Ngày 31/5 vừa qua, Hội đồng trị sự Nguyễn Phước tộc Việt Nam đã tổ chức tọa đàm khoa học với chủ đề Công lao và những dấu ấn tích cực về lịch sử và văn hóa của Hoàng đế Gia Long nhân dịp kỷ niệm 220 năm ngày Nguyễn Ánh lấy niên hiệu Gia Long. Ngay khi buổi tọa đàm được đưa tin thì đã nhận được nhiều luồng ý kiến của dư luận bởi từ trước đến nay, chúng ta đều biết rằng để Nguyễn Ánh lên ngôi, mở đầu cho triều Nguyễn, triều đại phong kiến cuối cùng của Việt Nam, Nguyễn Ánh đã rất nhiều lần cầu viện nước ngoài mang quân về giúp Nguyễn Ánh đánh nhà Tây Sơn, đã nhiều vùng đất cũng đã bị Nguyễn Ánh cắt để cảm ơn về sự giúp đỡ này.
Không chỉ có
những ý kiến “quý báu” được trình bày trong buổi tọa đàm mà buổi tọa đàm cũng
đã xuất bản một cuộc kỷ yếu. Căn cứ trên nội dung của buổi tọa đàm, ngay lập tức
nhiều đề xuất liên quan đến Gia Long. Trên cơ sở 7 đại công lao mà tọa đàm đã
chỉ ra, những người tham gia buổi tọa đàm đã đưa ra đề xuất phục hồi đặt tên
vua Gia Long cho các tuyến đường phố, công trình công cộng. Thậm chí, ông Nguyễn
Phước Vĩnh Khánh còn đề xuất lấy ngày 1/6 hàng năm thành ngày lễ mang tên Hưng
Quốc Khánh Niệm.
Khi biết đến
những đề xuất trên, dư luận không còn xôn xao mà họ tỏ ra ngạc nhiên và phải tủm
tỉm cười. Bởi lẽ, ai cũng nhận thấy với những “công lao” về rước Tây vào nhà, cắt
đất cho hàng xóm từ người lập triều cho đến những vị vua sau này của triều Nguyễn
thì sẽ chẳng có dư luận nhân dân nào chấp nhận chứ chưa nói đến các cơ quan chức
năng sẽ xem xét các đề xuất trên. Nhưng dư luận đều thống nhất một điều về tính
nguy hiểm của việc suy diễn lại lịch sử khi bên cạnh việc hạ bệ uy tín, xóa bỏ
vai trò của các anh hùng dân tộc trong lịch sử thì cũng có xu hướng thứ hai đó
là xóa tội, là nâng tầm của những con người có “công lao” bán nước.
Có thể thấy,
tọa đàm của Hội đồng trị sự Nguyễn Phước tộc là việc nội tộc nhưng đừng để các
vấn đề nội tộc nâng tầm thành các vấn đề quốc gia. Bởi từ sau năm 1945, sự tồn
tại của hoàng tộc này đã không còn khi Bảo Đại thoái vị rồi và nó cũng đã đồng
nghĩa với sự chấm dứt sự thống trị của thực dân trên đất nước ta kéo dài hơn 80
năm.
0 nhận xét: