Kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền thống nhât và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc đã được Đảng ta khẳng định trong Văn kiện Đại hội XII, Đại hội XIII. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng một lần nữa đã khẳng định và luận giải rõ hơn từ lịch sử, bối cảnh tình hình và nội dung của quan điểm.
Bảo vệ Tổ
quốc trên cơ sở phát triển văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, sức mạnh nội
sinh, động lực phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc
Trong xã hội,
con người với bản sắc văn hóa giữ vị trí trung tâm. Phát triển văn hóa, xây dựng
con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của công cuộc đổi mới. Phát triển
giáo dục – đào tạo và khoa học – công nghệ là quốc sách hàng đầu; bảo vệ môi
trường là một trong những vấn đề sống còn, là tiêu chí để phát triển bền vững;
xây dựng gia đình hạnh phúc, tiến bộ làm tế bào lành mạnh, vững chắc của xã hội,
thực hiện bình đẳng giới là tiêu chí của tiến bộ, văn minh. Xã hội xã hội chủ
nghĩa là xã hội hướng tới các giá trị tiến bộ, nhân văn, dựa trên nền tảng lợi
ích chung của toàn xã hội hài hòa với lợi ích chính đáng của con người, khác hẳn
về chất so với các xã hội cạnh tranh để chiếm đoạt lợi ích riêng giữa các cá
nhân và phe nhóm, do đó cần và có điều kiện để xây dựng sự đồng thuận xã hội
thay vì đối lập, đối kháng xã hội. Chúng ta luôn luôn chăm lo thúc đẩy sự bình
đẳng và đoàn kết giữa các dân tộc, tôn giáo. Xây dựng khối đại đoàn kết toàn
dân tộc là nguồn sức mạnh và là nhân tố có ý nghĩa quyết định bảo đảm thắng lợi
bền vững của sự nghiệp cách mạng ở Việt Nam…
Trước đây, Hội
nghị Văn hóa toàn quốc lần thứ nhất, ngày 24-11-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
nhấn mạnh: “Lấy văn hóa soi đường cho quốc dân đi”. Có nghĩa là, dân tộc Việt
Nam muốn giải phóng, xây dựng và phát triển đất nước, nhất định phải phát triển
văn hóa. Ngày nay, bài viết tiếp nối và khẳng định, văn hóa là toàn bộ giá trị
vật chất và tinh thần do con người sáng tạo, phát minh ra, theo đó lẽ tất
nhiên, văn hóa xuất phát từ con người và phải đem văn hóa để giải phóng con người,
trước hết là giải phóng con người thoát khỏi áp bức, bóc lột, bất công và được
phát triển toàn diện. Nội dung cốt lõi trong bài viết thể hiện: Văn hóa là nền
tảng cho sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc, mục tiêu của sự nghiệp cách mạng Việt Nam.
Muốn có chủ nghĩa xã hội phải có con người xã hội chủ nghĩa, phải giữ gìn bản sắc
văn hóa dân tộc và tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại. Văn hóa là một mặt trận,
mỗi văn nghệ sĩ là một chiến sĩ trên mặt trận ấy. Văn hóa phục vụ quần chúng
nhân dân, xây dựng nền văn hóa Việt Nam “dân tộc – khoa học – đại chúng”…
Bài viết của
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam có
giá trị lý luận, thực tiễn sâu sắc, tiếp tục chỉ đạo nhiệm vụ quán triệt và triển
khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng trong đời sống. Những
nội dung cơ bản của bài viết cần tiếp tục được nghiên cứu, luận giải, làm cơ sở
cho quá trình quán triệt, tổ chức thực hiện. Đường lối, quan điểm của Đảng chỉ
trở thành lực lượng vật chất khi được thâm nhập, quán triệt sâu sắc và tổ chức
trong hoạt động thực tiễn ở mỗi tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên và Nhân dân.
Chúng ta tin
tưởng rằng, với trí tuệ, bản lĩnh chính trị vững vàng, đường lối lãnh đạo công
cuộc đổi mới đúng đắn, sáng tạo của Đảng, khát vọng phát triển đất nước Việt
Nam phồn vinh, hùng cường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, vì hạnh phúc của
Nhân dân sẽ trở thành hiện thực./.
Thượng tá,
ThS Nguyễn Đức Vinh (Khoa Khoa học xã hội và Nhân văn- Trường Quân sự -Quân khu
7)
0 nhận xét: