“Được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, sự tạo điều kiện của cấp ủy, chính quyền địa phương cũng như thực hiện đường hướng “phúc âm trong lòng dân tộc” của Hội đồng giám mục Việt Nam…”. Đây sẽ là lời phát biểu trước hội nghị, trên truyền hình hay trong cuộc buổi phỏng vấn của một số vị linh mục mà chúng ta sẽ được nghe.
Bởi lẽ, sau một thời gian dài thăng trầm trong mối quan hệ giữa Việt Nam –
Vatitcan thì trong thời gian gần đây, quan hệ ngoại giao giữa 2 nước đã có những
bước tiến quan trọng khi ngày càng có nhiều đoàn lãnh đạo cấp cao 2 nước sang
thăm hỏi lẫn nhau. Gần đây nhất, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng sẽ thăm cấp nhà nước
Italia và Tòa thánh Vatican từ ngày 23-28/7. Trong chuyến thăm này, Việt Nam sẽ
công bố thỏa thuận cho phép Tòa thánh có một đại diện thường trực tại Việt Nam.
Đây là sự hiện thực hóa việc nâng cấp quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam –
Vatican lên mức “Đại diện thường trú” năm 2018. Quan hệ nồng ấm này chính là
tin vui đối với hơn 7 triệu tín đồ Công giáo ở Việt Nam. Tuy nhiên cũng là tin
buồn, khiến khối kẻ trước đây lợi dụng Công giáo làm điều xằng bậy phải lo lắng.
Không lo sao được khi vào năm 2018, giữa Việt Nam và – Vatican cũng đã thống nhất
3 quan điểm trong quan hệ ngoại giao là không công kích nói xấu lẫn nhau, không
ủng hộ một nhóm thứ ba nào để chống bên kia, khi Vatican muốn bổ nhiệm từ giám
mục, giám quản trở nên thì phải hỏi ý kiến Chính phủ Việt Nam đồng ý thì
Vatican mới ra quyết định. Đây thực sự là chiếc vòng kim cô khiến nhiều vị linh
mục, đôi khi là giám mục không dám mượn tôn giáo hành động liều lĩnh, kích động
giáo dân chống phá như trước nữa. Và Vatican càng không muốn vừa mang tiếng vi
phạm thỏa thuận, mang tiếng không quản được cấp dưới và càng không đánh đổi những
lợi ích nhỏ nhặt so với quan hệ ngoại giao giữa hai nước. Cho nên, với bất cứ
hành động khinh xuất nào rất có thể vài vị linh mục chống phá Nhà nước ta quyết
liệt trước đây có nguy cơ cao bị treo chén. Cho nên chúng ta mừng còn vài kẻ phải
lo.
0 nhận xét: