Vấn đề nhân quyền, dân tộc, tôn giáo tiếp tục bị các tổ chức thiếu thiện chí lợi dụng chống phá, ngăn cản Việt Nam đại diện cho ASEAN ứng cử Hội đồng Nhân quyền LHQ nhiệm kỳ 2023-2025.
Việt Nam đã
chính thức ứng cử làm thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ nhiệm kỳ 2023-2025
cùng nhiều cam kết, ưu tiên. Việt Nam cũng đã được Hiệp hội các quốc gia Đông
Nam Á (ASEAN) ủng hộ là ứng cử viên duy nhất của hiệp hội cho nhiệm kỳ này.
Tuy nhiên,
trong bối cảnh Việt Nam ứng cử Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ
2023-2025 và chuẩn bị bảo vệ Báo cáo quốc gia thực thi Công ước về quyền của
người dân tộc thiểu số (CERD), Công ước Chống tra tấn (CAT), triển khai các
khuyến nghị UPR chu kỳ III, vấn đề nhân quyền, dân tộc, tôn giáo tiếp tục bị
các tổ chức thiếu thiện chí lợi dụng, tiến hành hoạt động chống phá.
Báo cáo Nhân
quyền năm 2021, Báo cáo Tự do tôn giáo quốc tế năm 2021 của Bộ Ngoại giao Mỹ,
Báo cáo tình hình tự do tôn giáo của USCIRF năm 2021… cho rằng, có sự phân biệt
đối xử của xã hội đối với người dân tộc thiểu số, vu cáo chính quyền hành hung
người dân tộc thiểu số theo tôn giáo ở Tây Nguyên và Tây Bắc, bày tỏ quan ngại
về việc người dân tộc theo đạo Tin lành ở Tây Nguyên bị hạn chế hoạt động, áp dụng
luật pháp không nhất quán dẫn tới nhiều khó khăn trong việc đăng ký với chính
quyền cấp tỉnh của các giáo xứ vùng xa và dân tộc thiểu số.
Tại Đối thoại
nhân quyền Việt Nam EU (tháng 4/2022), phía EU cho rằng, các quy định trong Luật
Tín ngưỡng tôn giáo đang hạn chế việc đăng ký điểm nhóm, sinh hoạt tôn giáo,
bày tỏ quan ngại về việc Tin lành của đồng bào DTTS ở Tây Nguyên bị hạn chế hoạt
động. Các báo cáo đã đưa ra các thông tin sai lệch, thiếu khách quan khi đánh
giá về tình hình nhân quyền Việt Nam.
Đáng tiếc là
các Báo cáo này sử dụng thông tin của các tổ chức phi chính phủ, tổ chức phản động
lưu vong chống phá Việt Nam như như Ủy ban Cứu người vượt biển – BPSOS, “Tin
lành người DTTS Tây Nguyên”…
Các tổ chức này
đã liên kết với nhiều tổ chức phản động trong nước để cung cấp thông tin xuyên
tạc tình hình. Một số phần tử chống đối trong nước tích cực tham gia hội luận
trực tuyến do bên ngoài tổ chức, xuyên tạc rằng “chính quyền Việt Nam “cướp đất”
của người Khmer, đàn áp người dân tộc… Những báo cáo và những hoạt động chống
phá của các tổ chức này đều nhằm mục đích chống Nhà nước Việt Nam, hạ uy tín của
Việt Nam…
Một vài tổ chức
nhân danh quốc tế về nhân quyền gửi cái gọi là “thư ngỏ” tới các quốc gia thành
viên Đại hội đồng LHQ nhằm vận động không bỏ phiếu cho Việt Nam ứng cử vào
Hội đồng Nhân quyền LHQ nhiệm kỳ 2023-2025.
Ngăn cản Việt
Nam đại diện cho ASEAN ứng cử Hội đồng Nhân quyền LHQ nhiệm kỳ 2023-2025
Kể từ năm 2020
đến nay, vấn đề dân chủ, nhân quyền là một trong những hướng trọng tâm được các
đối tượng duy trì khai thác để chống Việt Nam nhằm phụ họa, gia tăng hiệu quả
cho họạt động tuyên truyền, phá hoại các sự kiện chính trị trọng đại, chủ
trương, chính sách đối ngoại, đối nội của Việt Nam… Mục tiêu của họ là phá hoại
việc Việt Nam đại diện cho ASEAN ứng cử Hội đồng Nhân quyền LHQ nhiệm kỳ
2023-2025, vận động để tạo “Phong trào hưởng ứng Luật Magnisky toàn cầu” hướng
vào Việt Nam. Đây là dự luật được Quốc hội Mỹ thông qua tháng 12/2012, áp dụng
trên quy mô toàn cầu, ủy quyền cho Chính phủ Mỹ xử phạt những người họ coi là
vi phạm nhân quyền, đóng băng tài sản của họ và cấm họ vào Mỹ.
Bên cạnh đó, dưới
chiêu bài “phản biện, góp ý xây dựng, đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực, bảo
vệ dân chủ, nhân quyền”, các tổ chức phản động lôi kéo, kích động quần chúng
đòi tự do dân chủ, nhân quyền theo tiêu chí Mỹ, phương Tây, kêu gọi chính giới
Mỹ, phương Tây can thiệp, tác động chính quyền; dung túng, hậu thuẫn cho số
chống đối, kêu gọi đưa Việt Nam trở lại “danh sách các nước cần quan tâm đặc biệt
về tự do tôn giáo”, trả tự do cho tất cả “tù nhân lương tâm”, đòi sửa đổi, xóa
bỏ các điều luật hình sự quy định về tội Xâm phạm an ninh quốc gia.
Các thế lực thù
địch cũng tăng cường tác động “từ bên ngoài” như đòi Nhà nước Việt Nam phải đáp
ứng ngay tiêu chuẩn về các quyền dân sự, chính trị (tự do lập hội, tự do xuất bản
báo chí tư nhân, hoạt động tôn giáo không cần sự quản lý của Nhà nước…) theo
tiêu chí phương Tây, gắn dân chủ, nhân quyền với các vấn đề hợp tác phát triển.
Đặc biệt, họ đòi dân sự hóa hoạt động quốc phòng, an ninh nhằm thúc đẩy tối đa
cái gọi là “xã hội dân sự” theo kiểu phương Tây.
Một số tổ chức
phi chính phủ thù địch người Việt Nam và nước ngoài có quy chế quan sát viên tại
Hội đồng Kinh tế và xã hội của LHQ (ECOSOC) như Ủy ban bảo vệ quyền con người
cho Việt Nam – VCHR, Tổ chức Đảng cấp tiến xuyên quốc gia – TRP … lợi dụng diễn
đàn của Hội đồng Nhân quyền LHQ vu cáo Việt nam vi phạm quyền con người; Tăng
cường trao giải cho các đối tượng chống đối để tạo dựng “ngọn cờ” chống phá Nhà
nước Việt Nam.
Triệt để sử dụng
không gian mạng cho các hoạt động chống phá, hiện có gần 500 trang mạng, hội
nhóm trên mạng, kênh youtube thường xuyên đăng tải tin, bài viết, video có nội
dung xuyên tạc, kích động biểu tình, đòi tự do, dân chủ, nhân quyền.
Thời gian qua,
hàng ngàn đối tượng đã bị xử phạt vi phạm hành chính, hàng trăm đối tượng đã bị
xử lý hình sự. Cơ quan chức năng cũng đấu tranh phá rã trên 300 hội, nhóm phức
tạp liên quan an ninh quốc gia. Lực lượng Công an đã phối hợp triển khai các biện
pháp đấu tranh vô hiệu hóa trên 200 cổng thông tin điện tử giả mạo, lấy tên các
đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và một số ban, bộ, ngành, địa phương… Các cơ
quan chức năng ở Việt Nam phối hợp yêu cầu các nhà cung cấp dịch vụ Internet,
viễn thông trong nước thực hiện ngăn chặn trên 4000 trang mạng có nội
dung xấu, độc, máy chủ đặt tại nước ngoài; yêu cầu Facebook, Google gỡ bỏ hơn
16.000 bài viết, video, đường dẫn có nội dung xấu độc, vi phạm pháp luật Việt
Nam, gỡ bỏ hàng ngàn tin bài có nội dung sai sự thật, chống phá Đảng, Nhà nước,
công kích, xuyên tạc…
Tuy nhiên, biện
pháp căn bản nhất vẫn là cung cấp thông tin chính thống một cách kịp thời. Những
vụ việc được dư luận xã hội quan tâm thì cơ quan chức năng phải nhanh chóng xác
minh, tham mưu người phát ngôn phối hợp để công bố thông tin chính thống trên
các phương tiện truyền thông, mạng xã hội để định hướng dư luận và đấu tranh phản
bác các quan điểm sai trái, thù địch, xử lý tổ chức, cá nhân đăng tải thông tin
xấu độc, tin giả, sai sự thật…
Ngành chức năng
cũng tổ chức hàng trăm lượt tiếp xúc nhân viên các cơ quan ngoại giao, thành
viên các tổ chức, đoàn lâm thời, thường trú nước ngoài (nhất là Mỹ, EU) nhằm chủ
động cung cấp thông tin chính thống.
Thông qua hoạt
động đối ngoại, tiếp xúc với các cơ quan đại diện ngoại giao các nước tại Việt
Nam nhằm cung cấp thông tin đầy đủ về tình hình nhân quyền của Việt Nam; nhất
là những vấn đề liên quan tự do tôn giáo, tự do báo chí…
Năm 2013, Việt
Nam lần đầu tiên trúng cử vào Hội đồng Nhân quyền LHQ nhiệm kỳ 2014-2016 với số
phiếu 184/192, cao nhất trong số các nước thành viên mới (14 thành viên mới).
Khi đó, những sáng kiến của Việt Nam trong nhiệm kỳ 2014-2016 được quốc tế đánh
giá cao, tiêu biểu như việc Việt Nam phối hợp cùng các quốc gia khác đưa ra: Vấn
đề về bảo đảm quyền lao động của người khuyết tật; về bảo đảm môi trường làm việc
an toàn cho người lao động trên biển; Nghị quyết về tác động của biến đổi khí hậu
với quyền trẻ em; về nâng cao giáo dục trong phòng, chống buôn bán phụ nữ và trẻ
em gái…
Việc Việt
Nam tiếp tục ứng cử là thành viên của Hội đồng Nhân quyền LHQ nhiệm kỳ
2023-2025 là hoàn toàn xứng đáng. ASEAN cũng đã chính thức công nhận Việt Nam
là ứng cử viên duy nhất của khối. Đó là minh chứng xác đáng cho những thành tựu
và nỗ lực không ngừng của Việt Nam cho một cuộc sống tươi đẹp trên hành tinh
xanh./.
0 nhận xét: