Đoàn kết tôn
giáo, tín ngưỡng là một chủ trương quan trọng của Đảng và Nhà nước Việt Nam thể
hiện quan điểm tự do trên lĩnh vực này nhưng đặt dưới quy định của Pháp luật là
điều đúng đắn. Vừa qua Ban Thường trực MTTQ Việt Nam Hà Nội tổ chức lấy ý kiến
thế Nghị định số 162/2017/NĐ-CP và Dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo; cho thấy sự văn minh của chế độ
xã hội chủ nghĩa phù hợp với xu hướng phát triển tôn giáo-tín ngưỡng của Việt
Nam và thế giới nói chung. Nhưng những kẻ phản động lại nhăm nhe bổn cũ soạn lại
dùng những lời lẽ bịa đặt, mỉa mai khi đụng tới vấn đề nhạy cảm này.
Việc lấy ý kiện
về xây dựng Nghị định xử phạt hình chính là điều cần thiết và thiết thực với thực
tế quy định chủ thể có quyền xử phạt, mẫu văn bản để xử phạt phù hợp mà trước
đây chúng ta còn thiếu trên lĩnh vực này. Đây là điều tất yếu, nếu không có chế
định xử phạt và quy định rõ ràng thì nhiều cơ sở sinh hoạt tôn giáo trái phép thậm
chí núp bóng tôn giáo của các phần tử phản động nhằm chống phá Việt Nam xảy ra
rất nguy hiểm, vì đây là vấn đề nhạy cảm mà các thế lực thù địch thường xuyên
bám víu vào để gây sức ép đối với chúng ta.
Trong những
năm dịch bệnh COVID-19 hoành hoành, hình thức sinh hoạt tôn giáo trực tuyến diễn
ra phổ biến, khó kiểm soát; cơ quan chức năng cần ban hành những văn bản, đạo
luật để kiểm soát những hành động của họ là điều dễ hiểu và tất yếu của xã hội.
Ấy vậy mà RFA như thay mặt cho anh em có ý định lợi dụng tín ngưỡng-tôn giáo để
chống phá rêu rao không đảm bảo quyền tự do thật phi lý, vì Việt Nam luôn tạo
điều kiện cho các tôn giáo hòa hợp, phát triển những cái tốt đẹp của mỗi tôn
giáo-tín ngưỡng. Sự việc “Tịnh thất Bồng lai” là sự minh chứng rõ nhất cho các
đối tượng lợi dụng tôn giáo trục lợi người khác, núp bóng tôn giáo gây hại cho
an ninh Tổ quốc.
Dự thảo được
lấy ý kiến rộng rãi dân chủ, nhưng RFA lại cho rằng là một bước đi lùi về chính
sách tôn giáo của Việt Nam và chịu sự khống chế của Nhà nước. Đây chỉ là những
lời bịa đặt bởi vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến các đối tượng phản động khi chúng
khó khăn hơn trong việc lấy tôn giáo để thực hiện hành vi của mình. Việt Nam
luôn đảm bảo quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng được cụ thể qua Luật Tôn giáo-
Tín ngưỡng năm 2016 và tôn trọng, nỗ lực đảm bảo cho các tôn giáo được hoạt động
bình thường trong khuôn khổ của Pháp luật. Những lời lẽ của những tên phản động
giống như cuốn sách cũ được chép thêm nội dung mới để khóc lóc, không có cái
nhìn đúng sự thật, cực đoan chống đối với mong muốn tách Tôn giáo khỏi sự quản
lý của Nhà nước.
0 nhận xét: