6/10/22

LIỆU CÁT LINH - HÀ ĐÔNG CÓ ĐANG “LỖ”?

         Tôi thấy tuyến đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông vẫn luôn là chủ đề được dư luận xã hội quan tâm bởi vì tuyến đường sắt này được ra đời trong bối cảnh nhiều dự án đã đi vào bế tắc, không phát huy hiệu quả, trở thành tâm điểm bàn cãi của “giang cư mạng”. Mới đây, cộng đồng mạng phải ngã ngửa, “cười ẻ” về việc anh phóng viên Đào Tuấn có bài viết suy tính lỗ, lãi với 1 phương tiện công cộng là tuyến Cát Linh - Hà Đông.

Để lòe bịp được người dân, “dắt mũi” dư luận, công kích chính quyền, anh phóng viên Đào Tuấn khẳng định rằng việc vận hành tuyến đường sắt trên là lỗ và chính quyền phải “vừa chổng mông trả nợ, vừa ngửa bụng trợ giá”. Nhưng anh ta nào ngờ cái luận điệu nửa mùa, vớ vẩn của anh ta bị anh em mạng vạch trần, “xỉ vả” vào bản mặt phá hoại dưới cái mác “phản biện xã hội”.

Tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Động là một loại hình giao thông công cộng, là sản phẩm đầu tư của chính quyền Thủ đô nhằm hướng tới giải quyết vấn nạn tắc đường ở Hà Nội, nơi được xem là “không vội được đâu”.

Anh phóng viên Đào Tuấn cho tôi hỏi là từ bao giờ việc vận hành phương tiện công cộng lại đặt lợi ích, đặt cái việc lỗ - lại lên trên nhiệm vụ là phục vụ cộng đồng vậy? Nếu anh coi trọng đồng tiền, coi trọng lỗ - lãi thì đó sẽ không phải là phương tiện cộng cộng mà chuyển thành kinh doanh dịch vụ.

Những công trình tiện ích do Nhà nước đầu tư, lợi ích không chỉ tính bằng tiền, còn nhiều thứ lớn hơn tiền như gián tiếp giúp cho phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Nơi nào có hệ thống giao thông công cộng tốt, nơi đó có điều kiện phát triển kinh tế, có động lực để phát triển kinh tế. Hà Nội đang cần điều đó hơn bất cứ tỉnh thành nào. Vậy nên, xét dưới góc diện nào đó chúng ta sẽ phải chấp nhận lỗ, miễn sao nó hỗ trợ cho giao thông Hà Nội, giải quyết được vấn nạn hiện nay.

Nếu anh chỉ nhìn vào đồng tiền, nhìn vào cái lỗ hay lãi thì đó là cái nhìn thiển cận chứ chẳng phải là “phản biện xã hội” đâu. Điển hình như việc đưa điện về nông thôn miền núi chẳng bán được mấy hột điện mà phải đầu tư cả một hệ thống truyền tải và phân phối. Đầu tư vào làm đường nông thôn chẳng thu được đồng phí nào nhưng nó làm thay đổi bộ mặt quốc gia, giúp cho đất nước phát triển. Lợi ích là ở đó chứ đâu phải là lãi hay lỗ đâu anh Đào Tuấn à.

Vậy nên hãy nhìn nhận đúng về cái "lỗ - lãi" của những phương tiện công cộng nói chung và tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông nói riêng. Đừng nên quá chú trọng vào đồng tiền, vào vật chất mà quên đi những giá trị khác tốt đẹp hơn để phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội./.

 

0 nhận xét: