31/10/23

XỨNG DANH ANH NUÔI


Đại úy Lương Văn Nuôi, cán bộ CAP Ngã Tư Sở, quận Đống Đa (Hà Nội) đã cùng vợ tổ chức nhiều hoạt động thiện nguyện. Từ trong công tác, anh Nuôi thấu hiểu nỗi khó khăn của nhiều mảnh đời éo le trong cuộc sống và vì thế mô hình tủ quần áo, bánh mì miễn phí đã ra đời. Dựa trên ý tưởng của Đại uý Nuôi, Đảng uỷ, UBND và công an phường Ngã Tư Sở đã hiện thực hoá với chiếc tủ đầu tiên được đặt vào số 420 Tây Sơn vào tháng 8/2019.

Và chiếc tủ quần áo miễn phí đầu tiên đó hàng ngày tiếp nhận 200 bộ quần áo được người dân ủng hộ và tất cả số quần áo đó đều đến tay những người cần. Với phương châm “Ai thừa đến ủng hộ, ai thiếu đến lấy”, mô hình tủ quần áo miễn phí đã phát triển thêm 3 tủ khác tại những nơi tập trung nhiều người lao động có hoàn cảnh khó khăn như bệnh viện, chợ đầu mối… Từ những chiếc tủ bé nhỏ đó, 28 tấn quần áo đã được anh Nuôi thu gom và gửi lên các bản vùng cao. Để rồi tình người, sự ấm áp đã được lan toả đến đồng bào vùng cao trong những mùa đông giá lạnh. Bên cạnh đó, anh Nuôi cũng đã đặt một chiếc tủ bánh mì miễn phí tại số 420 Tây Sơn, hàng ngày cung cấp 50 chiếc bánh mì với kinh phí 70 nghìn đồng/ngày.

Chính từ chiếc tủ quần áo miễn phí, tủ bánh mỳ miễn phí của anh Nuôi đạt được nhiều thành công, lan toả mạnh mẽ những điều tốt đẹp mà mô hình này đã được nhiều nơi nhân rộng, nơi con người chia sẻ những khó khăn, vất vả với nhau. Cũng nhờ mô hình này mà anh Nuôi đã được các cấp các ngành biểu dương như năm 2021 anh đã vinh dự được nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ về thành tích tiêu biểu trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

Có thể nói, ngay giữa lòng Hà Nội có nhiều xô bồ nhưng vẫn còn đó rất nhiều con người, nhiều tấm gương, nhiều mô hình giúp đỡ người yếu thế trong xã hội. Để chúng ta cùng mong rằng, những con người yếu thế đó sẽ có được một cuộc sống, một tương lai tốt đẹp hơn. Đại uý Lương Văn Nuôi đúng như cái tên của anh, là anh nuôi của nhiều mảnh đời yếu thế, khó khăn. 

30/10/23

THỎA MÃN


Halloween vốn dĩ quá xa lạ với tôi và những người thâm trong gia đình. Với những người thuần văn hóa Việt Nam cũng tương tự như thế. Mấy năm gần đây thì Halloween xuất hiện ngày càng nhiều và thu hút một bộ phận người tham gia. Việc tham gia Halloween đối với không ít người cũng không hiểu cái nay là gì, từ đâu và có phù hợp với mình hay không. Chỉ đơn giản là có một cái cớ, một trò “tiêu khiển” để chơi cho đỡ buồn.

Tuy nhiên, trào lưu này đang cõ xu hướng du nhập và đi sâu vào các trường nhất là các trường tư. Không ít trường xem đó là một ngày lễ, thậm chí làm cho học sinh, phụ huynh nhầm tưởng là một lễ quan trọng trong năm. Mặc dù nó chẳng liên quan gì đến nước ta và văn hóa Việt Nam cả.

Thực tế, Halloween là một lễ hội truyền thống và đặc biệt ở phương Tây, nó thường được diễn ra hàng năm vào ngày 31/10, trước buổi lễ Các Thánh trong Kito Giáo. Halloween là thời điểm đánh dấu một mùa vụ thu hoạch đã kết thúc và đón chờ một mùa đông băng giá. Đồng thời, đây cũng là dịp để chúng ta cùng nhau tưởng nhớ về những vị Thánh, các vị Tử Đạo hay những người thân đã qua đời.

Nó hoàn toàn chẳng liên quan gì đến Việt Nam và cũng không phù hợp chút nào. Thế nên mới đây, trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm – Hà Nội đã đi đầu khi tuyên bố nói không với Halloween đồng thời đưa nó là một nội dung của việc học văn hóa nước ngoài qua môn Tiếng Anh mà thôi. Một cử chỉ phù hợp đúng đắn, đáng được hoan nghênh của trường và góc độ văn hóa.

THỎA ƯỚC VỌNG RỒI SẼ SỚM THẤT VỌNG


Phần lớn các đối tượng rân chủ, phản động khi hoạt động đều hướng tới một mục đích đó là được tị nạn tại Mỹ hoặc một nước phương Tây nào đó. Gần đây nhất, nhà rân chủ Võ An Đôn cùng với gia đình cũng đã thỏa “ước vọng” khi được tị nạn chính trị tại Mỹ vào ngày 27/10 vừa qua. Ngay khi đất chân lên đất Mỹ, Võ An Đôn đã đăng dòng trạng thái báo tin “mừng” và truyền thông phản động cũng vì thế đồng loạt đưa tin.

Võ An Đôn là cái tên không xa lạ khi Đôn từng là luật sư hoạt động trong đoàn luật sư Phú Yên. Tuy nhiên, Võ An Đôn đã lợi dụng quyền tự do ngôn luận, đăng tải nhiều bài viết trên mạng xã hội, phát ngôn, trả lời phóng vấn báo chí nước ngoài có nội dung mang tính bịa đặt, nói xấu luật sư, các cơ quan tố tụng, Đảng, Nhà nước Việt Nam nhằm mục đích kích động, tuyên truyền, xuyên tạc, không đúng sự thật, gây ảnh hưởng đặc biệt xấu đến uy tín của Đảng, Nhà nước. Mặc dù Ban Chủ nhiệm Đoàn luật sư tỉnh Phú Yên nhiều lần nhắc nhở trực tiếp và trong các cuộc họp, nhưng Đôn không thừa nhận sai phạm.

Do đó, Đoàn luật sư Phú Yên xử lý kỷ luật bằng hình thức xóa tên Võ An Đôn ra khỏi danh sách Đoàn luật sư Phú Yên. Vào tháng 9/2022, Võ An Đôn có ý định xuất cảnh sang Dubai sau đó sẽ tị nạn chính trị tại Mỹ. Tuy nhiên, vì lý do an ninh, Võ An Đôn đã bị tạm hoãn xuất cảnh. Và sau hơn 1 năm, Võ An Đôn đã thỏa được ước vọng của mình. Tuy nhiên, Võ An Đôn hãy nhìn những nhà rân chủ đi trước đang vỡ mộng bên trời Tây như Trần Thị Nga, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Lê Văn Sơn, Bạch Hồng Quyền… mà làm tấm gương. Sẽ sớm thôi, những gánh nặng từ cơm áo, gạo tiền, từ việc bị phân biệt đối xử sẽ là những điều Võ An Đôn sớm phải đối diện. Lúc đó, thứ ước vọng của Đôn sẽ nhanh chóng trở thành thứ thất vọng.


SUY LUẬN KHÓ HIỂU


Chương trình VTV, Chào buổi sáng mà suy luận kiểu này thì tôi cũng đến ạ. Chẳng là thế này, chào buổi sáng mới đây với điểm hẹn tin tức bằng việc điểm báo sáng Báo Tiền Phong có tiêu đề “Sính bằng cấp gây lệch lạc động cơ làm tiến sĩ” dẫn ra một báo cáo nhận định rằng cơ cấu tuyển sinh khoảng 60-70% thí sinh đến từ các cơ sở giáo dục, đào tạo, 30 % thí sinh đang công tác tại các cơ quan quản lý, hành chính sự nghiệp trong khi thí sinh là các đối tượng khác như là khu vực doanh nghiệp tư nhân lại chiếm tỷ lệ không đáng kể. Và với chỉ có vậy, Báo này và VTV lấy ngay những con số này là căn cứ để đưa ra nhận định “tâm lý sính bằng cấp” và động cơ học nâng cao trình độ tiến sĩ không vì mục tiêu nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học mà chỉ là sính bằng cấp.

Tôi nghe xong mà ớ người ra. Kiểu suy luận không giống ai, không có căn cứ, cơ sở, vấn đề suy luận “không có chân” lại được Báo đăng công nhiên và VTV trích lại như thế. Nếu nói sính bằng cấp thì phải đưa ra chỉ số kiểu là qua nghiên cứu các chỉ số thống kê cho thấy số người học bằng Tiến sĩ và các bằng cấp khác chủ yếu tâm sự, nêu quan điểm về mục đích học tập là để “oai”, “oách”, “hãnh diện”.... Cũng có thể là đánh giá qua chỉ số nhìn nhận, khảo sát từ cơ quan, đơn vị và quần chúng nhân dân đủ mẫu để đưa ra chỉ số khách quan kết luận. Khi đó, việc kết luận mới có tính thuyết phục cao và kết luận đúng. Chứ cứ kiểu suy luận này mang vào làm báo thì ch.ế.t dở.

Vậy nên, xin các quý báo và VTV hãy thực sự “cẩn trọng”, “trách nhiệm” và “hiểu biết” hơn khi truyền tải tin tức, tránh đưa ra những suy luận chủ quan, định kiến như một trò hề như thế.

29/10/23

RÁC MẠNG


Tin nhắn rác, rác mạng là những thứ chẳng ai mong muốn nhận được mỗi ngày. Thế nhưng nó vẫn tồn tại như một phần khách quan của xã hội, bởi quyền tự do của người dùng mạng đang bị lạm dụng quá mức và có phần sa đà dẫn đến sai lệch. Ảnh hưởng của rác đến đâu ta chưa cần bàn đến, nhưng thật sự nó gây ra sự khó chịu không hề nhẹ mỗi khi vào mạng.

Rác mạng đơn giản là những tin nhắn mời chào quảng cáo, là những lời mời kết bạn từ những người chả quen biết, là bỗng nhiên bị bạn bè add vào những bài đăng trời ơi đát hỡi, là những clip hài hước rẻ tiền, là những buổi livestream bán hàng kém chất lượng, là clip đánh ghen, thõa mạ lẫn nhau, là những câu chuyện tự biên theo kiểu anh hùng mạng, soái ca,… thậm chí là cả những bài viết, hình ảnh, video chống phá chế độ.

Việt Nam chúng ta, tính trung bình có khoảng 24 triệu người dành 37% thời gian trong ngày (tức mỗi ngày khoảng hơn 8 tiếng đồng hồ) để lang thang và sống cùng mạng xã hội. Không ai ngăn cản, cấm đoán sở thích, thị hiếu của người. Nhưng chúng ta không nên thờ ơ, bàng quan với vấn nạn “rác” đang hằng giờ, hằng ngày tiêm nhiễm độc hại vào tâm hồn, khối óc mình mà nếu mỗi người không đủ tri thức để loại bỏ.

Các cơ quan chức năng đã và đang mạnh tay, quyết liệt xử lý. Tuy nhiên nếu người dùng mạng không cùng chung sức đẩy lùi rác mạng, thì rất khó có thể đạt hiệu quả căn cơ và lâu dài. Làm sạch “rác mạng” là trách nhiệm không của riêng ai, mỗi chúng ta hãy là một chiến sỹ trên mặt trận chống rác, để môi trường mạng ngày càng sạch và hữu ích!

MONG ƯỚC CŨNG MÃI CHỈ LÀ ƯỚC MONG


Cái tên nhà rân chủ Thái Bá Tân không quá xa lạ khi trong suốt bao năm qua Thái Bá Tân vẫn miệt mài chống Đảng, chống Nhà nước. Cũng như nhiều kẻ phản động hay rân chủ trước đây, họ đều dự báo về ngày Đảng mất quyền lãnh đạo đất nước nhưng tất cả dự báo đó không thành hiện thực. Càng dự báo thì đất nước càng phát triển, Đảng lại càng có nhiều thành tựu trong lãnh đạo đất nước.

Thái Bá Tân cũng không phải ngoại lệ. Thậm chí, Thái Bá Tân cũng đã lớn tuổi rồi nên có lẽ thấy rằng mục tiêu chống Đảng của mình đến cuối đời vẫn không thể hoàn thành. Do đó, trong vài dòng trạng thái trên facebook của mình, Thái Bá Tân đã thể hiện một “mong ước” mãnh liệt, “mong ước” cuối đời của mình.

Nhiều người đọc mong ước của Thái Bá Tân xong thì cười, cười cho cái sự ngô nghê của lão, cười cho một cuộc đời lãng phí, cười vì “mong ước” đó mãi chỉ là ước mong. Rồi cũng nhiều người tỏ ra thương cảm bởi cho đến cuối đời, Thái Bá Tân vẫn chưa tỉnh ngộ, vẫn mãi chạy theo những thứ chân lý lừa phỉnh của đám phản động. Và nhiều người cũng tiếc cho Thái Bá Tân khi là một người có học thức nhưng đã lầm đường lạc lối. Thái Bá Tân cũng như nhiều kẻ phản động, rân chủ khác thôi, rằng rất nhiều kẻ dành cả đời để chống Đảng, chống lại đất nước nhưng cuối cùng kết quả cũng lại về không.

Cuộc đời Thái Bá Tân được đất nước, được Đảng nuôi ăn học, tạo điều kiện cống hiến nhưng Thái Bá Tân lại quay ra chống phá. Buồn vì chắc chắn Thái Bá Tân sẽ không thực hiện được mong ước của mình. Một mong ước phi lý.

28/10/23

NGUYỄN VĂN ĐÀI VỚI BÀI DÂN CHỦ


Nhắc tới Nguyễn Văn Đài là người ta nhớ ngay tới một kẻ chuyên đ.ộ.i l.ố.t dân chủ và nhân quyền để tiến hành chống phá chế độ. Ấy vậy mà, vừa qua hắn đã đăng tải trên facebook một giai điệu khóc thương cho “rân chủ, nhân quyền” với tựa đề: “Tiếng vọng từ ngục tối…ca thương cho đất nước và nhân dân Việt Nam…”.

Việc lấy “lời nói sau cùng” của Phạm Thị Đoan Trang tại tòa làm cảm hứng cho giai điệu “bi thương” này đã đủ khiến chúng ta hiểu được dân chủ và nhân quyền Việt Nam trong mắt của những kẻ ấ.u t.r.ĩ như N.V.Đ hiện lên như thế nào. Âm mưu cuối cùng cũng chỉ là nhằm lợi dụng chiêu bài “dân chủ, nhân quyền” hòng can thiệp, tiến hành chống phá Việt Nam mà thôi.

Nếu như các nhà r.â.n chủ giống như Đài chỉ suốt ngày biết khóc lóc, kêu than rằng: “VN không có dân chủ, dân quyền”, “Dân chủ, nhân quyền ở VN không bằng được các nước phương Tây”,… Thì có lẽ nên xem lại “đầu óc” của mình có bị vấn đề gì hay không.

Cần phải nói cho Đài và đồng bọn biết rằng: DC, NQ ở mỗi nước có sự khác nhau, điều này nó phụ thuộc vào trình độ phát triển xã hội, dân trí, quyền hạn và năng lực thực hiện quyền làm chủ của nhân dân. Ở Việt Nam, dân chủ dùng để chỉ “quyền làm chủ của nhân dân, phản ánh mối quan hệ giữa nhân dân và quyền lực nhà nước, trong đó quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân”.

Thử hỏi N.V.Đ rằng “Nếu Nhà nước Việt Nam mà không đảm bảo và phát huy quyền làm chủ cho Nhân dân thì liệu có một nước Việt Nam như ngày hôm nay hay không?”. Năm 1989 GDP của Việt Nam mới chỉ đạt 6,3 tỉ USD, nhưng đến năm 2022 đã vượt hơn 400 tỉ USD, đời sống cả về vật chất và tinh thần của nhân dân không ngừng được nâng cao và cải thiện. Có tới hơn 70% dân số Việt Nam sử dụng MXH như facebook, Youtube, Twitter, Instargam,… Những con số trên chỉ là một phần nhỏ, song đã cho thấy được bản chất tốt đẹp của chế độ và sự thụ hưởng nền dân chủ ở Việt Nam.

Thiết nghĩ Đ.à.i hãy nên dừng cái giọng điệu “khóc thay thương xót” cho r.â.n chủ, nhân quyền lại, bởi lẽ đây chỉ là “cái cớ” để hắn tuyên truyền, xuyên tạc về tình hình “dân chủ và nhân quyền” tại Việt Nam.

BÈ LŨ CHỐNG PHÁ LỘNG NGÔN QUÁ

BÈ LŨ CHỐNG PHÁ LỘNG NGÔN QUÁ



Một người mang danh tiến sĩ thì ai cũng quý vì cái đức và tài của người ấy đều ở cái trình đáng ngưỡng mộ. Thế nhưng điều này lại hoàn toàn khác với Hà Sĩ Phu - một kẻ lưu manh chính trị, phản nước hại dân khi đã ở tuổi gần đất xa trời. Nói như thế để thấy được rằng sự điên cuồng xuyên tạc, bóp méo bản chất của tay tiến sĩ này liệt vào danh sách kẻ có ý thức chống đối sâu sắc khi mà đối tượng này cho rằng “Tổng bí thư là do tàu duyệt nên chỉ bán nước cho tàu”. Đây là một sự láo xược trong tư duy và nhận thức của một con người mang cái mác “tiến sĩ” rởm.

Lời nói dối mãi cũng thành sự thật, đây chính là thủ đoạn mà tay Hà Sĩ Phu này cũng như lũ "dân chủ” cuội đang thực hiện. Tay tiến sĩ này liên tục có những bài phát biểu nhằm công kích những người cộng sản, đảng viên tiên tiến của Đảng ta đi theo con đường mà chủ tịch Hồ Chí Minh và nhân dân đã lựa chọn. Tổng bí thư cũng như chủ tịch Hồ Chí Minh là người con Việt Nam, là Đảng viên tiên phong, mẫu mực được nhân dân kính yêu, tin tưởng giao trọng trách, sứ mệnh lớn lao đưa nước ta đến bến bờ của chủ nghĩa xã hội. Đảng Cộng sản Việt Nam đứng đầu là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vừa lãnh đạo phát triển kinh tế, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nâng tầm vị thế đất nước vừa kiên quyết chống tham nhũng, tiêu cực. Không có những người cộng sản lãnh đạo, hy sinh thì làm gì đất nước có được thành tựu đó? Vậy mà Hà Sĩ Phu láo xược, lộng ngôn chẳng có một chút gì biết ơn lại còn trở thói xuyên tạc như vậy.

Thật lố bịch và nực cười. Loại trở cờ theo giặc, ăn cháo đá bát như Hà Sĩ Phu thì làm sao có thể là người cộng sản. Việc xúc phạm chủ tịch Hồ Chí Minh, phủ nhận thành quả cách mạng mà Người đã dày công gây dựng hả chẳng phải là kẻ bán nước hại dân? Việc tung hô nhà văn Nguyên Ngọc rời bỏ Đảng Cộng sản cũng nằm trong âm mưu chống cộng của hắn. Vào Đảng là tự nguyện và Đảng Cộng sản cũng không có chỗ cho loại lưu manh chính trị, phản nước hại dân như Hà Sĩ Phu và lũ "dân chủ” cuội.

Xét về tư tưởng, phẩm chất chính trị thì Hà Sĩ Phu thực chất chính là một con “cà cuống”. Đảng ta không có chỗ cho những kẻ lưu manh chính trị, phản bội lại lòng tin của Đảng như Hà Sĩ Phu và bao đối tượng trở cờ khác



27/10/23

ANH ĐOÀN NGỌC HẢI SAI RỒI!


Anh Đoàn Ngọc Hải, một người được coi là KOL với vài trăm nghìn lượt người theo dõi mà suy nghĩ như thế này thì nguy hiểm quá.

Ngày 22/10, anh viết trên facebook của mình “Sài Gòn sáng nay ngày 22/10/2023, chiếc áo vàng này rất đặc biệt không phải ai cũng có thể khoác lên người được”. Kèm theo đó, là clip có độ dài khoảng 10 giây, phản ánh cảnh một nhà sư t.át vào mặt một người đàn ông lớn tuổi trước sự chứng kiến của nhiều người. Vừa t.át, nhà sư này vừa nói: "Ng.ậm miệng chưa?”.

Sau khi anh Đoàn Ngọc Hải đăng bài viết, đã có nhiều bình luận lợi dụng vụ việc này để nội dung chỉ trích, xúc phạm, miệt thị Phật giáo. Tuy nhiên, khi Giáo hội Phật giáo vào cuộc, hóa ra, clip đã cũ, xảy ra từ năm 2020 và không phải ở TP Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, anh Đoàn Ngọc Hải vẫn giữ nguyên, không chỉnh sửa, hay chú thích gì thêm.

Đến khi Sở TTTT thành phố Hồ Chí Minh lên tiếng xử lý đăng tải thông tin không đúng sự thật, anh Đoàn Ngọc Hải mới lên mạng phân trần: “ngay cả phóng viên không biết clip đó ở đâu thì tôi làm sao biết được”, “tôi viết vì muốn đề cao tính nhân văn muôn đời của Phật giáo”.

Một thông tin không đúng về thời gian, không đúng về địa điểm, ảnh hưởng đến uy tín của Giáo hội Phật giáo mà anh Hải vẫn cố tình cãi chày cãi cối thì đến bó tay với hiểu biết pháp luật của anh Đoàn Ngọc Hải.

“DÂN VẬN ĐIỆN TỬ”

 

Vừa qua, mô hình “Sổ tay phòng chống tội phạm và vi phạm pháp luật” và “Sổ tay an ninh Hà Đông điện tử” của Công an quận Hà Đông, Hà Nội được Bộ Công an ghi nhận là mô hình dân vận khéo tiêu biểu của lực lượng Công an nhân dân. Sổ tay An ninh Hà Đông điện tử bao gồm 8 nội dung tuyên truyền pháp luật: Tài khoản định danh điện tử; Tội phạm hình sự; Tội phạm công nghệ cao; Tội phạm về ma túy; Lĩnh vực giao thông đường bộ; Công tác phòng cháy, chữa cháy; Công tác quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ; Lĩnh vực an ninh. Đặc biệt là mục Quiz Game trả lời 100 câu hỏi trắc nghiệm kiến thức trên nhiều lĩnh vực như: Phòng chống tội phạm, bạo lực học đường, PCCC, an toàn giao thông, an ninh mạng,…

Có thể nói, trong giai đoạn công nghệ phát triển như hiện nay thì những mô hình dân vận đáp ứng yêu cầu tình hình mới là điều đáng hoan nghênh, nhân rộng và biểu dương trong thời gian tới. Đặc biệt, những hình thức “dân vận điện tử”, “dân vận trên không gian mạng” này hoàn toàn có thể cập nhật, thay đổi, tương tác nhanh nhất với người dân, xã hội. Mặt khác, mô hình này còn tích hợp tính năng audiobooks, QR-code vô cùng hiện đại.

Thành quả này là sự nỗ lực, cố gắng của công an Quận Hà Đông, Công an Hà Nội nói riêng và của Bộ Công an nói chung trong nỗ lực ứng dụng công nghệ, chính quyền điện tử vào vận hành, quản lý đất nước cũng như công tác đảm bảo an ninh, trật tự.

KHÔNG CÓ CHUYỆN HÀ NỘI “OM” SỐ TIỀN 110 TỶ GIÚP NẠN NHÂN VỤ CHÁY KHƯƠNG ĐÌNH


Từ hôm qua, báo Tuổi trẻ và một số KOLs trên mạng dồn dập đăng thông tin liên quan đến việc Mặt trận Tổ quốc Thanh Xuân chưa phân bổ 110 tỉ giúp nạn nhân vụ cháy chung cư mini tại phường Khương Đình, quận Thanh Xuân (Hà Nội).
Thậm chí, anh nhà báo Đào Tuấn, báo Lao động còn đăng bài với giọng điệu mỉa mai, đá xoáy các cơ quan chức năng “Số tiền 110 tỉ ủng hộ các nạn nhân vụ cháy đã được quận Thanh Xuân “xây dựng xong phương án phân bổ” rồi đồng chí đồng bào nhé. Nó chậm vì là "đang chờ xin ý kiến các ngành để có sự thống nhất". Chúng mình đã trót xót xa áy náy, đã trót ủng hộ giúp đỡ những đồng bào hoạn nạn rồi thì cũng nên trót tin là tiền sẽ đến tay đồng bào mình. Chắc ko lươn lẹo gì đâu. Chắc kiểu gì chả có…sao kê”.

Thực tế, việc phân bổ tiền ủng hộ không phải thực hiện vô nguyên tắc, mà phải theo quy định của Nghị định số 93/2021/NĐ-CPcủa Chính phủ về vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố. Nếu không lên phương án hợp lý, sẽ đưa tới những dư luận xấu về tính công bằng, khi người này nhận nhiều hơn, người này nhận ít hơn. Để phân bổ hợp lý, phải có đánh giá mức độ thiệt hại cụ thể của từng hoàn cảnh. Từ đó sẽ xây dựng phương án hỗ trợ theo đúng phương châm là tiền ủng hộ của các tập thể, cá nhân được sử dụng đúng mục đích, ý nghĩa lâu dài.

Ai cũng biết, ngay sau khi vụ cháy xảy ra, chính quyền Hà Nội đã nhanh chóng triển khai các hoạt động hỗ trợ gia đình bị nạn, với số tiền 37 triệu đồng/người thiệt mạng, 12.4 triệu đồng với người bị thương, tất cả chi phí chữa trị người bị nạn đều do thành phố chi trả. Thành phố cũng đứng ra kêu gọi các nhà hảo tâm đóng góp giúp đỡ hỗ trợ các nạn nhân vụ cháy.

Điều đó thể hiện rất rõ tinh thần trách nhiệm, hết lòng của chính quyền Thành phố Hà Nội với người dân, chứ không phải đùn đẩy như dẫn dắt của một số kẻ đạo đức giả trên mạng.

NHỮNG KẺ TRỤC LỢI TÌNH THƯƠNG


Lá lành đùm lá rách là tinh thần đáng quý của nhân dân ta nhất là trong lúc đồng bào gặp nhiều hoạn nạn. Tuy nhiên, cũng có nhiều kẻ lợi dụng nó để trục lợi cho bản thân vừa khiến người hảo tâm mất tiền, mất niềm tin cũng vừa khiến nhiều mảnh đời khó khăn không được giúp đỡ.

Ngay sau vụ cháy chung cư mini tại Khương Hạ, Công an TP Hà Nội đã phát đi những cảnh báo về các hiện tượng, đối tượng trục lợi từ những hoàn cảnh khó khăn của các nạn nhân và gia đình các nạn nhân. Bởi trong hàng chục tổ chức, cá nhân tự phát thì có lẽ cũng sẽ người vụ lợi với số tiền từ thiện của các nạn nhân.

Và thực tế đã chứng minh, qua rà soát, Công an thành phố Hà Nội đã phát hiện nhiều trường hợp lợi dụng việc ủng hộ các nạn nhân trong vụ cháy trên rồi đăng thông tin lên mạng xã hội để trục lợi. Điển hình như cặp vợ chồng N.Q.T và N.T.H (cùng sinh năm 1999; trú tại Long Biên, Hà Nội) lập nhóm “Hóng biến cháy lớn tại chung cư mini Khương Hạ - Hà Nội” nhằm chia sẻ bài viết, thông tin liên quan đến vụ cháy để tăng lượng tương tác, tăng lượng Follow. Sau đó, cặp vợ chồng này thấy có thể thu được nguồn lợi từ việc quyên góp tiền nên lập các tài khoản khác nhau trong đó có cả giả mạo Trưởng khoa chấn thương và hồi phục Bạch Mai để kêu gọi. Hành vi của cặp vợ chồng này hiện đang được Phòng cảnh sát hình sự CA TP Hà Nội làm rõ.

Vì vậy, để lòng tốt của bản thân mình đặt đúng chỗ, người dân cần nâng cao cảnh giác trước các tài khoản kêu gọi ủng hộ, tìm hiểu kỹ thông tin từ tài khoản kêu gọi cho đến các trường hợp mà các đối tượng nêu ra. Để cho chắc chắn, hãy lựa chọn những quỹ, chương trình do Nhà nước, đoàn thể cấp phép, đứng ra tổ chức như Ủy ban MTTQ Việt Nam và Hội Chữ thập đỏ các cấp...

Đừng để những kẻ trục lợi trên tình thương của chúng ta sống nhởn nhơ và thu lời bất chính như vậy!

26/10/23

“DÂN VẬN ĐIỆN TỬ”


Vừa qua, mô hình “Sổ tay phòng chống tội phạm và vi phạm pháp luật” và “Sổ tay an ninh Hà Đông điện tử” của Công an quận Hà Đông, Hà Nội được Bộ Công an ghi nhận là mô hình dân vận khéo tiêu biểu của lực lượng Công an nhân dân. Sổ tay An ninh Hà Đông điện tử bao gồm 8 nội dung tuyên truyền pháp luật: Tài khoản định danh điện tử; Tội phạm hình sự; Tội phạm công nghệ cao; Tội phạm về ma túy; Lĩnh vực giao thông đường bộ; Công tác phòng cháy, chữa cháy; Công tác quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ; Lĩnh vực an ninh. Đặc biệt là mục Quiz Game trả lời 100 câu hỏi trắc nghiệm kiến thức trên nhiều lĩnh vực như: Phòng chống tội phạm, bạo lực học đường, PCCC, an toàn giao thông, an ninh mạng,…

Có thể nói, trong giai đoạn công nghệ phát triển như hiện nay thì những mô hình dân vận đáp ứng yêu cầu tình hình mới là điều đáng hoan nghênh, nhân rộng và biểu dương trong thời gian tới. Đặc biệt, những hình thức “dân vận điện tử”, “dân vận trên không gian mạng” này hoàn toàn có thể cập nhật, thay đổi, tương tác nhanh nhất với người dân, xã hội. Mặt khác, mô hình này còn tích hợp tính năng audiobooks, QR-code vô cùng hiện đại.

Thành quả này là sự nỗ lực, cố gắng của công an Quận Hà Đông, Công an Hà Nội nói riêng và của Bộ Công an nói chung trong nỗ lực ứng dụng công nghệ, chính quyền điện tử vào vận hành, quản lý đất nước cũng như công tác đảm bảo an ninh, trật tự.

RÁC HÀ NỘI ĐI VỀ ĐÂU?


Mỗi ngày Hà Nội phải gánh trên vai 7000 tấn trác thải rắn sinh hoạt, tính sơ bộ thì mỗi năm có khoảng 2.5 triệu tấn. Giải pháp chôn lấp chỉ là tạm thời, về lâu về dài thì không thể vì ô nhiễm nguồn nước ngầm và bãi chôn lấp ngày càng thu hẹp.

Chúng ta đã từng mơ tới Singapo, một thành phố xanh đúng nghĩa, với quy trình xử lý rác khép kín từ khâu phân loại đến khi rác chỉ còn là khói, nước và tro bụi. Họ đã biến những thứ con người thải ra thành nguồn năng lượng sạch phục vụ lại chính con người. Câu hỏi đặt ra là: tại sao HN lại không làm được như SGP?. “nói thì dễ nhưng làm lễ thì khó”, nhưng dù rất khó thì hôm nay HN cũng đã làm được.

Nhà máy điện rác Sóc Sơn, HN với diện tích 17,5 ha, đã được đưa vào vận hành, mỗi ngày nhà máy tiếp nhận khoảng 3.000 tấn rác, tương đương khoảng 40 - 50% lượng rác thải của HN. Với quy trình kép kín, xử lý trọn bộ từ đầu vào là rác, đầu ra nước thải sạch, khí thải sạch, tro xỉ sạch và điện sạch với công suất các tổ máy là 165 MW. Đây là nhà máy điện rác lớn thứ 2 thế giới, chỉ sau Nhà máy điện rác Thâm Quyến của Trung Quốc.

Chúc mừng Hà Nội, bài toán khó thế mà cũng giải được! Các địa phương khác chắc chắn đang suy nghĩ mình phải làm gì với đống rác thải ra hàng ngày trên địa bàn!


MỘT SỰ SO SÁNH THIẾU “I-ỐT”


Trên một số diễn đàn thấy một số người lại so sánh hành động thực thi công vụ của lực lượng Công an nhân dân với hành động nguy hiểm, vi phạm pháp luật của Ngọc Trinh.

Việc so sánh giữa việc thực thi công vụ của lực lượng Công an với hành vi nguy hiểm của Ngọc Trinh là hoàn toàn không phù hợp và thiếu căn cứ. Một bên là việc làm vì cộng đồng, vì trật tự và an toàn xã hội; một bên là hành động ích kỷ và thiếu trách nhiệm. Làm sao có thể đặt chúng lên bàn cân mà so sánh?

Việc vi phạm của Ngọc Trinh đã rõ ràng như “mặt trời giữa trưa”, chính Ngọc Trinh cũng đã thừa nhận hành vi vi phạm và đã phải trả giá về hành vi nguy hiểm của bản thân. Đáng lẽ ở cái tuổi 34 thì Ngọc Trinh phải có suy nghĩ và hành động có trách nhiệm hơn. Là người được dư luận quan tâm và ảnh hưởng nhất định, Ngọc Trinh có hành động phản cảm, nguy hiểm không chỉ ảnh hưởng xấu đến bản thân cô mà còn có thể trở thành tấm gương xấu cho giới trẻ.

Còn việc thực thi của lực lượng Công an nhân dân là nhiệm vụ quan trọng, cao cả trong đảm bảo an ninh, trật tự. Họ phải đối mặt với những loại tội phạm manh động, nguy hiểm và liều lĩnh, do đó, đòi hỏi những cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân phải được đào tạo bài bản, chính quy, tinh nhuệ và luôn sẵn sàng để ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật. Họ là những người lính canh gác cho bình yên của nhân dân, và họ làm việc không mệt mỏi vì một xã hội công bằng và an toàn.

Cơ quan công an đã làm đúng trách nhiệm của mình khi xử lý vấn đề một cách nhanh chóng và quyết đoán. Điều này không chỉ là bài học cho Ngọc Trinh mà còn là lời cảnh báo cho những người nổi tiếng khác và giới trẻ hiện nay: Hãy sống có trách nhiệm và đừng biến mình thành tấm gương xấu trong xã hội.

Tóm lại, chả hiểu mấy vị nghĩ gì mà có thể phát ngôn ra những lời “thiếu i-ốt” như vậy.

25/10/23

Bảo vệ trẻ em trước thế giới đầy biến động


Trẻ em là đối tượng cần yêu thương, bảo vệ và chăm sóc đặc biệt trong bối cảnh thế giới đầy rủi ro đến từ thiên nhiên, hay xung đột vũ trang thậm chí là nguy hiểm từ không gian mạng…

Theo UNICEF, trong giai đoạn 2016-2021, các cơn bão quét qua quốc đảo Dominica thuộc vùng Caribe đã khiến 76% số trẻ em phải di dời.

Trẻ em là đối tượng cần được ưu tiên bảo vệ trong bối cảnh thế giới mới đầy rẫy những thảm họa. Song, số trẻ em buộc phải chuyển chỗ ở do những thảm họa liên quan đến thời tiết hiện không phải là ít.

Theo báo cáo phân tích “Trẻ em phải chuyển chỗ ở trong bối cảnh khí hậu thay đổi” mà UNICEF công bố ngày 6/10, trong khoảng thời gian chỉ sáu năm, kể từ năm 2016, có hơn 43 triệu trẻ em tại 44 quốc gia phải sơ tán, tương đương với khoảng 20.000 trẻ em phải chuyển chỗ ở mỗi ngày do các thảm họa thiên nhiên gây ra. Trong đó, Nam Sudan và Somalia có tỷ lệ trẻ phải di dời do lũ lụt cao nhất, với tỷ lệ lần lượt là 11% và 12%. Trong khi đó, hạn hán ở Somalia, Ethiopia và Afghanistan đã khiến hơn 1,3 triệu trẻ phải rời bỏ nhà cửa.

UNICEF ước tính, riêng tại Đông Á và Thái Bình Dương có khoảng 19 triệu trẻ em phải chuyển chỗ ở, chiếm hơn 44% tổng số trẻ em chịu chung hoàn cảnh này trên toàn cầu. Nguyên nhân hàng đầu là do lũ lụt (12 triệu em) và bão (hơn 6 triệu em).

Tăng cường các hoạt động ứng phó

Cũng trong giai đoạn 2016-2021, khoảng 930.000 trẻ em ở Việt Nam phải sơ tán do lũ lụt, bão và hạn hán.

Việt Nam cùng với các quốc gia khác như Trung Quốc, Philippines và Indonesia nằm trong top 10 quốc gia ghi nhận số lượng trẻ em phải chuyển khỏi chỗ ở nhiều nhất do phải đối mặt với các tình trạng thời tiết khắc nghiệt.

Đại diện UNICEF tại Việt Nam, bà Rana Flowers, cho biết: “Hậu quả xảy ra ở Việt Nam đã khẳng định, trẻ em chịu nhiều ảnh hưởng của khủng hoảng khí hậu, không chỉ về mặt sức khỏe mà còn về các mặt phát triển khác”.

Báo cáo của UNICEF dự báo, trong 30 năm tới, lũ lụt ven sông có thể khiến gần 96 triệu trẻ em trên toàn cầu phải chuyển khỏi chỗ ở. Gió bão và mực nước dâng do bão có khả năng sẽ khiến lần lượt 10,3 triệu và 7,2 triệu trẻ em phải chuyển khỏi nơi ở cũng trong khoảng thời gian đó.

Giám đốc điều hành UNICEF Catherine Russell cho biết: “Thật đáng sợ đối với bất kỳ trẻ em nào khi phải chứng kiến hay trải qua cảnh cháy rừng, bão hoặc lũ lụt dữ dội ập tới nơi các em sinh sống. Đối với những em buộc phải rời đi, nỗi sợ hãi và những tác động gây ra có thể đặc biệt nghiêm trọng cùng với nỗi lo lắng về việc liệu các em có thể trở về nhà, tiếp tục đi học. Sinh mạng có thể được cứu sống nhờ việc sơ tán nhưng đồng thời gây ra nhiều xáo trộn trong cuộc sống của các em”.

Khi tác động của biến đổi khí hậu gia tăng thì các phong trào về khí hậu cũng nhiều hơn. “Chúng ta có các công cụ và kiến thức để ứng phó với những thách thức ngày càng lớn đối với trẻ em, tuy nhiên chúng ta đang hành động quá chậm”, bà Russell nhấn mạnh.

Giám đốc điều hành UNICEF cho rằng, cần tăng cường các hoạt động hỗ trợ cộng đồng trong việc chuẩn bị, bảo vệ những trẻ em có nguy cơ phải chuyển chỗ ở và hỗ trợ những em đã phải rời bỏ nơi ở của mình.

Việc ổn định nơi ở và cuộc sống cần song hành với bảo vệ các em khỏi những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu cũng như xung đột vũ trang đang diễn ra nhiều nơi trên thế giới.

Nhân Ngày quốc tế Trẻ em gái 11/10, Diễn đàn châu Phi về những trẻ em bị ảnh hưởng do xung đột vũ trang (APCAAC) kêu gọi các nước cần đưa ra các cam kết mới nhằm bảo vệ quyền và phúc lợi của trẻ em nói chung và trẻ em gái nói riêng.

Theo APCAAC, trong các tình huống xung đột, trẻ em gái là đối tượng phải cam chịu trước những hành vi xâm phạm mang tính hệ thống đối với quyền lợi của các em, gây ra những ảnh hưởng đến cả thể chất, tinh thần và cảm xúc.

Tuyên bố nhấn mạnh, việc bảo vệ tương lai và hiện thực hóa giấc mơ của trẻ em gái cũng là tinh thần của chủ đề: “Đầu tư vào các quyền của trẻ em gái: Lãnh đạo của chúng ta, cuộc sống của chúng ta” mà Ngày quốc tế Trẻ em gái năm nay hướng tới.

Hạn chế tác hại của mạng xã hội

Không chỉ bảo vệ trẻ em từ những mối đe dọa của thiên nhiên, bảo vệ trẻ em khỏi những nguy hiểm trên không gian mạng cũng được chú trọng.

“Đạo luật ngăn chặn việc khai thác nguồn cấp dữ liệu gây nghiện cho trẻ em”do các nhà lập pháp bang New York đưa ra sẽ giúp hạn chế những gì được cho là các tính năng có hại và gây nghiện của mạng xã hội đối với các em. Dự luật này cho phép người dùng dưới 18 tuổi và cha mẹ của họ từ chối nhận nguồn cấp dữ liệu được điều khiển bởi các thuật toán nhằm khai thác dữ liệu cá nhân của người dùng.

Dự luật cũng sẽ cho phép người dùng và phụ huynh chặn quyền truy cập vào các nền tảng truyền thông xã hội trong khoảng thời gian từ 12 giờ đêm đến 6 giờ sáng hoặc giới hạn tổng số giờ mà trẻ vị thành niên có thể vào mạng mỗi ngày.

Các dự luật này đều nhắm vào các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Instagram, TikTok, Twitter và YouTube, nơi nguồn cấp dữ liệu bao gồm nội dung do người dùng tạo ra, cùng với các tài liệu khác mà nền tảng này gợi ý cho người dùng dựa trên dữ liệu cá nhân của họ. Tổng chưởng lý New York Letitia James nói: “Đây là một vấn đề lớn mà tất cả chúng tôi đều cảm nhận rõ ràng và cần phải giải quyết. Trên toàn nước Mỹ, trẻ em và thanh thiếu niên đang phải đối mặt với tỷ lệ trầm cảm, lo lắng, ý nghĩ tự tử và các vấn đề sức khỏe tâm thần khác cao đáng kể, phần lớn là do mạng xã hội gây ra”. Các bang khác bao gồm Arkansas, Louisiana và Utah đã thông qua các dự luật yêu cầu các nền tảng mạng xã hội phải có sự đồng ý của phụ huynh trước khi tạo tài khoản cho thanh thiếu niên.

Trong bối cảnh thế giới hiện nay đầy những biến động phức tạp khó lường, thì trẻ em trên toàn thế giới luôn cần được yêu thương, chăm sóc và bảo vệ.

 

Đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng tố cáo sai sự thật của một số cán bộ, đảng viên hiện nay

 

Tố cáo sai sự thật gây ra những hậu quả khôn lường, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín, danh dự của cá nhân, tổ chức bị tố cáo, gây phức tạp tình hình an ninh, trật tự và gây ra nhiều hệ lụy đối với xã hội. Bởi vậy, việc đấu tranh, ngăn chặn, xử lý hành vi tố cáo sai sự thật của cán bộ, đảng viên cần được nhận diện, nghiên cứu một cách cẩn trọng, thấu đáo, để tìm ra giải pháp xử lý thực sự hiệu quả, đồng bộ và khả thi.

Một số vấn đề chủ yếu về tố cáo sai sự thật

Luật Tố cáo năm 2018 giải thích: “Tố cáo là việc cá nhân theo thủ tục quy định của Luật này báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân”(1).

Hiến pháp năm 2013, quy định: “Mọi người có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân”(2).

Như vậy, tố cáo là quyền của công dân do Hiến pháp, pháp luật quy định. Cán bộ, đảng viên cũng là công dân và họ cũng có quyền tố cáo theo quy định của Hiến pháp và pháp luật.

Từ những điều nêu trên, có thể hiểu: Tố cáo là quyền của công dân Việt Nam do Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định; đó là việc người dân theo quy định của Luật Tố cáo báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân; để cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền tiến hành giải quyết, nhằm bảo đảm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân. 

Nội dung tố cáo: Một là, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức, viên chức; hoặc của người khác được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ; người không còn là cán bộ, công chức, viên chức, nhưng đã thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trong thời gian là cán bộ, công chức, viên chức; người không còn được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ, nhưng đã thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trong thời gian được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ. Hai là, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào về việc chấp hành quy định của pháp luật, trừ hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ.

Hình thức tố cáo: Việc tố cáo được thực hiện bằng đơn hoặc được trình bày trực tiếp tại cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

Luật Tố cáo giải thích: Giải quyết tố cáo là việc thụ lý, xác minh, kết luận nội dung tố cáo và xử lý kết luận nội dung tố cáo của người giải quyết tố cáo. Do vậy, có thể hiểu: Giải quyết tố cáo là hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền làm cho các hành vi vi phạm pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân bị ngăn chặn, loại trừ, bảo đảm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân. 

Luật Tố cáo cũng quy định các hành vi bị nghiêm cấm trong tố cáo, bao gồm cố ý tố cáo sai sự thật; cưỡng ép, lôi kéo, kích động, dụ dỗ, mua chuộc người khác tố cáo sai sự thật; sử dụng họ tên của người khác để tố cáo; lợi dụng quyền tố cáo để tuyên truyền chống Nhà nước, xâm phạm lợi ích của Nhà nước; gây rối an ninh, trật tự công cộng; xuyên tạc, vu khống, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác.

Cùng với quyền tố cáo theo quy định của pháp luật, người cán bộ còn phải chấp hành nghiêm quy định về tố cáo trong Luật Cán bộ, công chức. Luật này quy định cán bộ không được làm những việc khác với quy định của pháp luật và của cơ quan có thẩm quyền. Như vậy, cán bộ phải gương mẫu chấp hành nghiêm chỉnh những điều nghiêm cấm về tố cáo, theo Luật Tố cáo và Luật Cán bộ, công chức,

Đảng viên có quyền tố cáo theo quy định của pháp luật, gương mẫu chấp hành những điều nghiêm cấm trong tố cáo theo Luật Tố cáo nêu trên; đồng thời, còn phải chấp hành những quy định của Đảng về tố cáo. Quy định số 22-QĐ/TW, ngày 28-7-2021, của Ban Chấp hành Trung ương, “về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng” chỉ rõ: “Những người lợi dụng việc tố cáo để xuyên tạc sự thật, vu khống, tố cáo bịa đặt, đả kích, chia rẽ bè phái, gây rối nội bộ, tố cáo nhiều lần có dụng ý xấu phải được xem xét, xử lý nghiêm theo quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước”(3); “Không giải quyết đơn tố cáo nặc danh, giấu tên,… đơn tố cáo có từ hai người trở lên cùng ký tên”(4); “Cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy, ủy ban kiểm tra các cấp giải quyết tố cáo phải xử lý hoặc đề nghị xử lý nghiêm những trường hợp… lợi dụng tố cáo để xuyên tạc sự thật, vu khống, tố cáo mang tính bịa đặt, đả kích, gây dư luận xấu đối với người khác”(5).

Điều 6, Quy định số 37-QĐ/TW, ngày 25-10-2021, của Ban Chấp hành Trung ương, “Quy định về những điều đảng viên không được làm”, chỉ rõ những hành vi cụ thể, không được làm là: “Tố cáo có nội dung mang tính bịa đặt; cùng người khác viết, ký tên trong đơn tố cáo; viết đơn tố cáo giấu tên, mạo tên. Gửi hoặc phát tán đơn khiếu nại, tố cáo dưới mọi hình thức đến nơi không có thẩm quyền giải quyết…; kích động, xúi giục, mua chuộc, cưỡng ép người khác khiếu nại, tố cáo”(6).

Tố cáo đúng đắn, nghiêm túc và việc giải quyết tố cáo đúng đắn, kịp thời, hiệu quả sẽ có tác dụng to lớn về nhiều mặt: Góp phần thực hiện nghiêm pháp luật, trước hết là Luật Tố cáo, góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; xử lý kịp thời cá nhân, tập thể sai phạm, làm trong sạch đội ngũ cán bộ, công chức, đảng viên, góp phần giữ nghiêm kỷ luật đảng, kỷ cương phép nước; nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị; bảo đảm an ninh, trật tự ở địa phương, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của địa phương và đất nước; thông qua giải quyết tố cáo, Đảng và Nhà nước tiến hành xem xét lại tính đúng đắn, sự phù hợp của đường lối, chính sách, pháp luật với thực tiễn, để chỉnh sửa, bổ sung hoàn thiện hơn và ban hành những văn bản mới để ngăn chặn, hạn chế việc tố cáo sai sự thật, giải quyết kịp thời, hiệu quả tố cáo.

Theo Đại từ điển tiếng Việt: “Sự thật là cái có thật, có xảy ra”(7), “Sai sự thật” được hiểu là cái không có thật, không xảy ra. Như vậy, có thể hiểu: Tố cáo sai sự thật của cán bộ, đảng viên được hiểu là việc cán bộ, đảng viên bịa ra sự việc, hành vi không có thật, không xảy ra của cá nhân, tổ chức và báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về sự việc, hành vi đó nhằm mục đích đả kích, chia rẽ, bè phái, gây dư luận xấu, gây rối nội bộ.

Tố cáo sai sự thật của cán bộ, đảng viên – những dấu hiệu chính và hậu quả

Một số dấu hiệu về tố cáo sai sự thật của cán bộ, đảng viên

Một là, tố cáo sai sự thật thường xuất hiện cùng với sự xuất hiện của những tố cáo của công dân và tập trung nhiều hơn vào thời điểm chuẩn bị bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu hội đồng nhân dân các cấp; đại hội đảng bộ các cấp, bầu cấp ủy khóa mới; quy hoạch, luân chuyển cán bộ; bổ nhiệm cán bộ; cử cán bộ đi học…

Số lượng tố cáo sai sự thật của cán bộ, đảng viên gia tăng, nhiều khi tăng nhanh trong những thời điểm diễn ra những hoạt động nêu trên, nhất là khi thực hiện quy trình nhân sự lãnh đạo, quản lý. Ở một số nơi, khi cấp ủy có thẩm quyền cử cán bộ đi học, nhất là học chương trình cao cấp lý luận chính trị ở Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, thì tố cáo sai sự thật cũng xuất hiện. Điều này đồng nghĩa với việc làm cho cán bộ bị tố cáo đó sẽ không được đưa vào quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý và quy hoạch cấp ủy cho các nhiệm kỳ tiếp theo.

Hai là, đối tượng của tố cáo sai sự thật của cán bộ, đảng viên chủ yếu là cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt, người đứng đầu cấp ủy, cơ quan, đơn vị.

Thực tế cho thấy, tố cáo sai sự thật thường tập trung vào những cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt, đặc biệt là người đứng đầu cấp ủy, cơ quan, đơn vị; có ít và rất ít tố cáo sai sự thật đối với cấp ủy, tập thể lãnh đạo, quản lý cơ quan, đơn vị. Điều này có thể xuất phát từ nguyên nhân là do việc tố cáo sai sự thật đối với cấp ủy, tập thể lãnh đạo, quản lý cơ quan, đơn vị thường không dễ được nhiều người, nhất là cán bộ, đảng viên chấp nhận và tin theo; đồng thời, việc xử lý khi có thông tin tố cáo (dù sau này được xác định là bịa đặt) với cá nhân sẽ đem lại kết quả nhanh chóng và trực tiếp hơn (dừng quy hoạch, bổ nhiệm…), đúng với ý đồ, “mục tiêu” của những đơn, thư loại này.

Ba là, những tố cáo sai sự thật của cán bộ, đảng viên thường chỉ do một cán bộ (cán bộ này là đảng viên), đảng viên ký tên vào đơn thư tố cáo.

Việc này chủ yếu để đối phó với quy định của Đảng là cấm từ hai đảng viên trở lên cùng ký tên vào đơn tố cáo, và không giải quyết đơn tố cáo có từ hai người trở lên cùng ký tên vào đơn tố cáo. Song, trên thực tế, vẫn có một số đơn tố cáo có từ hai người trở lên cùng ký tên vào đơn (những người này không là đảng viên); họ tố cáo do bị kích động, xúi giục, mua chuộc, thậm chí bị cưỡng ép từ phía cán bộ, đảng viên. Về thực chất, đây cũng có thể coi là tố cáo sai sự thật của cán bộ, đảng viên.

Bốn là, tố cáo sai sự thật của cán bộ, đảng viên thường do một số cán bộ đã được miễn nhiệm chức vụ, hoặc do cán bộ, đảng viên nghỉ hưu tiến hành.

Thực tế cho thấy, cán bộ, đảng viên đương chức hầu như không tố cáo sai sự thật đối với cán bộ, tổ chức đang thực hiện nhiệm vụ được giao. Bởi vì, họ nhận thức rõ rằng, khi còn đang làm việc trong tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị, nếu tiến hành tố cáo sai sự thật, qua kết quả xác minh, giải quyết tố cáo, chắc chắn họ sẽ bị xử lý nghiêm khắc theo kỷ luật đảng và pháp luật. Khi nghỉ hưu, một số người mới tiến hành tố cáo sai sự thật đối với cán bộ, cấp ủy, tổ chức đảng đang thực hiện nhiệm vụ được giao; một số tố cáo loại này, đối với cán bộ nghỉ hưu, là về sự việc diễn ra trong thời gian họ còn đương chức. Song, họ thường dùng chiêu bài là tiến hành tố cáo để “góp phần chống tiêu cực, suy thoái”; đến khi kết quả giải quyết tố cáo kết luận đó là tố cáo sai sự thật, họ mới nhận sai phạm và phải chịu kỷ luật đảng, xử lý theo quy định của pháp luật.       

Hậu quả của việc cán bộ, đảng viên tố cáo sai sự thật

Thứ nhất, gây phức tạp, rối ren, thậm chí mất đoàn kết trong tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị.

Tố cáo sai sự thật của cán bộ, đảng viên ở những mức độ khác nhau đều gây nên những phức tạp, sự rối ren trong tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị, ảnh hưởng nhất định đến chất lượng, hiệu quả thực hiện chức năng, nhiệm vụ của tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị. Nguy hại hơn, nếu cán bộ, đảng viên tố cáo sai sự thật là cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt, người đứng đầu tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị thì sẽ gây mất đoàn kết nội bộ nặng nề, gây hậu quả lớn đến mọi hoạt động, nhất là việc thực hiện nhiệm vụ của các tổ chức này, ảnh hưởng đến việc thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, chỉ thị, nghị quyết của cấp trên. Nếu tố cáo đó không được giải quyết kịp thời, xử lý nghiêm minh, cấp ủy, tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị đó kém vững vàng, không kiên quyết, hạn chế về năng lực trong giải quyết và xử lý, thì tình trạng rối ren, mất đoàn kết sẽ ngày càng nghiêm trọng, kéo dài, gây nên những hậu quả khó lường.

Thứ hai, gây ra sự lãng phí thời gian, công sức, tài sản của cá nhân, cơ quan liên quan.

Ở các tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị có cán bộ, đảng viên tố cáo sai sự thật, cấp ủy, tập thể lãnh đạo, quản lý của cơ quan, đơn vị thường phải dành thời gian chuẩn bị thông tin cần thiết để cung cấp cho cán bộ, tổ giải quyết tố cáo và phải họp nhiều lần, kể cả họp bất thường, gây lãng phí lớn về thời gian, công sức. Trong khá nhiều trường hợp, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị cũng phải họp nhiều lần và không khí khá căng thẳng, làm lãng phí thời gian, gây nên những phức tạp trong tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị. Tình trạng này ảnh hưởng không nhỏ đến việc tập trung lãnh đạo của cấp ủy, tập thể lãnh đạo, quản lý trong thực hiện nhiệm vụ của tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị; tác động tiêu cực đến hoạt động thực hiện nhiệm vụ của cán bộ, đảng viên, khiến kết quả thực hiện nhiệm vụ không cao.

Cán bộ, tổ giải quyết tố cáo phải tiến hành những công việc cần thiết để giải quyết việc tố cáo sai sự thật của cán bộ, đảng viên; thậm chí, có những tố cáo phức tạp, kéo dài, cán bộ, tổ giải quyết tố cáo phải thực hiện nhiều công việc và tiến hành nhiều lần để giải quyết dứt điểm. Điều này gây lãng phí lớn về thời gian, công sức, trí tuệ của cán bộ giải quyết tố cáo, ảnh hưởng không nhỏ đến công việc và tiến độ của việc giải quyết các tố cáo đúng đắn khác.

Thứ ba, gây hậu quả cho người, cơ quan, tổ chức bị tố cáo và công tác tổ chức, cán bộ của cấp ủy, cơ quan, đơn vị.

Cán bộ lãnh đạo, quản lý tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị bị cán bộ, đảng viên tố cáo sai sự thật là đối tượng phải gánh chịu nhiều hậu quả, thậm chí là rất nghiêm trọng. Họ phải chuẩn bị những nội dung cần thiết để giải trình và trực tiếp giải trình với cán bộ, tổ giải quyết tố cáo, gây lãng phí thời gian, công sức, ảnh hưởng đến chất lượng việc lãnh đạo, điều hành, tổ chức mọi hoạt động của tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị. Nguy hiểm hơn là, những tố cáo đó nhằm mục đích vu khống, hạ bệ, làm mất uy tín của cán bộ và khi lan truyền trong xã hội, mặc dù đã được cơ quan chức năng xác minh, kết luận là không đúng, nhưng nó cũng làm cho người bị tố cáo phải chịu sức ép rất lớn về tâm lý trong tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị, kể cả trong quan hệ gia đình, đồng chí, bạn bè.

Người bị tố cáo sai sự thật chịu thiệt thòi lớn trong công tác cán bộ, nhất là khi quy hoạch, luân chuyển cán bộ, bổ nhiệm cán bộ, giới thiệu bầu cử vào cấp ủy trong các đại hội tổ chức đảng nhiệm kỳ tiếp theo. Bởi vì, về nguyên tắc, những người đang có đơn tố cáo sẽ bị tạm dừng việc đề bạt, bổ nhiệm vào chức vụ đã định; không được giới thiệu bầu vào cấp ủy trong đại hội tổ chức đảng nhiệm kỳ tiếp theo. Đặc biệt, tố cáo sai sự thật gây hậu quả nghiêm trọng đối với uy tín, danh dự của cá nhân, tập thể khi các thông tin bịa đặt, sai sự thật được phát tán trên các phương tiện truyền thông đại chúng, mạng xã hội.

Thứ tư, gây phức tạp trong xã hội và ảnh hưởng đến tình hình an ninh, trật tự.

Tố cáo sai sự thật của cán bộ, đảng viên đối với cán bộ, đảng viên và tổ chức đảng ở địa phương đều gây phức tạp trong xã hội, bất ổn về an ninh, trật tự, kìm hãm sự phát triển mọi mặt của địa phương, cơ quan, đơn vị. Mức độ nghiêm trọng và phức tạp trong xã hội và với an ninh, trật tự sẽ lớn hơn, khi tố cáo sai sự thật nhằm vào cán bộ chủ chốt, người đứng đầu cấp ủy, cơ quan, đơn vị ở các cấp.

Vì vậy, có thể khẳng định, tố cáo sai sự thật của cán bộ, đảng viên là hành vi gây rối, nhằm phá hoại Đảng, Nhà nước, chế độ và cần được kiên quyết đấu tranh, xử lý nghiêm minh, thỏa đáng.

Nguyên nhân của tình trạng tố cáo sai sự thật của cán bộ, đảng viên và giải pháp chủ yếu để ngăn chặn, đẩy lùi

Mặc dù Đảng, Nhà nước đã có khá nhiều chủ trương, quyết định, quy định nhằm ngăn chặn, đẩy lùi, từng bước hạn chế, loại trừ tình trạng tố cáo sai sự thật của người dân và của cán bộ, đảng viên; đồng thời, đã lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện quyết liệt và xử lý nghiêm minh những người tố cáo sai sự thật, nhất là cán bộ, đảng viên; song, tình trạng này vẫn tồn tại ở nhiều nơi; vẫn còn trên 50% tố cáo loại này. Đơn cử, qua kết quả thực hiện chỉ thị, quy định của Đảng đối với công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân trong năm 2022 của tỉnh Nghệ An, cho thấy tố cáo sai chiếm tỷ lệ 59,2%(8), trong đó có một số tố cáo của cán bộ, đảng viên. Ở khá nhiều nơi, tình trạng này đang có xu hướng gia tăng.

Tố cáo sai sự thật của cán bộ, đảng viên thường do một số nguyên nhân chủ yếu sau:

Thứ nhất, một bộ phận cán bộ, đảng viên nhận thức chưa sâu sắc, đầy đủ về vai trò, tác dụng của việc tố cáo, nhất là tố cáo trong Đảng; về những điều nghiêm cấm trong Luật Tố cáo và những quy định của Đảng về những vấn đề, hành vi bị nghiêm cấm liên quan đến việc tố cáo.

Thứ hai, bản lĩnh chính trị của một số cán bộ, đảng viên không vững vàng, còn nhẹ dạ, cả tin vào những lời bịa đặt của một số người khác, trong đó có một số cán bộ, đảng viên thoái hóa, biến chất chưa bị phát hiện và xử lý; do đó, đã tiến hành tố cáo không đúng sự thật đối với cán bộ, đảng viên, cấp ủy, tập thể lãnh đạo, quản lý cơ quan, đơn vị.

Thứ ba, một số cán bộ, đảng viên có mục đích, động cơ không trong sáng, không muốn người khác hơn mình, kèn cựa địa vị, tranh giành quyền lực… nên đã trực tiếp hoặc xúi giục, dụ dỗ, thậm chí khống chế người khác tiến hành tố cáo sai sự thật.

Thứ tư, trình độ, năng lực, kinh nghiệm giải quyết tố cáo và nhận diện tố cáo sai sự thật của nhiều cơ quan, cán bộ có thẩm quyền giải quyết tố cáo của công dân và giải quyết tố cáo trong Đảng còn hạn chế; có lúc, có nơi chưa thật sự coi trọng thỏa đáng việc xử lý người, cán bộ, đảng viên có hành vi tố cáo sai sự thật; chưa xử lý nghiêm, kịp thời theo kỷ luật đảng và pháp luật nên chưa đủ sức răn đe.

Để ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng tố cáo sai sự thật của cán bộ, đảng viên, cần tập trung thực hiện những giải pháp chủ yếu sau:

Một là, tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức đầy đủ, sâu sắc cho cán bộ, đảng viên với những quy định về tố cáo trong Đảng, nhất là Quy định số 22-QĐ/TW, ngày 28-7-2021, của Ban Chấp hành Trung ương, “về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng”; Luật Tố cáo, Luật Cán bộ, công chức; góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, đảng viên, và từ đó, nêu cao tinh thần gương mẫu trong thực hiện các quy định này.

Hai là, tiếp tụchoàn thiện các văn bản của Nhà nước về tố cáo và các quy định của Đảng về tố cáo, giải quyết tố cáo trong Đảng.

Cần quan tâm hơn đến việc cụ thể hóa, hướng dẫn thực hiện những nội dung về tố cáo, giải quyết tố cáo trong các văn bản nêu trên, nhất là những điều nghiêm cấm khi tiến hành tố cáo; bổ sung quy định về xử lý hành vi tố cáo sai sự thật, đặc biệt là của cán bộ, đảng viên.

Ba là, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát để hạn chế và đẩy lùi tình trạng cán bộ, đảng viên tố cáo sai sự thật.

Cấp ủy các cấp tăng cường lãnh đạo công tác kiểm tra, giám sát của các cấp ủy trực thuộc, ủy ban kiểm tra cùng cấp và cấp dưới về tố cáo, giải quyết tố cáo; đồng thời, chú trọng việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát của cấp ủy về tố cáo, giải quyết tố cáo. Ủy ban kiểm tra các cấp coi trọng và tăng cường công tác kiểm tra về tố cáo và giải quyết tố cáo của cấp ủy, tổ chức đảng cấp dưới và việc tố cáo của đảng viên. Cấp ủy, ủy ban kiểm tra các cấp tăng cường kiểm tra tổ chức đảng cấp dưới và đảng viên, kể cả cấp ủy viên cùng cấp khi có dấu hiệu vi phạm những quy định về tố cáo, nhất là vi phạm những điều nghiêm cấm về tố cáo; tăng cường giám sát về vấn đề này để phòng ngừa, ngăn chặn việc tố cáo sai sự thật của cán bộ, đảng viên ngay từ khi mới manh nha; qua đó, thiết thực góp phần hạn chế, loại trừ tố cáo loại này.

Bốn là, nâng cao chất lượng các cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố cáo của Nhà nước và của Đảng; nâng cao trình độ mọi mặt của đội ngũ cán bộ các cơ quan này, có đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, ngang tầm nhiệm vụ.

Nâng cao chất lượng các cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố cáo của Nhà nước và của Đảng theo các nhiệm vụ, giải pháp của Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25-10-2017, của Ban Chấp hành Trung ương, “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”; coi trọng xác định đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, xây dựng và thực hiện quy chế làm việc và chọn, bố trí đúng người đứng đầu. Đồng thời, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ của các cơ quan này, đáp ứng tốt yêu cầu giải quyết đúng đắn, nghiêm minh, hiệu quả, kịp thời đơn tố cáo, nhất là tố cáo của cán bộ, đảng viên; kết luận chính xác, kịp thời tố cáo sai sự thật của cán bộ, đảng viên; xử lý theo thẩm quyền và đề nghị cấp có thẩm quyền xử lý nghiêm minh, thỏa đáng theo pháp luật và kỷ luật đảng. Coi trọng bồi dưỡng cập nhật kiến thức, nâng cao năng lực, kỹ năng và kinh nghiệm nhận diện, phát hiện những tố cáo của cán bộ, đảng viên có khả năng là tố cáo sai sự thật; giải quyết kịp thời, hiệu quả, chính xác các tố cáo, nhất là tố cáo của cán bộ, đảng viên.

Năm là, cấp ủy tăng cường quản lý cán bộ, đảng viên, chú trọng việc quản lý của chi ủy, chi bộ; phát huy mạnh mẽ vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị – xã hội và nhân dân trong tham gia ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng tố cáo sai sự thật của cán bộ, đảng viên.

Chi ủy, chi bộ cần xác định rõ trách nhiệm của mình trong thực hiện nhiệm vụ quản lý đảng viên, kể cả đảng viên là cán bộ cấp trên, về thực hiện Điều lệ Đảng, những quy định của Đảng, Nhà nước về tố cáo; chủ động phát hiện sớm và ngăn chặn từ xa đảng viên có ý định tố cáo sai sự thật.  

Cấp ủy các cấp cần tạo điều kiện thuận lợi và hướng dẫn Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị – xã hội và nhân dân nắm rõ những vấn đề chủ yếu về tố cáo, về giải quyết tố cáo trong Đảng; về giám sát hoạt động tố cáo của cán bộ, đảng viên, phát hiện và báo cáo cấp ủy về những đảng viên có khả năng tiến hành tố cáo sai sự thật để có giải pháp ngăn chặn kịp thời, hiệu quả; coi trọng việc thực hiện chủ trương, quy định của Đảng về giám sát, phản biện xã hội(9)./.

 

NGỌC TRINH CÓ PHẢI LÀ “DÂN OAN”?


Sau khi người mẫu Ngọc Trinh bị bắt, hàng loạt các trang như Việt Tân, VOA,… đã lên bài viết bảo vệ cô ta. Điển hình như luật sư Đặng Đình Mạnh, luật sư “dân chủ” đã trốn sang Mỹ đã đăng bài viết “Ngọc Trinh – từ người đẹp trở thành dân oan”.

Đặng Đình Mạnh cho rằng, việc cơ quan công an khởi tố Ngọc Trinh là quá nặng và không phù hợp, biến cô ta từ người mẫu trở thành “dân oan”. Thực tế, nếu Ngọc Trinh chỉ dừng lại ở việc "biểu diễn" môtô, không đăng tải các video sai phạm lên mạng xã hội có hàng triệu người theo dõi, thì chỉ bị phạt hành chính.

Tuy nhiên, do ham muốn nổi tiếng, đánh bóng tên tuổi trên mạng xã hội, Ngọc Trinh và ekip của cô ta đã liên tục quay, cắt ghép video, sau đó đăng 5 video lên tài khoản Tiktok Ngoc Trinh (có 6,8 triệu người theo dõi), Facebook Trần Thị Ngọc Trinh (có hơn 3 triệu người theo dõi), Fanpage NGỌC TRINH (có 5,9 triệu người theo dõi) và đã nhận tổng cộng hơn 163 triệu lượt tương tác. Các video này lan truyền trên không gian mạng với hơn 240 bài post trên Facebook, hơn 650 bài viết trên website; hơn 3.000 video liên quan trên YouTube.

Việc đăng tải, phát tán nội dung các video của các tài khoản nêu trên có ảnh hưởng xấu đến vấn đề an ninh trật tự và an toàn xã hội, ảnh hưởng tiêu cực đến nhận thức, lối sống và văn hóa ứng xử của giới trẻ, đặc biệt đây là tài khoản mạng xã hội được hàng triệu người theo dõi đã vi phạm về quy tắc ứng xử trên mạng xã hội. Chính vì vậy, việc khởi tố Ngọc Trinh về hành vi Gây rối trật tự công cộng là hoàn toàn đúng theo quy định của pháp luật.

Rõ ràng, không hề có “dân oan” nào mang tên Ngọc Trinh cả

24/10/23

Ảo ảnh mang tên “Nhà nước Mông”


Tại một số tỉnh phía Bắc, trong đó có tỉnh miền núi biên giới Sơn La, hoạt động lập cái gọi là “Nhà nước Mông” đã diễn ra ở một số địa bàn vùng cao, biên giới dưới sự “hà hơi, tiếp sức” của các đối tượng nước ngoài.

Các tổ chức người Mông lưu vong với sự hỗ trợ đắc lực của nước ngoài vẫn đang tăng cường việc tập hợp lực lượng, liên kết chặt chẽ với một số tổ chức phản động lưu vong móc nối chỉ đạo thực hiện âm mưu chống phá nước ta. Tại một số tỉnh phía Bắc, trong đó có tỉnh miền núi biên giới Sơn La, hoạt động lập cái gọi là “Nhà nước Mông” cũng đã diễn ra ở một số địa bàn vùng cao, biên giới dưới sự “hà hơi, tiếp sức” của các đối tượng nước ngoài. Sau nhiều năm kiên trì điều tra, xác minh và quyết liệt đấu tranh, Công an tỉnh Sơn La từng bước bóc gỡ hoạt động, vô hiệu hóa hoạt động của các đối tượng này, bắt giữ và đưa ra bản án thích đáng với nhiều đối tượng lầm đường lạc lối. Đồng thời tăng cường công tác vận động tuyên truyền bà con nhân dân ở các bản vùng cao không nghe, không tin lời của đối tượng xấu trước âm mưu lập “Nhà nước Mông” ly khai, tự trị.

 

Nằm trong một quốc gia đa dân tộc, đồng bào dân tộc Mông là một bộ phận quan trọng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Đồng bào Mông cư trú ở hầu hết các tỉnh miền núi phía Bắc và di cư vào một số tỉnh Tây Nguyên nhưng tập trung chủ yếu ở các tỉnh thuộc Đông và Tây Bắc Việt Nam như: Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu, Sơn La và Điện Biên… Trong lịch sử oai hùng chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam có một phần đóng góp to lớn của đồng bào Mông ở vùng Tây Bắc nói chung và ở tỉnh Sơn La nói riêng.

Mỗi giai đoạn cách mạng đều có sự chung sức, đồng lòng và tinh thần đoàn kết của toàn dân tộc, trong đó không thể không kể đến sự đóng góp của đồng bào Mông, từ thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ cứu nước cho đến thời kỳ đổi mới. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, đã có hàng trăm chương trình, dự án, kế hoạch… về các lĩnh vực của đời sống dân sinh, đầu tư cho vùng đồng bào các dân tộc thiểu số nói chung và đồng bào Mông tỉnh Sơn La nói riêng, bộ mặt nông thôn vùng sâu, vùng xa, vùng cao tại Sơn La đã căn bản thay đổi cả về lượng và chất. Điện, đường, trường, trạm được đầu tư xây dựng… Đó là những bằng chứng đầy thuyết phục, thể hiện tính ưu việt của chế độ XHCN.

Tuy nhiên, giữa lúc cuộc sống bà con các dân tộc đang yên ấm trong những nỗ lực tột bậc, những cố gắng không biết mệt mỏi của Đảng và Nhà nước, trong sự tự vận động vươn lên khẳng định mình của lớp lớp bà con người Mông thì luận điệu tuyên truyền, thành lập cái gọi là “Nhà nước Mông” của các thế lực thù địch, phần tử xấu tiếp tục xuất hiện ở một số xã, bản vùng sâu, vùng cao, biên giới của một số huyện trên địa bàn tỉnh Sơn La.

Hoạt động lập “Nhà nước Mông” thực chất là hoạt động của số đối tượng phản động trong người Mông thuộc các tổ chức “Nhà nước Mông” ở nước ngoài (Mỹ, Thái Lan…) dưới sự hậu thuẫn của các thế lực thù địch câu kết, móc nối, chỉ đạo số đối tượng trong nước lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo, đặc điểm tâm lý, phong tục, tập quán của người Mông để tuyên truyền, kích động, tư tưởng dân tộc hẹp hòi, ly khai, tự trị để dụ dỗ, lôi kéo người Mông trên thế giới, trong đó có người Mông Việt Nam tham gia nhằm tập hợp lực lượng thành lập “Nhà nước Mông”. Đây chính là một phần trong âm mưu chiến lược “Diễn biến Hòa Bình” của các thế lực thù địch.

Thời gian qua, tình hình hoạt động tuyên truyền lập “Nhà nước Mông” trên địa bàn tỉnh Sơn La tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp; các thế lực thù địch và bọn phản động trong người Mông ở bên ngoài tiếp tục triệt để lợi dụng vấn đề “dân tộc, tôn giáo”, trong dân tộc Mông, thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, các đài phát thanh bằng tiếng dân tộc Mông ở Philippin, Thái Lan, Mỹ để tuyên truyền, kêu gọi người Mông trên địa bàn tỉnh tham gia lập “Nhà nước Mông” và thời gian gần đây, chúng thường xuyên sử dụng các trang mạng xã hội (Youtube, Facebook) đăng tải, phát tán các video, clip có nội dung tuyên truyền về hoạt động lập “Nhà nước Mông” để tuyên truyền, lôi kéo người Mông. Nội dung tuyên truyền: Người Mông phải có nhà nước riêng mới được sung sướng, mới có quyền lãnh đạo và bảo vệ chính người Mông; không phải lao động vất vả, ai gia nhập Nhà nước Mông sẽ có đất đai, sẽ được giữ chức vụ quan trọng… Tình hình trên đã tác động trực tiếp đến tư tưởng, tâm lý của một bộ phận đồng bào dân tộc Mông tỉnh Sơn La, đã có một bộ phận bị tác động, ảnh hưởng dẫn đến không yên tâm lao động, sản xuất, có tư tưởng ngóng chờ, ảo tưởng sẽ có “Vua Mông”, “Nhà nước Mông” như lời tuyên truyền của các đối tượng ở bên ngoài.

 Đại tá Vì Quyền Chứ, Phó Giám đốc Công an tỉnh, Thủ trưởng cơ quan ANĐT Công an tỉnh Sơn La cho biết, các đối tượng hiện nay lợi dụng vào sự thiếu hiểu biết của bà con đồng bào dân tộc Mông ở vùng sâu, vùng xa còn nhiều hạn chế, tác động trực tiếp, cho bà con xem cả phim, video về các nước tiên tiến để kêu gọi, tác động lên vấn đề tôn giáo, dân tộc,… Các đối tượng còn viết các bài xuyên tạc bằng tiếng Mông Latin rồi móc nối, kêu gọi bà con đồng bào Mông ở vùng sâu, vùng xa đi theo cái gọi là “Nhà nước Mông”.

Ngược dòng thời gian vào thời điểm năm 2003, do bị tác động, ảnh hưởng của luận điệu tuyên truyền của một số đối tượng phản động trong người Mông ở Lào do tên May Hờ cầm đầu, một số người dân tộc Mông, chủ yếu là thanh niên của huyện biên giới Sông Mã, Sốp Cộp, tỉnh Sơn La, do nhẹ dạ, cả tin, ngộ nhận nghe theo kẻ xấu đã xuất cảnh trái phép sang Lào để xem “Vua Mông”, tham gia hoạt  động phỉ, lập “Nhà nước Mông”. Năm 2015, tại một số xã vùng cao thuộc huyện Bắc Yên, Phù Yên của tỉnh Sơn La xuất hiện các luận điệu tuyên truyền về “Nhà nước Mông” với các hình thức rỉ tai, truyền miệng; một số người dân tộc Mông trên địa bàn đã truyền tải cho nhau xem các đoạn video, clip có nội dung tuyên truyền như: “Vua Mông” sắp về Lào để thành lập “Nhà nước Mông”; sắp có chiến tranh xảy ra, đồng thời dụ dỗ, kích động người Mông đi sang Lào lập “Nhà nước Mông”.

Do bị tác động, ảnh hưởng nên đã có một số người dân tộc Mông ở địa bàn huyện Phù Yên, Bắc Yên xuất cảnh trái phép sang Lào tham gia hoạt động phỉ, thành lập “Nhà nước Mông”. Cho tới năm 2017, tại một số địa bàn trong tỉnh chủ yếu là địa bàn huyện biên giới Sông Mã và Sốp Cộp, xuất hiện một bộ phận người dân tộc Mông (chủ yếu là thanh niên) truy cập vào các trang mạng xã hội (Youtube, Facebook) để tìm hiểu về người Mông trên thế giới, trong đó có trang mạng tuyên truyền về “Nhà nước Mông” của các đối tượng ở Mỹ; do thường xuyên vào các trang mạng xã hội có nội dung tuyên truyền về “Nhà nước Mông” ở Mỹ nên một số đối tượng người dân tộc Mông đã bị tác động, ảnh hưởng và ảo tưởng về “Vua Mông”, “Nhà nước Mông” và có một số đối tượng trên địa bàn đã liên lạc trao đổi nhận sự chỉ đạo, hướng dẫn và có một số hoạt động như: may cờ, quần áo của “Nhà nước Mông”, cắm lá xanh, dựng bàn thờ… theo hướng dẫn của đối tượng bên ngoài.

Như vậy có thể nhận thấy hoạt động của các nhóm phản động âm mưu thành lập cái gọi là “Nhà nước Mông” đã gây bất ổn tình hình an ninh chính trị, trật tự ATXH với âm mưu thâm độc là phá vỡ khối đại đoàn kết các dân tộc. Từ những luận điệu sai trái, lừa bịp để kích động, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng, những nỗ lực của cả hệ thống chính trị trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân các đối tượng đã vẽ ra những điều không có thật chèo lái dư luận hướng và đồng bào Mông từ đó đạt được mục đích phản động của chúng.

 

XUYÊN TẠC, BỊA ĐẶT MỘT CÁCH BẤT CHẤP

 

Thời gian vừa qua, lợi dụng việc lãnh đạo Đảng và Nhà nước ta có các chuyến công tác và làm việc ở nước ngoài thì hàng loạt những chiếc l.o.a, đ.à.i của các thế lực thù địch và cơ hội lại hoạt động hết công suất. Chúng ra sức tuyên truyền, xuyên tạc với nhiều luận điệu bịa đặt nhằm “lèo lái”, dẫn dắt tạo dư luận xấu.

Trước hết, cần phải nói rõ với những chiếc “đài phản động” rằng: Lịch trình và thời gian tham dự các sự kiện, hội nghị quốc tế của Việt Nam đã được phía các nước chủ nhà thông báo trước cả tháng. Cho nên, Việt Nam là nước được mời tham dự với tư cách là đại biểu chính thức, đây là điều hiển nhiên.

Hơn nữa, bên lề của các hội nghị lớn việc một nước có nhu cầu gặp riêng nước khác trao đổi những vấn đề chung của hai nước là một điều hết sức bình thường. Cho nên, việc lãnh đạo của Việt Nam có cuộc gặp riêng với lãnh đạo của các nước khác cũng không là ngoại lệ. Do đó, những luận điệu kiểu như “VN phải gặp để thanh minh việc nâng tầm quan hệ đối tác chiến lược với Mỹ để không bị quốc tế cô lập”, “Giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, Việt Nam giữ cân bằng được bao lâu?”,…đây là những sự bịa đặt trắng trợn mà các thế lực thù địch vẫn tự “nghĩ” ra.

Cần phải khẳng định rằng: Việt Nam luôn luôn “đảm bảo cao nhất lợi ích của quốc gia, dân tộc” và đặt “lợi ích quốc gia, dân tộc” lên hàng đầu, mọi nỗ lực và cố gắng đều là vì “hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới”. Đây là điều bất di bất dịch và đường lối đối ngoại nhất quán của Đảng, Nhà nước Việt Nam.

Thực tế cho thấy, những luận điệu này hoàn toàn là những cái nhìn phiến diện, mang tính chủ quan mà xưa nay đám p.h.ả.n đ.ộ.n.g vẫn thường dùng nhằm x.u.y.ê.n t.ạ.c về đường lối đối ngoại của Việt Nam. Bản chất của chúng vẫn vậy, luôn bất chấp tất cả, không màng đến đúng, sai và luôn tìm mọi cách để xuyên tạc và bịa đặt những đường lối, chủ trương của Việt Nam.

 

23/10/23

Tỉnh táo với luận điệu “thúc đẩy tự do học thuật” nhằm phá hoại nền tảng tư tưởng của Đảng


Đổi mới giáo dục theo hướng phát triển toàn diện con người Việt Nam, phát huy tối đa tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân, làm nền tảng cho mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, đất nước phồn vinh và hạnh phúc là tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt trong thời kỳ mới của Đảng ta. Tuy nhiên, những năm gần đây, lợi dụng việc đổi mới trong giáo dục của ta, các thế lực thù địch, phản động tung ra luận điệu “thúc đẩy tự do học thuật” nhằm tách giáo dục ra khỏi chính trị, phá hoại nền tảng tư tưởng của Đảng.

Cảnh giác trước luận điệu “tự do học thuật” phi giai cấp

Theo nhiều học giả phương Tây, “tự do học thuật” được hiểu là “tự do của một người trong việc giảng dạy và nghiên cứu nhằm tìm kiếm sự thật không giới hạn mà không gặp phải nỗi sợ hãi về hình phạt hay mất việc vì đã xâm phạm một quan điểm chính thống về chính trị, tôn giáo hay xã hội”; hay “Tự do học thuật là sự tự do của người dạy và người học trong việc dạy, học, tìm hiểu kiến thức và nghiên cứu mà không có sự can thiệp hay giới hạn vô lý của pháp luật, nội quy hay áp lực công cộng”.

Những quan điểm đó đang được các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị chống phá cách mạng Việt Nam cổ xúy, tung hô. Cùng với đó, họ tổ chức “hội thảo khoa học” bàn về vấn đề này và kêu gọi học sinh, sinh viên Việt Nam đấu tranh cho cái gọi là “đòi quyền tự do học thuật”.

Theo những quan điểm trên thì giáo dục phải đứng ngoài chính trị, nhà nước và giai cấp cầm quyền không được quy định về nội dung giáo dục hay truyền bá, lồng ghép tư tưởng chính trị của mình vào việc đào tạo ra những thế hệ chủ nhân tương lai để bảo vệ quyền và lợi ích của chính giai cấp họ.

Tuy nhiên, quan điểm “tự do học thuật” theo ý nghĩa trên chưa bao giờ tồn tại trong xã hội có giai cấp và đối kháng giai cấp. Kể từ khi chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất ra đời, giai cấp chủ nô đã xem giáo dục là công cụ để thực hiện mục đích chính trị và bảo vệ nền chính trị, họ đã lợi dụng những tôn giáo có tầm ảnh hưởng lớn để thâu tóm quyền lực, lợi dụng kinh thánh, giáo lý của các tôn giáo này để mị dân, ru ngủ, thủ tiêu tinh thần, ý chí phản kháng của quần chúng nhân dân nhằm bảo vệ quyền lợi cho giai cấp mình. Sang thời kỳ phong kiến, tầng lớp vua quan, quý tộc, địa chủ đã tìm mọi cách để nhồi nhét vào đầu óc của quần chúng nhân dân tư tưởng “trung quân” (trung với vua); trong dạy học và giáo dục thì coi trọng truyền bá cho người học những tư tưởng xem vua là thiên tử, “lệnh vua là mệnh trời”, “quân xử thần tử, thần bất tử bất trung”.

Trong thời kỳ tư bản chủ nghĩa, sau khi lợi dụng được quần chúng nhân dân lật đổ chế độ phong kiến, giai cấp tư sản lại một lần nữa ra sức lợi dụng kinh thánh, giáo lý của những tôn giáo lớn hoặc thông qua nền giáo dục tư bản chủ nghĩa để truyền bá những tư tưởng tư sản. Bên cạnh đó, họ còn tung ra những chiêu bài với cái gọi là “tự do”, “dân chủ” theo kiểu hỗn độn trong một khuôn khổ nhất định, khuyến khích lối sống không quan tâm đến xã hội để dễ quản lý và bóc lột.

Nhận thức đúng quan điểm mác-xít về vai trò to lớn của giáo dục

Trong xã hội xã hội chủ nghĩa, quán triệt quan điểm của C.Mác: “Lý luận cũng có thể trở thành lực lượng vật chất một khi nó thâm nhập vào quần chúng”, những người cộng sản đã làm cho Chủ nghĩa Mác-Lênin trở thành hệ tư tưởng chủ đạo trong phong trào công nhân thế giới, tạo nên một sức mạnh góp phần lật đổ ách thống trị của phong kiến, đế quốc, thực dân. Thực tiễn đã chứng minh rằng, nếu muốn cầm quyền, đảng chính trị (chính đảng) nhất thiết phải có một nền tảng tư tưởng riêng, không được tách rời và cần phải ra sức truyền bá nền tảng tư tưởng đó vào lực lượng quần chúng của mình, trừ khi muốn biến nó thành một đảng hay một tổ chức khác. V.I.Lênin đã khẳng định: “Không có lý luận cách mạng thì cũng không thể có phong trào cách mạng”, “Chỉ đảng nào được một lý luận tiền phong hướng dẫn thì mới có khả năng làm tròn vai trò chiến sĩ tiền phong”.

Vận dụng trung thành và sáng tạo Chủ nghĩa Mác-Lênin vào thực tiễn cách mạng Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định vị trí, vai trò vô cùng to lớn của giáo dục. Người chỉ rõ nền giáo dục Việt Nam là nền giáo dục vì con người, có vai trò huấn luyện, bồi dưỡng, phát triển toàn diện con người Việt Nam mới xã hội chủ nghĩa. Nhiệm vụ của nền giáo dục là “phải phục tùng đường lối chính trị của Đảng và Chính phủ, gắn liền với sản xuất và đời sống của nhân dân. Học phải đi đôi với hành, lý luận phải liên hệ với thực tế”.

Chống việc lợi dụng “tự do học thuật” với dụng ý chính trị xấu

Ở Việt Nam, những năm gần đây, nhất là khi Luật Giáo dục đại học năm 2012 được ban hành (sửa đổi, bổ sung năm 2018), nhiều ý kiến trong và ngoài nước cho rằng cần “thúc đẩy tự do học thuật” để đưa nền giáo dục Việt Nam bắt kịp thế giới. Một số ý kiến còn đưa ra những dẫn chứng về cơ sở pháp lý cho rằng tự do học thuật được quy định trong Hiến pháp và pháp luật của Việt Nam. Họ đã trích Điều 25 Hiến pháp năm 2013 của nước ta: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình” và luận giải rằng, quyền tự do học thuật hàm chứa trong quyền tự do ngôn luận đã được hiến định từ lâu. Họ còn trích khoản 3, Điều 32 Luật Giáo dục đại học năm 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2018) quy định: “Cơ sở giáo dục đại học có quyền tự chủ trong học thuật, trong hoạt động chuyên môn”; khoản 7, Điều 55 của Luật này quy định giảng viên có quyền “độc lập về quan điểm chuyên môn trong giảng dạy, nghiên cứu khoa học” và cho rằng cách diễn đạt này thể hiện tinh thần của quyền tự do học thuật.

Trên thực tế, Hiến pháp và pháp luật của Việt Nam chưa có một văn bản nào quy định về tự do học thuật theo kiểu “tự do của một người trong việc giảng dạy và nghiên cứu nhằm tìm kiếm sự thật không giới hạn mà không gặp phải nỗi sợ hãi về hình phạt hay mất việc vì đã xâm phạm một quan điểm chính thống về chính trị, tôn giáo hay xã hội”, mà chỉ quy định về việc tự do ngôn luận, tự chủ về việc giáo dục, đào tạo theo luật định. Khoản 11, Điều 1 Luật Giáo dục đại học năm 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2018) quy định: “Quyền tự chủ là quyền của cơ sở giáo dục đại học được tự xác định mục tiêu và lựa chọn cách thức thực hiện mục tiêu; tự quyết định và có trách nhiệm giải trình về hoạt động chuyên môn, học thuật, tổ chức, nhân sự, tài chính, tài sản và hoạt động khác trên cơ sở quy định của pháp luật và năng lực của cơ sở giáo dục đại học”. Khoản 7, Điều 55 của Luật này cũng quy định: Giảng viên có quyền “độc lập về quan điểm chuyên môn trong giảng dạy, nghiên cứu khoa học trên nguyên tắc phù hợp với lợi ích của Nhà nước và xã hội”.

Như vậy, những quy định của Luật Giáo dục đại học hiện hành quy định rõ các cơ sở giáo dục đại học có quyền tự chủ trong việc ban hành, tổ chức thực hiện tiêu chuẩn, chính sách chất lượng, mở ngành, tuyển sinh, đào tạo, hoạt động khoa học-công nghệ, hợp tác trong nước và quốc tế nhưng phải phù hợp với quy định của pháp luật và những chuẩn mực đạo đức, thuần phong mỹ tục của xã hội Việt Nam, phù hợp với lợi ích của Nhà nước và xã hội Việt Nam, hoàn toàn không quy định về việc người dạy và người học có thể tự do bày tỏ quan điểm, nghiên cứu những vấn đề không chịu sự ràng buộc của quan điểm chính trị hay tôn giáo.

Tự do học thuật ở Việt Nam cần được hiểu là việc người dạy và người học có quyền lựa chọn những vấn đề nghiên cứu, phương pháp giảng dạy và học tập phù hợp với thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam, phù hợp với chuẩn mực đạo đức của con người mới xã hội chủ nghĩa và quy định của pháp luật Việt Nam vì mục tiêu phát triển toàn diện con người Việt Nam; phát huy tối đa tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân, góp phần thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Tỉnh táo để đi đúng hướng

Thực chất việc “thúc đẩy tự do học thuật” mà các thế lực thù địch rêu rao là đặt giáo dục ra ngoài chính trị, nhưng đây chính là một thủ đoạn nhằm phá hoại nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam, phá hoại văn hóa và truyền thống của dân tộc ta, làm cho giáo dục không thể thực hiện được chức năng giáo dục nhân cách, chức năng định hướng tư tưởng, xây dựng niềm tin cho người học. Chính vì vậy, mọi cán bộ, đảng viên, nhân dân, nhất là những người làm công tác giáo dục cần phải hết sức tỉnh táo để công cuộc đổi mới nền giáo dục Việt Nam đi đúng hướng.

Giáo dục là công cụ sắc bén nhất để bảo vệ chính trị, là vấn đề cốt lõi, quyết định đến sự tồn tại, phát triển của một quốc gia, dân tộc; chính giáo dục cùng với hệ thống pháp luật làm cho hệ tư tưởng của giai cấp thống trị trở thành hệ tư tưởng chủ đạo trong xã hội. Vì vậy, các cấp ủy đảng, chính quyền, cơ quan, đoàn thể, nhà trường cần làm tốt công tác tuyên truyền, làm cho mọi cán bộ, đảng viên, nhân dân, nhất là đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục và học sinh, sinh viên hiểu đúng vai trò của giáo dục đối với sự tồn vong của chế độ, với sự tồn tại, phát triển của quốc gia, dân tộc, hiểu đúng ý nghĩa của thuật ngữ “tự do học thuật” và việc thực hiện quyền tự chủ trong học thuật của các cơ sở giáo dục.

Trong đổi mới giáo dục và thực hiện quyền tự chủ về học thuật, các cơ sở giáo dục-đào tạo cần tuân thủ nghiêm túc những quy định của Hiến pháp và pháp luật; việc đổi mới và thực hiện quyền tự chủ về học thuật phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức, văn hóa, truyền thống của dân tộc, vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Chủ nghĩa Mác-Lênin được cấu thành bởi 3 bộ phận là triết học Mác-Lênin, kinh tế chính trị Mác-Lênin và chủ nghĩa xã hội khoa học. Trước đây, 3 bộ phận này được tổ chức giảng dạy bài bản, chuyên sâu trong chương trình đào tạo đại học. Tuy nhiên những năm gần đây, do giảm thời lượng lý thuyết, tăng thời lượng thực hành, một số cơ sở giáo dục đã và đang có biểu hiện xem nhẹ việc giảng dạy 3 môn học quan trọng này. Mặt khác, việc lựa chọn các môn lý luận tự chọn của sinh viên hiện nay chủ yếu dựa vào cảm tính và tự tìm hiểu qua các lớp học trước nên động cơ, thái độ học tập của các em có thời điểm chưa đúng đắn, chưa tích cực.

Chính vì vậy, các cơ sở giáo dục cần cân nhắc kỹ lưỡng việc quy định tên của môn học, việc cắt giảm thời lượng lý thuyết, nhất là thời lượng dạy học 3 môn cấu thành nên Chủ nghĩa Mác-Lênin, đồng thời làm tốt công tác quy định, định hướng cho việc lựa chọn các môn học tự chọn, các nội dung nghiên cứu của người học. Trong tình hình hiện nay, thực hiện nghiêm túc, hiệu quả việc giảng dạy, giáo dục lý luận Chủ nghĩa Mác-Lênin trong các cơ sở giáo dục đại học cũng là một giải pháp hữu hiệu để góp phần phòng ngừa việc lợi dụng “tự do học thuật” nhằm phá hoại nền tảng tư tưởng của Đảng.

 

 

 

Lại giở trò lố “Giải thưởng nhân quyền Martin Ennals”

Giải thưởng nhân quyền hiểu theo nghĩa gốc vốn thiêng liêng, vì mục đích cao cả nhưng các cá nhân, tổ chức thù địch với Việt Nam lại mượn danh giải thưởng này để trao cho những “nhà dân chủ giả hiệu”, làm vỏ bọc ngụy trang, tạo động lực để các đối tượng gia tăng hoạt động chống phá, gây rối an ninh.

Nguồn gốc và bản chất của “Giải thưởng nhân quyền Martin Ennals”

Năm 1993, 10 tổ chức tự nhận là hoạt động vì nhân quyền trên thế giới đã đứng ra thành lập cái gọi là “Giải thưởng nhân quyền Martin Ennals” để trao cho người được họ cho rằng “đã thể hiện thành tích xuất sắc trong việc chống lại các hành vi vi phạm nhân quyền bằng những biện pháp can đảm, cần được bảo vệ”. Từ đó đến nay, giải thưởng này liên tục được trao cho những đối tượng mà  họ coi là “nhà hoạt động nhân quyền”, được tán tụng ví như “giải Nobel về nhân quyền”!

Tuy nhiên, thực tế cho thấy “Giải thưởng nhân quyền Martin Ennals” ra đời không phục vụ ý nghĩa trong sáng như mục đích họ rêu rao là “những người dũng cảm đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền, vì sự tiến bộ của nhân loại”. Nếu để tâm theo dõi các hoạt động của họ thời gian qua, chúng ta sẽ thấy trong suốt quá trình hoạt động, “Giải thưởng nhân quyền Martin Ennals” không đúng nghĩa là một giải thưởng bởi phần lớn giải được trao cho những người có hoạt động chống lại lợi ích quốc gia, dân tộc ở đất nước mà họ đã sinh ra và lớn lên… Đa phần những người được tổ chức nhân quyền Martin Ennals trao giải khi đang phải chấp hành hình phạt tù hoặc đã mãn hạn tù vì phạm tội lợi dụng tự do, dân chủ, nhân quyền, xâm phạm an ninh quốc gia, bị chính quyền và nhân dân nước sở tại đấu tranh, yêu cầu xử lý.

Bản chất của tổ chức nhân quyền Martin Ennals không giống như cái “bánh vẽ ngọt ngào” mà thoạt đầu nghe có vẻ rất tốt đẹp, rất cần thiết để xây dựng một thế giới mà ở đó quyền con người làm trung tâm. Cho nên, về góc độ nào đó, chúng ta hiểu rằng, tổ chức nhân quyền Martin Ennals được tạo ra và hoạt động không đúng theo tôn chỉ, mục đích cao đẹp như họ rêu rao mà chủ yếu núp bóng nhân quyền để can thiệp vào công việc nội bộ của một số quốc gia. Đối với Việt Nam, thông qua hình thức trao giải cho các đối tượng trên, tổ chức nhân quyền Martin Ennals hướng tới mục tiêu là đưa Việt Nam vào thế vi phạm dân chủ, nhân quyền, từ đó soạn thảo các bản phúc trình, lập hồ sơ “những nạn nhân bị đàn áp bởi tình trạng vi phạm nhân quyền ở Việt Nam”, vận động tổ chức các diễn đàn, tạo cơ hội cho số chống đối cực đoan trong và ngoài nước lên tiếng tố cáo Việt Nam vi phạm nhân quyền, tự do tôn giáo trên diễn đàn quốc tế. Họ cũng không quên kêu gọi sự can thiệp của cộng đồng quốc tế vào tình hình nội bộ Việt Nam.

Theo dõi danh sách những người được trao “Giải thưởng nhân quyền Martin Ennals” từ năm 1994 đến năm 2022 cho thấy rõ sự bất công bằng trong cách điều hành của ban tổ chức khi đa số những người được trao giải đều đến từ các quốc gia vốn đã nằm trong “tầm ngắm” với quan điểm mà tổ chức này cho là thù địch vì đã lựa chọn con đường phát triển không theo ý muốn của một số thế lực quốc tế, đặc biệt họ hướng trọng tâm vào các nước thuộc khối XHCN, trong đó có Việt Nam. Chính vì thế, gần như tuyệt nhiên không thấy người ở các quốc gia vẫn thường xuyên có những hành động xâm phạm quyền con người, phân biệt chủng tộc một cách đáng lo ngại như Mỹ và một số nước phương Tây được nhận giải.

Phải chăng lâu nay các tổ chức HRW, AI, FIDH, FLD, HURIDOCS… đang cố tình tảng lờ, tránh đưa những sự việc đình đám về vi phạm dân chủ, nhân quyền tại các quốc gia trên. Trong khi mạng xã hội và các kênh truyền thông quốc tế đồng loạt đưa tin những hành vi, vụ việc vi phạm nhân quyền của nhiều quốc gia phương Tây nhưng những vấn đề đó đều bị họ phớt lờ đi. Điều đó cho thấy sự mất công bằng hay nói cách khác là trò hề của tổ chức nhân quyền Martin Ennals hay những tổ chức với danh xưng tương tự vẫn thực hiện lâu nay với các quốc gia mà họ cho rằng “đối nghịch”!

Để dẫn tới sự bất công bằng đó, một phần là do giám khảo “Giải thưởng nhân quyền Martin Ennals” gồm thành viên là các tổ chức lập giải thưởng nên chỉ lựa chọn người phù hợp ở các quốc gia theo mục đích của họ. Mặt khác, cơ sở để đánh giá, lựa chọn người trao giải dù được quảng bá bao gồm các tổ chức đang hoạt động ở mọi nơi trên thế giới nhưng điểm danh lại chỉ thấy chủ yếu tập hợp tình hình ở châu Phi, châu Á và nhất là các nước thuộc khối XHCN. Do đó, rõ ràng “Giải thưởng nhân quyền Martin Ennals” là công cụ quyền lực kép để các thế lực quốc tế sử dụng nhằm áp đặt những lệnh trừng phạt hoặc tạo cớ để can thiệp một cách thô bạo vào công việc nội bộ của các quốc gia mà họ xếp vào danh sách “thù địch” hoặc “thiếu thiện cảm”.

Theo dõi hoạt động của tổ chức nhân quyền Martin Ennals, có thế thấy rõ mục đích thâm hiểm của những người sáng lập ra giải thưởng này. Nó không hoàn toàn theo nghĩa tốt đẹp như đã nêu trên mà chính là nhằm tạo động lực về vật chất, chống lưng về tinh thần để hà hơi, tiếp sức, kích động số đối tượng chống đối ở trong và ngoài nước gia tăng các hoạt động chống phá Việt Nam.

Mặt khác, họ còn thông qua hình thức trao “giải thưởng nhân quyền” vừa nhằm khuếch trương thanh thế, tạo chỗ dựa cho các đối tượng chống đối trong nước và cũng là thủ đoạn để họ hợp thức hóa việc hỗ trợ về vật chất qua các phần thưởng có giá trị lớn. Cho nên “giải thưởng nhân quyền” chẳng khác nào là “mồi nhử” của các tổ chức đội lốt nhân quyền sử dụng để câu móc, lôi kéo và tạo dựng thêm những phần tử chống đối chính trị, những nhân vật có tư tưởng bất mãn, hám tiền bạc, sẵn sàng nhận lệnh và tiến hành các hoạt động chống phá ngay trong nước ta. Điều này càng minh chứng rõ ràng cho vấn đề mang tính quy luật, đó là các tổ chức ở bên ngoài dù có tiềm lực kinh tế mạnh nhưng không thể trực tiếp tiến hành chống phá Việt Nam mà phải thông qua số “chân rết” ở trong nước và ngược lại, các đối tượng chống đối ở nội địa cũng luôn trông ngóng các nguồn tài trợ từ bên ngoài để được chống lưng về vật chất lẫn tinh thần nhằm duy trì hoạt động.

Do vậy, “Giải thưởng nhân quyền Martin Ennals” được xem là động lực để các đối tượng chống đối tích cực chống phá. Đồng thời, thông qua giải thưởng này, các đối tượng có cơ hội đánh bóng tên tuổi bằng việc khoe khoang thành tích về số lần, số năm phải chấp hành hình phạt tù, hình phạt bổ sung của pháp luật hành chính, hình sự, qua đó tạo tiếng vang nhằm thu hút sự chú ý của các tổ chức thù địch, thiếu thiện chí với Việt Nam.

Thực tế thời gian qua cho thấy, ở Việt Nam đã xuất hiện không ít hội nhóm phản động, chống đối trong và ngoài nước đã được lập ra như “Hội anh em dân chủ”, “Hội bầu bí tương thân”, “Hội phụ nữ nhân quyền”, “Hội nhà báo độc lập”… với vỏ bọc đòi đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền nhưng thực chất là nhằm tập hợp số chống đối chính trị, bất mãn để thực hiện các hành động chống phá Đảng, Nhà nước. Và muốn tồn tại, muốn có kinh phí tự nuôi sống bản thân, triển khai các hoạt động chống phá, các tổ chức này phải sống “dựa hơi” vào nhiều thế lực khác.

Một lần nữa chúng ta khẳng định rằng, các tổ chức đứng ra trao cái gọi là “Giải thưởng nhân quyền Martin Ennals” chưa bao giờ có thiện chí với Việt Nam. Thông qua giải thưởng, các tổ chức này vừa “lên dây cót” tinh thần, vừa giúp đỡ về vật chất cho các đối tượng chống phá trong nước tích cực hoạt động. Theo đó, “Giải thưởng nhân quyền Martin Ennals” đã bị đánh lận về mục đích, thực hiện không đúng theo tên gọi và chỉ là bình phông cho các tổ chức này thực hiện mưu đồ chống phá. Trong thời gian tới, để tiếp tục dung dưỡng cho các phần tử chống phá Việt Nam, “Giải thưởng nhân quyền Martin Ennals” vẫn tiếp tục sẽ là chủ đề thu hút được sự quan tâm, chú ý.

Mặc dù mưu đồ của các thế lực thù địch, phản động là hết sức nguy hiểm, gây những hiểu nhầm trong dư luận nhưng trò lố đó không thể phủ nhận được những tiến bộ về nhân quyền của Việt Nam, nhất là trong thời kỳ đổi mới. Với việc Việt Nam trúng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2023-2025 tiếp tục khẳng định mạnh mẽ và chứng minh hùng hồn, sống động những thành tựu to lớn của Việt Nam trên mọi lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực bảo vệ và bảo đảm quyền con người. Đồng thời, những thành tựu ấy càng làm cho những luận điệu, chiêu trò “trao giải nhân quyền” trở nên lố lăng, kệch cỡm.

 

SỰ BẾ TẮC CỦA DŨNG "PHI HỔ"


Mới đây, trên trang VOA Tiếng Việt đã đăng bài viết "Tù nhận lương tâm Nguyễn Viết Dũng, người vừa mãn hạn tù với cáo buộc tuyên truyền chống Nhà nước, nói với VOA rằng sẽ tiếp tục "hành trình đi tìm công lý vì cho rằng mình bị “bức cung, tra t.ấn và kết án oan”.

Điều này cho chúng ta thấy, Nguyễn Viết Dũng, tức "Dũng phi hổ" sẽ tiếp tục đi vào con đường chống, phá Đảng, Nhà nước - sai lầm mà cách đây 6 năm anh ta đã phải trả giá. Mà nghĩ cũng phải thôi, gần 40 tuổi ra tù, không nghề ngỗng gì, nếu không đi hành nghề "dân chủ", rạch mặt ăn vạ để kiếm vài đồng tiền ủng hộ từ hải ngoại, anh ta cũng chẳng biết làm gì để nuôi sống bản thân.

Không may mắn như Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Nguyễn Văn Đài hay cùng lắm là Bạch Hồng Quyền có được tấm vé đi nước ngoài, giới dân chủ khá lạnh nhạt khi nghe tin Dũng ra tù và coi như bỏ rơi anh ta. Nếu không lên mạng "thông báo" mình tiếp tục "hành trình đi tìm công lý" thì có lẽ, chẳng mấy ai biết Dũng đã ra tù, buộc anh ta phải lên mạng để đánh bóng tên tuổi.

Nhưng đây đã là năm 2023, khi "nghề dân chủ" đã đi vào thoái trào. Nó không còn được sự hậu thuẫn mạnh mẽ của bên ngoài, giống như trước khi Dũng vào tù. Và tất nhiên, Dũng phải nghĩ tới công việc khác để nuôi sống bản thân, thay vì "ngựa quen đường cũ"!

KHÔNG IN ĐƯỢC “HOÁ ĐƠN” TÌNH NGƯỜI.

 

Có một vị thương gia mất cả ngày trời thương thảo với đối tác. Mệt mỏi, ông vào một nhà hàng sang trọng, tự thưởng cho mình bữa tối thịnh soạn.
Khi những món ăn đã sẵn sàng trên bàn, bất chợt ông nhìn thấy một cậu bé đang nhìn trộm qua cửa kính, ánh mắt vô cùng thèm thuồng. Có gì đó đâm nhói trong tim, ông vẫy cậu bé vào. Cậu bé dắt theo một đứa em gái nhỏ. Hai đứa trẻ chăm chăm nhìn vào những đĩa thức ăn nóng hổi, chẳng cần biết người gọi chúng vào là ai.
Vị thương gia bảo chúng cứ ăn thỏa thích. Và, không nói, không cười, hai đứa trẻ ngấu nghiến ăn hết các món ăn ngon lành trên bàn. Vị thương gia im lặng nhìn hai đứa trẻ ăn và rời đi, ông thấy cơn đói được xua tan một cách lạ kỳ, một cảm giác khó tả lâng lâng trong lòng...
Vị thương gia gọi lại món ăn, nhẩn nha thưởng thức, sau đó gọi thanh toán. Ông xem tờ hóa đơn - giọt nước mắt khẽ rơi xuống ...
Ông nhìn người đàn ông tại quầy thu ngân và mỉm cười, anh ta đáp lại bằng nụ cười rạng rỡ. Tờ hóa đơn không hề ghi số tiền mà chỉ có một lời nhắn….
“Thật đáng tiếc, chúng tôi không in được hóa đơn thanh toán cho tình người , Chúc ngài luôn hạnh phúc!”

ĐỪNG ĐẨY HẾT TRÁCH NHIỆM CHO NGƯỜI TIÊU DÙNG


Sau vụ cháy chung cư mini tại Khương Hạ thì nhiều chủ nhà trọ, chủ chung cư mini cho đến chung cư đã áp dụng ngay nhiều biện pháp phòng cháy, chữa cháy trong đó dù chưa có kết luận về nguyên nhân vụ cháy nhưng nhiều yêu cầu về việc không sử dụng xe maý điện, xe đạp điện trong tầng để xe đã được đặt ra. Nhưng yêu cầu ngay lập tức như vậy đã gây rất nhiều khó khăn cho nhưng người thuê trọ, người ở chung cư.

Mới đây, Viện khoa học hình sự Bộ Công an đã có bản kết luận giám định nguyên nhân vụ cháy tại số nhà 37 ngõ 29/70, phố Khương Hạ, quận Thanh Xuân. Nguyên nhân gây cháy được xác định do chập mạch điện trên đường dây dẫn diện tại khu vực bình ắc quy thuộc phần đầu xe mô tô sử dụng động cơ xăng (loại xe tay ga) đặt giáp tường phía Nam tầng 1 gây ra hỏa hoạn.

Như vậy, khác xa với nhưng đồn đoán ban đầu thì xe điện không phải là thủ phạm của vụ cháy. Có thể thấy, xe xăng hay xe điện thì đều có nguy cơ cháy nổ và trên thực tế, cả 2 loại xe này đều đã gây ra nhiều vụ cháy. Việc vội vàng cấm để xe điện tại các nhà trọ hay chung cư chỉ là biện pháp tình thế, biện pháp phản ứng tức thì trước vụ cháy trên mà thôi. Những người thuê trọ hay ở các căn chung cư là những người tiêu dùng dịch vụ do đó họ có quyền sở hữu và sử dụng xe điện. Việc cấm xe điện chính là đẩy hết trách nhiệm về phía người tiêu dùng trong khi trách nhiệm phòng cháy, chữa cháy trước hết thuộc về các chủ nhà trọ, ban quản lý các khu chung cư. Thay vì cấm xe điện thì đó phải là nâng cao các biện pháp phòng cháy, chữa cháy như hệ thống báo cháy, quy định về khu vực sạc điện, thời gian xác điện, các biện pháp chữa cháy như cát chữa cháy, hệ thống bình cứu hỏa, hoàn thiện hệ thống lối thoát; nâng cao nhận thức và kỹ năng thoát nạn.

Vì vậy, mong các chủ nhà trọ, các ban quản lý chung cư nhận thức rõ trách nhiệm cũng như nguyên nhân dẫn đến những thương vong thương tâm trong các vụ hỏa hoạn để có những biện pháp phòng cháy hữu hiệu thay vì cấm đơn phương và đẩy trách nhiệm về phía cư dân như vậy.