30/9/22

Phủ nhận thành quả cách mạng và cuộc chiến tranh chính nghĩa của nhân dân ta – Sự vô lý cần phản bác

             Đằng sau âm mưu, thủ đoạn phủ nhận thành quả Cách mạng Tháng Tám năm 1945 là chống phá Đảng, Nhà nước và sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân ta

Phủ nhận thành quả cách mạng, xuyên tạc sự thật lịch sử, bôi đen bản chất chế độ xã hội chủ nghĩa, làm mất niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước là âm mưu, thủ đoạn chống phá nham hiểm, thâm độc của các thế lực thù địch. Vì vậy, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, lệch lạc, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; bảo vệ Đảng, Nhà nước và nhân dân; bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và thành quả cách mạng là yêu cầu khách quan, nhiệm vụ cấp bách trong bối cảnh, tình hình hiện nay; đặc biệt trước ngày Hội nghị Trung ương 6 khóa XIII sắp được tổ chức. Đây là lương tâm và trách nhiệm của mỗi người dân Việt Nam yêu nước.

Với luận điệu xuyên tạc thàng công của Cách mạng Tháng Tám năm 1945, các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị ra sức chống phá Đảng, Nhà nước ta từ sự phủ nhận lịch sử đến bôi đen thành tựu hiện thực đổi mới đất nước hơn 35 năm qua. Chúng cho rằng mọi sai lầm của Đảng Cộng sản Việt Nam đều bắt nguồn từ sự ra đời của Đảng (1930), nhất là việc Đảng lãnh đạo nhân dân ta làm cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945, đánh đuổi thực dân Pháp. Chúng coi đấy là nguyên nhân chính dẫn đến “hai cuộc chiến tranh dẫm máu, làm cho hơn hai triệu người dân Việt Nam mất mạng”.

Hơn thế, chúng vu cáo Đảng ta “đánh mất cơ hội được người Pháp khai hóa, truyền bá văn minh”, nếu “Đảng không mắc sai lầm ấy thì Việt Nam đã giầu mạnh từ lâu”, “không hèn mọn và mất dân chủ” bởi “chế độ độc đảng toàn trị như bây giờ”.

Hùa theo giọng điệu vu cáo trên, một số người lại cho rằng “Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 là ăn may vì Nhật thua quân Đồng Minh trong Thế chiến thứ hai”, “để lại khoảng trống quyền lực ở Hà Nội nên “Đảng Cộng sản Việt Nam “biến thành Thạch Xanh”, cướp thời cơ giành được thắng lợi nhanh chóng”. Cho nên “thành công của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 là tình cờ, sự ăn may”, “Đảng Cộng sản Việt Nam và Hồ Chí Minh không có tài cán, công trạng gì”. Chúng còn cho rằng “chế độ độc đảng toàn trị của Chính phủ Hồ Chí Minh” chỉ khác “chế độ vua quan bù nhìn” bởi cái tên gọi “lãnh đạo tập thể”, “dân chủ giả hiệu”, v.v..

Những giọng điệu lạc lõng “sặc mùi” vu cáo, xuyên tạc, khiêu khích, kích động nêu trên đã “tiêm nhiễm nọc độc” vào một số người dân mà trình độ hiểu biết, nhận thức có hạn, lại thiếu thông tin nên đã “nhẹ dạ cả tin, nghe theo đài địch”. Nhưng nhìn chung, ở Việt Nam, bằng sự thật của “sự đổi đời” do Cách mạng Tháng Tám đem lại, tuyệt đại đa số người dân đã bác bỏ sự bịa đặt, vu khống hòng hạ thấp uy tín của Đảng, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc của các thế lực thù địch.

Hơn ai hết, nhân dân ta hiểu rõ giá trị của cuộc sống hòa bình, độc lập, tự do, có được cơm no, áo ấm; thấm thía lời dạy của Bác Hồ, công ơn trời biển của các anh hùng, liệt sĩ; sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Đảng. Họ ý thức sâu sắc rằng, nếu không có Đảng, Bác Hồ dẫn đường, chỉ lối, chắc chắn Cách mạng Tháng Tám không thể thành công; nhân dân ta không thể thoát khỏi ách áp bức, bóc lột; sự đô hộ của thực dân Pháp. Nếu không có Cách mạng Tháng Tám, Việt Nam vẫn chỉ là “một nước thuộc địa, nửa phong kiến”, kinh tế nông nghiệp nghèo nàn, lạc hậu, người dân vẫn phải đi làm thuê kiếm sống, bị đánh đập dã man, tàn ác; cả dân tộc bị đầy đọa bởi nạn đói rét, thất học; người dân bị khinh rẻ, miệt thị bởi cái tên gọi “An nam mít”…

Là người dân Việt Nam sống trên dải đất hình chữ S, cùng dòng giống “Lạc Hồng”, không ai quên sự kiện “kinh thiên động địa” xảy ra năm 1945: Nạn đói đã cướp đi sinh mệnh của hơn hai triệu người dân Việt Nam vô tội, bằng 10% dân số nước ta thời đó. Nỗi đau vẫn còn mang, sự nhục nhã không thể xóa sạch.

Nhờ có Đảng, Bác Hồ soi đường, chỉ lối, nhân dân ta đã đứng lên làm cách mạng, hiểu rõ điều phải trái, đúng sai; ý thức rõ rằng muốn cứu nước, cứu nhà, thoát khỏi thân phận nô lệ, lầm than; giải phóng dân tộc không có con đường nào khác là làm cuộc cách mạng vô sản, thực hiện “cuộc đổi đời”, tự cứu lấy mình. Họ đã tin tưởng cách mạng, một lòng một dạ đi theo Đảng, tham gia phong trào Xô viết – Nghệ Tĩnh 1930-1931, phong trào dân chủ 1936-1939, phong trào phản đế Đông Dương 1939-1945; coi đó là những cuộc “tổng diễn tập” chuẩn bị cho Cách mạng Tháng Tám thành công. Sử sách còn ghi, lòng người còn nhớ, các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị không thể “lấy oán báo ân”, phủ nhận sạch trơn sự thật lịch sử.

Ai cũng biết, nhờ thắng lợi của cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945, Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã xóa bỏ sự thống trị dã man, tàn bạo của quân xâm lược, giành lại quyền sống làm người, nhân dân tự tin bước lên vũ đài chính trị, tự xác lập “ngôi vị làm chủ đất nước”; kiến tạo và xây dựng chế độ xã hội mới bắt đầu từ ngày Bác Hồ đọc Tuyên Ngôn độc lập, khai sinh Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Đó là sự thật, không thể chối cãi, cớ sao bọn người xấu lại cố tình bịa đặt, phủ nhận, xuyên tạc, bôi đen sự thật ấy. Mọi người đã hiểu rằng Cách mạng Tháng Tám không phải là sự chuyển giao chế độ “vua trị” sang “đảng trị” như một số người “dựng chuyện”, “rêu rao”.

Về thực chất, Cách mạng Tháng Tám năm 1945 là một “cuộc đổi đời” do nhân dân thực hiện dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ, đã thay đổi chế độ quân chủ phong kiến sang chế độ Dân Chủ Nhân dân, Dân Chủ Cộng Hòa. Kể từ đó, nhân dân ta ra sức xây dựng cuộc sống mới, kiến tạo và xây dựng chế độ xã hội mới trên nền tảng Dân Chủ Cộng Hòa và độc lập, thống nhất. Vì vậy, Cách mạng Tháng Tám năm 1945 không phải là “nguyên nhân dẫn đến hai cuộc chiến tranh đẫm máu” như kẻ xấu đã vu cáo, quy kết, buộc tội Đảng ta.

“Vừa ăn cướp, vừa la làng”  – bản chất hiếu chiến của quân xâm lược đã bị quân và dân ta trừng trị đích đáng

Nhìn lại và suy ngẫm, chúng ta hiểu rõ vì sao Bác Hồ lại ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, mong muốn toàn thể nhân dân Việt Nam đứng lên đánh giặc cứu nước, bởi chúng ta muốn hòa bình nên chúng ta đã nhân nhượng nhưng càng nhân nhượng thì thực dân Pháp càng lấn tới vì chúng quyết tâm cướp nước ta một lần nữa.

Đúng vậy! Chỉ sau 21 ngày Bác Hồ đọc Tuyên Ngôn độc lập trên Quảng trường Ba Đình, tuyên bố trước quốc dân đồng bào và toàn thể nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới về việc khai sinh ra nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa – Nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á. Thế nhưng, quân xâm lược Pháp đã phá hỏng tất cả. Chúng đã tước đoạt quyền sống, quyền được độc lập, tự do, quyền được mưu cầu hạnh phúc của nhân dân ta. Ngày 23-9-1945, chúng đã trở lại hành trình cướp bóc nước ta một lần nữa. Trước tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”, Đảng và Bác Hồ đã có nhiều đối sách sáng suốt để tránh cuộc chiến tranh đẫm máu do thực dân Pháp gây nên.

Sự thật này đã được nhiều nhà báo quốc tế thừa nhận, đánh giá cao tính nhân văn của Chính phủ Hồ Chí Minh. Thế nhưng, kẻ xấu lại giở trò vu cáo Việt Nam là thủ phạm gây ra cuộc chiến tranh vô nghĩa ấy. Thật hèn hạ và vô liêm sỉ! Có lẽ thời ấy, từng em bé Việt Nam cũng hiểu chiến tranh sẽ cướp đi tuổi thơ và mái trường thân yêu. Hơn thế, người dân Việt Nam hiểu rõ nỗi nhục gần 100 năm bị thực dân Pháp đô hộ và sự đắng cay của người dân mất nước. Không ai muốn chiến tranh, không ai muốn đổ máu, hy sinh. Bởi vậy, họ đã theo Đảng, Bác Hồ “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”, “nhất định không chịu làm nô lệ” dám đương đầu với cuộc kháng chiến trường kỳ dẫu biết “máu trộn bùn non, gan không núng, chí không mòn”, họ đã làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” bằng xương máu, mồ hôi, nước mắt, đã buộc thực dân Pháp phải ngồi vào bàn đám phán và ký Hiệp định Giơnevơ thừa nhận nền độc lập của Việt Nam, cay đắng rút quân về nước.

Nhưng quân xâm lược “vẫn ngựa quen đường cũ”, chống Việt Nam đến cùng. Chúng đã cấu kết và “bật đèn xanh” cho đế quốc Mỹ nhảy vào xâm lược nước ta. Và đế quốc Mỹ đã buộc chúng ta phải “cầm súng chiến đấu”. Tổ quốc kêu gọi, nhân dân trả lời. Họ đã đứng lên, cầm súng tự cứu lấy mình, giành lại độc lập dân tộc. Đó là việc làm đúng, nhưng tại sao kẻ xấu lại xuyên tạc, cho rằng đấy là cuộc “nội chiến” giữa hai miền Nam – Bắc, là “cuộc chiến tranh ý thức hệ” ?

 Để chống lại đội quân xâm lược, những kẻ đến Việt Nam đốt nhà, giết người, gieo đau thương tang tóc, nhân dân ta đã phải chiến đấu liên tục suốt 21 năm dòng; đã phải trải qua 5 đời tổng thống Mỹ, 222 tháng với 4 lần thay đổi chiến lược. Đó là “Chiến tranh đơn phương” (1953-1961) của Tổng thống D. Eisenhower; “Chiến tranh đặc biệt” (1961-1965) của Tổng thống J. Kennedy; “Chiến tranh cục bộ” (1965-1968) của Tổng thống L. Johnson; “Việt Nam hóa chiến tranh” (1969-1974) của Tổng thống R. Nicxon. Cùng với đó là 8 lần thay đổi Đại sứ toàn quyền Mỹ và 4 lần thay đổi Tổng tư lệnh quân viễn chinh ở Việt Nam, song vẫn không cứu vãn thất bại. Nhân dân Việt Nam đã kiên cường, dũng cảm chiến đấu dù phải “đổ máu, hy sinh” nhưng quyết giành lại độc lập, tự do, thống nhất đất nước.

Ai đó cho rằng cuộc chiến ở Việt Nam chỉ là “chiến tranh ủy nhiệm”, họ đã mắc sai lầm, bởi nó hoàn toàn không phải như thế. Nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng kiên quyết, kiên trì chiến đấu để giành lại độc lập dân tộc và thống nhất nước nhà với tinh thần tự lực cánh sinh là chính. Chúng ta chiến đấu vì chính chúng ta, chứ chẳng phải vì ai, do ai ủy nhiệm, phó thác việc đánh Mỹ hoặc mặc cả với nhân dân ta về điều này điều nọ, cho dù trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước chính nghĩa của nhân dân ta, các nước xã hội chủ nghĩa có giúp đỡ nhưng không có bất cứ lời giao kèo, lời đính kèm nào.

Luận điệu cho rằng cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta là “không nhất thiết vì nó gây nên cảnh nồi da nấu thịt”, “nội chiến, huynh đệ tương tàn” là hoàn toàn sai trái, nó đã vùi dập tính nhân văn, thiện chí và tính chất chính nghĩa của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược tàn ác. Đó là sự chà đạp thô bạo lên nhân phẩm, lẽ phải, đạo lý; là sự xúc phạm danh dự của một dân tộc anh hùng, lương tri của thời đại và bào chữa cho tội ác của quân xâm lược.

Thử hỏi nếu không có sự đổ máu, hy sinh, không trải qua hơn 30 năm chiến đấu gian khổ, ác liệt, liệu nhân dân Việt Nam có giành được độc lập, tự do và thống nhất Tổ quốc? Thử hỏi ai đã gây ra hai cuộc chiến tranh tàn ác, giết chết hơn 2 triệu đồng bào vô tội ? Ai đã để lại Nghĩa trang Liệt sĩ Trường Sơn và Nghĩa trang Liệt sĩ Đường 9 và nhiều nghĩa trang liệt sĩ khác trên khắp mọi miền đất nước với nhiều ngôi mộ vô danh? Chẳng nhẽ người dân Việt Nam tự tạo ra? Chẳng nhẽ người dân Việt Nam đến nước Pháp, nước Mỹ để gây ra hai cuộc chiến tranh đẫm máu, chẳng nhẽ nhân dân Việt Nam muốn sử dụng quân đội và vũ khí tấn công nhân dân Pháp, nhân dân Mỹ, dải chất độc hóa học và bom, đạn lên đất đai, sông nước của họ; phủ nhận, bôi đen lịch sử, văn hóa của họ? Thật nực cười bởi sự phi lý của kẻ “vừa ăn cắp, vừa la làng” là những kẻ xâm lược, tàn phá Việt Nam, thế mà dám tự thừa nhận mình có sứ mệnh đi khai hóa, truyền bá văn minh cho Việt Nam.

Giá trị của hòa bình, độc lập, tự do đo bằng sự hy sinh xương máu của một dân tộc anh hùng

Lịch sử đã ghi nhận sự thật ấy. Ai đã phủ nhận thành quả cách mạng Việt Nam đồng nghĩa với phủ nhận lịch sử truyền thống hào hùng, vẻ vang của một dân tộc. Phủ nhận sự hy sinh xương máu của các thế hệ người Việt Nam chống lại quân xâm lược là hoàn toàn vô lý, là tội ác, không thể chấp nhận. Ở đất nước này, kẻ mưu toan phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng và Nhà nước xã hội chủ nghĩa, đòi vớt vát tia hy vọng mỏng manh: áp đặt chế độ áp bức, bóc lột lên đất nước của Hồ Chí Minh có độc lập, chủ quyền chỉ là sự hoài vọng vô nghĩa, hoàn toàn ảo tưởng.

Xâm lược Việt Nam là một việc làm sai trái cả về đạo lý và pháp lý; “đạo trời không dung, đạo đất không tha” bởi nó trái với công lý và lẽ phải. Phủ nhận thành quả cách mạng và cuộc chiến tranh chính nghĩa là quan điểm hư vô lịch sử, bôi đen hiện thực, xúc phạm quá khứ hào hùng, thiêng liêng của dân tộc Việt Nam.

Là người có trái tim và khối óc, có học thức và lương tri, hiểu rõ đạo lý, pháp lý và lẽ sống làm người, nhất thiết chúng ta phải đấu tranh vạch trần sự giả dối và kiên quyết đấu tranh phê phán, bác bỏ mọi mưu toan chống phá nền hòa bình, độc lập, tự do, ấm no, hạnh phúc của nhân dân ta.Đằng sau thái độ “hư vô lịch sử”, xúc phạm quá khứ hào hùng, thiêng liêng của dân tộc làsự chống phá Đảng, Nhà nước và nhân dân ta. Chúng ta không cho phép bất cứ ai, thế lực nào làm điều sai trái ấy. Không cho phép bọn “mượn gió bẻ măng”, xuyên tạc lịch sử để chống phá Hội nghị Trung ương 6 khóa XIII sắp diễn ra ở Hà Nội./. 

 

Việt Nam bị chống phá khi ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền LHQ

            Vấn đề nhân quyền, dân tộc, tôn giáo tiếp tục bị các tổ chức thiếu thiện chí lợi dụng chống phá, ngăn cản Việt Nam đại diện cho ASEAN ứng cử Hội đồng Nhân quyền LHQ nhiệm kỳ 2023-2025.

Việt Nam đã chính thức ứng cử làm thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ nhiệm kỳ 2023-2025 cùng nhiều cam kết, ưu tiên. Việt Nam cũng đã được Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ủng hộ là ứng cử viên duy nhất của hiệp hội cho nhiệm kỳ này.

Tuy nhiên, trong bối cảnh Việt Nam ứng cử Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2023-2025 và chuẩn bị bảo vệ Báo cáo quốc gia thực thi Công ước về quyền của người dân tộc thiểu số (CERD), Công ước Chống tra tấn (CAT), triển khai các khuyến nghị UPR chu kỳ III, vấn đề nhân quyền, dân tộc, tôn giáo tiếp tục bị các tổ chức thiếu thiện chí lợi dụng, tiến hành hoạt động chống phá. 

Báo cáo Nhân quyền năm 2021, Báo cáo Tự do tôn giáo quốc tế năm 2021 của Bộ Ngoại giao Mỹ, Báo cáo tình hình tự do tôn giáo của USCIRF năm 2021… cho rằng, có sự phân biệt đối xử của xã hội đối với người dân tộc thiểu số, vu cáo chính quyền hành hung người dân tộc thiểu số theo tôn giáo ở Tây Nguyên và Tây Bắc, bày tỏ quan ngại về việc người dân tộc theo đạo Tin lành ở Tây Nguyên bị hạn chế hoạt động, áp dụng luật pháp không nhất quán dẫn tới nhiều khó khăn trong việc đăng ký với chính quyền cấp tỉnh của các giáo xứ vùng xa và dân tộc thiểu số.

Tại Đối thoại nhân quyền Việt Nam EU (tháng 4/2022), phía EU cho rằng, các quy định trong Luật Tín ngưỡng tôn giáo đang hạn chế việc đăng ký điểm nhóm, sinh hoạt tôn giáo, bày tỏ quan ngại về việc Tin lành của đồng bào DTTS ở Tây Nguyên bị hạn chế hoạt động. Các báo cáo đã đưa ra các thông tin sai lệch, thiếu khách quan khi đánh giá về tình hình nhân quyền Việt Nam.

Đáng tiếc là các Báo cáo này sử dụng thông tin của các tổ chức phi chính phủ, tổ chức phản động lưu vong chống phá Việt Nam như như Ủy ban Cứu người vượt biển – BPSOS, “Tin lành người DTTS Tây Nguyên”…

Các tổ chức này đã liên kết với nhiều tổ chức phản động trong nước để cung cấp thông tin xuyên tạc tình hình. Một số phần tử chống đối trong nước tích cực tham gia hội luận trực tuyến do bên ngoài tổ chức, xuyên tạc rằng “chính quyền Việt Nam “cướp đất” của người Khmer, đàn áp người dân tộc… Những báo cáo và những hoạt động chống phá của các tổ chức này đều nhằm mục đích chống Nhà nước Việt Nam, hạ uy tín của Việt Nam…

Một vài tổ chức nhân danh quốc tế về nhân quyền gửi cái gọi là “thư ngỏ” tới các quốc gia thành viên Đại hội đồng LHQ nhằm vận động không bỏ phiếu cho Việt Nam ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền LHQ nhiệm kỳ 2023-2025.

Ngăn cản Việt Nam đại diện cho ASEAN ứng cử Hội đồng Nhân quyền LHQ nhiệm kỳ 2023-2025

Kể từ năm 2020 đến nay, vấn đề dân chủ, nhân quyền là một trong những hướng trọng tâm được các đối tượng duy trì khai thác để chống Việt Nam nhằm phụ họa, gia tăng hiệu quả cho họạt động tuyên truyền, phá hoại các sự kiện chính trị trọng đại, chủ trương, chính sách đối ngoại, đối nội của Việt Nam… Mục tiêu của họ là phá hoại việc Việt Nam đại diện cho ASEAN ứng cử Hội đồng Nhân quyền LHQ nhiệm kỳ 2023-2025, vận động để tạo “Phong trào hưởng ứng Luật Magnisky toàn cầu” hướng vào Việt Nam. Đây là dự luật được Quốc hội Mỹ thông qua tháng 12/2012, áp dụng trên quy mô toàn cầu, ủy quyền cho Chính phủ Mỹ xử phạt những người họ coi là vi phạm nhân quyền, đóng băng tài sản của họ và cấm họ vào Mỹ.

Bên cạnh đó, dưới chiêu bài “phản biện, góp ý xây dựng, đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực, bảo vệ dân chủ, nhân quyền”, các tổ chức phản động lôi kéo, kích động quần chúng đòi tự do dân chủ, nhân quyền theo tiêu chí Mỹ, phương Tây, kêu gọi chính giới Mỹ, phương Tây can thiệp, tác động chính quyền; dung túng, hậu thuẫn cho số chống đối, kêu gọi đưa Việt Nam trở lại “danh sách các nước cần quan tâm đặc biệt về tự do tôn giáo”, trả tự do cho tất cả “tù nhân lương tâm”, đòi sửa đổi, xóa bỏ các điều luật hình sự quy định về tội Xâm phạm an ninh quốc gia.

Các thế lực thù địch cũng tăng cường tác động “từ bên ngoài” như đòi Nhà nước Việt Nam phải đáp ứng ngay tiêu chuẩn về các quyền dân sự, chính trị (tự do lập hội, tự do xuất bản báo chí tư nhân, hoạt động tôn giáo không cần sự quản lý của Nhà nước…) theo tiêu chí phương Tây, gắn dân chủ, nhân quyền với các vấn đề hợp tác phát triển. Đặc biệt, họ đòi dân sự hóa hoạt động quốc phòng, an ninh nhằm thúc đẩy tối đa cái gọi là “xã hội dân sự” theo kiểu phương Tây.

Một số tổ chức phi chính phủ thù địch người Việt Nam và nước ngoài có quy chế quan sát viên tại Hội đồng Kinh tế và xã hội của LHQ (ECOSOC) như Ủy ban bảo vệ quyền con người cho Việt Nam – VCHR, Tổ chức Đảng cấp tiến xuyên quốc gia – TRP … lợi dụng diễn đàn của Hội đồng Nhân quyền LHQ vu cáo Việt nam vi phạm quyền con người; Tăng cường trao giải cho các đối tượng chống đối để tạo dựng “ngọn cờ” chống phá Nhà nước Việt Nam.

Triệt để sử dụng không gian mạng cho các hoạt động chống phá, hiện có gần 500 trang mạng, hội nhóm trên mạng, kênh youtube thường xuyên đăng tải tin, bài viết, video có nội dung xuyên tạc, kích động biểu tình, đòi tự do, dân chủ, nhân quyền.

Thời gian qua, hàng ngàn đối tượng đã bị xử phạt vi phạm hành chính, hàng trăm đối tượng đã bị xử lý hình sự. Cơ quan chức năng cũng đấu tranh phá rã trên 300 hội, nhóm phức tạp liên quan an ninh quốc gia. Lực lượng Công an đã phối hợp triển khai các biện pháp đấu tranh vô hiệu hóa trên 200 cổng thông tin điện tử giả mạo, lấy tên các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và một số ban, bộ, ngành, địa phương… Các cơ quan chức năng ở Việt Nam phối hợp yêu cầu các nhà cung cấp dịch vụ Internet, viễn thông trong nước thực hiện  ngăn chặn trên 4000 trang mạng có nội dung xấu, độc, máy chủ đặt tại nước ngoài; yêu cầu Facebook, Google gỡ bỏ hơn 16.000 bài viết, video, đường dẫn có nội dung xấu độc, vi phạm pháp luật Việt Nam, gỡ bỏ hàng ngàn tin bài có nội dung sai sự thật, chống phá Đảng, Nhà nước, công kích, xuyên tạc…

Tuy nhiên, biện pháp căn bản nhất vẫn là cung cấp thông tin chính thống một cách kịp thời. Những vụ việc được dư luận xã hội quan tâm thì cơ quan chức năng phải nhanh chóng xác minh, tham mưu người phát ngôn phối hợp để công bố thông tin chính thống trên các phương tiện truyền thông, mạng xã hội để định hướng dư luận và đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, xử lý tổ chức, cá nhân đăng tải thông tin xấu độc, tin giả, sai sự thật…

Ngành chức năng cũng tổ chức hàng trăm lượt tiếp xúc nhân viên các cơ quan ngoại giao, thành viên các tổ chức, đoàn lâm thời, thường trú nước ngoài (nhất là Mỹ, EU) nhằm chủ động cung cấp thông tin chính thống.

Thông qua hoạt động đối ngoại, tiếp xúc với các cơ quan đại diện ngoại giao các nước tại Việt Nam nhằm cung cấp thông tin đầy đủ về tình hình nhân quyền của Việt Nam; nhất là những vấn đề liên quan tự do tôn giáo, tự do báo chí…

Năm 2013, Việt Nam lần đầu tiên trúng cử vào Hội đồng Nhân quyền LHQ nhiệm kỳ 2014-2016 với số phiếu 184/192, cao nhất trong số các nước thành viên mới (14 thành viên mới). Khi đó, những sáng kiến của Việt Nam trong nhiệm kỳ 2014-2016 được quốc tế đánh giá cao, tiêu biểu như việc Việt Nam phối hợp cùng các quốc gia khác đưa ra: Vấn đề về bảo đảm quyền lao động của người khuyết tật; về bảo đảm môi trường làm việc an toàn cho người lao động trên biển; Nghị quyết về tác động của biến đổi khí hậu với quyền trẻ em; về nâng cao giáo dục trong phòng, chống buôn bán phụ nữ và trẻ em gái…

 Việc Việt Nam tiếp tục ứng cử là thành viên của Hội đồng Nhân quyền LHQ nhiệm kỳ 2023-2025 là hoàn toàn xứng đáng. ASEAN cũng đã chính thức công nhận Việt Nam là ứng cử viên duy nhất của khối. Đó là minh chứng xác đáng cho những thành tựu và nỗ lực không ngừng của Việt Nam cho một cuộc sống tươi đẹp trên hành tinh xanh./.

 

Những luận điệu sai trái và vô căn cứ xung quanh Luật Đất đai sửa đổi

 


Nhà nước Việt Nam với tư cách đại diện chủ sở hữu đất đai, thực hiện mục tiêu bảo đảm đất đai được sử dụng hiệu quả, đúng mục đích, quy hoạch, kế hoạch, tiến độ… để phục vụ tối đa cho lợi ích của mọi người dân, mọi giai tầng trong xã hội. Do đó những dự án vi phạm pháp luật về đất đai, đặc biệt là liên quan đến các dự án chậm tiến độ, gia hạn nhiều lần, quy hoạch treo đều kiên quyết bị xử lý và thu hồi đất theo quy định của pháp luật.

Tại Ðiều 64 về Thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai trong Luật Ðất đai năm 2013 quy định rõ các trường hợp thu hồi đất đai vi phạm pháp luật về đất đai. Nội dung này tiếp tục được tái khẳng định tại khoản i, Ðiều 72 trong Dự thảo Luật Ðất đai (sửa đổi) năm 2022: “Ðất được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư mà không đưa đất vào sử dụng, chậm tiến độ sử dụng đất theo tiến độ ghi trong dự án đầu tư thì chủ đầu tư phải nộp cho Nhà nước khoản tiền tương ứng với mức tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với thời gian chậm tiến độ thực hiện dự án đầu tư và tiền thuế tăng thêm theo quy định tại điểm đ khoản 1 Ðiều 126 của Luật này. Trường hợp chậm tiến độ quá 48 tháng so với tiến độ ghi trong dự án đầu tư mà chủ đầu tư chưa hoàn thành dự án đưa vào sử dụng thì Nhà nước thu hồi đất mà không bồi thường về đất và tài sản gắn liền với đất, trừ trường hợp do bất khả kháng”.

Không chỉ được ghi nhận trong luật, trên thực tế các cơ quan nhà nước có thẩm quyền từ Trung ương đến địa phương đã và đang kiên quyết tiến hành xử lý, thu hồi đất các dự án chậm tiến độ, gia hạn nhiều lần, quy hoạch treo gây lãng phí tài nguyên đất đai, làm giảm hiệu quả đầu tư, thất thu ngân sách, gây ra sự xáo trộn, bất ổn trong sản xuất và đời sống của nhân dân, gây bức xúc trong dư luận, cản trở quá trình xây dựng, phát triển đất nước. Theo số liệu thống kê cho thấy, trên phạm vi cả nước tính từ năm 2018 đến nay, các cơ quan chức năng đã thu hồi hoặc hủy bỏ 336/575 dự án, công trình không đưa đất vào sử dụng hoặc chậm tiến độ sử dụng với tổng diện tích hơn 99 nghìn ha; 22 tỉnh, thành phố có dự án thu hồi hoặc hủy bỏ.

Tính từ năm 2018 đến nay, các cơ quan chức năng đã thu hồi hoặc hủy bỏ 336/575 dự án, công trình không đưa đất vào sử dụng hoặc chậm tiến độ sử dụng với tổng diện tích hơn 99 nghìn ha; 22 tỉnh, thành phố có dự án thu hồi hoặc hủy bỏ.

Ðặc biệt, để xử lý dứt điểm những dự án đầu tư lớn, trọng điểm chậm tiến độ, gia hạn nhiều lần, quy hoạch treo, sáng ngày 14/9/2022, báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội kết quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016-2021, Ðoàn giám sát Quốc hội đã nêu đích danh một số dự án chậm tiến độ điển hình gây thất thoát, lãng phí và bức xúc trong dư luận xã hội thời gian dài cần được kiên quyết xử lý kịp thời, nghiêm minh trong thời gian tới, cụ thể như: Dự án Xây dựng tuyến đường sắt đô thị số 1, tuyến Bến Thành-Suối Tiên tại Thành phố Hồ Chí Minh; Dự án tuyến đường sắt đô thị thí điểm tại Hà Nội đoạn Nhổn-ga Hà Nội; Dự án tuyến đường sắt đô thị số 2, đoạn Nam Thăng Long-Trần Hưng Ðạo,…

Ngày 17/9/2022, trong cuộc họp trực tuyến với Ban Chỉ đạo nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia và trọng điểm ngành giao thông vận tải với 33 tỉnh, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã yêu cầu các địa phương, bộ, ngành phải đôn đốc đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án. Tại cuộc họp, Thủ tướng đã chỉ rõ: ngân sách bố trí cho các công trình giao thông trọng điểm lên đến 800.000 tỷ đồng (khoảng 9% GDP cả nước) vì vậy phải làm cho tốt nếu không, phải chịu trách nhiệm rất lớn đối với Nhà nước, nhân dân. Do đó, phải tăng cường kỷ luật, đánh giá nghiêm minh, ai làm tốt thì khen thưởng, làm sai phải chịu trách nhiệm, địa phương nào không bảo đảm thực hiện được các dự án, công trình đúng tiến độ thì đề nghị thu hồi vốn bố trí cho các địa phương làm tốt.

Trong thời gian vừa qua, Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng đoàn công tác Chính phủ cũng đã trực tiếp đi khảo sát hiện trường, kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ vướng mắc, xử lý hàng loạt các công trình, dự án lớn, trọng điểm chậm tiến độ như: Dự án mở rộng sản xuất giai đoạn 2 Nhà máy gang thép Thái Nguyên (dự án tồn đọng, kéo dài suốt 15 năm qua vẫn chưa hoàn thành); Dự án xây dựng mới cơ sở 2 của Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Hữu nghị Việt Ðức (được phê duyệt vào tháng 12/2014 và thời gian phải hoàn thành là năm 2017 nhưng đến nay cả 2 dự án này đã tạm ngừng xây dựng và tiến độ giải ngân mới đạt hơn 55% và 57%)…

Không chỉ đối với những dự án, công trình đầu tư công sử dụng ngân sách nhà nước, ngay cả đối với các dự án đầu tư của các doanh nghiệp tư nhân để xảy ra tình trạng chậm tiến độ, gia hạn nhiều lần cũng đều bị xử lý nghiêm, điển hình như trường hợp của Tập đoàn FLC tại Quảng Ngãi, trong số 9 dự án đầu tư của FLC cùng 6 công ty đối tác (tổng số vốn đăng ký hơn 18.000 tỷ đồng trên tổng diện tích hơn 240ha tại Khu kinh tế Dung Quất) chậm tiến độ đã có 2 công ty đối tác bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, các nhà đầu tư còn lại đang tiếp tục bị kiểm tra, giám sát để tiến hành chấm dứt dự án và thu hồi đất theo đúng quy định; tại tỉnh Kon Tum, dự án của tập đoàn FLC với diện tích lên đến 820ha cũng vừa bị thu hồi…

Việc chính quyền các cấp từ Trung ương đến địa phương mạnh tay thu hồi đất các dự án chậm tiến độ, kiên quyết xử lý các dự án gia hạn nhiều lần, dự án treo ở cả khu vực đầu tư công và khu vực tư, không có vùng cấm, không có ngoại lệ là một trong những minh chứng rõ nét nhất để khẳng định Nhà nước Việt Nam thực sự là chủ đại diện sở hữu đất đai xứng đáng của nhân dân Việt Nam. Nhà nước chỉ thay mặt nhân dân kiểm soát, xử lý và điều tiết các quan hệ đất đai, bảo đảm mọi người dân, mọi cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp được hưởng lợi tối đa từ nguồn tài nguyên đặc biệt này một cách công bằng, theo đúng quy định của pháp luật.

Bất chấp thực tế đó, liên quan đến vấn đề đang thu hút sự quan tâm của dư luận về Dự thảo Luật Ðất đai (sửa đổi) năm 2022, các thế lực thù địch ra sức tuyên truyền những luận điệu xuyên tạc cho rằng “Nhà nước Việt Nam tiến hành sửa đổi Luật Ðất đai là để thao túng thị trường đất đai nhằm mang lại lợi ích cho nhóm này hay nhóm khác trong xã hội chứ không phải vì lợi ích chung của người dân”. Tuy nhiên, đây đều là những luận điệu hoàn toàn sai trái và vô căn cứ bởi chính từ việc sửa đổi, bổ sung nhiều quy định liên quan đến quản lý, sử dụng đất đai trong Dự thảo Luật Ðất đai (sửa đổi) năm 2022 so với Luật Ðất đai năm 2013 mà trường hợp cụ thể ở đây là bổ sung, sửa đổi các quy định về xử lý, thu hồi đất từ các dự án chậm tiến độ, gia hạn nhiều lần.

Nếu ở Luật Ðất đai năm 2013, các dự án chậm tiến độ 24 tháng thì chủ đầu tư được gia hạn sử dụng tiếp 24 tháng nữa và phải nộp cho Nhà nước khoản tiền tương ứng với mức tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với thời gian chậm tiến độ thực hiện dự án trong thời gian này thì ở Dự thảo Luật Ðất đai (sửa đổi) năm 2022 quy định, các dự án đầu tư mà không đưa đất vào sử dụng, chậm tiến độ sử dụng đất theo tiến độ ghi trong dự án đầu tư thì chủ đầu tư phải nộp cho Nhà nước khoản tiền tương ứng với mức tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với thời gian chậm tiến độ thực hiện dự án đầu tư. Như vậy chủ đầu tư dự án phải nộp tiền luôn tính từ thời điểm chậm tiến độ ghi trong dự án chứ không phải trong thời gian gia hạn sau 24 tháng. Dự thảo Luật Ðất đai (sửa đổi) năm 2022 còn bổ sung quy định: các dự án chậm tiến độ phải nộp thêm tiền thuế tăng thêm theo quy định tại điểm đ, khoản 1, Ðiều 126 của Dự thảo này bên cạnh việc nộp cho Nhà nước khoản tiền tương ứng với mức tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với thời gian chậm tiến độ thực hiện dự án đầu tư như ở Luật Ðất đai năm 2013.

Dự thảo Luật Ðất đai (sửa đổi) năm 2022 còn bổ sung quy định: các dự án chậm tiến độ phải nộp thêm tiền thuế tăng thêm theo quy định tại điểm đ, khoản 1, Ðiều 126 của Dự thảo này bên cạnh việc nộp cho Nhà nước khoản tiền tương ứng với mức tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với thời gian chậm tiến độ thực hiện dự án đầu tư như ở Luật Ðất đai năm 2013.

Dự thảo Luật Ðất đai (sửa đổi) năm 2022 cũng quy định rõ thời gian các dự án đầu tư mà chủ đầu tư chưa hoàn thành dự án đưa vào sử dụng bị Nhà nước thu hồi đất là chậm tiến độ quá 48 tháng. Từ đây cho thấy việc bổ sung, sửa đổi này là nhằm mục đích điều chỉnh những quy định pháp luật về các quan hệ đất đai tại Luật Ðất đai năm 2013 đã không còn phù hợp với tình hình thực tế, đồng thời cụ thể hóa những quy định đã có để hạn chế tối đa tình trạng hiểu sai luật hoặc tìm cách lách luật,… nhằm góp phần sử dụng có hiệu quả hơn các nguồn lực về đất đai phục vụ cho công cuộc xây dựng, phát triển đất nước vì lợi ích chung của người dân.

Mặc dù đạt được nhiều kết quả to lớn trong công tác quản lý đất đai, nhưng phải thẳng thắn nhìn nhận rằng số lượng các dự án chậm tiến độ, gia hạn nhiều lần, dự án treo tại một số địa phương trên địa bàn cả nước vẫn còn lớn, chậm được xử lý, khắc phục.

Do đó, trong thời gian tới, cùng với việc tiếp tục bổ sung, sửa đổi, hoàn thiện các quy định liên quan đến việc xử lý, thu hồi đất dự án chậm tiến độ, gia hạn nhiều lần, dự án treo, cũng cần phải đề xuất và triển khai thực hiện đồng bộ hệ thống các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác xử lý, thu hồi đất dự án chậm tiến độ, gia hạn nhiều lần, dự án treo, góp phần giải phóng nguồn lực đất đai và để đất đai được sử dụng một cách thực sự hiệu quả, mang lại lợi ích chung cho tất cả mọi người dân, mọi cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp một cách chính đáng và hợp pháp. Ðể làm được điều này cần có sự vào cuộc quyết liệt hơn nữa của chính quyền các cấp cũng như các cơ quan chức năng có liên quan.

 LÊ ANH TUẤN

27/9/22

ĐỒNG BÀO ĐỪNG LO! ĐÃ CÓ CHÚNG TÔI

ĐỒNG BÀO ĐỪNG LO! ĐÃ CÓ CHÚNG TÔI

               Hơn 53.000 cán bộ chiến sỹ thuộc biên chế Quân khu 5 cùng 108 xe đặc chủng, xe lội nước được huy động tham gia giúp dân chống bão.Description: 🇻🇳


Hàng nghìn cán bộ Công an, Dân quân tự vệ của các tỉnh thành miền Trung nơi bão Noru chuẩn bị đổ bộ vào đang tham gia hỗ trợ, bảo vệ tính mạng, tài sản của người dân.

Cơn bão được xác định là một trong những cơn bão mạnh nhất trong 20 năm trở lại đây đang tiến ngày một gần vào đất liền, nhưng với sự chuẩn bị từ sớm, từ xa, sự tham gia chống bão quyết liệt của tất cả các ban ngành đoàn thể, hy vọng miền Trung sẽ vượt qua cơn bão nguy hiểm này với thiệt hại ít nhất có thể.

Đêm nay, hàng chục ngàn cán bộ chiến sỹ Quân đội Nhân dân Việt Nam, Công an Nhân dân Việt Nam đang tham gia chống bão sẽ thức cùng khúc ruột miền Trung, thức cùng đồng bào miền Trung!

Đồng bào đừng lo, đã có chúng tôi Description: 🇻🇳

Ảnh: Các CBCS Công an Tỉnh Thừa Thiên Huế giúp dân chống bão số 5 năm 2021 - thời điểm mà nhiều người đang đặt câu hỏi trên mạng xã hội: "Không có nghệ sỹ lấy ai giúp dân mùa bão, lũ?!".

 

Vai trò của tuổi trẻ trong tham gia bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

             Nhận thức sâu sắc vị trí, tầm quan trọng của nhiệm vụ bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái, thù địch nhất là những thông tin xuyên tạc, sai sự thật trên mạng xã hội, nhiệm kỳ qua, Đoàn Thanh niên thành phố Hà Nội đã phát huy vai trò tiên phong, xung kích trên mặt trận tư tưởng, tích cực tham gia xây dựng các trang thông tin điện tử, trang mạng xã hội.

Ngày 22/9, Thành đoàn Hà Nội tổ chức Diễn đàn “Vai trò của tuổi trẻ trong tham gia bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng” với sự tham gia của 100 đại biểu chính thức dự Đại hội đại biểu Đoàn Thanh niên cộng sản thành phố Hà Nội lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2022-2027… 

Phát biểu đề dẫn, Bí thư Thành đoàn Hà Nội Chu Hồng Minh cho biết, nhận thức sâu sắc vị trí, tầm quan trọng của nhiệm vụ bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái, thù địch nhất là những thông tin xuyên tạc, sai sự thật trên mạng xã hội, nhiệm kỳ qua, Đoàn Thanh niên thành phố Hà Nội đã phát huy vai trò tiên phong, xung kích trên mặt trận tư tưởng, tích cực tham gia xây dựng các trang thông tin điện tử, trang mạng xã hội dưới sự chỉ đạo, hướng dẫn sát sao của Trung ương Đoàn, Thành ủy – UBND thành phố. 

100% cơ sở Đoàn trực thuộc Thành đoàn Hà Nội đã thành lập và duy trì Fanpage, Facebook tuyên truyền; sáng tạo về nội dung, đổi mới phương thức tuyên truyền, giáo dục thông qua việc sử dụng các tiện ích công nghệ; nhiều tuyến tin, bài sắc bén, đấu tranh phản bác các tin đồn, luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch. 

Các cấp bộ Đoàn từ thành phố đến cơ sở thường xuyên tuyên truyền đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước một cách trực quan, sinh động; thực hiện cuộc vận động “Mỗi ngày một tin tốt, Mỗi tuần một câu chuyện đẹp” với phương châm lấy cái đẹp, dẹp cái xấu một cách thường xuyên, hiệu quả…

Tại diễn đàn, các đại biểu đã bàn luận, phân tích, đánh giá, đưa ra quan điểm, ý kiến và đề ra những giải pháp hiệu quả nhằm nâng cao vai trò của thế hệ trẻ tham gia bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong thời gian tới. Trong đó, tập trung vào công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, thực trạng và giải pháp trong giai đoạn hiện nay; vai trò của tổ chức Đoàn và đoàn viên, thanh niên trong công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới; chia sẻ những mô hình, hoạt động hiệu quả tại địa phương đơn vị trong công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng…

Từ thực tiễn đấu tranh phòng, chống các thông tin xấu độc trên không gian mạng trong thời gian qua, Bí thư Quận đoàn Hà Đông Hoàng Thị Huyền Trang chia sẻ, Đoàn Thanh niên quận thường xuyên theo dõi các hoạt động trên internet, báo điện tử, blog, các trang mạng xã hội… Với các tin, bài sai sự thật có liên quan đến tình hình chính trị, an ninh – quốc phòng của quốc gia, thành phố và quận, các cơ sở đoàn đã kịp thời xác minh, báo cáo cấp trên và triển khai ngăn chặn kịp thời, không để lộ, lọt, phát tán rộng trên không gian mạng cũng như chỉ đạo tổ chức đoàn các cấp tích cực chia sẻ nhiều tin, bài có giá trị, gương người tốt, việc tốt trên các trang mạng xã hội.

Ghi nhận và biểu dương Đoàn Thanh niên thành phố đã tổ chức diễn đàn mang tính thời sự, có chất lượng và chiều sâu, Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội Bùi Huyền Mai nhấn mạnh tầm quan trọng và tính cấp thiết của công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong giai đoạn hiện nay, đặc biệt trong việc xác định rõ vai trò, nhiệm vụ của tuổi trẻ trong công tác này.

Đồng chí Bùi Huyền Mai đề nghị Đoàn Thanh niên thành phố cần chú trọng tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đổi mới các hình thức, phương pháp tuyên truyền cho cán bộ, đảng viên, đoàn viên, thanh niên để nhìn nhận và có trách nhiệm, ý thức trước mọi âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hòa bình”, các dấu hiệu “tự diễn biến, tự chuyển hóa”; khi tham gia, tương tác, chia sẻ bình luận các bài viết trên các trang mạng xã hội có trách nhiệm cảnh giác, nhạy bén, tiếp nhận thông tin thông minh, chọn lọc…

Phát huy thế mạnh của tuổi trẻ trong ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng các phần mềm kỹ thuật hiện đại để làm công cụ hỗ trợ, kịp thời phát hiện, đấu tranh, xử lý các thông tin xấu độc, tiêu cực, phản động trên internet, mạng xã hội; phối hợp chặt chẽ với các cơ quan báo chí trung ương và thành phố, các sở, ban, ngành tổ chức hiệu quả các lớp tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng sử dụng mạng xã hội, nhận biết và đấu tranh với thông tin xấu độc trên môi trường mạng…/.

 

 

26/9/22

Nhận diện và phản bác các quan điểm sai trái, thù địch về tình hình tôn giáo ở Việt Nam hiện nay

             Tôn giáo là vấn đề nhạy cảm bởi nó gắn với niềm tin của con người đối với thế giới đối tượng thiêng và một khi niềm tin tôn giáo bị lợi dụng cho những mục đích xấu sẽ gây ra những hệ lụy khó lường. Vì vậy, nhận diện và phản bác các quan điểm sai trái, thù địch về tình hình tôn giáo ở Việt Nam hiện nay cần được quan tâm đặc biệt.

Đối với các thế lực thù địch, tôn giáo là cái “cớ” để khai thác, nhằm xuyên tạc để chống phá Đảng, chế độ, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc, phá hoại đoàn kết tôn giáo, gây chia rẽ, kích động hận thù hoặc tạo tâm lý hoang mang, lo lắng, gây tư tưởng chia rẽ, bạo loạn,… Một sự việc rất nhỏ, một mâu thuẫn bình thường trong lĩnh vực tôn giáo có thể bị thổi phồng, bóp méo, xuyên tạc trở nên nghiêm trọng; một vụ việc tôn giáo xảy ra tại một khu vực, một địa phương cũng rất dễ bị khuếch đại thành vấn đề quốc tế; một sự kiện vốn chỉ là hiện tượng, nhưng có thể bị xuyên tạc trở thành bản chất; một vấn đề mang tính bộ phận, nhưng lại dễ biến thành toàn thể; một câu chuyện vốn rất bình thường, nhưng có thể bị biến thành phức tạp.

Trong nhiều năm qua, những nhận định sai trái, xuyên tạc với thái độ thù địch và động cơ chính trị xấu vẫn thường xuyên xuất hiện, cho dù tình hình tôn giáo ở Việt Nam tốt đẹp, quyền tự do tôn giáo ngày càng được bảo đảm tốt hơn thì những luận điệu kiểu ấy vẫn phát tán và hoàn toàn không ăn nhập gì với thực tiễn đời sống tôn giáo ở Việt Nam. Kỳ thực, các quan điểm sai trái, thù địch, kích động mâu thuẫn, xung đột,… đều đã được lập trình với rất nhiều phương án, kịch bản khác nhau để hướng đến mục đích cuối cùng là thúc đẩy “diễn biến hòa bình”, là gây “cách mạng không tiếng súng”, nhằm công kích, chuyển hóa chế độ. Chiến thuật, chiến lược này không mới, nhưng nó nguy hiểm ở chỗ luôn âm thầm, rình rập, chờ thời cơ, kiểu “nước nhỏ lu đầy”, “mưa dầm thấm lâu”,… Vì vậy, cần nhận diện chúng một cách chính xác nhằm thấy rõ động cơ, mục đích cũng như phương thức tiến hành của chúng để có cơ sở đấu tranh, phản bác.

Các quan điểm sai trái, thù địch, xuyên tạc về tình hình tôn giáo ở Việt Nam

Các thế lực thù địch rêu rao rằng, Việt Nam vi phạm quyền tự do tôn giáo, hạn chế, cản trở, đàn áp hoạt động tôn giáo. Quan điểm này thường viện dẫn rằng có những hoạt động tôn giáo bị chính quyền ngăn cản hoặc giải tán. Tuy nhiên, trong thực tế những hoạt động tôn giáo bị chính quyền giải tán là những hoạt động chưa được sự đồng ý của các cơ quan có thẩm quyền, nói cách khác, đây là hoạt động trái pháp luật. Theo pháp luật Việt Nam, việc tuyên truyền tôn giáo, tổ chức các hoạt động tôn giáo đông người ngoài cơ sở thờ tự và những địa điểm hợp pháp khác, mà chưa được sự đồng ý của chính quyền là một hành vi vi phạm pháp luật. Khi thấy các cơ quan quản lý nhà nước ngăn chặn những hoạt động này, các thế lực thù địch lu loa rằng, đó là hành vi vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, hạn chế tôn giáo mà quên rằng, các cơ quan đang thực thi pháp luật Việt Nam chứ không phải thực thi pháp luật của một đất nước nào khác.

Theo quy định của pháp luật Việt Nam, những hoạt động tụ tập đông người ở nơi công cộng đều phải được sự đồng ý của chính quyền, nếu vi phạm sẽ bị xử lý. Tuy thế, nhiều hoạt động tôn giáo tụ tập đông người vẫn cố tình diễn ra dù chưa được phép. Đó là hành vi vi phạm pháp luật và thách thức pháp luật. Các cơ quan có thẩm quyền ngăn chặn các hoạt động kiểu như thế này là hoạt động thực thi và bảo vệ pháp luật.

Nghiêm khắc xử lý vi phạm đối với các hoạt động tôn giáo, nhưng ngược lại, Việt Nam lại hết sức tạo điều kiện cho các hoạt động tôn giáo đúng pháp luật. Nhà nước ủng hộ và tạo điều kiện tổ chức lễ kỷ niệm của các tôn giáo với quy mô hàng trăm nghìn người. Những hội thảo, hội nghị mang tầm quốc tế, khu vực của các tổ chức tôn giáo vẫn được Nhà nước tạo điều kiện và hỗ trợ tổ chức. Chẳng hạn, nhân dịp kỷ niệm 350 năm thành lập hàng giáo phẩm của Giáo hội Công giáo tại Việt Nam, chính quyền cho phép 30 giám mục, 1.200 linh mục và hơn 100.000 giáo dân trên khắp cả nước tụ họp tại tỉnh Hà Nam để tổ chức sự kiện này.

Hằng năm, nhân dịp lễ kỷ niệm ngày sinh Giáo chủ Huỳnh Phú Sổ, khoảng 100.000 người tụ họp để dự lễ tại An Hòa Tự, tỉnh An Giang. Tương tự, hằng năm, nhân dịp Lễ hội Diêu Trì Kim Mẫu, hàng trăm nghìn tín đồ Cao Đài trên cả nước và nước ngoài tụ họp về Tòa thánh Tây Ninh để hành lễ. Trong các năm 2008, 2014 và 2019, Việt Nam đã cho phép Giáo hội Phật giáo Việt Nam tổ chức Đại lễ Vesak Liên hợp quốc, thu hút hàng chục nghìn đại biểu đến từ các quốc gia trên thế giới và các tín đồ Phật giáo trong và ngoài nước.

Mặt khác, các thế lực thù địch xuyên tạc rằng, Việt Nam “đàn áp, sách nhiễu” các hội, nhóm tôn giáo chưa được thừa nhận, chưa đăng ký hoạt động, không chấp nhận hoặc gây khó dễ trong việc đăng ký của các tổ chức, nhóm tôn giáo chưa được công nhận.Như chúng ta biết, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016 của Việt Nam và Nghị định số 162/2017/NĐ-CP, ngày 30-12-2017, của Chính phủ, “Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Tín ngưỡng, tôn giáo”, quy định rất rõ về điều kiện, thủ tục để được công nhận tư cách pháp nhân. Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016 được phổ biến rộng rãi cho tất cả các tổ chức tôn giáo, chức sắc, chức việc, nhà tu hành và tín đồ các tôn giáo. Nếu như các tổ chức có đầy đủ các điều kiện, hồ sơ hoàn chỉnh mà chính quyền vẫn không giải quyết hoặc không giải thích rõ lý do hoặc các cơ quan có thẩm quyền có bất kỳ vi phạm nào trong quá trình quản lý hoạt động tôn giáo, các tổ chức đó có thể khiếu nại, khởi kiện (theo Khoản 1, Điều 63 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016). Việt Nam không phải là quốc gia duy nhất có chính sách công nhận các tổ chức tôn giáo, mà nhiều quốc gia trên thế giới cũng thực hiện chính sách này. Ở các quốc gia đó, những tổ chức tôn giáo chưa được công nhận cũng cần hội đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật và sau khi được các cơ quan thẩm định đạt yêu cầu mới được công nhận. Các quan điểm xuyên tạc thường xuyên viện dẫn chính quyền ngăn chặn, hạn chế các hoạt động của Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất, các tổ chức Cao Đài, Phật giáo Hòa Hảo, các hệ phái Tin Lành chưa được công nhận, các hiện tượng tôn giáo mới như Pháp Luân Công, Dương Văn Mình,…

Ở Việt Nam còn có nhiều dạng thức hoạt động tôn giáo chưa được công nhận, có những hoạt động chống đối Đảng, Nhà nước, chế độ, gây ra những vụ việc phức tạp, ảnh hưởng đến an ninh, trật tự và đoàn kết tôn giáo, đoàn kết dân tộc. Có thể kể ra một số tổ chức, hội, nhóm sau: Hội đồng liên tôn Việt Nam; Liên đoàn dân chủ Công giáo Việt Nam; Hội đồng liên kết quốc nội hải ngoại Việt Nam; Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo thuần túy; Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo truyền thống; Ban Đại diện Khối nhơn sanh Cao Đài; Liên hiệp Ban Trị sự Hội thánh em (Cao Đài); Nhóm bảo thủ chơn truyền (Cao Đài); Nhóm tín đồ theo Hội thánh nguyên thủy (Cao Đài); Hội thánh em Đại đạo Tam Kỳ phổ độ; Tin Lành Đề ga,… Trong số các tổ chức, hội, nhóm nêu trên thì các hội, nhóm:Hội đồng liên tôn Việt Nam; Liên đoàn dân chủ Công giáo Việt Nam; Hội đồng liên kết quốc nội hải ngoại Việt Namdo các phần tử cực đoan của một số tôn giáo lập ra.

Những tổ chức nói trên luôn tìm cách chống phá Đảng, Nhà nước, đi ngược lại với xu hướng đồng hành cùng dân tộc của các tôn giáo khác ở Việt Nam. Pháp luật Việt Nam xử lý nghiêm đối với những hoạt động của các tổ chức này nếu các hoạt động đó gây ảnh hưởng cho an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo. Đối với những tổ chức tôn giáo chưa được công nhận là pháp nhân, hoạt động tuân thủ pháp luật, và điều quan trọng ở đây là những tổ chức tôn giáo thuần túy, tức không phải mang danh nghĩa tôn giáo để hoạt động chính trị thì khi hội đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật sẽ được xem xét, công nhận là pháp nhân.

Trên thế giới, nhiều nước cũng có chính sách ứng xử rất rõ ràng với các tổ chức, nhóm tôn giáo chưa được công nhận. Pháp là một ví dụ. Chính phủ Pháp thường xuyên từ chối công nhận các nhóm tôn giáo “thiểu số”. Luật pháp của Pháp quy định, nghiêm cấm bất cứ ai lợi dụng tôn giáo của mình nhằm không tuân thủ các quy định chung về mối quan hệ giữa các cơ quan công quyền và các cá nhân. Đây là cơ sở pháp lý để Chính phủ Pháp có thể từ chối công nhận tư cách pháp nhân cho các nhóm tôn giáo thiểu số.

Ở Xin-ga-po, pháp luật về tổ chức xã hội của quốc gia này quy định “Một tổ chức xã hội đại diện, thúc đẩy hoặc thảo luận về những vấn đề tôn giáo là “một tổ chức chuyên biệt” và phải được đăng ký theo quy định pháp luật. Tại quốc gia này, một tổ chức như thế, nếu không đăng ký sẽ bị coi là một tổ chức ngoài vòng pháp luật và bị giải tán. Ngoài ra, ở Xin-ga-po, nhóm Chứng nhân Giê-hô-va không được công nhận tư cách pháp nhân và bị hạn chế hoạt động tôn giáo vì nhóm này nhất định không thực hiện nghĩa vụ quân sự và chào cờ. Chính phủ Xin-ga-po cho rằng, nghĩa vụ quân sự và chào cờ là nghĩa vụ thế tục mang tính chất bắt buộc đối với các công dân, không thể vì lý do tôn giáo mà từ chối nghĩa vụ này(1).

Nhật Bản thông qua một luật mới rất hà khắc dành riêng cho giáo phái Chân lý tối thượng sau những gì giáo phái này đã gây ra. Luật yêu cầu Chân lý tối thượng phải thông tin thường xuyên về mọi hoạt động của mình cũng như hồ sơ của mỗi thành viên. Trên phương diện rộng hơn, Nhật Bản đã sửa đổi và thông qua Luật Pháp nhân tôn giáo năm 1995. Tiêu điểm của luật sửa đổi là “tăng sự giám sát của nhà nước đối với các tổ chức tôn giáo và yêu cầu các tổ chức tôn giáo công khai tình hình tài chính”(2), tất cả nhằm kiểm soát chặt chẽ hơn hoạt động của các tổ chức tôn giáo(3).

Rõ ràng, Nhà nước Việt Nam không sách nhiễu, không hạn chế, mà chỉ yêu cầu và chấn chỉnh các tổ chức tôn giáo chưa được công nhận thực hiện đúng trong phạm vi, khuôn khổ theo quy định của pháp luật. Việc các thế lực phản động, thù địch sử dụng từ hạn chế, sách nhiễu khiến cho bản chất sự thật bị bóp méo, bởi một số tổ chức tôn giáo chưa được công nhận đang có những hoạt động trái pháp luật hiện hành của Việt Nam.

Các thế lực thù địch lập luận một cách vô căn cứ rằng Việt Nam có các điều luật, quy định “không rõ ràng”, các “tội danh mơ hồ”, sử dụng điều khoản về an ninh quốc gia, để “kiểm soát, đàn áp, hạn chế” tự do tôn giáo. Tuy nhiên, những điều mà các quan điểm sai trái, thù địch cho rằng Việt Nam đưa ra “tội danh mơ hồ”, “không rõ ràng”,… được quy định rất rõ tại Điều 5, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016.

Theo quy định của pháp luật, bất kỳ hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng, của bất kỳ tổ chức, cá nhân nào mà hoạt động đó xâm phạm quốc phòng, an ninh, chủ quyền quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, môi trường; xâm hại đạo đức xã hội; xâm phạm thân thể, sức khỏe, tính mạng, tài sản; xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác; cản trở việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân; chia rẽ dân tộc; chia rẽ tôn giáo; chia rẽ người theo tín ngưỡng, tôn giáo với người không theo tín ngưỡng, tôn giáo, giữa những người theo các tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau, thì đó là hành vi vi phạm pháp luật và sẽ bị xử lý nghiêm. Đây không phải là những quy định “mập mờ”, “mơ hồ”, mà là những quy định rất rõ ràng và là một nguyên tắc pháp lý chung: nguyên tắc hạn chế quyền trong trường hợp việc thực thi quyền này xâm phạm đến an ninh quốc gia và sự an toàn cho cộng đồng. Đây cũng là một điều mà các quốc gia trên thế giới đều có quy định và áp dụng trong những tình huống khẩn cấp. Cuộc chiến phòng, chống dịch bệnh COVID-19 là một ví dụ. Nhiều quốc gia trên thế giới phải hạn chế quyền tự do cá nhân vì mục tiêu an toàn của cộng đồng.

Các thế lực thù địch lập luận hàm hồ rằng Việt Nam bắt giữ, bỏ tù các cá nhân tôn giáo, và đó là hành vi vi phạm nhân quyền, đàn áp tôn giáo,… Tuy nhiên, những cá nhân bị chính quyền bắt giữ đều là những người có hành vi vi phạm pháp luật, hoặc là có hành vi tuyên truyền, chống phá Đảng, Nhà nước, kêu gọi, kích động hận thù, gây ra mâu thuẫn, xung đột, chia rẽ đoàn kết. Đó là những nhân vật, đối tượng cực đoan, có tư tưởng chống đối hoặc bị chi phối, chỉ đạo bởi các lực lượng, tổ chức phản động, thậm chí có đối tượng là thành viên của các tổ chức khủng bố. Những cá nhân này thường nhân danh tôn giáo, nhân danh đòi công bằng, bình đẳng cho các tổ chức tôn giáo để nhằm mục đích chính trị.

Thủ đoạn xuyên tạc tình hình tôn giáo ở Việt Nam

Các thế lực thù địch, phản động đánh tráo khái niệm, gán ghép, quy chụp một sự kiện, vụ việc không phải là mâu thuẫn hay xung đột về tôn giáo, nhưng bị quy chụp là mâu thuẫn, xung đột tôn giáo. Trên thực tế, một số vụ việc không liên quan gì đến niềm tin tôn giáo, chỉ là những sự việc vi phạm hành chính, dân sự,… nhưng lại bị các lực lượng phản động quy chụp là mâu thuẫn tôn giáo. Chẳng hạn, các quan điểm xuyên tạc thường đưa tin về các vụ biểu tình, tụ tập đông người của các tín đồ tôn giáo, liên quan đến đất đai. Tuy nhiên, đây không phải là mâu thuẫn hay xung đột về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo mà chỉ đơn thuần là vấn đề đất đai do chiến tranh, do lịch sử để lại,… Xung đột trong lĩnh vực tôn giáo ở Việt Nam hiện nay chủ yếu do tranh chấp đất đai, do vi phạm trong xây dựng cơ sở thờ tự, truyền đạo trái pháp luật, vi phạm pháp luật hiện hành về tôn giáo, chứ không phải xung đột do mâu thuẫn về niềm tin tôn giáo. Nói cách khác, đây hoàn toàn không phải là những vụ việc xảy ra do bị hạn chế quyền tự do tôn giáo, không phải do kỳ thị, xúc phạm niềm tin tôn giáo.

Trên thực tế có lúc, có nơi vẫn còn xảy ra những mâu thuẫn, xung đột giữa các nhóm tôn giáo, hoặc giữa các tín đồ tôn giáo hay mâu thuẫn giữa người dân với các tôn giáo và tín đồ tôn giáo về những vấn đề dân sự, hành chính hoặc những vấn đề có liên quan đến văn hóa… nhưng cũng bị các lực lượng thù địch gán ghép là mâu thuẫn giữa chính quyền với tôn giáo, tức là đều bị quy chụp vào mâu thuẫn tôn giáo, vấn đề tôn giáo.

Họ biến hiện tượng thành bản chất, biến thiểu số thành đa số.Đây là một phương thức khá phổ biến để xuyên tạc tình hình tôn giáo, chính sách, pháp luật về tôn giáo ở Việt Nam hiện nay. Cụ thể, trong việc thực hiện chính sách, pháp luật về tôn giáo ở các địa phương khác nhau có lúc, có nơi các cấp, các ngành chưa thực hiện đúng; có những cán bộ trực tiếp giải quyết có cách làm chưa phù hợp nên gây ra những phản ứng tiêu cực, thì đây là những sai sót trong thực hiện, thuộc về hiện tượng chứ không phải bản chất, thuộc về những sai sót có tính chất thiểu số, bộ phận, có tính chất cá nhân, chứ không phải đa số, không phải toàn thể. Tuy nhiên, thông qua phương thức, chiêu bài xuyên tạc biến hiện tượng thành bản chất, biến thiểu số thành đa số, biến bộ phận thành toàn thể, của các thế lực thù địch… thì những vụ việc này bị quy chụp sai sót về mặt bản chất của chế độ, chính sách. Tương tự, có những cá nhân tôn giáo (chức sắc, nhà tu hành hay tín đồ) vì vi phạm chính sách, pháp luật mà đương nhiên bị xử lý. Những vi phạm của các cá nhân này không liên quan gì đến tôn giáo, nhưng lại bị quy chụp thành vấn đề tôn giáo, bản chất tôn giáo.

Nói cách khác, họ mưu toan khai thác những điểm còn hạn chế trong chính sách, pháp luật về tôn giáo, khai thác những hạn chế trong thực thi chính sách, pháp luật về tôn giáo, khai thác những vụ việc sai phạm của các cán bộ làm công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo để lấy đó minh chứng cho bản chất của chế độ, qua đó làm gia tăng mâu thuẫn, suy giảm niềm tin của tổ chức tôn giáo, tín đồ tôn giáo và dư luận thế giới đối với chính sách tôn giáo và thực thi chính sách tôn giáo ở Việt Nam, hiểu sai về tình hình tôn giáo ở Việt Nam.

Họ thường xuyên gặp gỡ, khai thác ý kiến của các cá nhân tôn giáo, những  thành phần chống đối trong các tổ chức tôn giáo, những nhân vật tôn giáo đã bị chính quyền xử lý vì những vi phạm pháp luật, biện bạch rằng đó là những bằng chứng, chứng cứ sinh động cho việc hạn chế, vi phạm quyền tự do tôn giáo của Việt Nam. Khai thác những điểm hạn chế, đồng thời ít nhấn mạnh, thậm chí “lờ đi” những điểm sáng, những thành tựu của tình hình tôn giáo ở Việt Nam. Đây thực chất là cách làm có chủ đích nhằm định hướng dư luận trong nước, quốc tế theo quan điểm của mình.

Họ thường lấy những tiêu chuẩn của nước khác để áp vào Việt Nam, yêu cầu Việt Nam phải thực hiện theo những chuẩn mực hay tiêu chuẩn đó. Tuy nhiên, chúng ta đều biết rằng, quyền con người vừa có tính phổ biến, vừa có tính đặc thù và không thể có một tiêu chuẩn chung nào có thể áp dụng cho tất cả mọi quốc gia. Bất cứ một quốc gia nào cũng đều phải lấy lợi ích dân tộc, an ninh quốc gia làm ưu tiên hàng đầu. Việt Nam cũng vậy, bảo đảm quyền con người là một ưu tiên, nhưng việc bảo đảm ấy không thể xâm phạm đến an ninh quốc gia, lợi ích dân tộc. Các tổ chức, cá nhân tôn giáo không thể đòi hỏi quyền của mình nếu như điều đó ảnh hưởng đến lợi ích chung của toàn xã hội.

Họ cổ xúy, khuyến khích, hỗ trợ các tổ chức trái pháp luật mang danh nghĩa tôn giáo và những cá nhân tôn giáo có tư tưởng cực đoan, chống đối Nhà nước, tuyên truyền, kích động, xúi giục người khác biểu tình, chống đối, tạo ra những vụ việc phức tạp để tạo cớ xuyên tạc tình hình tôn giáo ở Việt Nam, xuyên tạc bản chất của chế độ ta.

Họ rắp tâm khai thác những vấn đề lịch sử, tâm lý khác biệt giữa các tôn giáo, giữa các tộc người để từ đó kích động tâm lý hận thù, tư tưởng ly khai. Chẳng hạn, khai thác triệt để các mâu thuẫn về lợi ích kinh tế, những khác biệt về văn hóa để kích động, chia rẽ người Kinh và các dân tộc thiểu số, nhất là các dân tộc thiểu số ở Tây Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam Bộ; triệt để khai thác cái gọi là “Vương quốc Mông”, “Nhà nước Đề ga”,… để kích động tư tưởng ly khai,…

Đó là một số thủ đoạn thường gặp của các thế lực phản động nhằm đưa ra các quan điểm sai trái, thù địch, xuyên tạc về tình hình tôn giáo ở Việt Nam. Các quan điểm này thường thống kê tất cả những vụ việc, những cá nhân tôn giáo vi phạm pháp luật bị xử lý, những hạn chế, thiếu sót trong các văn bản quy phạm pháp luật về tôn giáo, đặc biệt là những hạn chế, bất cập trong việc thực thi chính sách, pháp luật ở Việt Nam để khẳng định rằng, Việt Nam hạn chế tôn giáo, đàn áp tôn giáo, sách nhiễu tôn giáo, không bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo,… Họ muốn hướng đến mục đích là phản ánh sai lạc, xuyên tạc tình hình tôn giáo ở Việt Nam, xuyên tạc bản chất của mối quan hệ giữa Nhà nước với tôn giáo, làm phức tạp thêm tình hình, duy trì và nuôi dưỡng những mầm mống phản động chống đối Đảng, Nhà nước, cản trở việc hóa giải những mâu thuẫn, những vụ việc phức tạp giữa chính quyền với tổ chức và cá nhân tôn giáo, để cuối cùng  là thông qua tôn giáo, lợi dụng tôn giáo để chuyển hóa chế độ của chúng ta.

Không thể phủ nhận sự tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam

Có thể nói, chưa bao giờ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam được tôn trọng và bảo đảm như hiện nay. Các tôn giáo, tổ chức tôn giáo liên tục được công nhận tư cách pháp nhân, số lượng không ngừng tăng lên, mức độ đa dạng tôn giáo ở Việt Nam xếp hạng nhóm đầu thế giới. Quyền tự do tôn giáo được bảo đảm ngay cả đối với những người bị giam giữ. Những người nước ngoài đang sinh sống, làm việc, học tập ở Việt Nam cũng được thụ hưởng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo một cách đầy đủ hơn so với trước. Các tổ chức tôn giáo ở Việt Nam được phép mở rộng quan hệ quốc tế mà không có bất cứ trở ngại gì, những hoạt động tôn giáo tập trung đông người được Nhà nước cho phép tổ chức, có những sự kiện lên tới vài chục nghìn người, thậm chí hàng trăm nghìn người. Năm 2009, Nhà nước cho phép và hỗ trợ Giáo hội Phật giáo Việt Nam tổ chức Hội nghị Nữ giới Phật giáo thế giới lần thứ XI tại Thành phố Hồ Chí Minh, với hơn 2.000 ni sư từ hơn 47 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới tham dự sự kiện này. Năm 2011, Hội thánh Tin Lành Việt Nam (miền Bắc) và Hội thánh Tin Lành Việt Nam (miền Nam) đã đồng tổ chức lễ kỷ niệm 100 năm đạo Tin Lành có mặt tại Việt Nam. Buổi lễ được tổ chức tại Đà Nẵng thu hút khoảng 20.000 người tham dự. Ngoài ra, buổi lễ cũng được tổ chức tại thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, thu hút hàng nghìn người tham dự. Năm 2012, tại Tòa Giám mục Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai, Hội nghị toàn thể Liên Hội đồng Giám mục châu Á lần thứ X khai mạc, với hơn 200 giám mục trên khắp thế giới về dự. Năm 2017, nhân dịp kỷ niệm 500 năm Tin Lành cải cách, tại Hà Nội diễn ra sự kiện với khoảng hơn 20.000 người tham gia tại sân vận động Quần Ngựa.

Các chức sắc, chức việc, nhà tu hành, tín đồ các tôn giáo được phép tham gia vào Quốc hội, hội đồng nhân dân các cấp, các tổ chức chính trị – xã hội, được tham gia tư vấn, phản biện các chính sách của Nhà nước nói chung và chính sách tôn giáo nói riêng. Việc xây dựng Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016 có sự tham gia, đóng góp tích cực của tín đồ, chức sắc các tôn giáo. Việc in ấn, xuất bản kinh sách tôn giáo rất thuận lợi, việc quy định tất cả kinh sách tôn giáo in tại Nhà xuất bản Tôn giáo để thống nhất quản lý không hề gây ra trở ngại gì đối với việc in ấn tài liệu của các tôn giáo. Bên cạnh đó, việc nhập khẩu các tài liệu tôn giáo từ nước ngoài để phục vụ nhu cầu sinh hoạt tôn giáo chính đáng cũng không gặp trở ngại gì.

Điều đáng nói là, Nhà nước Việt Nam luôn quan tâm, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, bảo đảm các tôn giáo được đối xử một cách bình đẳng và các tôn giáo ổn định, đoàn kết trong một đất nước có sự đa dạng tôn giáo cao, bên cạnh đó còn có sự đa dạng về tộc người với những truyền thống lịch sử và văn hóa khác biệt. Đây phải được xem là một thành tựu quan trọng của Đảng, Nhà nước trong lĩnh vực tôn giáo. Văn kiện Đại hội XIII của Đảng đưa ra quan điểm có tính chất đổi mới nhận thức về tôn giáo và công tác tôn giáo “Phát huy những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp và các nguồn lực của các tôn giáo cho sự nghiệp phát triển đất nước”(4).

Không chỉ ban hành chủ trương, chính sách quan tâm, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người dân, Đảng, Nhà nước ta còn chăm lo nâng cao đời sống vật chất, tinh thần và tâm tư, nguyện vọng của đồng bào theo đạo. Chính phủ thường xuyên tổ chức gặp gỡ đại diện của tất cả các tổ chức tôn giáo được Nhà nước công nhận để lắng nghe ý kiến, tâm tư, nguyện vọng của đại diện các tôn giáo.

Hiện nay, Việt Nam có 16 tôn giáo và 41 tổ chức tôn giáo (thuộc 16 tôn giáo) đã được công nhận tư cách pháp nhân. So với trước năm 2004, con số này tăng thêm 10 tôn giáo. Đời sống tôn giáo ở Việt Nam luôn ổn định, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo luôn được bảo đảm và ngày càng mở rộng. Đảng, Nhà nước, các cấp chính quyền ngày càng quan tâm, chăm lo đối với người dân theo đạo, điều này đã thể hiện rõ trong đời sống tôn giáo của tín đồ và mọi hoạt động của các tôn giáo, tổ chức tôn giáo ở Việt Nam./.

 

Ngăn chặn âm mưu tác động “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trên lĩnh vực quốc phòng, an ninh

         Hiện nay, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” là nguy cơ hết sức nghiêm trọng đối với sự tồn vong, vững mạnh của đất nước ta, diễn ra ở nhiều lĩnh vực, trong đó có quốc phòng, an ninh. Đây thực sự là một hiểm họa tiềm tàng, một loại kẻ thù giấu mặt, một thứ “giặc nội xâm” nguy hiểm, cần được nhận diện, ngăn ngừa, đấu tranh.

Hội nghị Trung ương 4, khóa XIII đã chỉ rõ: “Bước vào giai đoạn phát triển mới,đất nước ta tiếp tục phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, 4 nguy cơ mà Đảng đã chỉ ra vẫn đang hiện hữu, có mặt còn gay gắt hơn; tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống,“tự diễn biến”,“tự chuyển hoá”còn diễn biến phức tạp”.

Người có biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trên lĩnh vực quốc phòng, an ninh có 3 mức độ, tăng dần về tính chất.

Ở mức độ biểu hiện đầu tiên, người có biểu hiện của “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trên lĩnh vực quốc phòng, an ninh có thái độ thiếu tin tưởng vào khả năng, sức mạnh quốc phòng, an ninh trong bảo vệ Tổ quốc. Lịch sử 4.000 năm dựng nước và giữ nước của dân tộc ta đã viết nên những trang sử vẻ vang với bao chiến công chói lọi chống lại kẻ thù ngoại xâm. Nhưng đáng buồn thay, một số kẻ đã vội quên đi những chiến thắng oanh liệt được đánh đổi bằng hi sinh, xương máu của các thế hệ cha anh.

Nhìn lại sự kiện giàn khoan Hải Dương 981 năm 2014, khi tình hình biên giới, biển, đảo có diễn biến phức tạp, nhạy cảm, những người này thể hiện sự bi quan, hoang mang. Một số quay sang phê phán đường lối xử lý của Đảng, Nhà nước ta. Thậm chí có quan điểm còn cho rằng, Việt Nam là nước nhỏ nên cần phải nhượng bộ, “chấp nhận” theo sự sắp đặt của các nước lớn. Những biểu hiện ấy dẫn đến sự lệch lạc trong nhìn nhận, xem xét các vấn đề về quốc phòng, an ninh; làm ảnh hưởng tới sức mạnh chiến đấu của lực lượng vũ trang và đối sách của Đảng, Nhà nước.

Ở mức độ tiếp theo, từ thiếu niềm tin, họ bắt đầu đòi hỏi phải có sự đổi mới nhưng theo hướng dựa vào bên ngoài, xa rời nguyên tắc độc lập, tự chủ. Họ muốn đi theo các nước lớn để nhận được sự giúp đỡ về vũ khí, trang bị kỹ thuật nhằm gia tăng sức mạnh bảo vệ Tổ quốc. Đây là suy nghĩ phiến diện, một chiều, có thể gây ra mối nguy hại về lâu dài cho đất nước. Bởi lẽ, trên thế giới đã có việc nước nhỏ dựa vào nước lớn để trợ giúp về vũ khí, quân sự. Tuy nhiên, sự trợ giúp này không phải là “miễn phí”, mà còn kèm theo những yêu cầu, đòi hỏi từ nước lớn nên thường dẫn tới yếu tố gây mất ổn định chính trị, thậm chí nguy cơ xảy ra xung đột, chiến tranh.

Ở mức độ cuối cùng, họ xuyên tạc, công kích, chống đối đường lối, chính sách quốc phòng, an ninh của Đảng và Nhà nước ta. Đây là mức độ biểu hiện, phản ánh rõ ràng tính chất trầm trọng và đặc biệt nguy hiểm của “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trên lĩnh vực quốc phòng, an ninh. Nội dung thông tin và luận điệu xuyên tạc trên lĩnh vực quốc phòng – an ninh hiện nay hết sức đa dạng, với nhiều biểu hiện khác nhau. Chủ yếu vẫn là: đòi phi chính trị hóa Quân đội và Công an, phủ nhận nguyên tắc Đảng lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt đối với lực lượng vũ trang và sự nghiệp quốc phòng, an ninh; xuyên tạc mục đích của các hợp đồng mua bán vũ khí, trang bị cho Quân đội và Công an; xuyên tạc mục đích các chuyến thăm của lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước và Quân đội ta tới các nước và nguyên thủ các nước tới thăm Việt Nam; xuyên tạc, bóp méo tình hình khiếu kiện, mất ổn định và cách giải quyết của lãnh đạo, chính quyền ở một số địa phương; xuyên tạc lịch sử và thực trạng tình hình biên giới, hiện trạng trên biển…

Mục đích của những thông tin và luận điệu xuyên tạc đó là làm xấu hình ảnh của Quân đội và Công an trước nhân dân và dư luận quốc tế; chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc; tạo ra sự nghi ngờ, hoang mang trong nhân dân; làm xói mòn niềm tin của nhân dân vào đường lối lãnh đạo, cách thức giải quyết sự việc liên quan đến quốc phòng, an ninh của Đảng và Nhà nước ta. Đồng thời, truyền bá tư tưởng, đạo đức, lối sống phương Tây vào CAND, QĐND hòng làm cho cán bộ, chiến sĩ mơ hồ, lơi lỏng nhiệm vụ, rơi vào lối sống thực dụng, từng bước tác động nhằm làm phai nhạt mục tiêu, lý tưởng chiến đấu, xa rời bản chất giai cấp công nhân, tính nhân dân, tính dân tộc và truyền thống tốt đẹp của CAND và QĐND.

Với vai trò là lực lượng vũ trang nhân dân, “thanh kiếm và lá chắn” bảo vệ Đảng, Nhà nước và nhân dân, CAND có vị trí đặc biệt quan trọng trong cuộc đấu tranh chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trên lĩnh vực quốc phòng – an ninh. Ý thức sâu sắc về trách nhiệm của mình, lực lượng CAND đã thực hiện và hoàn thành tốt các nhiệm vụ chính trị quan trọng. Đã chủ động phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và vô hiệu hóa nhiều âm mưu, hoạt động phá hoại của các thế lực thù địch; tổ chức có hiệu quả công tác đấu tranh, phản bác các luận điệu xuyên tạc chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các quan điểm sai trái, thù địch. Đồng thời, gương mẫu đi đầu trong thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa XII của Đảng“Về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ”…

Bên cạnh những kết quả đạt được, cuộc đấu tranh chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” của lực lượng CAND vẫn còn một số hạn chế, nhất là trong công tác quản lý cán bộ, bảo vệ chính trị nội bộ còn bộc lộ sơ hở, có nơi để xảy ra một số vụ việc cán bộ, chiến sĩ vi phạm kỷ luật của Đảng, của ngành, gây dư luận xấu, ảnh hưởng đến uy tín, danh dự, truyền thống của lực lượng. Trong công tác và chiến đấu, một số cán bộ, chiến sĩ còn có tư tưởng trung bình chủ nghĩa, thiếu ý chí rèn luyện, phấn đấu vươn lên, thậm chí có biểu hiện phai nhạt lý tưởng, suy thoái về phẩm chất đạo đức, lối sống.

Để đẩy mạnh cuộc đấu tranh chống “tự chuyển biến”, “tự chuyển hóa” nói chung và “tự chuyển biến”, “tự chuyển hóa” trên lĩnh vực quốc phòng, an ninh nói riêng, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân và cả hệ thống chính trị phải nhận diện chính xác những biểu hiện của “tự chuyển biến”, “tự chuyển hóa”; kiên quyết, kiên trì, chủ động ngăn chặn, phản bác những thông tin, luận điệu sai trái, làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch. Là lực lượng tiên phong, gương mẫu đi đầu, cán bộ, chiến sĩ CAND cần không ngừng rèn luyện, tu dưỡng phẩm chất đạo đức cách mạng, nâng cao bản lĩnh chính trị, quyết tâm giữ mình trong sạch; không sa ngã trước những cám dỗ; không để các thế lực thù địch lợi dụng, mua chuộc, lôi kéo, tác động.

 

Ai đang đánh tráo khái niệm về nhân quyền?

             Cái gọi là “thư ngỏ” của một vài tổ chức nhân danh quốc tế về nhân quyền gửi tới các quốc gia thành viên Đại hội đồng Liên hợp quốc (LHQ) nhằm vận động không bỏ phiếu cho Việt Nam ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền LHQ nhiệm kỳ 2023-2025 thật thiếu cơ sở.

Ngoài việc thường xuyên “đâm bị thóc, chọc bị gạo” vấn đề nhân quyền của các quốc gia mà họ thù địch, thì vài tổ chức nhân danh quốc tế về nhân quyền này đã làm được gì để quyền con người trên thế giới tốt đẹp hơn? Thật lố bịch khi họ lại tự cho mình có quyền phán xét, mặc cả, ra điều kiện về nhân quyền đối với các quốc gia có chủ quyền như Việt Nam.

Một bản kiến nghị “tổ ong”

Tổ ong có hình thức thủng lỗ chỗ. Thư ngỏ của một số tổ chức này giống như một tổ ong. Nó chỉ có phần lõm mà không có phần lồi. Thôi thì vẫn còn một chút niềm tin vớt vát rằng, nhiều khả năng nguồn thông tin mà các tổ chức nhân danh nhân quyền này tiếp nhận được về Việt Nam thông qua một lăng kính méo mó.

Vì họ không được mắt thấy, tai nghe, tiếp nhận thông tin sai lệch nên họ mới đưa ra kiến nghị rằng “Việt Nam là một quốc gia vi phạm nhân quyền nghiêm trọng và triền miên, không tuân thủ các cam kết, có thành tích hợp tác kém với Hội đồng Nhân quyền (HRC)”.

Họ tiếp tục chụp mũ: Tình hình nhân quyền đang xấu đi ở Việt Nam như đàn áp các tổ chức phi chính phủ, các nhà báo độc lập, các nhóm tôn giáo, những người bảo vệ môi trường và đất đai, những người ủng hộ nhân quyền…

Trong khi đó, báo cáo của họ lại phớt lờ, không đề cập đến những thành tựu với sự nỗ lực không mệt mỏi mà Việt Nam đã đạt được khi phấn đấu cho quyền con người. Những thành tựu ấy không chỉ được “tai nghe, mắt thấy” ở Việt Nam, mà còn được chính các tổ chức lớn của LHQ báo cáo, đánh giá định kỳ, như Chương trình Phát triển của LHQ (UNDP); Tổ chức Y tế thế giới (WHO) hay chính Hội đồng Nhân quyền (HRC)…

Đến đây thì “thư ngỏ” đã “lòi đuôi cáo” khi nó rất không công bằng, cố tình chỉ thấy cây mà không chịu thấy rừng. Không chỉ dịp này, năm nào cũng vậy, họ luôn cùng nhau “tiền hô hậu ủng” để cho ra đời những bản báo cáo về nhân quyền đầy màu sắc chính trị, sai sự thật để chống phá Việt Nam và một số quốc gia mà họ cho là đối lập về hệ tư tưởng.

Điều đầu tiên cần nói rõ, những tổ chức nhân danh nhân quyền trên không có tư cách để đánh giá, chấm điểm, xếp loại về nhân quyền ở Việt Nam, chứ chưa nói đến việc làm sai trái khi cố tình gửi yêu sách đến LHQ.

Chính lịch sử hàng trăm năm đấu tranh cho sự tiến bộ của loài người, vì quyền con người, các quốc gia trong mái nhà chung LHQ đã thống nhất một quan điểm: “Áp đặt tiêu chuẩn dân chủ, nhân quyền cho một quốc gia là vô lý”. Các nước trên thế giới ở những trình độ phát triển khác nhau, thể chế chính trị khác nhau nên không thể lấy giá trị, tiêu chuẩn về dân chủ, nhân quyền của nước này áp đặt cho nước khác. Các văn kiện pháp lý về quyền con người được LHQ quy định rất rõ ràng.

Không quốc gia nào, kể cả LHQ, có quyền can thiệp vào công việc thực chất thuộc thẩm quyền quốc gia, chứ đừng nói gì đến các tổ chức nhân danh. Mục 7, Điều 2, Chương I, Hiến chương LHQ khẳng định: “Hiến chương này hoàn toàn không cho phép LHQ được can thiệp vào những công việc thực chất thuộc thẩm quyền nội bộ của bất cứ quốc gia nào…”.

Trong môi trường hội nhập, sự trao đổi, hợp tác, đối thoại trên lĩnh vực quốc tế về nhân quyền là rất quan trọng, vì có thể bổ sung thêm cơ chế, kinh nghiệm trong việc bảo đảm quyền con người, tuy nhiên, theo các quy định pháp lý, nó chỉ nhằm bổ sung chứ không thể thay thế các cơ chế về bảo đảm quyền con người đang vận hành tại các quốc gia.

Vậy thì mấy tổ chức nhân danh nhân quyền kia lấy tư cách gì để đòi tước tư cách một quốc gia có chủ quyền như Việt Nam? Họ chẳng có tư cách gì!

Sự thật không như họ nói

Cùng với việc bác bỏ nội dung sai sự thật, không khách quan với định kiến xấu mà một số tổ chức nhân danh nhân quyền quốc tế đã đưa ra về tình hình Việt Nam, ngày 22-9, tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao, về việc Việt Nam ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền LHQ nhiệm kỳ 2023-2025, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng nhấn mạnh, những nỗ lực và thành tựu của Việt Nam trong lĩnh vực bảo đảm quyền con người trong thời gian vừa qua đã được cộng đồng quốc tế ghi nhận và đánh giá cao.

Chúng ta hãy kiểm chứng lời của người phát ngôn:

Trước tiên, xin được dẫn đánh giá của bà Caitlin Wiesen, Trưởng đại diện thường trú UNDP tại Việt Nam qua Báo cáo phát triển con người toàn cầu năm 2020: “Với chủ trương phát triển lấy con người làm trung tâm, ưu tiên phát triển con người và thúc đẩy bình đẳng trong các chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của đất nước, Việt Nam đạt được mức phát triển con người cao. Đây là một thành tựu đáng ghi nhận và cũng tạo cơ hội cho sự phát triển tốt hơn, nhanh hơn trong giai đoạn tới”.

Từ nhiều năm nay, LHQ luôn lấy Việt Nam là một điểm sáng về phát triển con người, nhất là trong thực hiện các mục tiêu Thiên niên kỷ về xóa đói, giảm nghèo, về công bằng và tiến bộ xã hội. Việt Nam nằm trong số những quốc gia đạt tốc độ giảm đói nghèo nhanh nhất thế giới. 

Năm 2006, Việt Nam đã tuyên bố hoàn thành “Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ (MDGs) về xóa nghèo”, về đích trước gần 10 năm so với thời hạn. Cũng theo bà Caitlin Wiesen, quốc tế nhìn nhận rất tích cực những thành quả Việt Nam đạt được trong công cuộc xóa đói, giảm nghèo trong vài thập kỷ vừa qua.

Đảng, Nhà nước ta luôn xác định chính sách nhất quán của Việt Nam trong bảo vệ và thúc đẩy quyền con người, lấy con người là trung tâm, mục tiêu và động lực phát triển quan trọng nhất của đất nước. Đại hội XIII của Đảng xác định: “Lấy con người là trung tâm của phát triển và được chia sẻ những thành quả của quá trình phát triển”(1).

Chính sách phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam là công bằng, hướng tới mọi đối tượng, không chỉ chú trọng phát triển kinh tế ở thành thị, mà luôn dành nguồn lực lớn, sự quan tâm sâu sắc tới xây dựng nông thôn mới, chăm lo đời sống người nông dân. Qua từng năm, hầu hết các chỉ tiêu về phát triển văn hóa, xã hội đều thay đổi nhanh chóng.

Một điểm đặc biệt của Việt Nam được quốc tế đánh giá rất cao, đó là đất nước rất chú trọng đến Chỉ số phát triển con người (HDI), dù kinh tế chưa đạt được như các nước tiên tiến. Báo cáo hằng năm của UNDP cho thấy, Việt Nam nằm trong nhóm các nước có tốc độ tăng HDI cao nhất thế giới. Nếu năm 1990, HDI của Việt Nam chỉ đạt mức thấp là 0,48 thì đến năm 2021, HDI của Việt Nam được UNDP công bố là 0,703, xếp thứ 115 trong số 191 quốc gia và vùng lãnh thổ. Cùng với quan tâm phát triển con người, quyền của các nhóm yếu thế như phụ nữ, trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật… có những bước tiến rõ rệt.

Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia xóa bỏ khoảng cách giới nhanh nhất trong vòng 20 năm qua; được LHQ đánh giá là điểm sáng về thực hiện bình đẳng giới trong thực hiện các mục tiêu Thiên niên kỷ. 

Phát biểu tại phiên họp cấp cao Khóa họp thường kỳ lần thứ 46 Hội đồng Nhân quyền LHQ ngày 22-2-2021, Phó thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh (nay là Phó thủ tướng Thường trực Chính phủ) khẳng định: “Là một thành viên tích cực của LHQ cũng như cộng đồng quốc tế, Việt Nam khẳng định thực hiện đầy đủ các cam kết quốc tế về quyền con người, và luôn nỗ lực thúc đẩy phát triển quyền con người cả ở trong nước cũng như trên thế giới”.

Một quốc gia có trách nhiệm giữa nói và làm

Cũng tại buổi họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao ngày 22-9 vừa qua, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam khẳng định: “Chính sách nhất quán của Việt Nam là bảo vệ và thúc đẩy các quyền cơ bản của con người. Điều này đã được quy định cụ thể trong Hiến pháp 2013 và nhiều văn bản pháp luật khác có liên quan”.

Quyền con người ở Việt Nam đã được thể hiện toàn diện, đầy đủ trong hiến pháp-đạo luật nền tảng của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam. Từ bản Hiến pháp đầu tiên năm 1946 đến Hiến pháp 2013, đã quy định rất rõ các quyền dân sự, chính trị; các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa; các quyền của nhóm dễ bị tổn thương. Đặc biệt, Hiến pháp 2013 đã dành riêng một chương gồm 36 điều chế định và hiến định rõ ràng các quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.

Đây là bản hiến pháp được quốc tế đánh giá là đỉnh cao trong hoạt động lập hiến bảo vệ quyền con người, quyền công dân, nó phù hợp với thực tiễn Việt Nam và với chuẩn mực quốc tế về quyền con người. Đơn cử như Điều 24 Hiến pháp 2013 quy định: “Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo”.

Cùng với hiến pháp và các bộ luật, đến nay Việt Nam đã tham gia hầu hết các công ước quốc tế về quyền con người, như: Công ước về quyền dân sự, chính trị; Công ước về quyền kinh tế, xã hội, văn hóa; Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc; Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ; Công ước về quyền trẻ em; Công ước về chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người; Công ước về quyền của người khuyết tật…

Dù là quốc gia phải chịu nhiều đau thương, mất mát do chiến tranh tàn phá, nhưng đến nay, chúng ta có quyền tự hào, tự tin khi Nhà nước Việt Nam đã xây dựng được hệ thống pháp luật khá toàn diện, trong đó lấy con người làm trung tâm.

Việc Việt Nam ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền LHQ nhiệm kỳ 2023-2025 là phù hợp với thực tiễn. Việt Nam không những đã có nhiều đóng góp tích cực mà còn có kinh nghiệm khi phấn đấu cho quyền con người.

Trước đó, năm 2013, Việt Nam lần đầu tiên trúng cử vào Hội đồng Nhân quyền LHQ nhiệm kỳ 2014-2016 với số phiếu 184/192, cao nhất trong số các nước thành viên mới. Khi đó, những sáng kiến của Việt Nam trong nhiệm kỳ 2014-2016 được quốc tế đánh giá cao, tiêu biểu như việc Việt Nam phối hợp cùng các quốc gia khác đưa ra: Vấn đề về bảo đảm quyền lao động của người khuyết tật; về bảo đảm môi trường làm việc an toàn cho người lao động trên biển; Nghị quyết về tác động của biến đổi khí hậu với quyền trẻ em; về nâng cao giáo dục trong phòng, chống buôn bán phụ nữ và trẻ em gái… 

Việc Việt Nam tiếp tục ứng cử là thành viên của Hội đồng Nhân quyền LHQ nhiệm kỳ 2023-2025 là hoàn toàn xứng đáng. ASEAN cũng đã chính thức công nhận Việt Nam là ứng cử viên duy nhất của khối. Đó là minh chứng xác đáng cho những thành tựu và nỗ lực không ngừng của Việt Nam cho một cuộc sống tươi đẹp trên hành tinh xanh.

 

CHIẾC GHẾ TRỐNG VÔ NGHĨA

Đại hội Văn bút quốc tế lần thứ 88 được tổ chức tại Uppsala, Thụy Điển, từ ngày 27/9 đến 1/10 đã tiến hành mời Phạm Đoan Trang sang dự. Tất nhiên, Phạm Đoan Trang không thể tham dự được sự kiện này do đang thụ án 9 năm tù về tội tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam. Các hành vi của Phạm Đoan Trang đã được nhận định là nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm đến sự vững mạnh của chính quyền nhân dân. Chính vì không thể sang được mà ban tổ chức đại hội lại bày trò để một cái ghế trong chó Phạm Đoan Trang. Một hành động vô nghĩa và mang tính hình thức như chính cái lời mời của tổ chức này.

Có thể thấy, ở trong nước, người dân đều nhìn nhận Phạm Đoan Trang là một đối tượng phản động, đã có nhiều hành vi chống phá chính quyền. Bản án 9 năm tù đối với Phạm Đoan Trang là hoàn toàn xứng đáng. Nhưng đối với các tổ chức nước ngoài, tổ chức phản động lại coi đây như một lý do để can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam. Đã không ít lần các tổ chức này ngang nhiên kêu gọi thả tự do cho Phạm Đoan Trang. Ngày Trang bị bắt, Trang còn nhiều thứ giải thưởng hơn cả khi tự do. Thế mới thấy sự nực cười, phi lý trong các giải thưởng này.

Từ khi Phạm Đoan Trang bị bắt, đối tượng đã nhận được nhiều giải thưởng như Giải thưởng Prix Voltaire 2020, Giải thưởng Martin Ennals 2022, giải Tự Do Truyền Thông năm 2022 của chính phủ Anh và Canada, giải Phụ nữ Can đảm Quốc tế 2022 của Hoa Kỳ, và sắp tới là Giải thưởng Tự do Báo chí Quốc tế năm 2022 của Uỷ ban Bảo vệ Ký giả.

Chiếc ghế trong tại đại hội Văn bút quốc tế tiếp tục là một chiêu trò nhằm tiếp tục cổ vũ, khuyến khích các đối tượng lợi dụng rân chủ, nhân quyền như Phạm Đoan Trang tiếp tục hành động. Nhưng thứ quý giá của con người là sự tự do không còn thì chẳng hiểu những giải thưởng kia có ý nghĩa gì. Và nó vô nghĩa như chính chiếc ghế trống kia.

 


VÔ LIÊM SỈ

            Đấy là những từ dùng để chỉ những phát ngôn của tay võ sư, thầy y kiêm pháp sư tự nhận Lương Ngọc Huỳnh vừa qua.

Đến trưa hôm nay, theo báo cáo của các địa phương, cơn bão Noru để lại hậu quả không lớn, rất may chưa có thiệt hại về người. Có 4 người bị thương ở Quảng Trị, sập 3 căn nhà; hư hỏng, tốc mái 157 nhà; chìm 3 ghe nhỏ; 9.427 trạm biến áp bị sự cố mất điện; trên 500 cây xanh bị gãy đổ.

Chỉ phải thiệt hại như trên là công sức chằng chống nhà cửa, buộc chặt tàu thuyền, cất giữ cẩn thận tài sản, và sơ tán kịp thời người dân tới vùng an toàn của chính quyền, đoàn thể, Công an, Quân đội các tỉnh miền Trung và sự hỗ trợ của nhiều địa phương.

Thế mà ngay sau khi bão tan, tay pháp sư Lương Ngọc Huỳnh liên lên mạng tranh công, là nhờ có hắn cầu nguyện, làm phép. Không những tranh công, hắn còn lên mặt dạy đời từ Phó Thủ tướng Chính phủ đến các bộ, ngành, địa phương và ngành dự báo khí tượng thuỷ văn, phòng chống thiên tai.

Đây là hành động vô liêm sỉ, mất dạy khi vừa tranh công, vừa phủ sạch công lao của người khác; vừa dùng nó để đánh bóng tên tuổi của tay pháp sư này.

Không phải mê tín hay báng bổ, nhưng cái gì cũng nên ở mức độ vừa phải. Có giỏi, thì hãy dùng phép hay thần chú, cầu nguyện gì để người dân Hội An không phải chịu cảnh lụt lội, hay anh chủ tiệm vàng ở Gio Linh, Quảng Trị bị bão thổi bay hết vàng tìm lại được tài sản của mình kìa.

 

CHUYÊN XẢ RÁC NHƯNG ĐÒI BẢO VỆ CÂY XANH

CHUYÊN XẢ RÁC NHƯNG ĐÒI BẢO VỆ CÂY XANH

            Tôi thấy thật buồn cười khi “ bọn” Việt Tân có thể đăng lên bài viết đòi công bằng cho Nguyễn Việt Dũng người được tung hô như người hùng dám đứng lên đòi công bằng xã hội, bảo vệ môi trường. Nhưng hiện này lại chịu án. Thật nực cười!


Được biết, trước đó, vào nggày 12/4/2015, lợi dụng vấn đề chặt cây xanh ở Hà Nội, Nguyễn Viết Dũng tham gia hoạt động biểu tình, gây rối ANTT và bị Công an TP Hà Nội bắt, khởi tố về tội “Gây rối trật tự công cộng”, Tòa án nhân dân TP Hà Nội xử phạt 12 tháng tù giam.

Ngoài ra, Nguyễn Viết Dũng có hành vi làm ra, lưu trữ, lưu hành 4 lá “Cờ vàng ba sọc đỏ” tại nhà riêng xóm Trần Phú, xã Hậu Thành, huyện Yên Thành vào các ngày 5/4/2014, 29/4/2014 và 26/10/2016. Tiếp đó, Nguyễn Viết Dũng treo “Cờ vàng ba sọc đỏ” tại Khu di tích Pác Bó, tỉnh Cao Bằng vào ngày 26/4/2017, tại Dinh Độc Lập, TP Hồ Chí Minh vào ngày 8/6/2017, tại Khu du lịch Cồn Thới Sơn thuộc xã Thái Sơn, thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang vào ngày 11/6/2017 rồi chụp ảnh, quay video sau đó đăng tải trên facebook cá nhân “Dũng Phi Hổ” để chia sẻ, phát tán trên mạng internet nhằm chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam.

Nguyễn Viết Dũng là người có học thức nhưng những hành vi của anh ta thể hiện sự thiếu hiểu biết về lợi ích nhân dân, dân tộc và những vấn đề khác liên quan đến nhà nước Việt Nam. Bản án là lời cảnh tỉnh cho những ai đã và đang có ý định đi ngược lại với lợi ích quốc gia dân tộc.

 

CÁI KẾT CHO NHỮNG KẺ TUYÊN TRUYỀN CHỐNG PHÁ NHÀ NƯỚC

            Thời gian qua, Võ Thanh Thời thường xuyên sử dụng mạng xã hội Facebook để đăng tải, chia sẻ nhiều bài viết có nội dung tuyên truyền, xuyên tạc chống phá Đảng, Nhà nước; xúc phạm uy tín, danh dự của Chủ tịch Hồ Chí Minh và các lãnh đạo Đảng, Nhà nước. Hoan hô cơ quan An ninh điều tra đã kịp thời bắt tạm giam để điều tra về hành vi của Võ Thanh Thời "Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân".

Chắc hẳn Võ Thanh Thời cũng giống như Bùi Tuấn Lâm, đều là một trong số những đối tượng được nhận những đồng tiền đô la bẩn thỉu từ Việt Tân để chống phá Đảng, Nhà nước. Chúng thường sử dụng ngòi bút của mình nhằm xoá bỏ chế độ XHCN, vai trò của Đảng,… Thật không thể hiểu nổi, ông cha ta đã phải đổ biết bao nhiêu xương máu để giữ gìn lấy lại được nền độc lập như bây giờ để cho chúng nó ăn học, sống một cuộc sống tự do, an toàn, hạnh phúc. Thế mà không biết điều rồi lại quay lưng chống phá nhà nước, ham hố những đồng đô la rác rưởi từ bọn Việt Tân. Việc Võ Thanh Thời bị khởi tố, bắt tạm giam để điều tra là kết cục tất yếu cho những kẻ đi ngược lại con đường của dân tộc, lợi ích chung của Đảng, Nhà nước và Nhân dân, là sự cảnh tỉnh cho những kẻ đã, đang có sự mơ hồ, lệch lạc trong tư tưởng. Vì đồng tiền dơ bẩn sẵn sàng bán rẻ lương tâm, bán rẻ tổ quốc thì cần phải bỏ tù mọt gông. Đây chính là cái kết xứng đáng cho 1 kẻ chuyên đi phá hoại, đúng là đáng đời.

Hiện tại, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Quảng Ngãi đang tiếp tục điều tra làm rõ và mở rộng vụ án để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật. Mong rằng chính quyền chúng ta sẽ phát hiện và xử lý kịp thời triệt để những đối tượng như thế này.