Nhà nước Việt
Nam với tư cách đại diện chủ sở hữu đất đai, thực hiện mục tiêu bảo đảm đất đai
được sử dụng hiệu quả, đúng mục đích, quy hoạch, kế hoạch, tiến độ… để phục vụ
tối đa cho lợi ích của mọi người dân, mọi giai tầng trong xã hội. Do đó những dự
án vi phạm pháp luật về đất đai, đặc biệt là liên quan đến các dự án chậm tiến
độ, gia hạn nhiều lần, quy hoạch treo đều kiên quyết bị xử lý và thu hồi đất
theo quy định của pháp luật.
Tại Ðiều 64 về
Thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai trong Luật Ðất đai năm 2013 quy định
rõ các trường hợp thu hồi đất đai vi phạm pháp luật về đất đai. Nội dung này tiếp
tục được tái khẳng định tại khoản i, Ðiều 72 trong Dự thảo Luật Ðất đai (sửa đổi)
năm 2022: “Ðất được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư
mà không đưa đất vào sử dụng, chậm tiến độ sử dụng đất theo tiến độ ghi trong dự
án đầu tư thì chủ đầu tư phải nộp cho Nhà nước khoản tiền tương ứng với mức tiền
sử dụng đất, tiền thuê đất đối với thời gian chậm tiến độ thực hiện dự án đầu
tư và tiền thuế tăng thêm theo quy định tại điểm đ khoản 1 Ðiều 126 của Luật
này. Trường hợp chậm tiến độ quá 48 tháng so với tiến độ ghi trong dự án đầu tư
mà chủ đầu tư chưa hoàn thành dự án đưa vào sử dụng thì Nhà nước thu hồi đất mà
không bồi thường về đất và tài sản gắn liền với đất, trừ trường hợp do bất khả
kháng”.
Không chỉ được
ghi nhận trong luật, trên thực tế các cơ quan nhà nước có thẩm quyền từ Trung
ương đến địa phương đã và đang kiên quyết tiến hành xử lý, thu hồi đất các dự
án chậm tiến độ, gia hạn nhiều lần, quy hoạch treo gây lãng phí tài nguyên đất
đai, làm giảm hiệu quả đầu tư, thất thu ngân sách, gây ra sự xáo trộn, bất ổn
trong sản xuất và đời sống của nhân dân, gây bức xúc trong dư luận, cản trở quá
trình xây dựng, phát triển đất nước. Theo số liệu thống kê cho thấy, trên phạm
vi cả nước tính từ năm 2018 đến nay, các cơ quan chức năng đã thu hồi hoặc hủy
bỏ 336/575 dự án, công trình không đưa đất vào sử dụng hoặc chậm tiến độ sử dụng
với tổng diện tích hơn 99 nghìn ha; 22 tỉnh, thành phố có dự án thu hồi hoặc hủy
bỏ.
Tính từ năm
2018 đến nay, các cơ quan chức năng đã thu hồi hoặc hủy bỏ 336/575 dự án, công
trình không đưa đất vào sử dụng hoặc chậm tiến độ sử dụng với tổng diện tích
hơn 99 nghìn ha; 22 tỉnh, thành phố có dự án thu hồi hoặc hủy bỏ.
Ðặc biệt, để xử
lý dứt điểm những dự án đầu tư lớn, trọng điểm chậm tiến độ, gia hạn nhiều lần,
quy hoạch treo, sáng ngày 14/9/2022, báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội kết quả
việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
giai đoạn 2016-2021, Ðoàn giám sát Quốc hội đã nêu đích danh một số dự án chậm
tiến độ điển hình gây thất thoát, lãng phí và bức xúc trong dư luận xã hội thời
gian dài cần được kiên quyết xử lý kịp thời, nghiêm minh trong thời gian tới, cụ
thể như: Dự án Xây dựng tuyến đường sắt đô thị số 1, tuyến Bến Thành-Suối Tiên
tại Thành phố Hồ Chí Minh; Dự án tuyến đường sắt đô thị thí điểm tại Hà Nội đoạn
Nhổn-ga Hà Nội; Dự án tuyến đường sắt đô thị số 2, đoạn Nam Thăng Long-Trần
Hưng Ðạo,…
Ngày 17/9/2022,
trong cuộc họp trực tuyến với Ban Chỉ đạo nhà nước các công trình, dự án quan
trọng quốc gia và trọng điểm ngành giao thông vận tải với 33 tỉnh, Thủ tướng Phạm
Minh Chính đã yêu cầu các địa phương, bộ, ngành phải đôn đốc đẩy nhanh tiến độ
thực hiện các dự án. Tại cuộc họp, Thủ tướng đã chỉ rõ: ngân sách bố trí cho
các công trình giao thông trọng điểm lên đến 800.000 tỷ đồng (khoảng 9% GDP cả
nước) vì vậy phải làm cho tốt nếu không, phải chịu trách nhiệm rất lớn đối với
Nhà nước, nhân dân. Do đó, phải tăng cường kỷ luật, đánh giá nghiêm minh, ai làm
tốt thì khen thưởng, làm sai phải chịu trách nhiệm, địa phương nào không bảo đảm
thực hiện được các dự án, công trình đúng tiến độ thì đề nghị thu hồi vốn bố
trí cho các địa phương làm tốt.
Trong thời gian
vừa qua, Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng đoàn công tác Chính phủ cũng đã trực tiếp
đi khảo sát hiện trường, kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ vướng mắc, xử lý hàng loạt
các công trình, dự án lớn, trọng điểm chậm tiến độ như: Dự án mở rộng sản xuất
giai đoạn 2 Nhà máy gang thép Thái Nguyên (dự án tồn đọng, kéo dài suốt 15 năm
qua vẫn chưa hoàn thành); Dự án xây dựng mới cơ sở 2 của Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh
viện Hữu nghị Việt Ðức (được phê duyệt vào tháng 12/2014 và thời gian phải hoàn
thành là năm 2017 nhưng đến nay cả 2 dự án này đã tạm ngừng xây dựng và tiến độ
giải ngân mới đạt hơn 55% và 57%)…
Không chỉ đối với
những dự án, công trình đầu tư công sử dụng ngân sách nhà nước, ngay cả đối với
các dự án đầu tư của các doanh nghiệp tư nhân để xảy ra tình trạng chậm tiến độ,
gia hạn nhiều lần cũng đều bị xử lý nghiêm, điển hình như trường hợp của Tập
đoàn FLC tại Quảng Ngãi, trong số 9 dự án đầu tư của FLC cùng 6 công ty đối tác
(tổng số vốn đăng ký hơn 18.000 tỷ đồng trên tổng diện tích hơn 240ha tại Khu
kinh tế Dung Quất) chậm tiến độ đã có 2 công ty đối tác bị thu hồi giấy chứng
nhận đăng ký doanh nghiệp, các nhà đầu tư còn lại đang tiếp tục bị kiểm tra,
giám sát để tiến hành chấm dứt dự án và thu hồi đất theo đúng quy định; tại tỉnh
Kon Tum, dự án của tập đoàn FLC với diện tích lên đến 820ha cũng vừa bị thu hồi…
Việc chính quyền
các cấp từ Trung ương đến địa phương mạnh tay thu hồi đất các dự án chậm tiến độ,
kiên quyết xử lý các dự án gia hạn nhiều lần, dự án treo ở cả khu vực đầu tư
công và khu vực tư, không có vùng cấm, không có ngoại lệ là một trong những
minh chứng rõ nét nhất để khẳng định Nhà nước Việt Nam thực sự là chủ đại diện
sở hữu đất đai xứng đáng của nhân dân Việt Nam. Nhà nước chỉ thay mặt nhân dân
kiểm soát, xử lý và điều tiết các quan hệ đất đai, bảo đảm mọi người dân, mọi
cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp được hưởng lợi tối đa từ nguồn tài nguyên đặc biệt
này một cách công bằng, theo đúng quy định của pháp luật.
Bất chấp thực tế
đó, liên quan đến vấn đề đang thu hút sự quan tâm của dư luận về Dự thảo Luật Ðất
đai (sửa đổi) năm 2022, các thế lực thù địch ra sức tuyên truyền những luận điệu
xuyên tạc cho rằng “Nhà nước Việt Nam tiến hành sửa đổi Luật Ðất đai là để thao
túng thị trường đất đai nhằm mang lại lợi ích cho nhóm này hay nhóm khác trong
xã hội chứ không phải vì lợi ích chung của người dân”. Tuy nhiên, đây đều là những
luận điệu hoàn toàn sai trái và vô căn cứ bởi chính từ việc sửa đổi, bổ sung
nhiều quy định liên quan đến quản lý, sử dụng đất đai trong Dự thảo Luật Ðất
đai (sửa đổi) năm 2022 so với Luật Ðất đai năm 2013 mà trường hợp cụ thể ở đây
là bổ sung, sửa đổi các quy định về xử lý, thu hồi đất từ các dự án chậm tiến độ,
gia hạn nhiều lần.
Nếu ở Luật Ðất
đai năm 2013, các dự án chậm tiến độ 24 tháng thì chủ đầu tư được gia hạn sử dụng
tiếp 24 tháng nữa và phải nộp cho Nhà nước khoản tiền tương ứng với mức tiền sử
dụng đất, tiền thuê đất đối với thời gian chậm tiến độ thực hiện dự án trong thời
gian này thì ở Dự thảo Luật Ðất đai (sửa đổi) năm 2022 quy định, các dự án đầu
tư mà không đưa đất vào sử dụng, chậm tiến độ sử dụng đất theo tiến độ ghi
trong dự án đầu tư thì chủ đầu tư phải nộp cho Nhà nước khoản tiền tương ứng với
mức tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với thời gian chậm tiến độ thực hiện dự
án đầu tư. Như vậy chủ đầu tư dự án phải nộp tiền luôn tính từ thời điểm chậm
tiến độ ghi trong dự án chứ không phải trong thời gian gia hạn sau 24 tháng. Dự
thảo Luật Ðất đai (sửa đổi) năm 2022 còn bổ sung quy định: các dự án chậm tiến
độ phải nộp thêm tiền thuế tăng thêm theo quy định tại điểm đ, khoản 1, Ðiều
126 của Dự thảo này bên cạnh việc nộp cho Nhà nước khoản tiền tương ứng với mức
tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với thời gian chậm tiến độ thực hiện dự án
đầu tư như ở Luật Ðất đai năm 2013.
Dự thảo Luật
Ðất đai (sửa đổi) năm 2022 còn bổ sung quy định: các dự án chậm tiến độ phải nộp
thêm tiền thuế tăng thêm theo quy định tại điểm đ, khoản 1, Ðiều 126 của Dự thảo
này bên cạnh việc nộp cho Nhà nước khoản tiền tương ứng với mức tiền sử dụng đất,
tiền thuê đất đối với thời gian chậm tiến độ thực hiện dự án đầu tư như ở Luật
Ðất đai năm 2013.
Dự thảo Luật Ðất
đai (sửa đổi) năm 2022 cũng quy định rõ thời gian các dự án đầu tư mà chủ đầu
tư chưa hoàn thành dự án đưa vào sử dụng bị Nhà nước thu hồi đất là chậm tiến độ
quá 48 tháng. Từ đây cho thấy việc bổ sung, sửa đổi này là nhằm mục đích điều
chỉnh những quy định pháp luật về các quan hệ đất đai tại Luật Ðất đai năm 2013
đã không còn phù hợp với tình hình thực tế, đồng thời cụ thể hóa những quy định
đã có để hạn chế tối đa tình trạng hiểu sai luật hoặc tìm cách lách luật,… nhằm
góp phần sử dụng có hiệu quả hơn các nguồn lực về đất đai phục vụ cho công cuộc
xây dựng, phát triển đất nước vì lợi ích chung của người dân.
Mặc dù đạt được
nhiều kết quả to lớn trong công tác quản lý đất đai, nhưng phải thẳng thắn nhìn
nhận rằng số lượng các dự án chậm tiến độ, gia hạn nhiều lần, dự án treo tại một
số địa phương trên địa bàn cả nước vẫn còn lớn, chậm được xử lý, khắc phục.
Do đó, trong thời
gian tới, cùng với việc tiếp tục bổ sung, sửa đổi, hoàn thiện các quy định liên
quan đến việc xử lý, thu hồi đất dự án chậm tiến độ, gia hạn nhiều lần, dự án
treo, cũng cần phải đề xuất và triển khai thực hiện đồng bộ hệ thống các giải
pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác xử lý, thu hồi đất dự án chậm tiến độ,
gia hạn nhiều lần, dự án treo, góp phần giải phóng nguồn lực đất đai và để đất
đai được sử dụng một cách thực sự hiệu quả, mang lại lợi ích chung cho tất cả mọi
người dân, mọi cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp một cách chính đáng và hợp pháp.
Ðể làm được điều này cần có sự vào cuộc quyết liệt hơn nữa của chính quyền các
cấp cũng như các cơ quan chức năng có liên quan.
0 nhận xét: