18/10/22

“CẦN CÂU HAY CON CÁ”

            Hưởng ứng chương trình “Cả nước chung tay vì người nghèo” năm 2022 với chủ đề “Hành trình của hy vọng” do Uỷ ban TW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phát động. Trước những thân phận, hoàn cảnh khó khăn, đồng cảm nên Thủ tướng một lần nữa đã xúc động, rơi lệ, nghẹn ngào, còn nhớ, tại dịp kỷ niệm ngày Thương binh, liệt sĩ “Khúc tráng ca hoà bình”, Thủ tướng cũng đã khóc khi xem những hình ảnh câu chuyện của thân nhân liệt sĩ Đỗ Văn Bân tâm sự tại đầu cầu Hà Giang và ca khúc “Màu hoa đỏ”.


Hơn ai hết, sinh ra tại một vùng quê nghèo khó – Thanh Hoá, trong gia đình đầy khó khăn, gian khổ tại vùng đất chiêm trũng Hậu Lộc, năm 1963, cả gia đình ông “dĩ nông vi bản” đến vùng đất khô cằn Cẩm Thuỷ theo chủ trương kinh tế mới. Vùng đất đói quay, đói quắt, gạo thiếu, ăn sắn hấp qua ngày. Trong khung cảnh bụng chưa no thì con chữ sao vào, nhiều người bỏ học ở nơi ông sống. Biến cố đến với ông và gia đình khi ngươi mẹ ra đi vì bạo bệnh để lại chồng cùng 8 đứa con thơ và Thủ tưởng Phạm Minh Chính là anh cả trong gia đình mà như các cụ đã nói “khó con đầu, giầu con út”. Tuy nhiên, ông đã vượt qua tất cả để đi đến ngày hôm nay với vai trò người đứng đầu Chính phủ. Những gì mà Thủ tướng đã từng vượt qua đã ngấm vào tận tế bào của một người rất gần và sát việc. Và khi đó, trước những gì diễn ra trong cuộc sống này, ông như đồng cảm vì cẳm nhận thấy những hình ảnh trước kia trở về.

Trong không khi đó, Thủ tướng đã tâm sự “Chúng ta hãy đặt mình vào hoàn cảnh của những số phận kém may mắn để giúp đỡ bằng trái tim, bằng sự thấu hiểu” bởi “đói nghèo là một trong ba thứ giặc (giặc đói, giặc rốt và giặc ngoại xâm). Tuy nhiên, câu chuyện về người nghèo cũng nhiều điều cần phải quan tâm, nhìn lại, bởi lẽ như Thủ tướng đã chia sẻ, chúng ta cần cân nhắc kĩ hơn việc “Cho cần câu hay cho con cá” bởi “một miếng khi đói bằng một gói khi no” nhưng cái cần ở đây là phải tạo được “cần câu” để người nghèo nỗ lực, như thế mới thực sự bền vững. Quả đúng là như vậy thật, việc xoá đói giảm nghèo không hề đơn giản đòi hỏi sự nỗ lực và nhận thức thiết thực từ nhiều phía, cả xã hội chung tay nhưng người nghèo cũng cần nỗ lực để thoát nghèo trên chính đôi chân của mình thay vì cứ trông chờ vào “con cá” của các “mạnh thường quân” hoặc xem nghèo là một “lá khiên giữ mãi” thì cũng không nên.

 

0 nhận xét: