Điều mơ ước hão huyền về “sự xoay chiều, chuyển hướng con đường phát triển của Việt Nam”
Sau khi chế
độ xã hội chủ nghĩa (XHCN) theo mô hình Xô viết ở Liên Xô và các nước Đông Âu sụp
đổ, vấn đề độc lập dân tộc (ĐLDT) và chủ nghĩa xã hội (CNXH) đã trở thành tâm
điểm chống phá Đảng, Nhà nước và chế độ ta, nhất là sự xuyên tạc, phủ nhận lý
luận về đường lối đổi mới và con đường đi lên CNXH ở Việt Nam.
Những người có
quan điểm đối lập với Đảng, Nhà nước ta cho rằng, “Đảng Cộng sản Việt Nam đã mắc
sai lầm nghiêm trọng trong việc lựa chọn mục tiêu, con đường phát triển đất nước”
vì “Đảng khư khư bám giữ lý luận cũ”, “níu kéo chủ nghĩa Mác – Lênin đã lỗi thời”;
rằng thế giới ngày nay đã khác xưa, cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã
làm thay đổi tất cả; nó chứng minh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế là một tất yếu
khách quan, mang giá trị phổ biến toàn cầu – nhân loại mà chủ nghĩa tư bản
(CNTB) là “đại diện chân chính cho cuộc sống tốt đẹp”, từ đó họ kết luận “Việt
Nam phải đổi mới, phải đi theo con đường khác” nếu không muốn tụt hậu xa hơn…
Theo họ, thời
nay đi theo con đường tư bản chủ nghĩa (TBCN) mới là “sự khôn ngoan nhất”,
“đúng quy luật khách quan”, phù hợp với tiến trình lịch sử, “thức thời, hợp mốt”;
các nước từng là CNXH ở Đông Âu đã làm như thế nên có sự “lột xác”, “đổi mới”,
phát triển mạnh mẽ như hiện nay, tại sao Việt Nam lại không. Từ đó, họ quy chụp,
vu khống Đảng ta “bảo thủ”, “trì trệ”, “làm trái quy luật”, “tự mình trói buộc
mình”, bị “cô lập”, “không đủ tầm quan hệ với các nước lớn”, v,v., nên Đảng Cộng
sản Việt Nam đã tự tách ra khỏi vòng quay lịch sử, “một mình họp một chợ”, “một
mình chơi một bàn cờ”, “chắc chắn bị cuộc sống đào thải”, v.v..
Gần đây, tác phẩm
“Một số vấn đề về lý luận và thực tiễn về CNXH và con đường đi lên CNXH ở Việt
Nam” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ra mắt bạn đọc, đem lại niềm tin và
sinh khí mới cho lý luận về đường lối đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, được
đông đảo bạn đọc ở nước ta; một số chính khách, các nhà khoa học và bạn bè quốc
tế đánh giá cao; là nguồn động viên, cỗ vũ vô cùng mạnh mẽ đối với toàn Đảng,
toàn dân và toàn quân ta vững bước trên con đường đổi mới, xây dựng CNXH.
Thế nhưng, những
người bất mãn, cơ hội chính trị, có quan điểm đối lập với Đảng, Nhà nước ta lại
không nghĩ như thế. Họ phủ nhận những giá trị đáng trân trọng của tác phẩm; cho
rằng quan điểm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã tái diễn “sự bảo thủ”, lặp lại
“sự trì trệ” của Đảng Cộng sản Việt Nam. Hơn thế, họ cho rằng cuộc đấu tranh
phòng, chống tham nhũng, tiêu cực của Đảng dù “bắt được nhiều sâu mọt”, đưa được
nhiều “củi tươi vào lò” của Tổng Bí thư cũng không thể đưa đất nước đổi mới.
Từ đó, họ hối
thúc “sự cần thiết phải có lý luận mới”, lý luận ấy phải khác xa những điều Đảng
ta và Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã bàn, ghi trong các văn kiện Đảng và cuốn
sách của Tổng Bí thư để định hướng, dẫn dắt sự phát triển ở Việt Nam mà thực chất
là thay thế chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh “bằng một lý luận
khác”, dọn đường để “đón rước ý thức hệ tư sản” vào Việt Nam với sự mở rộng “tự
do”, “dân chủ”, “nhân quyền”, thực hiện “đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập”
theo mô hình, phương thức thống trị của hệ tư tưởng tư sản và văn hóa, lối sống
thực dụng của phương Tây.
Lời lẽ, giọng
điệu nêu trên là sai trái, phản động; trái ngược với mục tiêu, con đường đi lên
CNXH mà Đảng, Bác Hồ và Nhân dân ta đã lựa chọn; nó phủ nhận sạch trơn những
thành tựu vĩ đại của cách mạng Việt Nam, nhất là những thành tựu to lớn, có ý
nghĩa lịch sử mà Đảng và Nhân dân ta đã giành được trong hơn 35 năm đổi mới.
Cách nhìn nhận lệch lạc, quan điểm sai trái chẳng những thiếu thiện chí, “phi
nhân tính” mà còn tác động tiêu cực đến tình cảm, niềm tin, lẽ sống của một một
bộ phận người dân Việt Nam, nhất là những người nhẹ dạ cả tin, dễ bị mua chuộc,
dễ bị lừa gạt hoặc do thiếu thông tin, “lòng dạ đã thay đổi”, không còn gắn bó
với chế độ XHCN, với những gì tạo nên giá trị của chế độ xã hội mới mà các bậc
tiền nhân, các anh hùng liệt sĩ và đồng chí, đồng bào bằng máu xương, công sức,
mồ hôi, nước mắt của mình xây đắp nên.
Điều đó đã gây
ra “sự thờ ơ, vô cảm, thiếu trách nhiệm với công cuộc đổi mới đất nước”, “những
kết quả, thành tựu đạt được qua hơn 35 năm kiên cường phấn đấu, vượt qua bao
nhiêu khó khăn, thử thách; giành được những thành tự to lớn, có ý nghĩa lịch sử”
của Nhân dân ta. Sự ác cảm, hận thù, đố kỵ của những người “chán ngán chế độ”
đã sản sinh ra tâm lý bất bình, tâm trạng tiêu cực, thiếu sức sống, đã và đang
thổi vào xã hội ta những “cơn gió độc”, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống văn
hóa, tinh thần của Nhân dân, nhất là thế hệ trẻ; bị nhiều người lên án, phản đối;
kiên quyết đấu tranh, vạch trần sự sai trái ấy; không chấp nhận “sự trở cờ”,
“thay lòng đổi dạ” của những người bất lương, bất chính.
Sự thật nói
lên tất cả, phẩm giá khẳng định một niềm tin
Chúng ta ý
thức sâu sắc rằng ĐLDT là điều kiện tiên quyết để thực hiện CNXH và CNXH là cơ
sở chắc chắn bảo đảm cho ĐLDT. Cơ sở xuất phát của sự lựa chọn mục tiêu ĐLDT gắn
liền với CNXH của Đảng và Nhân dân ta là chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh. Điều đó đã trải nghiệm sâu sắc từ thực tiễn hơn 92 năm Đảng lãnh đạo nhân
dân thực hiện mục tiêu ĐLDT gắn liền với CNXH trên dải đất hình chữ S, đã trở
thành niềm tin, lẽ sống cao đẹp, nguyên tắc “bất di bất dịch” và là sợi chỉ đỏ
xuyên suốt con đường cách mạng Việt Nam. Điều ấy đã được kiểm chứng minh bạch bởi
lịch sử dân tộc; truyền thống yêu nước và thực tiễn cách mạng Việt Nam. Nếu
không giành được ĐLDT, chúng ta không thể xây dựng CNXH và chắc chắn không bao
có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay. Đó là sự thật,
không ai có thể xuyên tạc.
Với sự ra đời của
Đảng Cộng sản Việt Nam, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc và các đồng chí của mình đã lãnh
đạo Nhân dân ta đấu tranh bác bỏ các quan điểm sai trái, thù địch và hành động
xâm lược của ngoại bang bằng việc ghi những dấu son chói lọi vào lịch sử Đảng
và lịch sử dân tộc những chiến công vang dội của cách mạng Việt Nam; đã kết hợp
chặt chẽ nhân tố dân tộc với nhân tố thời đại, thực hiện ĐLDT và CNXH trên quê
hương Việt Nam yêu dấu, làm cho lý tưởng ĐLDT và CNXH thấm sâu vào bản chất
giai cấp công nhân của Đảng và toàn thể dân tộc Việt Nam; nhờ nó, Nhân dân ta
đã đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.
Rõ ràng, sự
kiểm định của lịch sử đã khẳng định sự lựa chọn mục tiêu ĐLDT gắn liền với CNXH
của Đảng, Bác Hồ và Nhân dân ta là hoàn toàn đúng đắn, phù hợp với xu thế phát
triển của Cách mạng Việt Nam và xu thế phát triển của thời đại. Sự vận động ấy
là tất yếu khách quan, được gần 100 triệu dân Việt Nam thừa nhận, tin theo;
nhân dân tiến bộ, yêu chuộng hòa bình trên thế giới đồng tình, ủng hộ.
Và, chính sự lựa
chọn ấy đã khắc phục triệt để những hạn chế, khuyết điểm của ý thức hệ phong kiến
và ý thức hệ tư sản trong nhận thức và giải quyết vấn đề ĐLDT và sự phiến diện,
siêu hình của một số phần tử bất mãn, cơ hội chính trị đã nhiều lần “kiến nghị”
với Đảng ta về “sự cần thiết phải đi theo con đường TBCN để phát triển đất nước”.
Thực tiễn cách mạng Việt Nam hơn 90 năm qua chỉ ra rằng, ĐLDT đã được thể hiện
sâu sắc ở các nội dung: độc lập về chính trị, kinh tế, văn hóa, quốc phòng, an
ninh và đối ngoại; là kết quả xóa bỏ tình trạng áp bức, bóc lột và nô dịch người
ở Việt Nam; khẳng định sự tự do, bình đẳng, công bằng, quyền tự quyết của dân tộc,
không có sự can thiệp của nước ngoài là điều Nhân dân ta mong muốn và quyết tâm
gìn giữ. Ai đó còn nghi ngờ về tính đúng, sai của hiện thực nêu trên, chắc chắn
đã “đeo cặp kính màu”, “bị lóa mắt” nên nhìn đời “méo mó”, “sai lệnh, kệch cỡm”,
đáng phải chữa trị “căn bệnh kép”: nhãn khoa và tư tưởng.
Hãy đứng vững
trên mảnh đất hiện thực Việt Nam, tự vấn lương tâm, soi mình vào lịch sử dân tộc
để suy ngẫm, nhìn nhận đầy đủ, chính xác hơn về mục tiêu, động lực và quá trình
giải quyết mối quan hệ biện chứng giữa ĐLDT và CNXH, nhất là kết quả đấu tranh
giải phóng dân tộc, xóa bỏ tình trạng người bóc lột người và nhiệm vụ giải
phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội, giải phóng con người ở
Việt Nam mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã xác định thì biết rõ đâu là phải,
đâu là trái và thừa nhận rằng: Chỉ có CNXH mới đạt được mục tiêu cao cả ấy.
ĐLDT gắn liền với CNXH trở thành hệ giá trị nhân văn, nhân đạo, cần phát triển ở
Việt Nam dưới ngọn cờ bách chiến bách thắng của Đảng ta.
Sự thật ấy bác
bỏ mọi quan điểm sai trái, phản động; chứng tỏ tính độc lập, tự chủ, tự lực tự
cường để nước ta từ một nước thuộc địa, nửa phong kiến trở thành một quốc gia độc
lập, phát triển theo định hướng XHCN.
Lẽ phải thuộc
về chúng ta – Bản tình ca mùa xuân mãi mãi tươi đẹp
Nhìn lại lịch sử
thế giới, chứng kiến thảm cảnh đau thương, mất mát từ sự sụp đổ của CNXH theo
mô hình Xô viết ở Liên Xô, Đông Âu, chúng ta cảm nhận sâu sắc giá trị, ý nghĩa
của ĐLDT tộc gắn liền với CNXH mà nhân dân ta xây dựng dưới sự lãnh đạo của Đảng
Cộng sản Việt Nam quang vinh.
Thực tế ấy đã
khẳng định rằng, chỉ có ĐLDT gắn liền với CNXH mới thật sự là hệ giá trị chân
chính, bền vững và cần thiết cho Việt Nam, đã được Đảng ta lựa chọn kỹ lưỡng,
trở thành mục tiêu, lẽ sống, chúng ta phải trân trọng, nâng niu, giữ vững, truyền
lại cho con cháu đời đời để họ thêm tự tin xây dựng và phát triển đất nước phồn
vinh, hạnh phúc.
Cuộc sống có
thể đổi thay, song chân lý khoa học không bao giờ thay đổi. ĐLDT và CNXH mãi
mãi là sự lựa chọn duy nhất đúng đắn của Đảng, Bác Hồ và Nhân dân ta. Ai đúng,
ai sai đâu cần ngày mai mới rõ. Sự thật tự nó lan tỏa ánh sáng niềm tin. Chân
lý, lẽ phải không vì bị vùi dập, bôi đen nhất thời mà mất đi tính uy nghiêm,
thuyết phục. Lẽ phải thuộc về chúng ta – Bản tình ca mùa xuân mãi mãi tươi đẹp.
Thực tiễn cách mạng Việt Nam hơn 92 năm qua đã khẳng định sự đúng đắn của niềm
tin yêu ấy./.
0 nhận xét: