Còn nhớ, ngày nào, một số người lên tiếng phản đối dự án Bauxit ở Tây Nguyên, thậm chí lập ra cả hội, nhóm, trang phản đối gay gắt với đủ dạng thông tin thật – giả lẫn lộn, quằn quại, đau đớn ở các mức khác nhau và gây ra những trở ngại không hề nhỏ cho công tác chỉ đạo, điều hành, quản lý đất nước của Đảng, Nhà nước ta. Nay thì, sau 15 năm nhìn lại, những con số đã là minh chứng hùng hồn nhất chứng minh rằng những gì dự án này đóng góp và mang lại cho đất nước không những có cơ sở mà còn được khẳng định qua thực tiễn đánh thép.
Cụ thể là, 2
dự án bauxit Tổ hợp Nhôm Lâm Đồng và đặc biệt là Dự án nhà máy sản xuất Alumin
Nhân Cơ Đắk Nông đã qua hơn 15 năm triển khai, các dự án này đi vào hoạt động
đã đóng góp 10-20% tổng thu ngân sách của mỗi địa phương, đồng thời góp phần đảm
bảo an sinh, xã hội tai vùng dự án đứng chân. Rất nhiều những ngôi nhà xây mới
cho đồng bào M’nông và phần lớn người lao động đều là công nhân của nhà máy,
thu nhập bình quân 10 triệu đồng/tháng, một con số đáng ngưỡng mộ cho vùng đồng
bào dân tộc thiểu số trước đây vốn rất nghèo, người dân chủ yếu trồng cây nông
nghiệp làm không đủ ăn. Không những thế, nhiều gia đình từ nơi khác đến làm ăn
đã có thu nhập ổn định, phát triển vượt bậc. Có hơn 1.100 người thì hơn 600
công nhân là người địa phương. Hiệu quả kinh tế tích cực, Alumin Nhân Cơ đóng
góp 40% ngân sách Đắk Nông và 20% tổng nguồn thu ngân sách của địa phương.
Trong khi Tây Nguyên chiếm 50% lượng bauxit nhôm của cả nước. Nói vậy để thấy
rõ ràng rằng, những con số này đủ thuyết phục cho những người khó tính nhất cho
dù nhìn ở góc độ nào đi nữa.
Vậy đấy, ngày
chưa thực hiện thì gặp bao sóng gió, sự tấn công chống phá quyết liệt để rồi giờ
“nhôm đang thực sự nở hoa”. Quay ngược lại thời gian, nếu không đủ dũng cảm,
quyết liệt và “vượt khó” qua bao gan nan, thử thách thì giờ đây, nơi này chắc
chắn vẫn chỉ là một vùng đất hoang hay chỉ đơn giản là “đất hứa”.
0 nhận xét: