Thời gian gần đây, trên các trang mạng xã hội, blog cá nhân… xuất hiện nhiều thông tin “tiết lộ” về đời tư một số đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, thông tin “hậu trường chính trị” chuẩn bị cho các kỳ họp của Đảng và Nhà nước, dưới hình thức “thư của các cán bộ lão thành cách mạng”, “đơn tố cáo”, hoặc “dẫn nguồn tin cậy”…
Những thông tin kiểu này có điểm chung là: Cho rằng đồng chí A, đồng chí B có “khối lượng tài sản khổng lồ”, “nghìn tỷ”, “nắm nhiều cổ phiếu”, “có quan hệ chính trị phức tạp”, v.v…; Miêu tả, “bình luận” về cái gọi là các cuộc “đấu đá”, “phe nhóm” trong Đảng và trong hệ thống chính trị. Những thông tin này có vẻ hết sức tin cậy, bởi có dẫn chứng cụ thể bằng hình ảnh chụp các đơn, thư, báo cáo; thậm chí có những văn bản được chụp lại với đủ dấu đỏ, chữ ký... Vậy sự thật của những thông tin này là gì. Xin trả lời ngay rằng đây là chiêu trò không mới của các thế lực thù địch nhằm gây nhiễu thông tin trong xã hội mà thôi. Nhìn lại những năm qua có thể thấy rõ quy luật: Mỗi khi đất nước ta có những sự kiện chính trị quan trọng, trước mỗi kỳ Hội nghị Trung ương Đảng và đặc biệt là khi Đảng ta gần Đại hội Đảng, hay các vấn đề xã hội diễn ra là điểm nóng thì những thông tin như thế lại xuất hiện dày đặc, dưới nhiều hình thức, chiêu thức. Cách làm mới trong những năm gần đây là, chiêu trò “Nói dối vụ lớn” được “bày binh bố trận” tinh vi, phối hợp trong - ngoài nhịp nhàng, lẫn lộn giữa thông tin giả và thật… Một mặt tung thông tin “bảo vệ đồng chí A, bài xích đồng chí B”; mặt khác lại làm ngược lại, dẫn đến nhiễu loạn thông tin, làm người nghe không hiểu đúng sự thật, bản chất lại đi kể chuyển theo chiều hướng khác, tạo sự hoài nghi của Đảng viên và nhân dân về sự thống nhất, đoàn kết trong lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước. Mục đích cuối cùng là làm tan rã niềm tin của cán bộ, đảng viên, và các tầng lớp nhân dân đối với Đảng, đối với con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, từ đó “tự chuyển hóa” chế độ đi theo con đường tư bản chủ nghĩa.
Hiện nay, với việc kinh tế thị trường, công nghệ phát triển ồ ạt ngày càng gần hơn với cuộc sống, việc sử dụng mạng internet để giải trí, làm việc là phổ biến với mọi người. Vậy chúng ta xử lý những thông tin ấy như thế nào?
Trước hết, cần phải xác định rõ đây là những thông tin không đúng sự thật. Nếu thực sự khách quan và lý trí khi đọc những thông tin như vậy, không khó để phát hiện ra những chi tiết kiểu “râu ông nọ, căm cằm bà kia”, những nội dung bất hợp lý.
Hai là, không chuyển tiếp các thông tin ấy đến với người thứ hai, kể cả với những người thân thiết của mình. Đừng tự nguyện “nối giáo cho giặc”, trở thành công cụ của các thế lực thù địch (dù là vô tình), khi chuyển tiếp, hay luận bàn chuyện “chính sự” bên ly rượu, cốc trà. Thay vào đó, cần báo cáo ngay nội dung thông tin ấy cho người có thẩm quyền. Đó có thể là cấp ủy, người đứng đầu cơ quan, đơn vị đối với cán bộ, công chức, viên chức; hoặc là đồng chí bí thư chi bộ đối với đảng viên, quần chúng ở cơ sở.
Ba là, không tin, không nghe, đồng thời phải chủ động phản bác, đập lại những luận điệu tuyên truyền, xuyên tạc, vu khống đó. Hãy phân tích rõ âm mưu, thủ đoạn đằng sau những câu chuyện “chính sự”, “hậu trường ấy nếu bắt gặp ai đó kể lại những thông tin như trên. Hoặc trực tiếp trả lời, phản hồi, vạch trần âm mưu ngay trên những trang thông tin, trang mạng xã hội có đăng bài viết ấy một cách rõ ràng và công khai đúng theo quan điểm đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước.
| 23.10.18
0 nhận xét: