn hưởng ngắn trên tinh thần công bằng,
chia sẻ…
Việc xử
nghiêm các hành vi tham nhũng, tiêu cực, trục lợi nói chung và đối với vụ Việt
Á nói riêng là một quyết tâm chủ trương vì nước, an dân, nhân văn được nhân dân
các tầng lớp đồng tình, đánh giá cao…
Như vậy, bất
kỳ kẻ xấu nào cũng không thể xuyên tạc phủ nhận được những sự thật đó. Và không
ai có thể phủ nhận những chính sách thường xuyên được hoàn thiện vì sự phát triển
đất nước, vì cuộc sống ấm no, hạnh phúc của mọi người dân, vì quyền và lợi ích
của người công nhân, người lao động của Đảng, Chính phủ…/.
0 nhận xét: