Trong Hội nghị trực tuyến giữa Chính phủ với các địa phương
chiều 02-7-2018, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã khẳng định, thực chất vụ việc vừa
qua tại Bình Thuận là “cuộc cách mạng màu” ở Việt Nam.
Cách mạng màu và nguy cơ xẩy ra tại Việt Nam |
Vậy
cách mạng màu là gì? Nguy cơ xảy ra tại Việt Nam ra sao?
“Cách mạng sắc màu” (colour
revolution) hay còn được biết đến với tên gọi như “cách mạng cam”, nhung, hạt dẻ,
hoa hồng, hoa tulip… là khái niệm dùng để chỉ các phong trào biểu tình quần
chúng, các cuộc chính biến do các thế lực bên ngoài kích động tại một số quốc
gia thuộc Liên Xô (cũ), Đông Âu vào thập kỷ cuối thế kỷ XX và ở Trung Đông – Bắc
Phi trong những năm đầu thế kỷ XXI. Sau sự kiện Đông Âu và Liên Xô tan rã, các
cuộc “cách mạng sắc màu” diễn ra thường xuyên hơn và trở thành một trong những
con bài chủ chốt của phương Tây để can dự vào nội bộ của các quốc gia, đặc biệt
là các nước theo chế độ XHCN, thông qua việc thiết kế lực lượng đối lập, dựa
vào sức ép dư luận, con bài dân chủ nhằm đẩy các nước rơi vào khủng hoảng chính
trị trầm trọng, tạo điều kiện cho phe đối lập lật đổ chính quyền, thiết lập chế
độ mới thân phương Tây.
Đây
là một chiêu bài trong chiến lược “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch
nhằm chống phá chính quyền, phá hoại thành quả cách mạng. Những cuộc cách mạng
màu diễn ra ở nhiều quốc gia đều tận dụng tối đa qua sự lan tỏa nhanh mạnh,
tính ẩn danh của internet, mạng xã hội, youtube nhằm kích động quần chúng nhân
dân. Hàng ngày, hàng giờ chúng đưa tin bài xuyên tạc sự thật, bôi nhọ lãnh đạo
Đảng, Nhà nước, tập trung xoáy sâu vào những vấn đề đang còn tồn tại trong xã hội.
Với chiến thuật “mưa dần thấm lâu”, chúng âm mưu sẽ reo rắc tâm trạng chán chường,
bất mãn trong người dân. Đến thời điểm thích hợp, chúng sẽ đưa người về nước
kích động, chủ mưu, cầm đầu để tiến hành biểu tình bạo loạn và chờ sự can thiệp
của nước ngoài.
Tại
Việt Nam, vụ việc tại Bình Thuận gần đây là minh chứng rõ ràng nhất, chúng đã cử
người về Việt Nam, hướng dân, chủ mưu vụ gây rối. Với nguồn tài chính từ các tổ
chức phản động, chúng đã trả mỗi người đi biểu tình từ 300-400.000 đồng, nếu
đánh bị thương Công an thì số tiền lớn nhiều. Đa phần đối tượng kích động đều
là đối tượng hình sự, trẻ thành niên thiếu hiểu biết,… Chúng sử dụng các đối tượng
này để tấn công lực lượng chức năng, chờ mong sự thiếu kiềm chế, bình tĩnh từ
cơ quan chức năng để thổi bùng ngọn lửa bạo lực. Một kế hoạch chuẩn bị rất kỹ,
đợi đến kỳ họp quốc hội để xuyên tạc vấn đề đặc khu kinh tế, sự chuẩn bị tung
tin xuyên tạc trên các trang mạng xã hội rất kỹ lưỡng. Có thể nói, vụ việc ở
Bình Thuận vừa rồi đã có bàn tay của nước ngoài, là một cuộc tập dượt để tiến
hành những vụ việc lớn hơn.
Do
vậy, các cơ quan chức năng cần phải rút kinh nghiệm sâu sắc sự việc vừa qua,
nâng cao công tác tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân, làm cho mọi người
hiểu đường lối, chủ trương của Đảng, thực hiện nghiêm túc Pháp luật Nhà nước.
Bên cạnh đó, cần xử lý nghiêm minh các đối tượng cầm đầu, chủ mưu.
0 nhận xét: