31/10/18

Cảnh giác trước “chiến dịch” chống phá việc thi hành Luật An ninh mạng

Cảnh giác trước “chiến dịch” chống phá việc thi hành Luật An ninh mạng


An ninh mạng là vấn đề toàn cầu, các nước tiên tiến cũng đã xây dựng và trao cho cơ quan chuyên trách thuộc Chính phủ những quyền hạn cụ thể, tại sao những kẻ chống đối không nhảy vào chỉ trích?

Sau khi Quốc hội thông qua dự án Luật An ninh mạng, Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Công an khẩn trương xây dựng 3 văn bản chính trình Chính phủ gồm: Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết về trình tự, thủ tục áp dụng một số biện pháp bảo vệ an ninh mạng (khoản 2, Điều 5); Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết một số điều trong Luật An ninh mạng (khoản 4, Điều 110; khoản 5, Điều 12; khoản 1, Điều 23; khoản 7, Điều 24; khoản 4, Điều 26; khoản 5, Điều 36); Quyết định của Thủ tướng Chính phủ ban hành Danh mục hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia (khoản 3 Điều 10, khoản 3 Điều 43).
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công an đã khẩn trương triển khai các trình tự, thủ tục theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Ngày 7-9-2018, Bộ Công an đã ban hành Quyết định số 5117/QĐ-BCA thành lập Ban soạn thảo, Tổ biên tập xây dựng các Nghị định của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật An ninh mạng. Để đảm bảo tiến độ đề ra, Bộ Công an đã chỉ đạo các cơ quan chức năng có liên quan khẩn trương thực hiện việc xây dựng các dự thảo, tiến hành các trình tự, thủ tục theo quy định.
Các văn bản hướng dẫn thi hành Luật An ninh mạng là những văn bản quan trọng và phức tạp, liên quan trực tiếp đến công cuộc bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ chủ quyền của đất nước. Những văn bản dưới luật này có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của nhiều bộ, ngành và nhận được sự quan tâm rất lớn từ các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
Theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật An ninh mạng cần phải khẩn trương hoàn thiện để trình Chính phủ xem xét ban hành, bảo đảm hiệu lực thi hành từ ngày 1-1-2019.
Những quy định trong dự thảo sẽ tiếp tục được lấy ý kiến, chỉnh lý để hoàn thiện, trình Chính phủ xem xét, quyết định. Tuy nhiên, từ trung tuần tháng 10-2018 tới nay, tức sau phiên họp của Ban soạn thảo, tổ biên tập xây dựng các Nghị định của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật An ninh mạng (ngày 9-10-2018), trên mạng Internet xuất hiện các bản soạn thảo được sao, chụp lại, đi kèm các bài viết chỉ trích, phê phán, thậm chí quy chụp với những ngôn từ rất nặng nề.
Trên một số trang mạng như RFA, VOA tiếng Việt, BBC tiếng Việt, một số blog, facebook của các cá nhân hải ngoại có quan điểm, tư tưởng chống đối đã đăng, chia sẻ các bài viết chỉ trích, miệt thị như: “CSVN sắp thi hành Luật An ninh mạng để gia tăng kiểm soát người dân”; “Dự thảo Nghị định hướng dẫn Luật An ninh mạng: Doanh nghiệp chết đứng”; “Dự thảo Nghị định hướng dẫn thi hành Luật An ninh mạng: Điều luật của độc tài trị”; “Bộ Công an soạn dự thảo Nghị định hướng dẫn Luật An ninh mạng, dân lo lắng bị kiểm soát thông tin cá nhân”…
Thậm chí, nhiều trang còn nói rằng, hiện có hàng chục ngàn người ký “thỉnh nguyện thư” đòi hoãn thi hành Luật An ninh mạng. Những người này viện dẫn một số quy định trong Luật và dự thảo Nghị định, tự nhận “trí thức” hay “luật gia”, mổ xẻ kiểu râu ông cắm cằm bà, tỏ ra mình am tường về luật pháp quốc tế, lên giọng “hướng tới xã hội dân chủ, tự do internet”, từ đó lập lờ đánh lận, quy chụp một cách rất chủ quan, thiển cận.
Họ quy kết, sau các lần chỉnh lý thì “bản chất của dự thảo này vẫn chưa thay đổi”, cho rằng phạm vi dữ liệu người dùng bị buộc phải lưu trữ ở Việt Nam vẫn còn rất rộng và “chi phí của nền kinh tế để thi hành luật là vẫn vô cùng lớn và vô lý”.
Thậm chí, có cá nhân còn quy chụp trên trang facebook cá nhân của mình, cho rằng quy định như dự thảo thể hiện sự lạm quyền của Cục An ninh mạng, nói rằng cách tiếp cận của dự thảo là đã coi các doanh nghiệp, dân chúng, những người tham gia mạng xã hội như… tội phạm!
Suy diễn Luật An ninh mạng và các quy phạm đang hình thành trong nghị định “không những không có giải pháp nào bảo vệ hữu hiệu mạng Việt Nam trước các hackers mà còn đặt nó trong những nguy cơ cao hơn khi ép lưu trữ dữ liệu cá nhân trong một quốc gia có nền tảng công nghệ thấp và đội ngũ thi hành công vụ rất dễ lạm quyền”…
Thực chất, những phản ứng, chỉ trích này đều khởi nguồn từ những trường hợp đã liên tục phê phán, chống phá ngay từ khi dự thảo Luật An ninh mạng được lấy ý kiến tổ chức, cá nhân, nghĩa là đã vài năm nay. Nay, trước thời điểm Luật An ninh mạng sắp có hiệu lực thi hành và việc các văn bản hướng dẫn đang được chỉnh lý, hoàn thiện thì lại được số này tung hứng.
Về mặt lập luận, những người đả kích đã nhai lại 4 nội dung mà họ từng đưa ra trong chiến dịch phản đối Luật An ninh mạng lâu nay. Đó là, họ cho rằng Luật An ninh mạng vi phạm quyền riêng tư và quyền tự do ngôn luận, tự do interenet, cho rằng việc ban hành luật là “bóp nghẹt quyền thông tin trên mạng”.
Thứ hai, họ chỉ trích việc thi hành Luật An ninh mạng sẽ khiến nhiều doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp hoạt động trên Internet gặp khó khăn về mặt thủ tục, kinh phí và an ninh, làm các doanh nghiệp phải ngừng kinh doanh ở Việt Nam, rút khỏi Việt Nam.
Thứ ba, quy chụp việc thi hành Luật An ninh mạng sẽ biến Bộ Công an, trực tiếp là Cục An ninh mạng thành cơ quan “siêu quyền lực”, có khả năng theo dõi cuộc sống riêng tư, đời sống chính trị và các giao dịch kinh tế – tài chính của mọi cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân.
Trên một số trang còn châm biếm kiểu từ nay, người dân đi cà phê, ăn sáng cũng bị… an ninh mạng kiểm soát! Thứ tư, từ việc chỉ trích nói trên, nhiều đối tượng đẩy vấn đề lên thành công kích chế độ chính trị của Việt Nam là “độc tài”, “toàn trị”.
Cần thấy rằng, cùng với dự án Luật Đặc khu thì Luật An ninh mạng đang là hai đạo luật mà các thế lực thù địch, phản động lợi dụng làm bình phong, núp bóng yêu nước, tự do, dân chủ, nhân quyền để chống phá Đảng, Nhà nước, chế độ XHCN ở Việt Nam, tán phát cái gọi là “thư ngỏ, thỉnh nguyện thư”, kích động người dân biểu tình, chống chế độ, đập phá trụ sở cơ quan công quyền, tạo cớ làm “cách mạng màu”.
Vừa qua, nhóm Hate Change đã phát động chiến dịch với tên gọi “20 ngày cứu net”. Theo đó, những người tham gia chiến dịch này được các đối tượng thù địch, phản động kêu gọi viết, đăng bài, ký vào các “thỉnh nguyện thư” hòng gây áp lực lên chính quyền. Chúng còn bày ra trò quay clip hát nhạc chế (nhại các bài hát tiếng Việt, còn lời có nội dung mỉa mai Luật An ninh mạng).
Có thực tế là hiện rất nhiều bài viết trên mạng đã bị các đối tượng thêm thắt, cắt xén, đưa các quan điểm sai lệch nhằm đánh lạc hướng người đọc, khiến những người chưa nắm rõ vấn đề sẽ bị “lôi” vào vòng xoáy hỗn độn thông tin.
Cần thấy rằng, cơ quan chuyên trách về an ninh mạng được pháp luật giao những nhiệm vụ trong khuôn khổ cho phép, đó là có quyền đề nghị nhà mạng cung cấp những dữ liệu cá nhân liên quan đến phục vụ điều tra hình sự, xử lý vi phạm pháp luật.
Trong các trường hợp khác, mọi thông tin cá nhân đều được bảo mật tuyệt đối và cơ quan chuyên trách an ninh mạng không thể can thiệp. Đây là nguyên tắc, do đó không thể nói cơ quan này trở thành một “siêu quyền lực” có thể giám sát và tận dụng mọi thông tin.
An ninh mạng là vấn đề toàn cầu, các nước tiên tiến cũng đã xây dựng và trao cho cơ quan chuyên trách thuộc Chính phủ những quyền hạn cụ thể, tại sao những kẻ chống đối không nhảy vào chỉ trích?
Theo tiết lộ của cựu nhân viên CIA Edward Snowden, cơ quan An ninh quốc gia Mỹ (NSA) được quyền truy cập trực tiếp vào server của một loạt các hãng lớn như Facebook, Google, Microsoft, Apple, Yahoo, PalTalk, YouTube, Skype, AOL… để theo dõi các hoạt động Internet trên toàn thế giới.
Nếu nói về nhân quyền thì rõ ràng thực tiễn đó cho thấy NSA vi phạm nhân quyền ở quy mô toàn cầu và những doanh nghiệp cung cấp dịch vụ internet lớn chịu kiểm soát bởi NSA.
Về việc yêu cầu lưu trữ dữ liệu quan trọng ở trong nước cũng đã được nhiều quốc gia quy định như Mỹ, Canada, Nga, Đức, Trung Quốc, Indonesia, Hy Lạp, Bulgaria, Đan Mạch, Phần Lan, Thụy Điển, Thổ Nhĩ Kỳ, Venezuela, Colombia, Argentina, Brazil…
Ngày 25-5-2018, quy định bảo vệ dữ liệu cá nhân của Liên minh châu Âu chính thức có hiệu lực, cho phép công dân kiểm soát dữ liệu cá nhân của mình khi tham gia các diễn đàn, mạng xã hội theo hướng có thể tra cứu, thay đổi, xóa bỏ thông tin cá nhân của mình, các công ty cung cấp dịch vụ phải công khai với khách hàng việc dùng thông tin cá nhân như thế nào, cam kết không chuyển dữ liệu cá nhân cho bên thứ ba, nếu vi phạm, mức phạt có thể lên tới 20 triệu Euro hay 40% doanh số toàn cầu của công ty vi phạm.
Với Luật An ninh mạng của Việt Nam, không quy định việc bắt buộc tất cả các cơ quan, tổ chức đều phải thực hiện quy định này và cũng không bắt buộc lưu trữ tất cả dữ liệu. Chỉ một số cơ quan, tổ chức và loại dữ liệu phải tuân thủ, trên cơ sở các yêu cầu về bảo vệ an ninh, trật tự công cộng, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục của Việt Nam.
Theo Trung tướng Hoàng Phước Thuận, nguyên Cục trưởng Cục An ninh mạng, khi xây dựng quy định này, Ban soạn thảo đã rà soát rất kỹ các cam kết và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, trong đó có Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).
Do đó, các quy định về lưu trữ dữ liệu trên không trái, không vi phạm các cam kết và cũng không cản trở việc Việt Nam thực hiện các cam kết quốc tế. Bởi các cam kết song phương hoặc đa phương đều có những nguyên tắc về an ninh, trật tự công cộng, văn hóa và sức khỏe cộng đồng. Lợi ích của quốc gia tham gia các cam kết luôn được đề cao và tôn trọng, không có bất cứ cam kết nào buộc chúng ta phải hi sinh các lợi ích này.


29/10/18

Nhà văn Nguyên Ngọc thoái hoá, biến chất như thế nào và vì sao tuyên bố bỏ Đảng?

Nhà văn Nguyên Ngọc thoái hoá, biến chất như thế nào và vì sao tuyên bố bỏ Đảng?


Vài ngày qua, dư luận, đặc biệt là những kẻ cơ hội chính trị, cực đoan chống đối, phản động lưu vong ở nước ngoài đang vui mừng, hí hửng chia sẻ thông tin về việc nhà văn Nguyên Ngọc tuyên bố bỏ Đảng. Bọn chúng cho rằng, Đảng Cộng sản Việt Nam đã đến lúc suy yếu vì có nhiều người tuyên bố bỏ Đảng! Thậm chí một số trang phản động giật tít “Rộ phong trào bỏ Đảng sau khi tuyên bố kỷ luật Chu Hảo”… Tuy nhiên, nhân dân và cộng đồng mạng mới chỉ nghe một chiều từ những kẻ chống phá. Chúng tôi xin cung cấp thêm thông tin để bạn đọc vì hiểu vì sao Nguyên Ngọc và một số kẻ cơ hội chính trị khác lại tuyên bố “bỏ Đảng”.
Đối với hầu hết người dân Việt Nam, nhất là với những người đã trưởng thành thì không ai lại gì với cái tên Nguyên Ngọc. Chúng ta biết đến Nguyên Ngọc theo chiều hướng tích cực với tư cách là một nhà văn lớn. Những tác phẩm như “Đất nước đứng lên”, “Rừng xà nu”… đã được đưa vào chương trình Sách giáo khoa, và trong chúng ta chắc ai cũng một vài lần làm bài thi, bài kiểm tra liên quan đến tác phẩm của ông ấy!
Nhưng ít ai biết rằng, Nguyên Ngọc đã suy thoái, đã “đổ đốn” từ khá lâu. Nếu chịu khó tìm hiểu, nghiên cứu thì bạn đọc cũng đã nhiều lần biết chúng ta đã phản ánh. Dư luận căm phẫn nhất, sục sôi nhất là lần ông ta và một nhóm những kẻ suy thoái xuyên tạc về hình ảnh Anh hùng liệt sĩ Võ Thị Sáu.
Những tình tiết sau đây sẽ cho bạn đọc biết kỹ hơn, rõ hơn về kẻ cơ hội chính trị, kẻ suy thoái Nguyên Ngọc.

Nguyên Ngọc trong một lần tham gia cùng nhóm No-U Hà Nội
Nguyên Ngọc không chỉ là nhà văn nổi tiếng, ông ta còn được Đảng, Nhà nước coi trọng, đề bạt giữ nhiều chức vụ quan trọng, giữ đến chức Phó Tổng thư ký Hội nhà văn Việt Nam.
Khi còn đảm nhiệm vai trò Tổng biên tập Báo Văn nghệ và Phó Tổng thư ký Hội Nhà Văn Việt Nam, Nguyên Ngọc đã bảo kê cho Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài đăng những truyện ngắn, những tiểu luận chửi cả các Danh nhân và Lịch sử Việt Nam. Năm 1988, quyển tiểu thuyết đầu tay của Phạm Thị Hoài được xuất bản tại Hà Nội nhan đề “Thiên sứ” nhưng ngay sau đó tiểu thuyết này bị cấm lưu hành. Sau này, khi đã qua Đức sinh sống, Phạm Thị Hoài đã lập ra Talawas là một diễn đàn trực tuyến được thành lập từ năm 2001 và Hoài làm tổng biên tập, chuyên viết xuyên tạc về chính trị và tình hình đất nước. Với vai trò là Tổng biên tập Báo Văn Nghệ, Nguyên Ngọc cũng đã cho xuất bản rất nhiều truyện ngắn trên báo này của Nguyễn Huy Thiệp, những truyện ngắn với những ẩn ý hết sức xuyên tạc, phản động.
Đầu những năm 1990, Nguyên Ngọc bị đơn vị chủ quản là báo Văn Nghệ phê phán về việc có tư tưởng đi ngược lại với đường lối của Đảng và nhà nước. Đồng thời, ông ta bị cách chức và buộc rời khỏi các vị trí quan trọng nhất trong đời văn của mình. Sau khi bị “buộc” từ chức với danh nghĩa về hưu trước tuổi, ông ta liền công khai quay ngoắt lại chống Hội Nhà Văn và thành lập cái gọi là “Văn đoàn độc lập”. Thực chất đây là một nhóm chống phá Nhà nước Việt Nam (quý độc giả đã thấy một số thành viên nhóm này trong clip xuyên tạc về Anh hùng liệt sĩ Võ Thị Sáu).
Người ta đọc danh sách 61 người ký tên vào bản tuyên bố thành lập “Văn đoàn độc lập” thì thấy toàn cái tên nổi bật chuyên vu cáo xuyên tạc hoặc đả kích chế độ như: Hà Sĩ Phu, Nguyễn Quang Lập, Bùi Minh Quốc, Nguyễn Huệ Chi… ngoài ra còn có cả nhà văn Vũ Thư Hiên, được coi là kẻ đào tẩu muộn màng ra nước ngoài. Lướt qua 61 gương mặt nhà văn ấy ta thấy ít nhất là 15 người đã từng vào tù, vô khám vì lý do làm gián điệp cho nước ngoài, tham nhũng, lợi dụng tự do để xuyên tạc chế độ, vài người là ducanger đang sống lưu vong ở nước ngoài, 12 người là gốc Việt có quốc tịch nước ngoài. Hầu hết họ đều là những người có ân oán với Dân tộc. Những nhà văn nói trên trừ Nguyên Ngọc chẳng ai có gương mặt sáng sủa và có tác phẩm nào đáng giá để cho công chúng đọc. Nếu có chăng là một vài tác giả vì “nhận thức lại” đã bị khai trừ khỏi đảng như Bùi Minh Quốc, Tiêu Dao Bảo Cự, Mai Thái Lính, Hoàng Hưng… Điều làm chúng ta chú ý là trong danh sách trên có nhiều người có quốc tịch nước ngoài cũng đã có dày dạn “thành tích” chống phá Tổ Quốc nhưng lại có tiềm năng kinh tế, Nguyên Ngọc láu cá bắt được cả hai tay, vừa có ý “hòa hợp hòa giải” một động thái xu nịnh bọn chống Cộng ở nước ngoài, vừa kiếm được chỗ tài trợ cho hội của ông.
Nguyên Ngọc viết stt tuyên bố ra khỏi Đảng
Qua các tham luận tại các hội thảo sau khi “về hưu “, Nguyên Ngọc liên tục đưa ra những khái niệm mới do ông nghĩ ra như: “Tất cả các tác phẩm văn học viết trong chiến tranh (Việt Nam) đều là những kiểu viết “minh họa” đầy chất đặt hàng của Đảng mà không phải viết do cảm xúc, do tình người của Nhà văn. Do đó những tác phẩm thời chiến không có giá trị, bây giờ ta phải có nhận thức mới để thoát khỏi sự can thiệp của Đảng“!
Hậm hực do bị đuổi khỏi vị trí ngỡ như bước đà danh vọng đỉnh cao danh vọng của đời mình, ông đã liên tục có những hành vi bôi nhọ Đảng Cộng Sản Việt Nam mà có lẽ ông đã quên đi lời văn năm nào: “Ngày xưa, người đối với người coi nhau như thú dữ, bây giờ có Đảng, có chính phủ, có cán bộ… người với người mới tin yêu nhau, giúp nhau như thể anh em một nhà vậy. Đó là bản chất của Chủ Nghĩa Xã Hội chúng ta đấy bà con ạ…”. (Trích “ Mùa hoa thuốc phiện cuối cùng“ của Nguyên Ngọc).
Viết đến đây thì tôi thấy việc có người tự ném cứt vô mặt mình là có thật, không rõ khi phát ngôn gây sốc như vậy, liệu ông có nghĩ tới “Đất Nước Đứng Lên”, “Rừng Xà Nu”, “Đường Chúng Ta Đi”, “Đất Quảng” có phải do ông đã ngu ngốc “minh hoạ” theo đơn đặt hàng của Đảng hay ông tự viết ra từ cảm xúc một người lính trong lúc đối mặt với kẻ thù gian ác mà chính ông đã từng vạch tội chúng trong các tác phẩm nói trên?
Năm 2013, Nguyên Ngọc cùng bè lũ “Văn đoàn độc lập” của mình đã kí tên vào “Bản góp ý Sửa đổi Hiến Pháp 2013” phủ định hoàn toàn Đảng Cộng Sản, như đòi bỏ Điều 4 trong Hiến Pháp, đề nghị đa nguyên, đa đảng, đổi tên nước, thay quốc kỳ, lập lưỡng viện, thực hiện tam quyền phân lập v.v…
Kể về thâm thù vì danh vọng của ông, người ta không thể không nhắc tới việc năm 2000, Nguyên Ngọc được mời nhận Huân chương Độc Lập hạng Nhì, nhưng ông từ chối không nhận vì các lý do mà mọi người ở làng văn đều biết: Nguyên Ngọc tự cho mình phải được hạng Nhất, có cống hiến nhiều thế, có nằm gai, nếm mật nhiều thế sao lại hạng Nhì, thế đứa nào là hạng Nhất. Nhưng thực tế năm đó không có ai được trao hạng Nhất.
Người ta biết thừa rằng Nguyên Ngọc bực tức, bất mãn đến điên cuồng vì các thành viên trong Hội đồng xét duyệt các Giải thưởng văn học năm ấy không bỏ phiếu cho ông để được nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh.
Và sau đó còn vài giải nữa Nguyên Ngọc đều tẩy chay không nhận, cho mình phải là người đoạt hạng nhất, hạng thấp hơn là đồ bỏ. Ông ta muốn mọi người tôn sùng ông, coi ông là lãnh tụ văn học, ông phải là con người quyết định mọi việc cho người khác, không ai có quyền quyết định ông.
Ngoài ra, Nguyên Ngọc cũng là cái tên được biết đến tại một số “diễn đàn xã hội dân sự”, thực chất cũng là nơi tập hợp những kẻ chống phá Đảng, Nhà nước mà chúng tôi đã nhiều lần đề cập đến.
Như vậy, việc Nguyên Ngọc đăng stt ra khỏi Đảng Cộng Sản Việt Nam vào đêm 26/10/2018 không phải là đột ngột hay tuổi cao nên lú lẫn. Tất cả đều có nguyên do và đó một quá trình gắn liền với giai đoạn ông còn đương chức. Chung quy cũng chỉ vì ông quá đề cao bản thân, để rồi khi bị ngã khỏi đà danh vọng của cuộc đời bởi sự ngông cuồng của chính mình, thì lại thù ghét xã hội, đất nước . Đây cũng là bệnh chung của các nhà “dân chủ” ở Việt Nam.
Nhiều bạn đọc cho rằng, việc làm của Nguyên Ngọc và một số kẻ suy thoái, bất mãn chẳng qua là chút vớt vát cái tôi cá nhân, vớt vát chút danh dự vì những kẻ này không tuyên bố “bỏ Đảng” thì cũng sẽ đến lúc “Đảng bỏ”, nhất là sau khi Trung ương tuyên bố sẽ kỷ luật Chu Hảo – một đảng viên, một tri thức suy thoái, tự diễn biến, tự chuyển hoá thì những kẻ suy thoái khác cũng nghĩ ngay đến số phận của mình. Về việc một bộ phận đảng viên suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” Đảng Cộng sản Việt Nam cũng đã biết rõ, đã nêu cụ thể thành các biểu hiện trong Nghị quyết Trung ương 4, Khoá XII. Đây cũng là một trong những nổ lực, cố gắng xây dựng Đảng của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đang được đông đảo đảng viên và nhân dân đồng tình, ủng hộ tuyệt đối.
Nhiều đảng viên chân chính tỏ ra vui mừng, phấn khởi vì loại bỏ được những kẻ này thì Đảng càng trong sạch hơn.


Bác sĩ trẻ Nguyễn Đình Thành trở thành đối tượng phản động như thế nào?

Bác sĩ trẻ Nguyễn Đình Thành trở thành đối tượng phản động như thế nào?


          Những ngày gần đây, sau khi Tòa án nhân dân tỉnh Bình Dương tuyên phạt 7 năm tù đối với Nguyễn Đình Thành (sinh năm 1991) về tội “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống phá Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” theo Điều 117, Bộ Luật Hình sự năm 2015, các đối tượng phản động trong và ngoài nước đang tung hô Thành, cho rằng “Nhà nước Việt Nam bỏ tù bác sĩ trẻ tài năng”…

          Vậy, Nguyễn Đình Thành là ai? Quá trình vi phạm pháp luật và trở thành đối tượng phản động như thế nào?
          Nguyễn Đình Thành sinh năm 1991, tốt nghiệp trường Đại Học Y Hà Nội.
Kết quả điều tra xác định Thành là phần tử tham gia váo cái gọi là Triều Đại Việt (nhóm khủng bố tổ chức đánh boom gây bị thương cho 03 người, trong đó có 02 phụ nữ tại trụ sở Công an Phường 12, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh). Ngoài việc in ấn phát tờ rơi kêu gọi, kích động, Thành còn tham gia vào các hoạt động tuyển mộ các thành viên trong nước để đưa qua Thái Lan đào tạo hoạt động chế tạo, sử dụng, điều hành mạng lưới khủng bố.
          Thành đã in hơn 3.300 tờ rơi, bao gồm các hình ảnh, bài viết sưu tập trên mạng có nội dung sai trái, kích động biểu tình liên quan đến Luật Đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc với nội dung “kêu gọi người dân tham gia biểu tình phản đối việc xem xét cho thuê đất tại đặc khu kinh tế” với mục đích kêu gọi người dân, người lao động tại các doanh nghiệp bỏ việc để tụ tập biểu tình trên địa bàn thị xã Dĩ An. Ngày 8/6/2018, khi Thành đang phô tô thành nhiều bản để đi phát tán thì bị Cơ quan An ninh điều tra, Công an tỉnh Bình Dương bắt quả tang..
          Tại phiên tòa, Thành đã thừa nhận toàn bộ hành vi phạm tội của mình và cho biết rất ân hận khi thời gian còn đi học (Đại học) do nhận thức chính trị yếu kém và thường xuyên lên mạng đọc các nội dung xấu. Năm 2015, Năm 2015, Nguyễn Đình Thành xin vào làm việc tại Trung tâm Y tế thị xã Thuận An (Bình Dương). Trong thời gian này, Thành tiếp tục thường xuyên đọc các bài viết có nội dung xuyên tạc nên đã nảy sinh tư tưởng bất mãn chế độ, hình thành ý thức chống đối Đảng và Nhà Nước. Đến tháng 11/2017, Thành bí mật mua các trang thiết bị về để soạn thảo, in ấn các bài viết nhằm tuyên truyền chống phá Đảng và Nhà nước Việt Nam. Thành cũng khẩn mong Hội đồng xét xử xem xét nhân thân tốt, gia đình nghèo khó mà cho hưởng lượng khoan hồng để có cơ hội làm lại cuộc đời.
Nguyễn Đình Thành tại phiên tòa
          Hội đồng xét xử đã tuyên phạt bị cáo Nguyễn Đình Thành 7 năm tù giam về tội “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống phá Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” theo Điều 117, Bộ luật Hình sự năm 2015.
          Nguyễn Đình Thành còn trẻ, có trình độ, được đào tạo tại trường đại học danh giá, đáng lẽ phải đem trí tuệ, tài năng của mình để đóng góp cho xã hội nhưng lại trở thành một kẻ phản động. Đây cũng là bài học cho nhiều người đang có lập trường không vững, tiếp cận với những thông tin xấu và bị các tổ chức, cá nhân phản động lừa phỉnh, mua chuộc.


25/10/18

Đã đến lúc phải rọ mõm kẻ lộng ngôn, ngông cuồng này !

Có lẽ, với người dân Khánh Hòa, rất nhiều người biết đến ông Võ Văn Tạo. Sinh năm 1953, gốc Quảng Ngãi, từng đi bộ đội từ tháng 8/1971 đến tháng 8/1974, đơn vị F304, từ tháng 10/1974 đến tháng 12/1979 Tạo là sinh viên Đại học Ngoại thương Hà Nội. Sau khi tốt nghiệp Tạo công tác tại các doanh nghiệp của Khánh Hòa, có tham gia viết bài cho một số báo, mang mác ‘nhà báo”, nghỉ hưu vào tháng 4/2010. Từ khi nghỉ hưu Võ Văn Tạo đã bất mãn, “trở cờ” tham gia nhiều hội nhóm hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước, chế độ XHCN như: “Diễn đàn xã hội dân sự” của Nguyễn Quang A, “Hội nhà văn độc lập”, “Hội nhà báo độc lập” và các tổ chức đối lập khác.

Vợ Tạo là đảng viên đã nghỉ hưu, con gái hiện là phóng viên của Đài Truyền hình Khánh Hòa. Mặc dù gia đình vợ con luôn khuyên bảo, cùng với đó là sự gặp gỡ nhắc nhở, chấn chỉnh nhiều lần của các cơ quan chức năng địa phương, song Võ Văn Tạo vẫn rất ngoan cố, xảo quyệt và ngày càng điên cuồng cùng các thế lực đối lập chống phá Đảng, Nhà nước.

Giữa năm 2015, Tạo được Việt Tân - một tổ chức đã được Nhà nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đưa vào danh sách khủng bố và đài RFA, tổ chức “Phóng viên không biên giới” đưa sang Singapore tham dự lớp tập huấn về một loại công cụ truyền thông mới được các tổ chức chống đối trên cho là rất hữu hiệu cho những ai sử dụng vào hoạt động tuyên truyền chống chính quyền.

Tạo đã thừa nhận với đài RFA: “Chúng tôi nhận được lời mời của Ban tổ chức gồm có đài RFA, Article 19 và Đảng Việt Tân mời qua Singapore tham dự khóa huấn luyện phổ biến, giới thiệu phần mềm ứng dụng Storymaker. Nói chung nó cho phép biên tập ngay trên điện thoại và post lên đại chúng”. Rõ ràng, với việc thừa nhận trên, Võ Văn Tạo đã thể hiện mình là một trong những thành viên ngoại vi của tổ chức Việt Tân. Trên facebook của Tạo không khó để thấy hình Tạo chụp chung với con khủng bố Trinity Hồng Thuận và hàng loạt bạn bè là nhưng “rận chủ” như “thánh nữ Phương Uyên”, “nghệ xĩ” Kim Chi, Quang A thẹo, Diện “háng nôm”, “đầm già” Phạm Thành… Vì vậy, không ngạc nhiên gì khi càng ngày Tạo càng điên cuồng chửi bới, chống phá chính quyền. Đặc biệt Tạo tấn công vào vị trí, vai trò lãnh đạo toàn diện của Đảng Cộng sản Việt Nam nhằm hạ bệ, gây mất uy tín của Đảng.

Cùng với đám con nhang đệ tử của bu mẽo, Tạo tỏ ra rất tích cực trong việc bám váy bu ăn vạ nhân quyền. Chúng luôn cầu xin bu mẽo và quan thầy can thiệp vào chuyện nội bộ của Việt Nam để thả tự do cho đồng bọn, cái mà chúng gọi là “tù nhân lương tâm” như Nguyễn Văn Đài, Trần Huỳnh Duy Thức, Vinh Ba Sàm… Tạo luôn ra rả các luận điệu về cái gọi là “nhà cầm quyền Việt Nam đàn áp, bắt giữ những người tham gia biểu tình ôn hòa”, ra các “lời kêu gọi” ủng hộ hành vi tuyệt thực của Trần Huỳnh Duy Thức, đòi trả tự do cho hắn, cho “Mẹ Nấm” và nhiều tên phản động khác hoạt động chống phá nhằm lật đổ chính quyền nhân dân đã bị pháp luật kết án tù.

Không chỉ gào rống cùng đám đám phản động kêu gào đòi “phi chính trị hóa” quân đội và công an nhằm vô hiệu hóa sức mạnh của Đảng cộng sản Việt Nam, sự láo toét của Tạo gần như đã lên “mút khung” khi xỏ xiên, nói xấu lãnh tụ, lãnh đạo Đảng, Nhà nước. Tạo đã từng viết stt đòi xét lại câu nói của Bác Hồ về bản chất và nhiệm vụ của Quân đội nhân dân Việt Nam. Tạo đưa lên hình ảnh cái ca uống nước và lá cờ của Bác tặng Trường Võ bị Trần Quốc Tuấn năm 1946 có dòng chữ “Trung với nước, hiếu với dân” để xỏ xiên rằng TBT Nguyễn Phú Trọng đã “diễn biến” và quân đội đã “biến chất”. Bố láo và trắng trợn hơn, Tạo còn quy kết rằng quân đội “trung với đảng” là “không còn chống ngoại xâm thì chống dân, bảo vệ đảng”.

Hết “xỏ lá” quân đội, Võ Văn Tạo quay sang “xỏ ngọn” công an. Trong các bài viết của mình, Tạo luôn luôn dùng chữ “côn an” thay cho công an với hàm ý là “côn đồ công an” (thật sự là tay này cần phải được dạy cho một bài học cho biết thế nào là côn đồ!). Có thể dễ dàng thấy trên trang của Tạo nhiều bài viết bôi xấu lực lượng công an nhân dân. Gần đây nhất, ngày 3/1/2017, là vụ “công an đánh chết dân ở Bình Định” đã được Tạo nhanh nhảu tung lên và đổ cho tội cho 2 đồng chí công an mà Tạo gọi là “2 thằng “còn đảng, còn mình”, quân của lão Trọng”. Mặc dù sự thật là Tạo đã bị hố to khi người quay clip và đưa lên mạng về việc “Công an đánh chết người dân” ở huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định hôm 2/1/2017 đã tự nguyện đến cơ quan Công an nhận sai và xin lỗi.

Trong khi dư luận cả nước đang bất bình vì những hành vi vi phạm pháp luật, quậy phá trật tự xã hội như phỏng tỏa quốc lộ, đánh cán bộ công an bị thương, chiếm UBND huyện, hạ cờ Tổ quốc… của đám “giáo gian” ở Kỳ Anh, Lộc Hà – Hà Tĩnh dưới sự cầm đầu của lũ “linh cẩu” và sự giật dây, đạo diễn của bọn phản động, thì Võ Văn Tạo, như thường lệ vẫn đều đặn đăng tải những bài viết, video clip cổ xúy cho hành vi sai trái của đám côn đồ, gian manh này. Trên trang của mình, Tạo đã ngang nhiên đăng bài mang tính kích động, vu cáo cho chính quyền “lật lọng” và “dọa” rằng “lật lọng như thế này thì ngày mai bà con ta sẽ phải "xử lý nghiêm" lũ chúng. Chúng chưa lường được sức mạnh của nhân dân một khi đồng lòng”. Y còn cả gan ví von cuộc phản loạn của đám giáo dân và “quạ đen” này là một “cao trào Nghệ-Tĩnh (1930-1931) mới, một Mùa Thu cách mạng mới, thật sự vì dân quyền?”. Võ Văn Tạo ra sức cổ xúy cho hoạt động sai trái của linh mục Nguyễn Đình Thục, Tạo kêu gọi mong tất cả các giáo xứ cả nước hiệp thông cùng giáo dân Diễn Châu. Tạo hoang tưởng về sức mạnh của giáo xứ Song Ngọc do Nguyễn Đình Thục, Đặng Hữu Nam cầm đầu, chỉ cần dựa vào đám linh mục cực đoan kích động và được bề trên Nguyễn Thái Hợp chống lưng thì muốn làm gì thì làm. Cái láo toét ở đây, không chỉ là Tạo ra sức cổ xúy cho hoạt động sai trái của linh mục Nguyễn Đình Thục, Đặng Hữu Nam và đám con chiên bị xỏ mũi mà Tạo dường như “đang thách thức” chính quyền, đang chà đạp lên lịch sử khi ví đám giặc cỏ đang chống phá chính quyền kia với những bậc tiền bối cách mạng chống Pháp.

Cũng trong chuỗi các sự kiện ở Nghệ An, Hà Tĩnh, Tạo còn a dua với đám quạ đen trong các stt của mình: “ngày 30/4 là ngày tang thương của dân tộc, giáo xứ, sau biến cố năm 1954 và 1975 mà bà con trong giáo xứ phải chia cắt, người ra Bắc, kẻ vào Nam, kẻ sống người chết…”, “ngày 30/4 là ngày mà dân tộc Việt Nam mất đi tự do; ngày mà người dân Việt Nam không có quyền làm người; ngày đã làm cho đất nước tang thương; ngày đã đưa đất nước trở thành lạc hậu, nghèo đói; ngày mà Việt Nam mất đi cơ hội phát triển; ngày đã tạo nên những bất công trên mọi miền đất nước; ngày mà đánh dấu dân tộc Việt Nam chuẩn bị bước vào vòng nô lệ cho ngoại bang; 30/4 là ngày đen tối nhất của dân tộc Việt Nam”. Tạo và một đám dâm chủ cố tình nặn ra cái gọi là “Cuộc thảm sát Mậu Thận 1968 ở Huế và cuộc thảm sát dân thường tại chiến trường Xuân Lộc vào năm 1975, do bộ đội ta gây ra nhưng chưa bao giờ sám hối…”. Ngu đến mức nguy hiểm khi Tạo cho rằng “chiến tranh là tội ác, ai tham gia vào đều gây ra tội ác, người Mỹ và người Hàn đều đã sám hối cho việc gây ra tội ác ở Việt Nam, nhưng chưa bao giờ họ thấy phía cộng sản Việt Nam sám hối cả”?.

Cả dân tộc này, không ai có thể quên tội ác và sự dã man của Ngô Đình Diệm và bộ máy của y; với cái máy chém lê đi khắp miền Nam và câu nói nổi tiếng của hắn "Thà giết nhầm còn hơn bỏ sót"! Rồi các khẩu hiệu: "Đồng tâm diệt cộng", "tiêu diệt cán bộ nằm vùng", "tiêu diệt cộng sản tận gốc”. Diệm đã tuyên bố: "Thấy cộng sản ở đâu là phải bắn bỏ ngay, thấy ai tuyên truyền cho cộng sản cũng bắn bỏ ngay”. Vậy mà Tạo “trang trọng” viết một cái stt “Cụ Ngô Đình Diệm” để tung hô tên đồ tể này.

Ngày 27/7/2017,trong khi cả nước đang long trọng tổ chức những hoạt động tri ân sự hi sinh quên mình của những anh hùng, thương binh liệt sỹ cho độc lập tự do của Tổ quốc thì Tạo lại tung một status “27 -7. Vinh danh mà chi. Triệu triệu người ngã xuống đâu mong đất nước ra nông nỗi này”. Thật không thể khốn nạn và bỉ ổi hơn, vì chính Võ Văn Tạo đã từng là một người lính bộ đội Cụ Hồ, đã từng tham gia trận thành cổ Quảng Trị, thế mà khốn nạn thay hắn dám xổ toẹt thẳng băng vào ngày 27/7, ngày kỷ niệm thiêng liêng của dân tộc Việt Nam!

Gần đây Võ Văn Tạo cùng với Phan Trí Đỉnh, một tên CCB trở cờ, đã tích cực tuyên truyền cổ suý tích cực cho cuốn sách “Gạc Ma - vòng tròn bất tử”, là cuốn sách “dị tật”, xuyên tạc lịch sử, bôi bác quân đội, chà đạp máu xương của 64 liệt sĩ đã hy sinh. Võ Văn Tạo đã ngang nhiên dựng chuyện bôi nhọ Thiếu tướng Hoàng Kiền, Anh hùng lực lượng vũ trang, nguyên Tư lệnh Binh chủng Công binh qua việc đăng tin Thiếu tướng Hoàng Kiền có biệt thự xa hoa lộng lẫy, Bảo tàng đồng quê do tướng Kiến xây là là “từ nguồn tiền của Bắc Kinh”, đó là là “tiền bỏ ra nuôi chó săn...” và nhiều điều bôi nhọ khác, đã xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm của Thiếu tướng Hoàng Kiền. Hiện nay Thiếu tướng Hoàng Kiền đang tiến hành các thủ tục pháp lý để khởi kiện tên Võ Văn Tạo ra cơ quan pháp luật.

Nói chung là “thành tích” chống phá của Tạo rất dày và rất tinh vi. Độ khốn nạn, mất dạy của Tạo thì cũng có thừa. Mới đây nhất, khi cả nước đau buồn để tang cố Chủ tịch nước Trần Đại Quang thì Tạo cũng đã đăng nhiều tút xúc phạm đến vong linh của CTN và tình cảm của nhân dân Việt Nam. Đốn mạt hơn là vừa nghe tin nguyên TBT Đỗ Mười từ trần, Tạo đã đăng tút “Tay bắt, mặt mừng dưới tầng 19 rồi nhá”. Đây thực sự là đỉnh điểm của sự vô học, sự mất dạy của đám rận chủ mà Tạo là một trong những đại diện. Bằng việc đăng những stt báng bổ đến những người có công với đất nước vừa mới khuất, Tạo đã ngang nhiên chà đạp những giá trị nền tảng của đạo đức, thách thức lòng tự tôn, tự hào của nhân dân Việt Nam.

Mới đây ngay khi TBT Nguyễn Phú Trọng được bầu làm Chủ tịch nước hắn lại đăng tút xỏ xiên, bôi nhọ. Những hành vi của Tạo cần phải bị lên án nghiêm khắc!

Thiết nghĩ, đã đến lúc cần mạnh tay hơn với những kẻ như Võ Văn Tạo!
Tân Chủ tịch nước ở nhà công vụ, cuộc sống bình dị

Tân Chủ tịch nước ở nhà công vụ, cuộc sống bình dị


Tân Chủ tịch nước ở nhà công vụ, cuộc sống bình dị, hoàn toàn trong sạch, vô cùng liêm khiết… Đó là những cụm từ được các đại biểu Quốc hội khẳng định với Tuổi Trẻ Online chiều nay 23-10.
Tân Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nhận hoa chúc mừng từ Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân – Ảnh: VTV
Đại biểu Vũ Trọng Kim – cựu chủ tịch Hội thanh niên xung phong, ủy viên Đoàn chủ tịch UBTƯ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam:
Trước hết tôi xin kính chúc tân Chủ tịch nước dồi dào sức khoẻ để đảm nhiệm cương vị này trong thời gian dài. Tôi rất vui. Tôi hy vọng lớn trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền toàn thể, xây dựng Đảng vững mạnh, thì ông Nguyễn Phú Trọng đầy đủ tiêu chuẩn, phẩm chất để đảm nhiệm hai chức vụ.
Đây là điều may mắn cho Đảng, Nhà nước và Dân tộc ta.
Nói về Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng thì đầu tiên là nói về sự liêm khiết. Như Bác Hồ nói rằng người lãnh đạo phải có đức có tài thì cái đức phải đi trước, cái đức là gốc, bởi có đức thì mới quy tụ được mọi người.
Trải qua nhiều vị trí công tác khác nhau, chúng ta thấy rằng ông Nguyễn Phú Trọng là người rất có bản lĩnh, lại khéo léo trong giải quyết những tình huống gay cấn. Tôi nghĩ ông là người cương, nhu đúng lúc.
Ví dụ, khi giàn khoan Hải Dương 981 xâm phạm vùng biển nước ta, Bộ Chính trị đã 13 lần họp bàn ứng phó với các vấn đề khác nhau, thì cả 13 lần chúng ta đều giải quyết thành công các tình huống đó.
* Tại hội nghị Trung ương 8 vừa qua, Ban Chấp hành Trung ương đã có quy định về việc nêu gương của các ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư, ủy viên Trung ương, hình ảnh một Tổng Bí thư, Chủ tịch nước ở nhà công vụ và gần như không có tài sản gì lớn đã nói lên điều gì, thưa ông?
– Không phải bây giờ khi Quốc hội bầu ông làm Chủ tịch nước, khi có bản kê khai tài sản thì tôi mới khẳng định ông là người liêm khiết, mà đã từ lâu trong quá trình công tác, nắm bắt, tôi có thể khẳng định ông Nguyễn Phú Trọng là người chí công vô tư, hoàn toàn trong sáng.
Đây là một tấm gương sáng, đã rất rõ ràng. Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, khi những chuyện như biệt phủ, nhà lầu của quan chức gây bức xúc dư luận, thì việc nêu gương rất có ý nghĩa. Người đứng đầu Đảng, Nhà nước ở nhà công vụ, với một số tiền tiết kiệm nhỏ, điều này đã nói lên tất cả.
Có nêu gương, và tấm gương có thuyết phục thì mới dẫn dắt, mới lãnh đạo được.
Tôi dám khẳng định một lần nữa rằng Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng là người hoàn toàn trong sạch, trong sạch tuyệt đối.
Ông Lê Thanh Vân – Ủy viên thường trực Ủy ban Tài chính ngân sách Quốc hội: “Ông đã cảm ơn người từ chối nhận con mình vào làm việc”
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng là người rất mẫu mực. Nhìn vào bảng kê khai tài sản của ông nhân dịp Ủy ban Thường vụ Quốc hội giới thiệu bầu làm Chủ tịch nước, tôi thấy rằng đó là bản kê khai trung thực, có độ tin cậy rất cao.
Qua bản kê khai đó, tôi thấy rằng ông có cuộc sống bình thường, bình dị như đa số người dân lao động Việt Nam hiện nay, ông ở nhà công vụ và có tài sản tiết kiệm nhỏ.
Cá nhân tôi có thời gian làm việc, tiếp xúc khi ông Nguyễn Phú Trọng còn làm Chủ tịch Quốc hội thì tôi có thể khẳng định rằng ông là người vô cùng liêm khiết, chính trực.
Thông qua quan hệ bạn bè, người thân của ông, tôi cũng biết rằng gia đình, vợ, con của ông cũng sống cuộc sống rất bình dị, không có khác biệt so với mọi người.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng không hề tác động nhằm làm có lợi cho gia đình, người thân của mình.
Tôi nhớ khi con ông ra trường, có bạn bè của ông đưa hồ sơ đưa sang xin việc ở Văn phòng Chính phủ, nhưng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ khi đó trả lời là cháu chưa đủ điều kiện vì thiếu thời gian công tác thực tế.
Khi biết chuyện này, ông Nguyễn Phú Trọng không những không tác động để con được vào làm việc, mà còn cảm ơn người không tiếp nhận.
Với tấm gương liêm khiết như vậy, tôi nghĩ rằng là một trong những lý do để ông được liên tiếp giới thiệu trong những hoàn cảnh đặc biệt. Lần này, cũng trong một hoàn cảnh đặc biệt, khi Chủ tịch nước Trần Đại Quang đột ngột qua đời, Đảng và Nhà nước đã thống nhất rất cao giới thiệu và bầu ông làm Chủ tịch nước.
Tôi tin rằng, tân Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng hội đủ những điều kiện ưu tú để đứng đầu Đảng, Nhà nước, là một tấm gương trong giai đoạn Đảng ta đang phải nhấn mạnh sự nêu gương của người lãnh đạo.
* Hình ảnh một Tổng Bí thư, Chủ tịch nước ở nhà công vụ, không có nhiều tài sản tiết kiệm cho thấy điều gì, thưa ông?
– Chúng ta có thể thấy từ cách ăn mặc của ông. Ngoài những dịp thực hiện nghi lễ cần mặc comple, còn lại ông thường mặc những bộ quần áo giản dị, có những chiếc áo cũ đến sờn vai.
Một cuộc sống giản dị đến thanh đạm như vậy, tôi nghĩ rằng nó xuất phát từ cuộc sống, từ đạo đức cách mạng của một con người mẫu mực. Đó là người giữ gìn sự liêm sỉ cá nhân, hoà chung với cuộc sống của đại đa số đồng bào khi đất nước còn khó khăn.
* Được biết tân Chủ tịch nước đã dành tiền tiết kiệm để mua công trái?
– Đúng là như vậy, ông dành một phần mua công trái và một phần gửi tiết kiệm, giống như đời sống những công chức rất bình thường và bao người dân lao động khác.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng hiện ở tại nhà số 5, phố Thiền Quang, phường Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội. Theo tìm hiểu, đó là căn hộ công vụ từng là nơi ở của nguyên Phó chủ tịch nước Nguyễn Lương Bằng.
Quê của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng ở huyện Đông Anh, ngoại thành Hà Nội, có căn nhà và đất từ thời cha mẹ ông để lại.


23/10/18

Cảnh giác với thủ đoạn xuyên tạc việc bầu Chủ tịch nước

Theo chương trình kỳ họp thứ 6 được Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc thông tin với báo chí, Quốc hội sẽ tiến hành bỏ phiếu kín bầu Chủ tịch nước vào sáng 23-10, kết quả kiểm phiếu sẽ được công bố chiều cùng ngày. Trước đó, tại Hội nghị Trung ương 8 khóa XII, Trung ương đã giới thiệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng để Quốc hội bầu làm Chủ tịch nước.

Liên quan nội dung này, thời gian qua, đã có rất nhiều ý kiến bàn luận, cả trong nước và ngoài nước. Đông đảo cán bộ, đảng viên và nhân dân đều bày tỏ sự đồng tình cao với việc Trung ương giới thiệu để Quốc hội bầu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng giữ chức Chủ tịch nước và cho rằng đây là sự lựa chọn đúng đắn, sáng suốt và hợp lòng dân. Bên cạnh đa số các ý kiến đồng thuận, có một số ý kiến lạc lõng, thiển cận, sai lệch về vấn đề, một số quan điểm có tính quy chụp, xuyên tạc, cố tình tạo dư luận nhằm chống phá Đảng, Nhà nước và nhân dân ta.
Nhân danh là những nhà biên khảo, nhà nghiên cứu, chuyên gia cao cấp, luật sư…, thông qua các trang mạng xã hội, Internet, họ cho rằng đây là việc “nhất thể hóa”, một sự “sao chép”, “rập khuôn”, “một bản sao không hoàn chỉnh” mô hình tổ chức nhà nước của Trung Quốc. Thậm chí, họ còn nói rằng, thực chất đó là việc “củng cố quyền lực”, “thâu tóm quyền lực cá nhân”, “không có ý nghĩa cho đất nước”...   
Thực tế, mô hình người đứng đầu Đảng đồng thời đứng đầu Nhà nước là điều hết sức tự nhiên trong đời sống chính trị của nhiều quốc gia trên thế giới. Trước đây, ở Liên Xô, các Tổng Bí thư đều là Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng hoặc Chủ tịch Xô-viết tối cao. Nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, từ năm 1993 đến nay Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc đều đồng thời là Chủ tịch nước. 
Cộng hòa dân chủ nhân Lào thực hiện mô hình này từ năm 2006 đến nay. Ở Cuba, từ năm 1976 đến tháng 4-2018, Bí thư thứ nhất Trung ương Đảng Cộng sản Cuba cũng đồng thời là Chủ tịch Hội đồng Nhà nước và Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng. Samdech Hun Sen, vừa là Chủ tịch Đảng nhân dân Campuchia vừa là Thủ tướng Chính phủ Campuchia. 
Ngay ở các nước có thể chế chính trị khác Việt Nam, tổng thống hay thủ tướng cũng đều là người đứng đầu đảng cầm quyền. Ở Việt Nam, từ Đại hội lần thứ hai của Đảng (tháng 2-1951) đến năm 1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh là Chủ tịch Đảng, đồng thời là Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Như vậy, có thể nói, nước ta đã có truyền thống và kinh nghiệm về mô hình người đứng đầu của Đảng đồng thời là Chủ tịch nước.
Trong công cuộc đổi mới đất nước, chủ trương thực hiện mô hình bí thư cấp ủy đồng thời là người đứng đầu chính quyền các cấp đã được Ban Chấp hành Trung ương Đảng chỉ đạo thực hiện thí điểm ở tỉnh Quảng Ninh và một số địa phương khác trong nhiều năm qua. 
Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25-10-2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” có các nhiệm vụ, giải pháp đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, trong đó có nội dung thực hiện mô hình Bí thư cấp ủy đồng thời là Chủ tịch hội đồng nhân dân hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân ở những nơi có điều kiện.
Vì vậy, việc giới thiệu để Quốc hội bầu đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng làm Chủ tịch nước là điều hết sức bình thường, phù hợp với lịch sử truyền thống của dân tộc và xu thế chung của thời đại. Đây hoàn toàn không phải là sự “sao chép” hay “rập khuôn” mô hình tổ chức của bất cứ quốc gia nào.
Nước ta từng có tiền lệ người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam đồng thời giữ chức Chủ tịch nước. Hiện nay, dù là giải pháp tình huống, nhưng việc Tổng Bí thư đồng thời là Chủ tịch nước sẽ tạo tiền đề để đẩy nhanh việc thực hiện chủ trương Bí thư cấp ủy đồng thời là người đứng đầu chính quyền các cấp đã được nêu trong Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII. 
Khi người đứng đầu cấp ủy đồng thời là người đứng đầu chính quyền thì việc phổ biến, quán triệt và triển khai thực hiện các chủ trương, đường lối phát triển kinh tế - xã hội từ Đảng tới chính quyền sẽ nhanh chóng, thuận lợi và kịp thời hơn. 
Mặt khác, khi tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, biên chế sẽ được tinh giản, từ đó giảm áp lực cho ngân sách Nhà nước do phải trả lương cho công chức, viên chức; khắc phục được tình trạng chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ, nâng cao trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân; tạo sự thống nhất giữa cơ quan của Đảng và chính quyền khi thực hiện các công việc. 
Có thể khẳng định, việc thực hiện mô hình Bí thư cấp ủy đồng thời là người đứng đầu chính quyền sẽ có nhiều ưu điểm, mang lại lợi ích nhiều mặt cho đất nước.
Vấn đề được nhiều người quan tâm là khi một người đồng thời giữ hai chức vụ cao nhất của Đảng và Nhà nước thì kiểm soát quyền lực như thế nào? Việc kiểm soát quyền lực đã được Đảng ta nêu ra từ lâu, với chủ trương thiết lập cho được một cơ chế kiểm soát việc thực thi quyền lực đối với những người có chức vụ, quyền hạn theo nguyên tắc: Mọi quyền lực đều phải được kiểm soát chặt chẽ bằng cơ chế, quyền hạn phải được ràng buộc với trách nhiệm, quyền hạn đến đâu trách nhiệm đến đó, quyền hạn càng cao trách nhiệm càng lớn.
Chúng ta kiểm soát quyền lực bằng những quy định của Hiến pháp, pháp luật và các quy định của Đảng, bằng hoạt động của các cơ quan dân cử, cơ quan kiểm tra và thanh tra của Đảng và Nhà nước, sự giám sát của cán bộ, đảng viên và nhân dân. Điều quan trọng nhất trong kiểm soát quyền lực là phải lựa chọn được nhà lãnh đạo có đủ tài năng, đức độ, trách nhiệm và uy tín chính trị, thật sự vì dân, vì nước. 
Sau khi Trung ương thống nhất giới thiệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng để Quốc hội bầu giữ chức Chủ tịch nước, đông đảo cán bộ, đảng viên và nhân dân đều bày tỏ sự tin tưởng, ủng hộ rất cao và cho rằng, đồng chí Nguyễn Phú Trọng là người hội tụ đầy đủ các yếu tố cần thiết của người đứng đầu Đảng và Nhà nước. 
Những gì mà Tổng Bí thư làm được thời gian qua đã để lại trong lòng cán bộ, đảng viên và nhân dân hình ảnh một người lãnh đạo đầy tâm huyết, bản lĩnh, nói đi đôi với làm và luôn đặt lợi ích của Đảng, Nhà nước và nhân dân lên trên hết. Nhân dân tin tưởng rằng, với cương vị là người đứng đầu Đảng và Nhà nước, đồng chí Nguyễn Phú Trọng sẽ có đầy đủ điều kiện để phát huy tốt nhất quyền hạn và trách nhiệm được giao, phục vụ đất nước, phục vụ nhân dân tốt hơn nữa. 
Ngay cả những người có quan điểm trung lập và một số nhà nghiên cứu nước ngoài cũng cho rằng, “hiện tại không ai khác phù hợp hơn ông Nguyễn Phú Trọng để đảm nhiệm đồng thời cả hai vị trí đứng đầu đất nước”. Đó là sự đánh giá chính xác, khách quan, khi chứng kiến những kết quả mà đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã làm được thời gian qua, với cương vị là người đứng đầu của Đảng.
Đây là nguyện vọng của hơn 96 triệu nhân dân Việt Nam tin tưởng trao gửi cho đồng chí Nguyễn Phú Trọng, một con người có đủ phẩm chất và năng lực, kinh nghiệm và trí tuệ, bản lĩnh và uy tín, có tâm và có tầm để lãnh đạo công cuộc xây dựng đất nước Việt Nam đổi mới, phát triển và thịnh vượng. 
Những luận điệu cho rằng đó là việc “củng cố quyền lực” hay “thâu tóm quyền lực cá nhân” chỉ là một chiêu trò của một số cá nhân chống phá nhằm bôi nhọ danh dự của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và hạ thấp uy tín của Đảng. Một khi toàn Đảng đã thống nhất, lòng dân đã thuận thì không một thế lực nào, một thủ đoạn nào có thể làm thay đổi được ý chí và nguyện vọng của nhân dân Việt Nam.

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đắc cử Chủ tịch nước

Trúng cử với tỷ lệ phiếu bầu 99,79%, Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã tuyên thệ "tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Nhân dân, với Hiến pháp".

"Tôi vừa mừng vừa lo" 
Tân Chủ tịch nước cảm ơn Quốc hội tín nhiệm bầu mình. Ông cho biết xem đây là vinh dự to lớn, trách nhiệm nặng nề, nên sẽ nỗ lực cố gắng thực hiện những lời vừa tuyên thệ.
"Chắc có người sẽ hỏi và muốn biết lúc này tâm trạng tôi thế nào, xin thưa thật vừa mừng vừa lo. Mừng vì được Quốc hội, nhân dân yêu mến, tin cậy, giao nhiệm vụ. Lo là làm sao hoàn thành tốt nhất trọng trách của mình trước đất nước", ông nói.
"Tôi xin tuyên thệ: Tuyệt đối trung thành với tổ quốc, với nhân dân, với Hiến pháp nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Tôi nguyện nỗ lực rèn luyện phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ Đảng, nhà nước và nhân dân giao phó", Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nói trong khi một bàn tay đặt lên bìa cuốn hiến pháp 2013 màu đỏ, tay còn lại giơ cao hướng lòng bàn tay về phía đại biểu dưới hội trường. 

Cẩn thận, cảnh giác trước những chiêu trò của thế lực thù địch

Thời gian gần đây, trên các trang mạng xã hội, blog cá nhân… xuất hiện nhiều thông tin “tiết lộ” về đời tư một số đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, thông tin “hậu trường chính trị” chuẩn bị cho các kỳ họp của Đảng và Nhà nước, dưới hình thức “thư của các cán bộ lão thành cách mạng”, “đơn tố cáo”, hoặc “dẫn nguồn tin cậy”… 
 Những thông tin kiểu này có điểm chung là: Cho rằng đồng chí A, đồng chí B có “khối lượng tài sản khổng lồ”, “nghìn tỷ”, “nắm nhiều cổ phiếu”, “có quan hệ chính trị phức tạp”, v.v…; Miêu tả, “bình luận” về cái gọi là các cuộc “đấu đá”, “phe nhóm” trong Đảng và trong hệ thống chính trị. Những thông tin này có vẻ hết sức tin cậy, bởi có dẫn chứng cụ thể bằng hình ảnh chụp các đơn, thư, báo cáo; thậm chí có những văn bản được chụp lại với đủ dấu đỏ, chữ ký... Vậy sự thật của những thông tin này là gì. Xin trả lời ngay rằng đây là chiêu trò không mới của các thế lực thù địch nhằm gây nhiễu thông tin trong xã hội mà thôi. Nhìn lại những năm qua có thể thấy rõ quy luật: Mỗi khi đất nước ta có những sự kiện chính trị quan trọng, trước mỗi kỳ Hội nghị Trung ương Đảng và đặc biệt là khi Đảng ta gần Đại hội Đảng, hay các vấn đề xã hội diễn ra là điểm nóng thì những thông tin như thế lại xuất hiện dày đặc, dưới nhiều hình thức, chiêu thức. Cách làm mới trong những năm gần đây là, chiêu trò “Nói dối vụ lớn” được “bày binh bố trận” tinh vi, phối hợp trong - ngoài nhịp nhàng, lẫn lộn giữa thông tin giả và thật… Một mặt tung thông tin “bảo vệ đồng chí A, bài xích đồng chí B”; mặt khác lại làm ngược lại, dẫn đến nhiễu loạn thông tin, làm người nghe không hiểu đúng sự thật, bản chất lại đi kể chuyển theo chiều hướng khác, tạo sự hoài nghi của Đảng viên và nhân dân về sự thống nhất, đoàn kết trong lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước. Mục đích cuối cùng là làm tan rã niềm tin của cán bộ, đảng viên, và các tầng lớp nhân dân đối với Đảng, đối với con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, từ đó “tự chuyển hóa” chế độ đi theo con đường tư bản chủ nghĩa.
 Hiện nay, với việc kinh tế thị trường, công nghệ phát triển ồ ạt ngày càng gần hơn với cuộc sống, việc sử dụng mạng internet để giải trí, làm việc là phổ biến với mọi người. Vậy chúng ta xử lý những thông tin ấy như thế nào? 
 Trước hết, cần phải xác định rõ đây là những thông tin không đúng sự thật. Nếu thực sự khách quan và lý trí khi đọc những thông tin như vậy, không khó để phát hiện ra những chi tiết kiểu “râu ông nọ, căm cằm bà kia”, những nội dung bất hợp lý.
 Hai là, không chuyển tiếp các thông tin ấy đến với người thứ hai, kể cả với những người thân thiết của mình. Đừng tự nguyện “nối giáo cho giặc”, trở thành công cụ của các thế lực thù địch (dù là vô tình), khi chuyển tiếp, hay luận bàn chuyện “chính sự” bên ly rượu, cốc trà. Thay vào đó, cần báo cáo ngay nội dung thông tin ấy cho người có thẩm quyền. Đó có thể là cấp ủy, người đứng đầu cơ quan, đơn vị đối với cán bộ, công chức, viên chức; hoặc là đồng chí bí thư chi bộ đối với đảng viên, quần chúng ở cơ sở.
 Ba là, không tin, không nghe, đồng thời phải chủ động phản bác, đập lại những luận điệu tuyên truyền, xuyên tạc, vu khống đó. Hãy phân tích rõ âm mưu, thủ đoạn đằng sau những câu chuyện “chính sự”, “hậu trường ấy nếu bắt gặp ai đó kể lại những thông tin như trên. Hoặc trực tiếp trả lời, phản hồi, vạch trần âm mưu ngay trên những trang thông tin, trang mạng xã hội có đăng bài viết ấy một cách rõ ràng và công khai đúng theo quan điểm đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước.

18/10/18

Đang xét xử Phúc thẩm Lê Đình Lượng phạm tội “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân“

Sáng này, 18/10/2018, tại TP. Vinh, Tòa án nhân dân cấp cao Hà Nội mở phiên tòa xét xử phúc thẩm vụ án Lê Đình Lượng phạm tội “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”.

Trước đó, ngày 16/8/2018, Tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An đưa ra xét xử sơ thẩm công khai vụ án Lê Đình Lượng (sinh 10/12/1965, thường trú tại xã Hợp Thành, huyện Yên Thành) về tội “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”.

Lê Đình Lượng là đối tượng phản động đặc biệt nguy hiểm thuộc tổ chức khủng bố “Việt Tân”, Tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An đã tuyên phạt Lê Đình Lượng 20 năm tù, 5 năm quản chế.

Để xem đám quạ đen giáo phận Vinh làm được gì?

17/10/18

Khởi tố vụ án 10 quả mìn cài quanh cây ATM ở Quảng Ninh

Khởi tố vụ án 10 quả mìn cài quanh cây ATM ở Quảng Ninh


Cảnh sát nhận định kẻ xấu có ý định phá hoại chứ không nhằm cướp tiền trong cây ATM, mìn trong trạng thái chờ kích nổ.
Chiều 16/10, đại tá Thái Hồng Công, Phó giám đốc Công an tỉnh Quảng Ninh cho biết, cơ quan điều tra vừa khởi tố vụ án sử dụng trái phép vật liệu nổ và đang truy bắt nghi phạm cài 2kg thuốc nổ trong cây ATM.
Sáng 13/10, nhân viên một ngân hàng thương mại vào nạp tiền cho cây ATM ở chung cư Than Nam Mẫu, phường Yên Thanh, thành phố Uông Bí (Quảng Ninh) đã phát hiện phía dưới máy rút tiền có nhiều thỏi hình dáng giống mìn đã được ghim chốt. Sự việc được báo cơ quan chức năng.
Cây ATM bị  cài mìn. Ảnh: Minh Cương
Chiều cùng ngày, lực lượng công binh thuộc Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Quảng Ninh đã tiếp cận cây ATM, phát hiện bên trong có 10 thỏi mìn, tổng cộng hơn 2 kg. Khoảng 14h10, toàn bộ số mìn đã được tháo gỡ và đưa về nơi an toàn.
Cây ATM nằm bên hông khu chung cư gồm bốn toà nhà 9 tầng, gần quốc lộ 18A và Công ty giày da sao vàng – nơi có hàng nghìn công nhân ở và làm việc.
Trung tá Phạm Thanh Toàn, Trưởng ban Công binh Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Quảng Ninh cho biết, thuốc nổ sử dụng trong những quả mìn là loại công nghiệp dẻo – loại thuốc nổ mạnh. 10 thỏi mìn với 8 kíp đã được đấu nối vào nhau, hai dây kích nổ giấu dưới gầm. Có hai dây kéo ra phía sau cây ATM nhằm đánh lạc hướng cơ quan chức năng.
Ông Toàn cho hay, mìn được đặt ở trạng thái chờ kích nổ, nếu không phát hiện sớm, khả năng thủ phạm sẽ cho nổ. Với hơn hai kg thuốc, bán kính sát thương có thể tới hàng trăm mét.
Trung tá Toàn nhận định, mục đích đặt mìn nhiều khả năng là để phá hoại chứ không phải để lấy tiền, vì thủ phạm nhằm vào khu dân cư đông đúc, ở trung tâm thành phố. Hơn nữa, số thuốc nổ này có thể thổi tung cả cây ATM.


15/10/18

NIỀM TỰ HÀO CỦA MỘT DÂN TỘC LÀ GÌ?

Đây là cảnh cuối cùng của phim “Khe nứt San Andrea” một bộ phim thuộc thể loại phim về thảm hoạ thiên nhiên khá hay.

Tôi sẽ không nói về phim mà chỉ nói về hình ảnh lá cờ Mỹ bị cuộn tròn xoắn tít và sau đó là bung ra tung bay kiêu hãnh với hậu cảnh là trực thăng, tàu chiến Mỹ đang chạy hối hả để cứu hộ các nạn nhân. Sự ẩn dụ rất có ý đồ.
Nếu là người Mỹ, cảm xúc của bạn khi xem cảnh này là gì? Quá tự hào và tin tưởng phải không?

Thi thoảng, ngồi cafe chém gió với đám bạn, tôi hay nói đùa: Lịch sử từ xưa đến nay, tuyên giáo Mỹ chỉ thua duy nhất 1 lần trong chiến tranh Việt Nam.

Kể từ đó đến nay, họ đã rút kinh nghiệm và trở nên vô cùng khéo léo, lợi hại và....hợp lý.
Cứ thử điểm qua một số bộ phim bom tấn Mỹ ăn khách ở VN mà xem. Trong phim Ngày độc lập, trước khi leo lên máy bay để đánh trận sinh tử với người ngoài hành tinh, nhân vật Tổng thống Mỹ đã có một bài phát biểu ngẫu hứng nhưng hay tuyệt. Hay trong phim Người đàm phán, những đoạn hội thoại giữa ông luật sư do Tim Hank đóng cho người ta thấy điều gì? Đó là những giá trị Mỹ mà tất cả mọi người trên thế giới đều mơ ước. Đó là một nước Mỹ đa chủng tộc nhưng được xây dựng trên một nền tảng pháp quyền mạnh mẽ. Hãy xem lại đoạn Tom Hank đối thoại với tay CIA hay đoạn viên luật sư này đấu tranh trước toà để đòi quyền được có luật sư bào chữa cho bị cáo là một gián điệp của Liên Xô.

Hẳn nhiều người sẽ chưa thể quên hình ảnh cô bé 12 tuổi cầm lá cờ Tổng thống vẫy điên cuồng trên bãi cỏ trước sân Nhà Trắng để ngăn 2 chiếc tiêm kích F22 không tấn công Nhà Trắng...

Ai đó hãy cứ thử mở một bộ phim Mỹ bất kỳ ra mà xem đi. Trân Châu Cảng, London thất thủ... chẳng hạn.

Điều gì đọng lại trong tâm trí người xem về hình ảnh nước Mỹ sau những bộ phim đó?
Điều gì đọng lại trong tâm trí người xem về hìn ảnh người lính Mỹ sau khi xem phim?
——-
Tôi vốn không định nói gì thêm về bộ phim “Hậu duệ mặt trời” phiên bản Việt. Tôi muốn để họ có cơ hội sửa sai. Nhưng không, họ không sửa gì hết.

 Với trình độ của các nhà làm phim thị trường ở đất nước này, với vốn kiến thức xã hội nền tảng và với sự cẩu thả của các vị ấy... tôi biết chắc sai sót là điều không thể tránh. Nhưng sự chày cối và ngu đần của một vài kẻ đang bênh vực cho bộ phim để kiên quyết không rút kinh nghiệm, chỉnh sửa thì tôi không thể chịu nổi.
 Những gì cần nói về các chi tiết trong phim tôi không nhắc lại nữa và tôi chờ đợi hành động của Bộ Quốc phòng cũng giống như tôi vẫn đang chờ Bộ Quốc phòng có tiếng nói chính thức về cuốn sách Gạc Ma vòng tròn bất tử của First News suốt mấy tháng nay.

Người ta chỉ có thể quẹt nhọ lên mặt bạn khi được bạn đồng ý.

Trên trận tuyến truyền thông này, một que tăm nhiều khi cũng đủ sức tiêu diệt cả một sư đoàn.

Hoàn toàn không thổi phồng.

13/10/18

LẬT MẶT TRÒ PHẢN ĐỘNG CỦA “ĐẠI KỶ NGUYÊN” NỘI DUNG TUYÊN TRUYỀN VỀ “PHÁP LUÂN CÔNG”

🔼🔼 Trên mạng xã hội, trang fanpage cũng như website mang tên ĐẠI KỶ NGUYÊN là một hệ thống trang thông tin hiện khá phổ biến và quen thuộc với cộng đồng mạng xã hội bởi những video, clip mà trang này tung lên. Nhưng bộ mặt phản động, chống phá của Đại Kỷ Nguyên là những gì, cùng chia sẻ để nắm rõ hơn!


▶️▶️ Đại Kỷ Nguyên cùng với các trang Trí Thức Việt Nam, Chân Trời Mới Media, Hoa Sen Khai Nở, Đại Pháp Hồng Truyền Chân Thiện Nhẫn… là “cơ quan ngôn luận” của Pháp Luân Công Việt Nam. Tuy nhiên, khi vào đọc nội dung các trang này, chúng ta thấy Đại Kỷ Nguyên có những phân tích sai lệch về thực trạng xã hội. Chuyên đi xuyên tạc thực trạng của chế độ hiện nay. Đặc biệt sau sự kiện Thiên An Môn ở Trung Quốc tờ báo này luôn cổ vũ cho Pháp Luân Công. Do đó, nó đã đạt được ảnh hưởng đáng kể trong cộng đồng người Hoa ở hải ngoại. Vậy tại sao Đại Kỷ Nguyên lại có thể phát triển mạnh mẽ như vậy? Phải chăng đây là trang thông tin  có nội dung xuyên tạc, phản động nhằm lật đổ chế độ cộng sản theo ý đồ của số đối tượng chống phá?

⏺⏺ Thay vì chúng chỉ tập trung vào tuyên truyền Pháp luân công thì cùng với đó lại đánh vào tâm lý người đọc, lồng ghép các tin tức nóng hổi trong nước và thế giới, những câu chuyện khôi hài, những hình ảnh để đời khiến nhiều người đọc “nhấp chuột” vào liên kết để đọc. Song câu chuyện lại khác đi khi đường link đó lại đính kèm thêm những bài viết giới thiệu về Pháp luân công hay các nội dung chống chính quyền Trung Quốc, chửi chế độ cộng sản… đây được xem là chiêu bài “mưa dầm thấm lâu” rất khôn ngoan của bọn chúng. Dần dần làm cho người đọc có suy nghĩ “tích cực” hơn về fanpage/website của chúng đồng nghĩa với nó là việc số lượng người tiếp cận Pháp luân công không ngừng tăng lên và không thể không phủ nhận rằng trong số lượng người tiếp cận sẽ có người tìm đến PLC để thoả mãn sự tò mò và vô tình trở thành "con cờ" của chúng.

➡️➡️ Tại Việt Nam, Đại Kỷ Nguyên đang có những hoạt động tuyên truyền, xuyên tạc tình hình đất nước bằng cách dàn dựng và đưa lên những video có nội dung không đúng sự thật, nhằm làm cho quần chúng nhân dân hoang mang trước các tin bài giật tít câu like trắng trợn. Và thực tế các video, bài viết mà Đại Kỉ Nguyên đưa lên phần lớn là những video không có nguồn rõ ràng, kèm vào đó là những dòng cảm xúc có tính định hướng xuyên tạc, kích động cộng đồng facebook có những hành động sai trái.

❌❌ Có thể thấy rằng, Đại Kỷ Nguyên là trang mà chúng ta cần xem xét kĩ lưỡng trước khi xem, tin và chia sẻ những gì trang đưa lên. Hãy có cái nhìn khách quan, toàn diện không nên để một tờ báo, một trang có chủ trương xuyên tạc chế độ, cổ vũ cho một Pháp Luân Công hư vô và ảo vọng đưa chúng ta tiếp cận những thông tin sai trái.

11/10/18

Bộ Công an xây dựng 3 văn bản hướng dẫn thi hành Luật An ninh mạng

Bộ Công an xây dựng 3 văn bản hướng dẫn thi hành Luật An ninh mạng


         Bộ Công an đang khẩn trương soạn thảo, xây dựng 3 văn bản hướng dẫn thi hành Luật An ninh mạng có hiệu lực từ 1-1-2019, gồm: 2 nghị định của Chính phủ và 1 quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
          Tin ngày 10-10 từ Bộ Công an cho biết bộ này đã tổ chức họp Ban Soạn thảo, Tổ Biên tập xây dựng các nghị định của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật An ninh mạng dưới sự chủ trì của Thượng tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an, Trưởng Ban Soạn thảo.
Họp Ban Soạn thảo, Tổ Biên tập xây dựng các nghị định của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật An ninh mạng – Ảnh: Bộ Công an
          Trước đó, ngày 12-6-2018, Luật An ninh mạng đã được thông qua tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV với tỉ lệ đồng ý là 86,86%.
          Ngày 12-7-2018, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 851/2018/QĐ-TTg ban hành danh mục và phân công cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản, quy định chi tiết thi hành các luật được Quốc hội khóa XIV thông qua tại kỳ họp thứ 5. Trong đó, giao cho Bộ Công an khẩn trương xây dựng 3 văn bản chính trình Chính phủ gồm: Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết về trình tự, thủ tục áp dụng một số biện pháp bảo vệ an ninh mạng; nghị định của Chính phủ quy định chi tiết một số điều trong Luật An ninh mạng và quyết định của Thủ trướng Chính phủ ban hành danh mục hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia.
          Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công an đã khẩn trương triển khai các trình tự, thủ tục theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Để đảm bảo tiến độ đề ra, Bộ Công an đã chỉ đạo các cơ quan chức năng có liên quan khẩn trương thực hiện việc xây dựng các dự thảo, tiến hành các trình tự, thủ tục theo quy định. Đến nay, dự thảo các văn bản đã hoàn thành, dự kiến chương trình làm việc và phân công nhiệm vụ cho các thành viên Ban Soạn thảo, Tổ Biên tập…
          Bộ trưởng Tô Lâm cho rằng các văn bản hướng dẫn thi hành Luật An ninh mạng là những văn bản quan trọng và phức tạp, liên quan trực tiếp đến công cuộc bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ chủ quyền của đất nước; có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của nhiều bộ, ngành và nhận được sự quan tâm rất lớn từ cơ quan, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
Theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật An ninh mạng cần phải khẩn trương hoàn thiện để trình Chính phủ xem xét ban hành, bảo đảm hiệu lực thi hành từ ngày 1-1-2019.


Khởi tố, bắt giam đối tượng dùng Facebook kích động người dân biểu tình

Khởi tố, bắt giam đối tượng dùng Facebook kích động người dân biểu tình


        Lê Minh Thể lập nhiều tài khoản trên mạng xã hội để đăng tải nội dung xuyên tạc chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và nhà nước.
Chiều (10/10), Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ cho biết, đã ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam 2 tháng đối với Lê Minh Thể (55 tuổi, ngụ phường An Thới, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ) để điều tra về hành vi “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”, theo điều 331, Bộ Luật Hình sự 2015.
Lê Minh Thể bị bắt tạm giam 2 tháng. (Ảnh Công an cung cấp)
          Theo kết quả điều tra của Công an quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ, từ đầu năm 2017 đến nay, Lê Minh Thể lập nhiều tài khoản trên mạng xã hội Facebook để đăng tải, chia sẻ, bình luận các nội dung xuyên tạc những chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và nhà nước; nói xấu chế độ, chính quyền các cấp và lãnh đạo Đảng, nhà nước.
          Công an quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ xác định, từ tháng 6/ 2018 đến khi bị bắt, Lê Minh Thể dùng tài khoản Facebook cá nhân để kết nối với các đối tượng phản động ở trong và ngoài nước phát trực tiếp các video (livestream) kêu gọi, kích động người dân tham gia biểu tình về một số dự thảo Luật. Hành vi của Lê Minh Thể đã gây ảnh hưởng đến uy tín của Đảng, nhà nước và lãnh đạo Trung ương và địa phương; gây ảnh hưởng đến tình hình an ninh, trật tự tại địa phương.
          Vụ án đang được Công an quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ tiếp tục điều tra, làm rõ./.


8/10/18

NÀO THÌ NHẤT THỂ HOÁ!

Mấy nay các mài hoắng lên vì chuyện "nhất thể hoá" cứ như vớ được cái đéo gì mới trên trời rơi xuống á.
Thật ra là chả có đéo gì là mới mẻ, là xa lạ... Đã đến lúc phải như thế và thậm chí là còn muộn. Nói thế để biết đây cũng chẳng phải thời cơ hay cơ hội đéo gì, không làm hôm nay thì nhiệm kỳ tới cũng phải làm mà nhiệm kỳ tới thì chỉ còn vài năm. Vài năm nhưng lại mất một lần chuẩn bị và lại một lần bị các mài cho là mới rồi lại hoắng lên trước thềm đại hội. Nhức cmn đầu !
Các nước người ta đã nhất thể hoá từ lâu, không kể là phe nào hay thể chế chính trị nào. Các nước cộng hoà đại nghị hay cộng hoà tổng thống thì hầu hết là tổng thống hay thủ tướng đồng thời là chủ tịch đảng luôn.
Các nước theo mô hình CNXH thì việc nhất thể hoá cũng không còn là mới mẻ và xa lạ. Lớn như Trung Quốc thì đã nhất thể hoá chức danh Tổng bí thư đảng với Chủ tịch nước từ năm 1992 dưới thời Giang Trạch Dân. Ngay như một nước láng giềng bên cạnh ta là anh bạn Lào cũng đã nhất thể hoá Tổng bí thư và chủ tịch nước cách đây 20 năm rồi (1998) 
Dẫn chứng thế để các mài thấy việc nhất thể hoá chả có gì là mới và cũng không phải cái gì đó ghê gớm, lại càng không phải là một sự thay đổi lịch sử mí lị cách mạng gì, nó hoàn toàn hợp với xu thế chung mà thôi.
Nhất thể hoá thực chất là một sự sắp xếp quyền lực trong hệ thống lãnh đạo và nó mang nhiều ưu điểm tích cực. Nói ngắn cho vuông !
Tích cực đầu tiên, hợp lý đầu tiên là hoạt động đối ngoại. Không chỉ Việt Nam, mà ở một số nước Tổng bí thư đảng có vai trò quan trọng trong việc xác định đường lối đối ngoại, chiến lược phát triển quốc gia, quan điểm chung của Đảng và Nhà nước. Nhưng, dù Tổng bí thư có vai trò như nguyên thủ quốc gia thì trên thực tế về mặt danh nghĩa vẫn chỉ là lãnh đạo của một tổ chức. Vì vậy, việc gặp gỡ tiếp xúc, bàn bạc trao đổi... với các nguyên thủ quốc gia khác sẽ rắc rối, phức tạp về mặt nghi lễ ngoại giao và ứng xử Quốc tế.
Nói luôn cho dễ hiểu: với các nước không cùng chế độ và hình thức chính tri khi nguyên thủ họ đến Việt Nam thì họ gặp nguyên thủ là chủ tịch nước mà không có nhu cầu gặp Tổng bí thư. Với Việt Nam thì như trên đã nói, vai trò Tổng bí thư lại là vai trò quan trọng trong tất cả hoạt động đối nội đối ngoại. Vì thế, các nguyên thủ đến là phải gặp nếu không gặp Tổng bí thư thì coi như chuyến đi đối ngoại chưa thành công.
Ở một vấn đề khác, khi nguyên thủ các nước có cùng thể chế chính trị như ta nhưng họ đã nhất thể hoá chức danh Tổng bí thư và chủ tịch nước rồi. Vì vậy khi nguyên thủ họ sang thì cả Tổng bí thư và Chủ tịch nước phải cùng tiếp đón và thực hiện nghi lễ ngoại giao. Điều này đã gây ra sự rắc rối phức tạp và khó xử cho cả hai bên, muốn hay không thì vẫn phải thực hiện nghi lễ ngoại giao và ứng xử Quốc tế. Đùa chứ, bác Bunnhang Vorachith mà sang là ta cứ phải hai bác hai bên xem ra cũng oách phết. Hế hế...
Nói thêm để các mài khép bớt cái mõm lu loa về Đảng nài: nhất thể hoá vai trò Tổng bí thư và Chủ tịch nước chính là khắc phục tình trạng mà lâu nay bị cho là Đảng tách xa Nhà nước và Chính phủ, nhất là khi bước vào nền kinh tế thị trường. 
Đấy, các mài thấy chưa? Hở
Nhất thể hoá chính là thực hiện chủ trương tinh giản bộ máy lãnh đạo của hệ thống hành chính nhà nước mà lâu nay ta vẫn thực hiện song song, hệ thống Đảng và hệ thống hành chính nhà nước. Nhiêu khê phết, đùa đâu !
Nữa nài: Hiện nay ta đang thực hiện thu gọn, tinh giản bộ máy và tinh giản biên chế. Cái này có NQ rồi NQ nào thì gúc, đnn.
Hiện tại từ trung ương đến các bộ, ngành, các tỉnh đã thực hiện việc giải tán một số cơ quan không thực sự cần thiết, đồng thời sáp nhập những cơ quan, đơn vị có chức năng nhiệm vụ tương tự vào với nhau, giảm mạnh đầu mối cũng có nghĩa là giảm bớt "các cửa" cho đỡ lằng nhằng hao phí... he he...
Các tổng cục, cục, vụ, ban... đang rối tinh về việc "nhất thể hoá" đấy, nhiều anh khóc mẹ tiếng tày... he he
Việc nhất thể hoá chức danh Bí thư tỉnh ủy và Chủ tịch các tỉnh rồi cũng sẽ thực hiện. Cái này khối anh lo chứ lị.
À đấy, cứ mạnh tay giảm, sáp nhập các cấp, trong khi đó cấp cao nhất lại không sáp nhập "nhất thể hoá" thì còn ra thế nào. Nhể 
Như thế việc nhất thể hoá là chuẩn chưa các mài. Ờ
Nhưng mà, thật may là hầu hết dân ta đều đồng tình và ủng hộ chủ trương nhất thể hoá. Gì chứ không chỉ đơn giản là bớt một suất lương đâu mà bớt được nhiều biên chế đấy. Tỷ dụ: văn phòng Chủ tịch nước cũng nhiều cơ quan, nhiều người lắm chứ không ít đâu. Và, nhìn ở góc độ tiêu cực thì, bớt được một ghế lãnh đạo là bớt được một "nhóm lợi ích" đấy. Cái này quan trọng phết.
Thôi nhá, các mài cũng đừng có suy diễn tào lao như một cái gì đấy thay đổi quá kinh, quá nhớn nhao mà nhức cmn đầu quá lắm. 
Via Sandinhblog