Hội nghị Thượng đỉnh về tự do tôn giáo quốc tế năm 2022 được tổ chức từ ngày 28 – 30/6 tại Washington DC, Hoa Kỳ. Cũng như năm 2021, Nguyễn Đình Thắng – đối tượng cầm đầu tổ chức Ủy ban cứu người vượt biển (gọi tắt là BPSOS) tiếp tục lợi dụng hội nghị này để tuyên truyền, xuyên tạc tình hình tự do tôn giáo ở Việt Nam nhằm đánh bóng tên tuổi cho tổ chức và tìm kiếm các nguồn tài trợ từ các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ.
Thông thường,
một kẻ lợi dụng vỏ bọc đấu tranh vì nhân quyền, tự do tôn giáo như Nguyễn Đình
Thắng sẽ được số đối tượng cơ hội chính trị ở hải ngoại tung hô, ủng hộ. Thế
nhưng, Nguyễn Đình Thắng lại bị chính số người Mỹ gốc Việt tại hải ngoại “bóc mẽ”,
vạch trần là kẻ xảo trá chính trị, lợi dụng lòng tin của cộng đồng để ăn chặn
tiền gửi, mà đỉnh điểm của việc này chính là vụ Holy Ngô, kẻ từng tham gia tổ
chức BPSOS kiện Nguyễn Đình Thắng ra tòa án Mỹ về những bất minh tài chính. Chỉ
điều đó cũng phần nào phản ánh bản chất của kẻ cơ hội Nguyễn Đình Thắng.
Nguyễn Đình
Thắng lợi dụng các diễn đàn nhằm đánh bóng tên tuổi cho tổ chức, qua đó tìm kiếm
những nguồn tài trợ bù đắp vào những thiếu hụt tài chính do bị cộng đồng hải
ngoại tẩy chay. Và đây không phải là lần đầu tiên Nguyễn Đình Thắng lợi dụng
các sự kiện để tiến hành âm mưu chống phá.
Trước đó, tại
diễn đàn tại APF 2016 diễn ra ở Đông Timor, đối tượng đã có ý định cử một phái
đoàn tham dự để công khai tuyên truyền, ủng hộ số chống đối trong nước, xuyên tạc
tình hình tự do tôn giáo, vu cáo chính quyền Việt Nam cưỡng chế đất và tài sản
của người dân trái pháp luật; vận động chính giới các nước can thiệp, đề nghị
Việt Nam cho phép thành lập các “nghiệp đoàn tự do và độc lập”… Khi Hội nghị
Thượng đỉnh tự do tôn giáo quốc tế 2022 diễn ra, kẻ “té nước theo mưa” Nguyễn
Đình Thắng lại ráo riết thực hiện các hoạt động chống phá.
Trở lại Hội
nghị Thượng đỉnh tự do tôn giáo quốc tế 2022, đây là một diễn đàn mở để các tổ
chức có thể tham gia, miễn là có tiền. Do đó, để tham gia hội nghị này, Nguyễn
Đình Thắng chỉ cần đăng ký và nộp lệ phí tham gia làm “đối tác tài trợ”. Sau
đó, đối tượng tuyên truyền là thành viên ban tổ chức hội nghị, được phân công
chủ trì 2 phiên thảo luận với chủ đề “giới trẻ lãnh đạo” và “chiến dịch toàn cầu
cho các tù nhân tôn giáo”. Đồng thời tự nhận mình là tổ chức người Việt duy nhất
tham dự hội nghị này. Thực hiện ý đồ chống phá Việt Nam, từ ngày 28 –
30/6/2022, BPSOS đã tham gia, tổ chức nhiều hoạt động như: Tham gia tuần hành
và vận động đòi trả tự do cho số đối tượng trong nước như Nguyễn Bắc Truyển,
Nguyễn Văn Hoá và Ybum Byă; tổ chức thảo luận, đưa ra cái gọi là “bằng chứng”
nhằm xuyên tạc tình hình tự do tôn giáo tại Việt Nam…
Thật nực cười
cho những hành động của BPSOS khi vận động đòi trả tự do cho số đối tượng vi phạm
pháp luật chỉ vì họ theo một tôn giáo nào đó và chúng huyễn hoặc rằng đây là
hành động “đàn áp tôn giáo”. Trong khi đó, các trường hợp như Nguyễn Bắc Truyển,
Nguyễn Văn Hoá và Ybum Byă đều là các đối tượng vi phạm pháp luật Việt Nam, đã
được đưa ra xét xử công khai, bản án dành cho các đối tượng là đúng người, đúng
tội, hoàn toàn thích đáng và mọi hành động vận động đòi trả tự do cho số đối tượng
trên là phi lý.
Để có thể thấy
bản chất của Nguyễn Đình Thắng trong việc này, chúng ta có thể tìm hiểu về nhân
thân của những người đang được Thắng kêu gọi trả tự do. Nguyễn Bắc Truyển (SN
1968, trú tại phường 4, quận 4, TP Hồ Chí Minh), đang phải chấp hành bản án 11
năm tù, 3 năm quản chế về tội “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”.
Trong vụ án này, Truyển cùng các đối tượng gồm Phạm Văn Trội, Nguyễn Trung Tôn
và Nguyễn Văn Đài đều là các thành viên sáng lập ra tổ chức Hội Anh em dân chủ
do Nguyễn Văn Đài là người khởi xướng, cầm đầu. Hội Anh em dân chủ do các đối
tượng thành lập ngày 24/4/2013 có tên gọi, logo, biểu tượng, có cơ cấu tổ chức
chặt chẽ. Hội có chủ tịch và các phó chủ tịch, có trưởng đại diện của các vùng,
miền Bắc, Trung, Nam và hải ngoại.
Trên cơ sở
cương lĩnh vắn tắt, hội đã thực hiện hàng loạt các hành vi như: Xây dựng cơ cấu
tổ chức, thành lập và phân công nhiệm vụ cho các ban, tổ chức họp các hội viên
vào tối thứ bảy hoặc chủ nhật hàng tuần; có kế hoạch đào tạo hội viên, phát triển
lực lượng, thực hiện nhiều hình thức tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa XHCN
Việt Nam; có quan hệ với các tổ chức, cá nhân nước ngoài để vận động ủng hộ tài
trợ kinh phí cho hội hoạt động, lập dự án xin tài trợ cho hoạt động của hội; lợi
dụng các sự kiện chính trị, sự kiện nhạy cảm trong nước để kích động người dân
phản đối chính quyền. Theo bản án phúc thẩm, Nguyễn Bắc Truyển bị phạt 11 năm
tù, quản chế 3 năm kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù.
Theo cáo trạng,
từ năm 2013, Nguyễn Văn Hóa đã lập tài khoản Facebook “Nguyễn Văn Hóa” (Maria
Luygonjaga) để chia sẻ, phát tán các bài viết, video, hình ảnh có nội dung kích
động, xuyên tạc sự thật. Đối tượng đã tuyên truyền các luận điệu phản động,
trái với đường lối, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Việc làm của
Hoá nhằm mục đích kích động người dân tụ tập, biểu tình sau sự cố môi trường biển
và tình hình lũ lụt trên địa bàn Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình. Từ năm 2014 đến
đầu năm 2015, Nguyễn Văn Hóa đã sử dụng blog “Luoishoa” để đăng tải, phát tán
các tài liệu có nội dung tuyên truyền những luận điệu chiến tranh tâm lý, phao
tin, bịa đặt gây hoang mang trong quần chúng nhân dân.
Nội dung các
tài liệu này do Nguyễn Văn Hóa copy, đăng tải, phát tán các bài viết của các đối
tượng chống phá khác. Ngoài ra, một số tài liệu, hình ảnh, video do Hóa tự làm
hoặc biên tập lại và gửi cho các báo, đài phản động nước ngoài để tiếp tục phát
tán. Các đối tượng này đều có hoạt động vi phạm pháp luật tại Việt Nam.
Về vấn đề tự
do tôn giáo, chính sách nhất quán của Việt Nam là tôn trọng và bảo đảm quyền tự
do tín ngưỡng, tôn giáo và tự do không tín ngưỡng, tôn giáo của công dân. Trên
thực tế, thời gian vừa qua, Việt Nam không ngừng nỗ lực hoàn thiện hệ thống
pháp luật về tôn giáo, chính sách tín ngưỡng, trong đó có việc thông qua Luật
Tín ngưỡng, tôn giáo và các nghị định hướng dẫn thi hành Luật Tín ngưỡng, tôn
giáo.
Điều đó được
thể hiện trong nhiều hoạt động tôn giáo quốc tế lớn được tổ chức thành công ở
Việt Nam, trong đó có các sự kiện như kỷ niệm 500 năm cải chánh đạo Tin lành
(năm 2017), Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc Vesak (năm 2019), Tổng hội dòng Đa
Minh thế giới (năm 2019)… Những nỗ lực này của Việt Nam được cộng đồng quốc tế
ghi nhận và đánh giá cao. Mục đích của Nguyễn Đình Thắng và BPSOS tham gia vào
các sự kiện này chính là việc “đánh bóng” tên tuổi nhằm thu hút sự chú ý của
các tổ chức quốc tế và kiếm tài trợ để phục vụ cho các hoạt động cũng như có
thêm nguồn thu nhập cho đối tượng cầm đầu tổ chức BPSOS chứ không hề mang lại
“tự do tôn giáo” như chúng rêu rao.
0 nhận xét: