31/1/19

Cựu Thứ trưởng Bùi Văn Thành nhận 30 tháng tù, Trần Việt Tân 36 tháng

Cựu Thứ trưởng Bùi Văn Thành nhận 30 tháng tù, Trần Việt Tân 36 tháng


HĐXX tuyên phạt bị cáo Trần Việt Tân, cựu Thứ trưởng Bộ Công an: 36 tháng tù; bị cáo Bùi Văn Thành, cựu Thứ trưởng Bộ Công an: 30 tháng tù…
Chiều 30/1, sau thời gian nghị án, TAND TP Hà Nội đưa ra phán quyết đối với bị cáo Phan Văn Anh Vũ (tức Vũ “nhôm”) cùng 4 đồng phạm trong vụ án Lạm dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ và Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.
Các bị cáo tại phiên tòa sơ thẩm. (ảnh: TTXVN)
Hội đồng xét xử tuyên phạt bị cáo Phan Văn Anh Vũ mức án 15 năm tù, đề nghị Chánh án TAND có thẩm quyền tổng hợp hình phạt; Nguyễn Hữu Bách (sinh năm 1963, cựu Đại tá, Phó Cục trưởng, Bộ Công an): 5 năm tù, tổng hợp với bản án trước đó, hình phạt chung của 2 bản án là 11 năm tù; bị cáo Phan Hữu Tuấn (sinh năm 1955, cựu Trung tướng, Phó Tổng cục trưởng, Bộ Công an): 5 năm tù, tổng hợp với bản án trước đó, hình phạt chung là 12 năm tù. Các bị cáo cùng phạm tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
Bị cáo Trần Việt Tân (sinh năm 1955, cựu Thứ trưởng Bộ Công an): 36 tháng tù; bị cáo Bùi Văn Thành (sinh năm 1959, cựu Thứ trưởng Bộ Công an): 30 tháng tù, cùng phạm tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.
HĐXX nhận định, việc truy tố Phan Văn Anh Vũ, Nguyễn Hữu Bách, Phan Hữu Tuấn về tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ; Trần Việt Tân và Bùi Văn Thành về tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng là có căn cứ, đúng pháp luật. Phan Văn Anh Vũ được xác định giữ vai trò chính, là người khởi xướng, chủ mưu và thực hiện hành vi phạm tội một cách tích cực nhất. Hành vi của bị cáo là đặc biệt nguy hiểm, dù có một số tình tiết giảm nhẹ nhưng vẫn cần áp dụng mức hình phạt nghiêm khắc nhất.
Hai bị cáo Nguyễn Hữu Bách và Phan Hữu Tuấn giữ vai trò đồng phạm giúp sức, không được hưởng lợi và được hưởng nhiều tình tiết giảm nhẹ nên được áp dụng dưới mức khởi điểm của khung hình phạt. Bị cáo Trần Việt Tân và Bùi Văn Thành phạm tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.
Tại phiên tòa, 2 bị cáo đã thành khẩn khai báo, nhận thức hành vi của mình, ăn năn, hối cải; quá trình công tác có nhiều thành tích nên được áp dụng tình tiết giảm nhẹ, không có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự, có đủ cơ sở áp dụng dưới mức khởi điểm của khung hình phạt. Với 7 dự án nhà, đất vàng bị Vũ thâu tóm, bản án xác định đây là tài sản bất hợp pháp do phạm tội mà có Tòa tuyên tịch thu 7 bất động sản này sung quỹ nhà nước, tiếp tục kê biên các bất động sản trên để đảm bảo thi hành án…
 Theo cơ quan công tố, trong quá trình điều hành Công ty Cổ phần Xây dựng Bắc Nam 79 và Công ty Cổ phần Nova Bắc Nam 79, Phan Văn Anh Vũ đã lợi dụng danh nghĩa tổ chức bình phong của Tổng cục V, Bộ Công an để đề nghị các Bộ, ngành và Chính quyền địa phương cho thuê đất, chuyển quyền sử dụng đất và tài sản trên đất của các dự án nhà, đất công sản có diện tích lên tới hàng ngàn m2 ở các vị trí đắc địa tại hai thành phố lớn là TP Đà Nẵng và TPHCM, trái quy định của pháp luật như: không qua đấu giá, xin giảm giá, giảm hệ số sinh lợi và nhiều ưu đãi khác…, nhằm thu lợi cá nhân, gây thiệt hại cho Nhà nước hơn 1.159 tỷ đồng.
Các bị cáo Phan Hữu Tuấn và Nguyễn Hữu Bách đã trực tiếp tham mưu hoặc trình lãnh đạo Bộ Công an ký ban hành các văn bản gửi tới các Bộ, ngành, UBND TP Đà Nẵng và UBND TPHCM xin hỗ trợ, tạo điều kiện cho Công ty Cổ phần Xây dựng Bắc Nam 79 và Công ty Cổ phần Nova Bắc Nam 79 trong các hoạt động thuê đất, chuyển quyền sử dụng đất và tài sản trên đất, giúp sức tích cực cho Phan Văn Anh Vũ thực hiện các hành vi phạm tội.
Để xảy ra tội phạm trên là do sự thiếu trách nhiệm trong công tác quản lý cán bộ, quản lý nghiệp vụ và quản lý tài sản công của Bùi Văn Thành và Trần Việt Tân đều nguyên là Thứ trưởng Bộ Công an; sự buông lỏng quản lý và vi phạm quy định của pháp luật trong công tác quản lý nhà, đất công sản của một số lãnh đạo UBND thành phố Đà Nẵng và UBND TPHCM.
Cơ quan công tố nhận định, đây là vụ án rất nghiêm trọng, được dư luận xã hội đặc biệt quan tâm. Các bị cáo trong vụ án hầu hết là những người có chức vụ cao, quan trọng trong ngành công an nhưng đã không giữ được phẩm chất đạo đức, bản lĩnh, kỷ luật của ngành mà còn lợi dụng chức trách, nhiệm vụ được giao để hậu thuẫn, giúp sức tích cực cho Phan Văn Anh Vũ hoặc thiếu trách nhiệm để Phan Văn Anh Vũ lợi dụng tổ chức bình phong thâu tóm các dự án nhà, đất công sản có vị trí đắc địa ở TP Đà Nẵng và TPHCM hưởng lợi bất chính, gây thiệt hại đặc biệt lớn cho Nhà nước./.


Hai đồng chí Tô Lâm và Lương Cường được phong hàm Đại tướng

Hai đồng chí Tô Lâm và Lương Cường được phong hàm Đại tướng


Sáng 29-1, Lễ trao Quyết định của Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thăng cấp bậc hàm, quân hàm từ Thượng tướng lên Đại tướng đối với hai sỹ quan cao cấp của Công an và Quân đội đã được tổ chức trang trọng tại Phủ Chủ tịch.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, Bí thư Quân ủy Trung ương, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và an ninh, Thống lĩnh các lực lượng vũ trang chủ trì buổi lễ.
Tại buổi lễ, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã trao Quyết định thăng cấp bậc hàm từ Thượng tướng lên Đại tướng đối với đồng chí Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an; thăng quân hàm từ Thượng tướng lên Đại tướng đối với đồng chí Lương Cường, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam.

Sáng 29-1, tại Phủ Chủ tịch, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, Bí thư Quân ủy Trung ương, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh đã trao Quyết định phong quân hàm Đại tướng cho đồng chí Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an và đồng chí Lương Cường, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Tổng cục chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam. Trong ảnh: Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng trao Quyết định phong quân hàm Đại tướng và tặng hoa chúc mừng các đồng chí Tô Lâm (bên phải), Lương Cường (bên trái). (Ảnh: Trí Dũng/TTXVN)
Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đặc biệt chúc mừng hai đồng chí vinh dự được phong quân hàm dịp này; khẳng định đây là niềm vinh dự, tự hào không chỉ đối với cá nhân và gia đình của mỗi đồng chí mà là niềm tự hào, niềm vui chung đối với toàn thể cán bộ, chiến sỹ lực lượng Quân đội và lực lượng Công an nhân dân.

Việc Đảng, Nhà nước phong hàm Đại tướng đối với đồng chí Tô Lâm và đồng chí Lương Cường thể hiện sự tin tưởng, quan tâm sâu sắc của Đảng, Nhà nước và nhân dân đối với lực lượng vũ trang; là sự ghi nhận, đánh giá cao những đóng góp quan trọng của mỗi đồng chí đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển Quân đội, Công an cũng như trong công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng trao Quyết định phong quân hàm Đại tướng cho đồng chí Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an. (Ảnh: Trí Dũng/TTXVN)
Các đồng chí được phong hàm lần này là những cán bộ sỹ quan ưu tú, được Đảng, Nhà nước, nhân dân tin tưởng, trao giữ các cương vị, trách nhiệm quan trọng trong lãnh đạo, chỉ đạo lực lượng Quân đội, Công an; đã lập được nhiều chiến công, thành tích trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế. Trên tất cả các cương vị công tác, dù bất cứ điều kiện, hoàn cảnh nào, các đồng chí luôn thể hiện là những cán bộ có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức trong sáng; luôn mang hết tinh thần trách nhiệm, năng lực hoàn thành xuất sắc chức trách, nhiệm vụ được giao.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh, sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn cách mạng hiện nay đang đứng trước tiền đồ hết sức vẻ vang, song cũng phải đối mặt với không ít khó khăn, thách thức. Củng cố quốc phòng, giữ vững an ninh quốc gia, ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên của Đảng, Nhà nước, của cả hệ thống chính trị và toàn dân, trong đó Quân đội nhân dân và Công an nhân dân là lực lượng nòng cốt, đòi hỏi lực lượng vũ trang phải luôn luôn tuyệt đối trung thành với Đảng, Nhà nước và nhân dân; thực sự đoàn kết, thống nhất, luôn nêu cao tinh thần cảnh giác cách mạng, không ngừng nâng cao chất lượng tổng hợp và sức mạnh chiến đấu, xứng đáng là lực lượng chính trị, lực lượng chiến đấu trung thành, tin cậy của Đảng, Nhà nước và nhân dân, đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp tuyệt đối về mọi mặt của Đảng.
Đảng, Nhà nước, nhân dân và lực lượng vũ trang mong muốn và tin tưởng, các đồng chí được phong hàm Đại tướng dịp này sẽ tiếp tục phát huy truyền thống vẻ vang của Quân đội nhân dân Anh hùng, Công an nhân dân Anh hùng, giữ vững phẩm chất đạo đức cách mạng, tuyệt đối trung thành với Đảng, với Tổ quốc, với nhân dân, hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân, thực hiện tốt lời dạy của Bác Hồ: “Người làm tướng phải Trí-Dũng-Nhân-Tín-Liêm-Trung” để luôn xứng đáng là người chỉ huy tài năng, mẫu mực, phấn đấu hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước, nhân dân đã tin cậy giao phó.
Thay mặt hai đồng chí được thăng cấp bậc hàm, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm bày tỏ niềm vinh dự to lớn được Đảng, Nhà nước phong quân hàm Đại tướng; khẳng định đây không chỉ là vinh dự, tự hào của cá nhân mà là niềm tự hào chung của Công an nhân dân và Quân đội nhân dân Việt Nam. Cảm ơn sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước, nhân dân và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng với lực lượng vũ trang nhân dân, đồng chí Tô Lâm bày tỏ sự cảm ơn các bộ, ban, ngành Trung ương và địa phương, đặc biệt là Đảng ủy Công an Trung ương, Quân ủy Trung ương, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, cán bộ, chiến sỹ Công an nhân dân, Quân đội nhân dân đã luôn ủng hộ, giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi để hai đồng chí rèn luyện, phấn đấu, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Đồng chí Tô Lâm khẳng định sẽ lĩnh hội, quán triệt và thực hiện nghiêm túc ý kiến chỉ đạo của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, coi đây là những định hướng lớn của Đảng, Nhà nước đối với nhiệm vụ tăng cường quốc phòng-an ninh; tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, nhân dân, với Đảng, Nhà nước, hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân; nêu cao và giữ vững phẩm chất đạo đức cách mạng, thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện, giữ gìn “đạo của người làm tướng;” tiếp tục cùng tập thể Đảng ủy Công an Trung ương, Quân ủy Trung ương, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng chủ động tham mưu với Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước và Chính phủ lãnh đạo thực hiện thắng lợi nhiệm vụ bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa và cuộc sống bình yên, hạnh phúc của nhân dân; không ngừng chăm lo, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại.

Xét xử vụ tai biến làm 9 người tử vong ở Hòa Bình: Tuyên phạt bị cáo Hoàng Công Lương 42 tháng tù

Xét xử vụ tai biến làm 9 người tử vong ở Hòa Bình: Tuyên phạt bị cáo Hoàng Công Lương 42 tháng tù


Hội đồng xét xử đã tuyên phạt các bị cáo Bùi Mạnh Quốc 54 tháng tù giam và bị cáo Hoàng Công Lương 42 tháng tù giam cùng về tội “Vô ý làm chết người” được quy định tại khoản 2, điều 98, Bộ luật hình sự năm 1999.
Sau 11 ngày xét xử và 6 ngày nghị án, ngày 30/1, Hội đồng xét xử Tòa án nhân dân thành phố Hòa Bình bước vào phần tuyên án đối với 7 bị cáo liên quan đến tội “Vô ý làm chết người” và “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” trong sự cố y khoa đặc biệt nghiêm trọng xảy ra vào ngày 29/5/2017, tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình làm 9 bệnh nhân tử vong.
Các bị cáo tại phiên tòa xét xử sơ thẩm ngày 14/1/2019. Ảnh: Thanh Hải/TTXVN
Sau khi xem xét toàn diện nội dung vụ án, Hội đồng xét xử đã tuyên phạt các bị cáo Bùi Mạnh Quốc 54 tháng tù giam và bị cáo Hoàng Công Lương 42 tháng tù giam cùng về tội “Vô ý làm chết người” được quy định tại khoản 2, điều 98, Bộ luật hình sự năm 1999. Bị cáo Trần Văn Sơn 42 tháng tù giam; Hoàng Đình Khiếu 36 tháng tù giam; Trần Văn Thắng 36 tháng tù giam; Trương Quý Dương 30 tháng tù giam; Đỗ Anh Tuấn 30 tháng tù giam cùng về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” được quy định tại khoản 2, điều 285, Bộ luật Hình sự năm 1999.
Về trách nhiệm dân sự, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình và Công ty Cổ phần Thiên Sơn phải liên đới trách nhiệm bồi thường cho các nạn nhân và bệnh nhân trong sự cố y khoa xảy ra ngày 29/5/2017 với tổng số tiền trên 2,4 tỷ đồng. Trong đó, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình phải bồi thường số tiền gần 1,7 tỷ đồng, Công ty Cổ phần Thiên Sơn phải bồi thường hơn 728 triệu đồng.
Hội đồng xét xử đề nghị Cơ quan Cảnh sát Điều tra tiếp tục xác minh, xem xét trách nhiệm hình sự đối với ông Hoàng Công Tình, Phó Trưởng Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình về hành vi làm giả, hợp thức hóa các giấy tờ tài liệu, khai báo gian dối có liên quan đến vụ tai biến y khoa. Bên cạnh đó, Hội đồng xét xử kiến nghị Bộ Y tế, Sở Y tế tỉnh Hòa Bình chấn chỉnh những vi phạm sơ hở, thiếu sót trong công tác quản lý, chuyên môn khám chữa bệnh và thực hiện chủ trương xã hội hóa công tác khám chữa bệnh…
Nội dung bản cáo trạng nêu rõ: Trong quá trình sửa chữa, bảo dưỡng hệ thống lọc nước RO số 2 của Đơn nguyên lọc máu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình, Bùi Mạnh Quốc đã sử dụng hỗn hợp Axit Flohydric (HF) và Axit Clohydric (HCL), đây là hóa chất chưa được Bộ Y tế thẩm định, cấp phép dùng cho mục đích khử khuẩn trang thiết bị y tế để sục rửa các vỏ màng lọc. Khi sửa chữa, bảo dưỡng, Quốc đã không sục xả hết lượng hóa chất đã dùng, để tồn dư lượng hóa chất vượt quá mức an toàn trong hệ thống nước; chưa lấy mẫu nước để kiểm định tiêu chuẩn AAMI (hệ tiêu chuẩn nước an toàn dành cho hệ thống RO) theo thỏa thuận nhưng vẫn đưa hệ thống lọc nước RO số 2 vào sử dụng gây hậu quả nghiêm trọng.
Bị cáo Hoàng Công Lương là người ra y lệnh và ký xác nhận y lệnh để tiến hành việc lọc máu cho 18 bệnh nhân khi chưa có căn cứ xác định chất lượng nguồn nước sau sửa chữa hệ thống lọc nước RO số 2; do nguồn nước không đảm bảo, còn tồn dư hóa chất độc hại trực tiếp đi vào người bệnh nhân, đã gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng làm 9 bệnh nhân tử vong.
Trần Văn Sơn được giao nhiệm vụ quản lý, sửa chữa, bảo dưỡng thay thế phụ tùng và trực tiếp trao đổi với Bùi Mạnh Quốc thực hiện việc sửa chữa hệ thống lọc nước RO số 2. Mặc dù, biết rõ Bùi Mạnh Quốc chưa lấy mẫu nước đi xét nghiệm nhưng sáng 29/5/2017 khi có mặt tại Đơn nguyên lọc máu, Sơn vẫn để cho Đơn nguyên lọc máu đưa hệ thống RO số 2 vào sử dụng dẫn đến hậu quả nghiêm trọng.
Bị cáo Trần Văn Thắng là Trưởng Phòng Vật tư thiết bị y tế – Bệnh viện Đa khoa tỉnh, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao đã buông lỏng, không sâu sát trong công tác quản lý, thiếu kiểm tra đôn đốc, nhắc nhở cấp dưới trong thời gian dài, không làm hết trách nhiệm trong việc tham mưu, đề xuất với Giám đốc Bệnh viện ban hành văn bản quy định cụ thể đối với việc quản lý, sửa chữa, sử dụng các thiết bị y tế nói chung và hệ thống RO nói riêng.
Bị cáo Hoàng Đình Khiếu là Phó Giám đốc, kiêm Trưởng Khoa Hồi sức tích cực trong đó có Đơn nguyên thận nhân tạo. Tuy nhiên, với vai trò và nhiệm vụ được giao, là người chịu trách nhiệm về chất lượng nước sử dụng trong lọc máu nhưng đã buông lỏng quản lý, thiếu kiểm tra đôn đốc, giám sát đối với cấp dưới để xảy ra tình trạng một thời gian dài, tùy tiện đưa luôn vào sử dụng khi chưa có kết quả xét nghiệm chất lượng nước, chưa nghiệm thu đưa vào sử dụng.
Bị cáo Trương Quý Dương, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình là người đứng đầu Bệnh viện đã không thực hiện đầy đủ nhiệm vụ được giao, buông lỏng quản lý, chỉ đạo, điều hành, thiếu kiểm tra thường xuyên đối với cấp dưới, để cho cấp dưới có những vi phạm nghiêm trọng trong thời gian dài.
Bị cáo Đỗ Anh Tuấn, Chủ tịch Hội đồng Quản trị, kiêm Giám đốc Công ty Cổ phần dược phẩm Thiên Sơn là người ký hợp đồng liên kết khai thác hệ thống máy chạy thận nhân tạo với Bệnh viện đa khoa tỉnh. Nhưng những lần sửa chữa, bảo dưỡng hệ thống lọc nước RO đã ký hợp đồng và thanh lý hợp đồng với Trương Quý Dương đều do Quốc là người trực tiếp thực hiện, sau khi sửa chữa đều đưa vào sử dụng ngay khi chưa có kết quả xét nghiệm nước, chưa có bàn giao nghiệm thu đưa vào sử dụng.


Ngăn chặn hoạt động xâm nhập chống phá của tổ chức khủng bố “Việt Tân”

Ngăn chặn hoạt động xâm nhập chống phá của tổ chức khủng bố “Việt Tân”


Trong những ngày cao điểm tấn công trấn áp tội phạm, bảo đảm an ninh trật tự Tết Nguyên đán Kỷ Hợi, dưới sự chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Công an, Cục An ninh Nội địa phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ thuộc Bộ Công an và Công an các đơn vị, địa phương đã phát hiện và ngăn chặn thành công đối tượng là thành viên cốt cán của tổ chức khủng bố “Việt Tân” xâm nhập, tìm cách hoạt động chống phá. Việc phát hiện và ngăn chặn kịp thời hoạt động của các đối tượng đã góp phần mang lại sự bình yên cho địa bàn.
Đối tượng đó là Châu Văn Khảm, còn có bí danh Hoàng Liêm (70 tuổi, quê gốc ở Thừa Thiên – Huế), lưu trú tại số 12, KingsLand Rd, Berala, NSW 02141, Úc. Theo chỉ đạo của thành viên tổ chức phản động “Việt Tân”, Châu Văn Khảm nhập cảnh trái phép vào Việt Nam để kiểm tra, đánh giá và tổ chức huấn luyện cho các đối tượng trong nội địa, tiến hành các hoạt động chống phá.
Phát hiện, ngăn chặn đối tượng vừa xâm nhập
Đã thành thông lệ, vào những ngày Tết đến, xuân về, lại là thời điểm công việc của cán bộ Cục An ninh Nội địa bộn bề hơn cả. Trong thời điểm này, các đối tượng phản động lưu vong người Việt tìm cách xâm nhập về nước tiến hành các hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia, hoạt động với mức độ ráo riết hơn, nhằm chống phá Đảng, Nhà nước và nhân dân ta. Vì thế, trước thời điểm Bộ Công an phát động đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm, Cục An ninh Nội địa đã chỉ đạo Công an các địa phương phối hợp chặt chẽ với lực lượng Bộ đội Biên phòng tăng cường kiểm soát các cửa khẩu.
Qua công tác quản lý lưu trú và theo dõi đối tượng Nguyễn Văn Viễn (48 tuổi), một trong những thành viên của tổ chức khủng bố “Dân chủ Việt”, Cục An ninh Nội địa phát hiện hồi 23h ngày 12-1, Châu Văn Khảm và đồng bọn có mặt tại khách sạn Vàng Anh, ở quận Phú Nhuận, TP Hồ Chí Minh, Cục An ninh Nội địa phối hợp với Công an TP Hồ Chí Minh, tiến hành kiểm tra hành chính, phát hiện Châu Văn Khảm đang ở cùng với Nguyễn Văn Viễn nên đã đưa cả 2 đối tượng về trụ sở để làm rõ.
Châu Văn Khảm đã khai nhận, năm 2010, Khảm tự nguyện xin tham gia tổ chức “Việt Tân” với bí danh Hoàng Liêm. Vào thời điểm bị phát hiện nhập cảnh trái phép, đối tượng đang giữ chức “Bí thư đảng bộ Úc Châu” nhiệm kỳ 2016-2019, đại diện cơ sở “Việt Tân” tại Sydney. Dù được số cầm đầu “Việt Tân” tin tưởng nhưng do tuổi cao (70 tuổi) nên Châu Văn Khảm không tham gia “Ủy viên trung ương Việt Tân” nhiệm kỳ 2017-2022.
Đối tượng Châu Văn Khảm.
Lần này, theo chỉ đạo của đối tượng Đỗ Hoàng Điềm, vào ngày 10-1, Châu Văn Khảm nhập cảnh về Campuchia sau đó gửi lại toàn bộ hành lý gồm 1 hộ chiếu, 1 điện thoại và 1 thẻ tín dụng cho đối tượng trong tổ chức khủng bố “Việt Tân” tại Campuchia cất giữ. Sau đó, Châu Văn Khảm nhận lại một chứng minh nhân dân Việt Nam mang tên Chung Chính Phi để sử dụng xâm nhập qua cửa khẩu Hà Tiên, Kiên Giang với nhiệm vụ kiểm tra, đánh giá và tổ chức huấn luyện cho đối tượng Nguyễn Văn Viễn; khảo sát tuyến xâm nhập bất hợp pháp qua biên giới đường bộ từ Campuchia về Việt Nam.
Đối tượng dự kiến vào ngày 14-1 sẽ trở lại Campuchia xuất cảnh về Úc. Quá trình làm việc, Châu Văn Khảm còn cho biết: Vào khoảng đầu năm 2018, Khảm đã móc nối với Nguyễn Văn Viễn. Vào thời điểm này, Viễn đang tham gia “Hội anh em dân chủ”, một tổ chức phản động chống Đảng, Nhà nước Việt Nam. Quá trình trao đổi, Châu Văn Khảm đã giới thiệu về tổ chức “Việt Tân”, tác động và lôi kéo Viễn tham gia tổ chức. Châu Văn Khảm đồng thời đề nghị Viễn tìm kiếm, giới thiệu người tham gia “Việt Tân” nhưng Viễn chưa thực hiện được.
Trong quá trình làm việc, Châu Văn Khảm đồng thời giới thiệu với Viễn về đối tượng là thành viên cao cấp “Việt Tân” và được đặt bí danh là “Việt”. Ngày 8-1, đối tượng là thành viên cao cấp “Việt Tân” liên lạc, đề nghị Nguyễn Văn Viễn chuẩn bị phương tiện đưa đón, bố trí chỗ ăn, nghỉ cho Khảm từ ngày 12 đến 14-1. Quá trình gặp gỡ, Viễn được Khảm bồi dưỡng các kiến thức về “Việt Tân” và được cho 300 USD. Sau khi huấn luyện, Viễn được kết nạp vào “Việt Tân”.
Chân dung của Châu Văn Khảm
Trước năm 1970, Châu Văn Khảm nhập ngũ và tham gia lính Việt Nam Cộng Hòa. Năm 1971, Khảm được đào tạo, huấn luyện khóa 22 – Đệ Nhị Nam Dương tại Trường Sỹ quan Hải quân Nha Trang, Khánh Hòa; được phong quân hàm trung úy Hải quân Việt Nam Cộng Hòa. Tháng 9-1971, khóa huấn luyện tốt nghiệp được chỉ định về Bộ Tư lệnh Hải quân Việt Nam Cộng Hòa.
Sau năm 1975, Châu Văn Khảm vượt biên sang trại tỵ nạn tại Malaysia. Năm 1983, định cư tại Úc. Năm 2010, Khảm xin tham gia tổ chức khủng bố Việt Tân. Tại Úc, Khảm có một số hoạt động chống Nhà nước. Vào tháng 10-2017, Khảm cùng với số đối tượng cốt cán Việt Tân tại Úc tổ chức buổi hội luận với chủ đề “Công cuộc đấu tranh của người Việt – thử thách và cơ hội” do Trần Diệu Trân (vợ Lý Thái Hùng, Tổng Bí thư “Việt Tân”) trình bày.
Tại hội luận, các đối tượng tuyên truyền, xuyên tạc Nhà nước Việt Nam đàn áp người dân trong nước đòi dân chủ; vu cáo lực lượng Công an trong việc bắt giữ người trái pháp luật.
Tháng 6-2018, lợi dụng Quốc hội lấy ý kiến các tầng lớp nhân dân về dự thảo Luật Đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt, số cầm đầu “Đảng bộ Việt Tân Úc Châu” liên kết cùng “Cộng đồng người Việt tự do” tổ chức biểu tình phản đối trước Đại sứ quán Việt Nam tại Canberra. Tại buổi biểu tình, Châu Văn Khảm đại diện ban tổ chức phát biểu, xuyên tạc Nhà nước Việt Nam ra dự án luật nhằm phục vụ cho Trung Quốc xâm chiếm Việt Nam.
Tháng 8-2018, tại Sydney “Đảng bộ Việt Tân Úc Châu” liên kết các hội, nhóm chống đối tổ chức tưởng niệm “31 năm anh hùng đông tiến” tham dự có khoảng 20 đối tượng là thành viên “Việt Tân”. Tại buổi lễ, Châu Văn Khảm đã phát biểu, ca ngợi hoạt động chính nghĩa của Hoàng Cơ Minh và đồng bọn.
Tháng 9-2018, Châu Văn Khảm được số thành viên “Việt Tân” cử đại diện của “Đảng bộ Úc Châu” tham dự “Đại hội Trung ương Đảng bộ” lần thứ 8 của tổ chức “Việt Tân” tại California”, Mỹ với sự tham dự của hơn 200 đối tượng.
Hiện nay, “Việt Tân” tiếp tục tuyển mộ, huấn luyện, chỉ đạo thành viên xâm nhập về Việt Nam kích động biểu tình, phá rối an ninh, bạo loạn, thủ tiêu, bắt cóc con tin; đưa người ra nước ngoài đào tạo, huấn luyện, tổ chức các khóa đào tạo trực tuyến về phương thức, hoạt động khủng bố, phá hoại. Đồng thời tán phát lên mạng Internet các tài liệu kích động biểu tình, hoạt động khủng bố, phá hoại…
Cùng với việc ngăn chặn kịp thời Châu Văn Khảm, trước đó, cơ quan An ninh đã bắt, xử lý một số đối tượng là thành viên “Việt Tân” phạm tội khủng bố.


28/1/19

Chuyện chưa biết về đường dây mại dâm gái châu Âu ở Việt Nam

Chuyện chưa biết về đường dây mại dâm gái châu Âu ở Việt Nam


‘Tú bà’ gốc Nga Elena có chiêu thức hoạt động tinh vi, khó phát hiện chân tướng. Thậm chí khi bị bắt còn gạ chung chi 500 triệu đồng cho lực lượng công an nhằm… bỏ qua.
Đường dây mại dâm gái Nga, Ukraine hoạt động như thế nào?
Liên quan đến vụ đường dây mại dâm gái Châu Âu ở Sài Gòn, đến nay quá trình điều tra, trinh sát của phòng Cảnh sát hình sự – Công an TP.HCM đã hé lộ những điều chưa biết về đường dây mại dâm cao cấp này.
Theo trinh sát, ‘tú bà’ Prokoffva Elena (28 tuổi, quốc tịch Nga) nhập cảnh từ năm 2015 theo diện du lịch và đã đi nhiều nơi tại Việt Nam. Công an tình nghi, Elena hoạt động tổ chức, môi giới mại dâm cao cấp từ lâu chứ không hẳn trong 1 tháng trở lại đây.

1 gái mại dâm Châu Âu trong đường dây do tú bà Elena điều hành, bị bắt quả tang mua – bán dâm
Tại thời điểm bị bắt giữ, ‘tú bà’ ngoại quốc này đang chung sống như vợ chồng với 1 người đàn ông cùng quốc tịch Nga tại 1 căn hộ chung cư cao cấp ở Q.2, giá thuê lên đến 2.000 USD/tháng.
Chính vì đi du lịch khắp nơi, quen biết nhiều người nước ngoài và cả dân chơi Việt nên Elena biết được góc khuất mại dâm người nước ngoài ở Việt Nam, nên nghĩ ngay đến việc thiết lập đường dây gái gọi cao cấp. Cụ thể, Elena gạ gẫm những cô gái Nga, Ukraine sang Việt Nam hành nghề mại dâm.
Cách thức mà Elena đưa ra là, bao toàn bộ chi phí di chuyển cho các cô gái sang Việt Nam. Tại Sài Gòn, Elena tìm thuê các căn hộ chung cư cao cấp cho các cô gái ở để hành nghề.
Về nguồn khách, Elena thường lui tới những điểm ăn chơi, kết thân với đàn ông ngoại quốc và Việt Nam, thẳng thắn trao đổi việc mua bán dâm. Tuy nhiên, nguồn khách lớn nhất được Elena tìm kiếm thông qua các mạng xã hội như: Facebook, Zalo, WhatsApp, Wechat, Instagram… với sự bổ trợ của các phần mềm phiên dịch nên rất dễ dàng trò chuyện, trao đổi với những người đàn ông Việt hay đến từ những đất nước xa xôi.
Qua mạng xã hội, Elena gửi hình của gái cho khách lựa chọn và trao đổi giá cả. Elena quy định, khi khách gặp được chân dài, phải chuyển tiền mua – bán dâm qua tài khoản cho ‘tú bà’ này, nếu là khách quen. Còn khách lạ thì có thể giao tiền mua – bán dâm cho chân dài, Elena sẽ gặp đào để tính toán sau. Elena lấy 50% số tiền đó.

Các chân dài quốc tịch Nga, Ukraine… khi bị mời về trụ sở công an
Đáng nói Elena tổ chức đường dây kín kẽ, tinh vi. Tất cả việc điều gái bán dâm, trao đổi với khách đều được Elena thực hiện thông qua mạng xã hội. Đặc biệt, trong số ‘chân dài’ mà Elena quản lý, không ai biết được cụ thể nơi ở của tú bà này.
Cuộc gạ gẫm, chung chi 500 triệu đồng với Công an
Theo điều tra, giá cả mua – bán dâm do Elena quy định, buộc các chân dài phải thực hiện. Mức thấp nhất được đưa ra là 6 triệu đồng/giờ. Còn sex tour, Elena tổ chức cho các chân dài đi ‘vui vẻ’ với khách ở khắp nơi như: Phú Quốc, Nha Trang, Đà Nẵng, Đà Lạt, Hà Nội… với mức 20 triệu đồng/ngày. Mọi việc đều được Elena thực hiện qua mạng xã hội, qua điện thoại nên tú bà ngoại quốc chỉ có việc ngồi một chỗ để… thu tiền.
Chính vì sự tinh vi trong việc tổ chức đường dây mại dâm cao cấp như nói trên, chân tướng Elena thực sự rất bí ẩn. Do đó, chiều 22/1, khi 3 chân dài quốc tịch Nga, Ukraine bị bắt quả tang mua – bán dâm cho 3 khách việt tại các khách sạn ở Sài Gòn, không ai biết rõ về lai lịch tú bà Elena.
Tuy nhiên, do có quá trình điều tra, theo sát từ lâu nên các trinh sát phòng Cảnh sát hình sự đã nhanh chóng lần ra dấu vết, bắt giữ Elena tại căn hộ chung cư cao cấp ở Q.2.
Trinh sát kể, khi Công an ập đến nhà, Elena đang ở cùng bạn trai. Ban đầu người này khá hoảng sợ nhưng sau đó lấy lại bình tĩnh, tỏ ra rất ngoan cố. Elena không thừa nhận và khẳng định không biết đến hoạt động mại dâm nào cả, không quen biết với các chân dài đồng hương mua bán dâm và không đồng ý mở khoá điện thoại cá nhân.
Chân dung ‘tú bà’ Elena đang bị cơ quan công an tạm giữ
Thậm chí, có lúc Elena đề cập với lực lượng Công an rằng, nếu đưa ‘tú bà’ này ra sân bay về nước , sẽ gửi lại 500 triệu đồng, đổi lấy sự bình an. Sự ngoan cố của ‘tú bà’ Elena đã khiến cơ quan Công an mất khá nhiều công sức. Cán bộ Công an phải làm việc với bạn trai và 2 người thông dịch viên để vận đồng Elena hợp tác điều tra.
Trước những chứng cứ không thể chối cãi và biết không thể “lung lay” lực lượng Công an bằng tiền, Elena đã cúi đầu, thừa nhận tất cả.


Sử dụng bao lì xì có hình tiền Việt Nam sẽ bị phạt đến 80 triệu đồng

Sử dụng bao lì xì có hình tiền Việt Nam sẽ bị phạt đến 80 triệu đồng


Thị trường Tết năm nay xuất hiện phong bao lì xì được in bằng tờ tiền đồng Việt Nam các mệnh giá lớn, tuy nhiên hành vi mua, bán này có thể bị xử phạt rất nặng.
Thị trường phong bao lì xì đã khá nhộn nhịp khi chỉ còn hơn một tuần nữa sẽ đến Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019. Năm nay, tại một số chợ truyền thống ở TP Hồ Chí Minh cũng như trên các trang mạng xã hội xuất hiện mẫu bao lì xì in hình ảnh của tiền đồng mệnh giá 500.000 đồng, 200.000 đồng hay 100.000 đồng.

Các mẫu bao lì xì in hình tiền đồng Việt Nam được coi là hành vi vi phạm pháp luật.
Các mẫu bao lì xì này có kích thước 7,3 x 16,5cm nên có thể bỏ vừa các tờ tiền mệnh giá từ nhỏ tới lớn nhất. Thiết kế hai mặt của bao lì xì giống hệt với những tờ tiền thật mệnh giá 50.000-500.000 đồng.

Ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó Giám đốc NHNN Chi nhánh TP Hồ Chí Minh, cho biết hành vi sao chụp, sử dụng hình ảnh đồng tiền Việt Nam để in bao lì xì nhưng không có sự chấp thuận trước bằng văn bản của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, cũng như việc dùng tiền Việt Nam xếp cây tài lộc để rao bán là vi phạm quy định tại Quyết định số 130/2003/QĐ-TTg ngày 30/6/2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc bảo vệ tiền Việt Nam.

“Để ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến việc sao chụp, sử dụng hình ảnh đồng tiền Việt Nam và việc sản xuất, mua bán bao lì xì sử dụng hình ảnh đồng tiền Việt Nam khi chưa được sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền, mới đây, Cục Phát hành và kho quỹ (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam) đã có văn bản gửi Cục An ninh kinh tế – A04 (Bộ Công an), Tổng cục quản lý thị trường (Bộ Công Thương) và Cục Xuất bản, in và phát hành (Bộ Thông tin và truyền thông) đề nghị phối hợp, xử lý các tổ chức, cá nhân vi phạm theo quy định của pháp luật”, ông Nguyễn Hoàng Minh cho biết thêm.

Mới đây, NHNN Chi nhánh TP Hồ Chí Minh cũng đã có văn bản đề nghị UBND TP Hồ Chí Minh chỉ đạo các cơ quan quản lý thị trường, Sở Thông tin và truyền thông và các ban ngành có liên quan… tổ chức tuyên truyền, vận động người dân sử dụng tiền mệnh giá nhỏ đúng mục đích; đồng thời chỉ đạo các đơn vị, ban ngành phối hợp với cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra, xử lý đối với hoạt động kinh doanh trái phép theo quy định tại Nghị định 96/2014/NĐ-CP ngày 17/10/2014 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng.

Theo đại diện NHNN Chi nhánh TP Hồ Chí Minh, tiền Việt Nam được sử dụng nhằm mục đích lưu thông và thanh toán, không phải để mua bán. Các hành vi sử dụng tiền Việt Nam trái với quy định đều là vi phạm pháp luật và bị xử phạt. Cụ thể, Quyết định 130/2003/QĐ-TTg ngày 30/6/2003 của Thủ tướng Chính phủ quy định, những hành vi bị cấm bao gồm: Làm tiền giả, vận chuyển, tàng trữ, lưu hành, mua, bán tiền giả; hủy hoại tiền Việt Nam bằng bất kỳ hình thức nào; sao chụp tiền Việt Nam với bất kỳ mục đích nào không có sự chấp thuận trước bằng văn bản của Ngân hàng Nhà nước và từ chối nhận, lưu hành đồng tiền do Ngân hàng Nhà nước phát hành trong lãnh thổ Việt Nam. Ngoài ra, theo quy định của Nghị định 96/2014/NĐ-CP ngày 17/10/2014 của Chính phủ, hành vi sao chụp, in ấn, sử dụng bố cục, một phần hoặc toàn bộ hình ảnh, chi tiết, hoa văn của tiền Việt Nam không đúng quy định của pháp luật sẽ bị phạt tiền từ 40 triệu đồng đến 80 triệu đồng.

“Có thể do một số người dân không có thông tin về việc in sao chép tờ tiền nên mới vi phạm. NHNN Chi nhánh TP Hồ Chí Minh khuyến cáo người dân cần lưu ý không mua bán các sản phẩm như cây tài lộc xếp bằng tiền Việt Nam hay bao lì xì, móc khóa có in hình tiền Việt Nam để tránh tiếp tay cho các hành vi vi phạm pháp luật”, ông Nguyễn Hoàng Minh cho biết.

23/1/19

Tuyên phạt 14 năm tù đối với kẻ hoạt động nhằm lật đổ chính quyền

Tuyên phạt 14 năm tù đối với kẻ hoạt động nhằm lật đổ chính quyền


Ngày 22/1, Tòa án Nhân dân tỉnh Khánh Hòa đã mở phiên tòa xét xử sơ thẩm công khai đối với bị cáo Phan Văn Bình (sinh năm 1972, trú tại xã Cam Hiệp Bắc, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa) về “Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân.” 
Bị cáo Phan Văn Bình
Cùng với các cáo buộc của Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Khánh Hòa và đề nghị mức án từ 13-14 năm tù đối với bị cáo, Hội đồng xét xử nhận định những hành vi của Phan Văn Bình đã đủ yếu tố phạm tội với mức độ đặc biệt nghiêm trọng, diễn ra trong thời gian dài, nhằm chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, xâm phạm đến an ninh quốc gia, đi ngược với lợi ích dân tộc, ảnh hưởng xấu đến an ninh trật tự xã hội, cần phải cách ly khỏi xã hội một thời gian để giáo dục.
Hội đồng xét xử đã tuyên phạt bị cáo Phan Văn Bình 14 năm tù.
Phan Văn Bình bị tạm giam từ ngày 8/2/2018 tại Trại tạm giam Công an tỉnh Khánh Hòa. Theo cáo trạng của Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Khánh Hòa, Phan Văn Bình thường xuyên sử dụng điện thoại di động của mình kết nối Internet và truy cập ứng dụng Youtube xem các video giới thiệu của Đào Minh Quân về tổ chức “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời.”
Từ khoảng tháng 11/2015, Phan Văn Bình đã sử dụng ứng dụng Facebook với tên tài khoản “An Phan” kết bạn với tài khoản “Kelly Trieu” (“Kelly Trieu Thanh Hoa,” chủ tài khoản là một người nữ sống tại Califonia, Hoa Kỳ).
Thông qua “Kelly Trieu” giới thiệu, Bình biết được tổ chức “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời” do Đào Minh Quân làm “Thủ tướng,” với tôn chỉ, mục đích là lật đổ Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam để xây dựng Nhà nước “Đệ tam Cộng hòa” do Đào Minh Quân làm Tổng thống; đồng thời sẽ cấp lương, nhà ở, lo cho các thành viên của tổ chức này để có cuộc sống sung túc.
Nhận thấy phù hợp với tư tưởng và mong muốn của mình, Phan Văn Bình đã tự nguyện viết đơn xin gia nhập vào tổ chức “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời” theo sự hướng dẫn của “Kelly Trieu Thanh Hoa. Tiếp đến, Bình gửi ảnh chụp nội dung đơn xin gia nhập tổ chức “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời” và được “Kelly Trieu Thanh Hoa” nhắn tin trên Facebook thông báo, “Thủ tướng” Đào Minh Quân đã chấp nhận đơn của Bình tham gia vào tổ chức “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời,” đồng thời phong cho Phan Văn Bình là Đại úy, Chỉ huy trưởng trị an Chí nguyện đoàn, với nhiệm vụ vận động, lôi kéo người dân ở Việt Nam tham gia vào tổ chức, ủng hộ “Thủ tướng” Đào Minh Quân.
Quá trình bị điều tra, Phan Văn Bình đã thừa nhận việc thực hiện nhiệm vụ, chỉ thị của Đào Minh Quân, theo đó Bình đã sử dụng điện thoại của mình, mở các video của Đào Minh Quân và “Kelly Trieu Thanh Hoa” để giới thiệu về tổ chức “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời”đến những người sống gần nơi ở tại xã Cam Hiệp Bắc, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa để họ nghe và biết, nhằm tuyên truyền, vận động, thuyết phục và lôi kéo họ tham gia tổ chức, ủng hộ Đào Minh Quân.
Ngoài ra, Phan Văn Bình còn lừa dối Phan Thị Hạnh (là con ruột Bình) viết đơn đăng ký tham gia tổ chức “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời.”
Tiến hành kiểm tra tài khoản Facebook tên “An Phan” của Phan Văn Bình, các cơ quan chức năng còn phát hiện bị cáo đăng tải nhiều bài viết có nội dung bôi nhọ hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh, các lãnh đạo Đảng, Nhà nước; tuyên truyền xuyên tạc lịch sử, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; tuyên truyền, kích động, kêu gọi mọi người ủng hộ, tham gia tổ chức “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời” của Đào Minh Quân để hoạt động, nhằm lật đổ chính quyền nhân dân, Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam./.


13 năm tù cho đối tượng hoạt động chống phá chính quyền

13 năm tù cho đối tượng hoạt động chống phá chính quyền


Ngày 17-1, tại Hòa Bình, Tòa án Nhân dân cấp cao tại Hà Nội đã mở phiên toà xét xử phúc thẩm bị cáo Đào Quang Thực (SN 1960), hộ khẩu thường trú và chỗ ở tại xóm Trúc Sơn, xã Toàn Sơn, huyện Đà Bắc về tội “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” được quy định tại Khoản 1, Điều 79 Bộ luật Hình sự năm 1999 (nay là Khoản 1, Điều 109 Bộ luật Hình sự năm 2015).
Bị cáo Đào Quang Thực tại phiên tòa
Với hành vi phạm tội nêu trên, trước đó, ngày 11-7-2018, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Hòa Bình đã truy tố Đào Quang Thực về tội “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” và tuyên phạt bị cáo Đào Quang Thực mức án 14 năm tù ; phạt quản chế bị cáo Thực năm năm tại địa phương sau khi chấp hành xong hình phạt tù.
Tuy nhiên, bị cáo Thực cho rằng mức án trên là quá nặng nên đã viết đơn kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt. Tại phiên toà phúc thẩm, bị cáo và người bào chữa cho bị cáo đã cung cấp thêm cho Hội đồng xét xử một số thông tin, tài liệu để xin giảm nhẹ hình phạt. Căn cứ lời khai của bị cáo và xét thấy, do bị cáo là người có nhiều thành tích trong quá trình công tác và gia đình bị cáo đã có công với cách mạng. Hội đồng xét xử TAND Cấp cao tại Hà Nội đã quyết định giảm án cho bị cáo từ 14 năm tù giam xuống còn 13 năm tù giam.


17/1/19

Công an củng cố hồ sơ vi phạm từ vụ vườn rau phường 6, Tân Bình

Công an củng cố hồ sơ vi phạm từ vụ vườn rau phường 6, Tân Bình


“Sau khi tháo dỡ công trình, chúng tôi cũng phát hiện tại đây có phòng cách âm với các thiết bị ghi âm, ghi hình phục vụ cho các hoạt động truyền thông và nhiều tài liệu có nội dung tuyên truyền xấu”, một lãnh đạo Công an quận Tân Bình thông tin.

Ngày 15-1, Công an quận Tân Bình (TPHCM) cho biết, trước khi xử lý việc chiếm đất, xây nhà cho thuê tại khu vực vườn rau thuộc phường 6 (quận Tân Bình) thì nơi đây có tình hình an ninh trật tự rất phức tạp. Nguyên nhân xuất phát từ việc không hợp tác, gây cản trở từ những người dân trong khu vực, khiến việc triển khai các công tác quản lý về dân cư cùng các hoạt động quản lý khác gần như không thể thực hiện được.
Công an quận Tân Bình khẳng định, các công trình bị tháo dỡ vừa qua được xây không phép trên đất nông nghiệp nên các trường hợp cư trú trong các công trình này không đủ điều kiện được giải quyết đăng ký tạm trú. Tại khu vực này có nhiều đối tượng hình sự; đối tượng hoạt động chống phá trú ngụ vào ban đêm.
“Sau khi tháo dỡ công trình, chúng tôi cũng phát hiện tại đây có phòng cách âm với các thiết bị ghi âm, ghi hình phục vụ cho các hoạt động truyền thông và nhiều tài liệu có nội dung tuyên truyền xấu”, một lãnh đạo Công an quận Tân Bình thông tin.
Theo Công an quận Tân Bình, ở khu vực này cũng có tình hình an ninh trật tự rất phức tạp, với nhiều đối tượng nghiện hút sử dụng, buôn bán ma túy; hoạt động nuôi gà đá, tổ chức đá gà quy mô lớn cũng thường xuyên diễn ra, thu hút nhiều người từ các địa bàn khác tham gia. Hoạt động trái pháp luật này diễn ra từ trước năm 2015. Công an quận nhiều lần tổ chức, phối hợp các đợt “truy quét” và đã thu gom, xử lý trên 1.000 con gà đá.
Trong các đợt xử lý công trình không phép, có 18 trường hợp bị xử lý vì có hành vi gây rối trật tự công cộng tại nơi thi hành quyết định cưỡng chế; chống đối lực lượng chức năng. Đặc biệt, Công an quận Tân Bình đang củng cố và xác lập hồ sơ để xử lý một số đối tượng cầm đầu, chống người thi hành công vụ.
“Việc tháo dỡ nêu trên không chỉ xử lý các công trình không phép trên đất nông nghiệp, khắc phục vi phạm xây dựng, ngăn chặn tình trạng mua bán, sang nhượng đất lấn chiếm trái phép mà còn giải quyết “điểm đen” về an ninh trật tự, an ninh chính trị cho khu vực”, vị lãnh đạo Công an quận Tân Bình khẳng định.
Công an quận Tân Bình cũng kêu gọi những trường hợp bị thiệt hại do bị lôi kéo, xúi giục nhận chuyển nhượng đất và xây dựng trái phép trên khu đất được quy hoạch làm dự án đầu tư xây dựng cụm trường học công lập đạt chuẩn quốc gia khác hoặc những hành vi khác trái pháp luật mạnh dạn tố giác, khai báo tại trụ sở các cơ quan công an.


14/1/19

Cảnh giác âm mưu kích động chống phá từ vụ “Vườn rau Lộc Hưng”

Cảnh giác âm mưu kích động chống phá từ vụ “Vườn rau Lộc Hưng”


Trong những ngày qua, từ việc chính quyền TP HCM giải phóng mặt bằng khu đất thuộc vườn rau Lộc Hưng (quận Tân Bình) để xây dựng trường học, công trình phúc lợi, đã xuất hiện tình trạng các cá nhân vi phạm cản trở, chống đối người thi hành công vụ, căng băng rôn, biểu ngữ gây mất trật tự. Đáng chú ý, đang có âm mưu kích động từ các thế lực thù địch, phản động hòng biến vụ giải phóng mặt bằng này thành điểm nóng về “tranh chấp đất đai”, khoét sâu mâu thuẫn giữa người dân với chính quyền, biến Lộc Hưng thành điểm nóng kiểu Đồng Tâm, Tiên Lãng. Các báo đài hải ngoại như RFA, VOA… tung nhiều bài viết, hình ảnh xuyên tạc “chính quyền cướp đất của dân”, “công an đánh dân”,“dân oan ca thán, chính quyền bất chấp”…

Cổ suý cho vụ việc này, nhiều tài khoản cá nhân có tên Lê Công Định, Lê Nguyễn Hương Trà, Trịnh Sơn, Nguyễn Tín, Bạch Cúc, Phạm Thanh Nghiên… đã đăng tải nhiều bài viết quy chụp chính quyền địa phương đang “đàn áp giáo hội”, “đập phá nhà dân”, “cướp cơm của dân”. Chúng rêu rao, sắp có “ngòi nổ Tiên Lãng giữa Sài Gòn”, thậm chí kêu gọi người dân xuống đường, căng băng rôn, biểu ngữ và hướng dẫn dùng hung khí chống đối.
Blog có tên Nguyễn Văn Hải (Điếu Cày) lu loa “cưỡng chế vườn rau Lộc Hưng: bất hợp pháp vẫn tiến hành, vì sao”. Bài viết này đưa ra những lời lẽ xuyên tạc, nói là trích ý của “một luật sư” rằng việc chính quyền cưỡng chế thu hồi đất “là hành động hoàn toàn trái pháp luật và cảnh báo về một “ngòi nổ Tiên Lãng” ngay lòng Sài thành, sau khi nhà cầm quyền ra quân rầm rộ, san phẳng khoảng 200 ngôi nhà vào ngày 8/1/2019”…
Tài khoản facebook có tên Ngô Hoàng Bảo còn lộng ngôn:“Cướp đất, cướp nhà là nghề của Việt Cộng”,“chính quyền TP.HCM không tôn trọng quyền con người ở vườn rau Lộc Hưng”. Bên cạnh đó, những “nhà dân chủ” được dịp tung võ giương oai. Thậm chí, yếu tố tôn giáo đã được lợi dụng để vu cáo thành “chính quyền đàn áp tôn giáo”, cổ suý một số linh mục có tư tưởng chống đối, lên mạng viết hươu, viết vượn!
Đặc biệt, trên trang “Việt Tân”, tổ chức này tung rất nhiều bài viết, hình ảnh kích động người dân, vu cáo chính quyền “cướp đất”, miệt thị chế độ, bịa đặt vụ việc thành “Việc nhà cầm quyền CSVN dùng bạo lực tàn phá cả trăm ngôi nhà xây cất hợp pháp trong vườn rau Lộc Hưng, thành Hồ tiếp tục gây phẫn nộ trên mạng xã hội”.
Trang này xuyên tạc thành: “Chưa có nơi nào trên thế giới có một chiến dịch thu hồi đất như ở khu Vườn Rau Lộc Hưng. Không có quyết định thu hồi, không đền bù, không tái định cư và không cả báo trước, nội trong 1 đêm, ĐCSVN đã san bằng khu vườn rau Lộc Hưng thành bình địa”… Những lời lẽ đầy tính hiềm khích, kích động, bịa đặt này đã cho thấy ai đứng đằng sau vụ việc và âm mưu của việc kích động đó là gì.
Thực tế cho thấy, những năm qua, lợi dụng những bức xúc, những tồn tại trong giải quyết vấn đề thu hồi, giải phóng mặt bằng đất đai làm công trình phục vụ nhu cầu công cộng, phúc lợi xã hội, các thế lực thù địch, phản động đã tìm cách can thiệp, kích động, âm mưu biến vụ việc thành điểm nóng, khoét sâu mâu thuẫn giữa người dân với chính quyền.
Từ việc xuyên tạc một vụ việc cụ thể, chúng miệt thị thành “vấn đề của chế độ”, làm sai lệch bản chất việc sở hữu toàn dân về đất đai. Vụ việc ở vườn rau Lộc Hưng, ý đồ của các đối tượng không gì khác là tạo điểm nóng ngay giữa TP Hồ Chí Minh, tạo cớ thành “ngòi nổ Tiên Lãng”, Đồng Tâm…
Giải phóng mặt bằng đất đai là vấn đề phức tạp. Trong quá trình giải phóng mặt bằng, thu hồi đất đai vì mục đích công cộng, phúc lợi xã hội thì chính quyền địa phương cần phải rà soát, đảm bảo tính chặt chẽ về pháp lý và thực tiễn. Ý kiến của người dân, tổ chức có quyền, lợi ích trên mảnh đất bị thu hồi phải được xem xét, tính toán cẩn trọng.
Đối với việc thu hồi đất do các cá nhân, tổ chức lấn chiếm, xây dựng trái phép thì cần làm rõ các mốc thời gian bị lấn chiếm, diện tích. Việc thu hồi đất bị lấn chiếm, xây dựng trái phép cần có thái độ kiên quyết, giải thích rõ cho người dân, cho dư luận hiểu. Đồng thời, làm rõ nguyên nhân của tình trạng trên, giải quyết các vấn đề phát sinh một cách thấu đáo.
Trong vụ việc này, UBND quận Tân Bình, TP. HCM đã thông tin nhiều vấn đề liên quan đến việc cưỡng chế đối với 110 hộ dân trên khu đất công trình công cộng tại phường 6, quận Tân Bình (thường gọi là “vườn rau Lộc Hưng”).
Theo đó, chính quyền địa phương khẳng định việc cưỡng chế được tiến hành đúng pháp luật và khu đất này sẽ được dùng để xây dựng khu trường học công lập đạt chuẩn quốc gia.
Ngày 8-10-2018, HĐND TP đã ban hành Nghị quyết 21/NQ-HĐND, quyết định chủ trương đầu tư các dự án đầu tư công trên địa bàn, trong đó có 3 dự án trường học và 1 dự án đầu tư cơ sở hạ tầng tại khu đất trên.
Theo UBND quận Tân Bình, trong thời gian triển khai các thủ tục pháp lý cần thiết để thực hiện dự án thì nhiều hộ dân canh tác trồng rau tại khu đất trên đã tiến hành xây dựng nhà không phép với nhiều mục đích khác nhau như để ở, cho thuê phòng trọ, kinh doanh quán ăn, cà phê… Tính đến nay đã có 110 trường hợp vi phạm, trong đó có 42 trường hợp phát sinh trong năm 2018.
Hành vi xây dựng không phép đã được UBND quận Tân Bình chỉ đạo UBND phường 6 phối hợp với Đội Thanh tra địa bàn thuộc Sở Xây dựng tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính, ban hành quyết định đình chỉ thi công, quyết định cưỡng chế tháo dỡ.
Tuy nhiên, quá trình lực lượng chức năng thực hiện xử lý hành vi xây dựng không phép thì các cá nhân vi phạm đã có hành vi không hợp tác, cản trở và kể cả chống đối người thi hành công vụ.
Mặc dù các cơ quan chức năng của quận và phường đã có nhiều giải pháp như: ngăn chặn không cho chở vật liệu xây dựng, phát thông báo, phát loa tuyên truyền, vận động chấp hành… nhưng vẫn không hiệu quả. Tình trạng xây dựng không phép tại khu vực này vẫn diễn ra, nhất là trong khoảng thời gian từ cuối năm 2016 đến nay.
Không những vậy, thời gian qua tại đây còn phát sinh nhiều hệ lụy như lừa đảo mua bán nhà, đất trái phép, tệ nạn xã hội, mất mỹ quan đô thị… gây mất an ninh trật tự.
Chính vì vậy, ngày 4-1-2019, UBND quận Tân Bình tổ chức cưỡng chế với các trường hợp vi phạm để đảm bảo kỷ cương pháp luật. Nhà nước sẽ hỗ trợ theo chính sách đất nông nghiệp đối với các hộ dân có quá trình canh tác trên đất do Nhà nước quản lý theo quy định, đơn giá đất để tính hỗ trợ do UBNDTP phê duyệt.
Từ vụ việc trên đòi hỏi mỗi người dân cần phải cảnh giác trước các thông tin sai trái, bịa đặt, không cổ suý các bài viết, quan điểm lợi dụng vụ việc để kích động, chống phá của kẻ địch.


Cảnh giác cuộc gọi lừa đảo: “Đây là tòa án, anh chị có giấy triệu tập”

Cảnh giác cuộc gọi lừa đảo: “Đây là tòa án, anh chị có giấy triệu tập”


Nếu nhận cuộc gọi và được thông báo là “Anh chị có giấy triệu tập của tòa án”, bạn nên cảnh giác.

Theo Công an TP Đà Nẵng, chỉ trong 2 tháng vừa qua, đơn vị này đã tiếp nhận gần 30 cuộc gọi của người dân phản ánh có nhận được những cuộc gọi lừa đảo với dấu hiệu như trên.
Theo đó, các đối tượng sẽ tự nhận là cán bộ điều tra, đe dọa người nghe là có liên quan đến đường dây tội phạm, rửa tiền, rồi yêu cầu người nghe chuyển tiền vào tài khoản của cơ quan điều tra để làm rõ. Sau đó, các đối tượng sẽ chiếm đoạt số tiền nạn nhân đã chuyển.
Công an TP Đà Nẵng cho biết đã có nhiều nạn nhân sập bẫy và mất hàng trăm triệu đồng.


Bộ Công an triệt phá băng nhóm giang hồ bảo kê, cho vay nặng lãi, đánh bạc ở TP Hồ Chí Minh

Bộ Công an triệt phá băng nhóm giang hồ bảo kê, cho vay nặng lãi, đánh bạc ở TP Hồ Chí Minh


Trong khi trinh sát bắt Vũ lúc vừa xuống máy bay, ở các hướng khác cảnh sát đồng loạt tấn công 14 tụ điểm của nhóm đàn em.
Ngày 10/1, Phòng 4 Cục cảnh sát hình sự (C02, Bộ Công an) tạm giữ 13 người trong băng giang hồ, tổ chức đánh bạc, đòi nợ thuê… do Lâm Thanh Vũ (tức Vũ Bông Hồng) cầm đầu, để điều tra về hành vi Đánh bạc và Tổ chức đánh bạc.
Vũ (đứng đầu) và nhóm đàn em. Ảnh: Quốc Thắng.
Băng nhóm Vũ bị phát hiện hoạt động tại quận 9, Thủ Đức với hàng loạt dấu hiệu: bảo kê, cho vay lãi nặng… Ngoài ra, các tên đàn em trong nhóm còn được giao tài khoản phụ trách việc cá độ bóng đá, đá gà trực tuyến, đánh đề trên các trang Bong88.com, agl.30k30k.net.
Đường dây của Vũ trải rộng nhiều tỉnh thành. Trong đó, nhiều tài khoản ăn thua trực tiếp với Vũ lên đến cả trăm tỷ đồng.
Tối 8/1, hàng chục trinh sát Phòng 4, đặc nhiệm cảnh sát cơ động chia làm nhiều mũi tấn công. Xác định Vũ cùng nhóm đàn em thân tín đáp chuyến bay từ Phú Quốc (Kiên Giang) về Tân Sơn Nhất sau chuyến ăn chơi và thu tiền tại đảo ngọc, trinh sát phối hợp an ninh hàng không vây bắt ngay tại sân bay.
Cùng lúc, các tổ công tác đồng loạt ập vào 14 tụ điểm của nhóm đàn em Vũ tại TP HCM, Bình Dương, Kiên Giang… bắt quả tang việc đặt cược, cá độ trên mạng. Cơ quan điều tra thu giữ nhiều máy tính, điện thoại, tài liệu liên quan việc đánh bạc và tổ chức đánh bạc, 3 ôtô, gần 800 triệu đồng…
Bước đầu Vũ không thừa nhận hành vi; không tiết lộ mật khẩu điện thoại, máy tính, tài khoản… liên quan đến hoạt động phạm pháp của mình. Tuy nhiên, các đàn em thân tín của hắn đã khai tất cả việc cờ bạc, cho vay lãi nặng, đòi nợ thuê, phù hợp với những tài liệu thu giữ được.
“Băng nhóm tội phạm này hoạt động rất chuyên nghiệp. Trong đợt cao điểm trấn áp tội phạm lần này, chúng tôi sẽ truy quét những băng nhóm còn lại, đảm bảo an ninh trật tự và an toàn cho người dân”, lãnh đạo Phòng 4 nói.
Bộ Công an đang phối hợp công an nhiều tỉnh thành để mở rộng điều tra, triệu tập hàng loạt người liên quan đường dây đánh bạc này.


9/1/19

Mạng xã hội Facebook đang vi phạm pháp luật Việt Nam như thế nào?

Mạng xã hội Facebook đang vi phạm pháp luật Việt Nam như thế nào?


Facebook đang có sức ảnh hưởng mạnh mẽ đến toàn cầu và người sử dụng mạng ở Việt Nam cũng không nằm ngoài “guồng quay” đó. Hơn 10 năm chính thức bước vào Việt Nam với hơn 58 triệu người dùng, mạng xã hội này đã và đang khiến các cơ quan quản lý phẫn nộ vì những vi phạm luật pháp đang diễn ra hàng ngày.
(Ảnh minh họa. Nguồn: Internet)
Nguồn tin từ Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử (Bộ Thông tin và Truyền thông) cho hay, thực hiện sự chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, đơn vị này đã rà soát, phát hiện Facebook đang vi phạm pháp luật Việt Nam ở 3 lĩnh vực lớn: Quản lý nội dung thông tin; Quảng cáo trên mạng bất hợp pháp và Trách nhiệm thuế với Việt Nam.
Vu khống, bôi nhọ cá nhân, tổ chức

Cụ thể, Facebook đang không đáp ứng tốt việc bóc gỡ các Fanpage có những hoạt động kích động chống phá Nhà nước theo yêu cầu của cơ quan chức năng.
Hiện nay trên Facebook đang cho phép tồn tại rất nhiều tài khoản cá nhân, Fanpage, nhóm có nhiều bài đăng với nội dung vu khống, chống phá chính quyền, bôi nhọ, phỉ báng các cá nhân, tổ chức, cơ quan Nhà nước. Điều đáng nói, những nội dung sai sự thật và xuyên tạc này được tung ra và lan truyền theo từng đợt từng dịp, rất nhiều tổ chức phản động… đã lợi dụng mạng xã hội Facebook để bôi nhọ, nói xấu với mục đích chính trị. Những nội dung đó đã vi phạm nghiêm trọng Luật An ninh mạng Việt Nam, Nghị định 72/2013 của Chính phủ và Thông tư 38 của Bộ Thông tin và Truyền thông.
Các cơ quan quản lý đã liên tục gửi công văn, email nhiều lần yêu cầu Facebook gỡ bỏ những nội dung xuyên tạc, sai lệch. Thế nhưng, mạng xã hội lớn nhất hành tinh này đã liên tục trì hoãn, thậm chí không gỡ bỏ với lý do nội dung không vi phạm tiêu chuẩn cộng đồng.
Thậm chí, mạng xã hội này cũng không cung cấp thông tin các tài khoản lừa đảo, vi phạm pháp luật Việt Nam để phục vụ điều tra của cơ quan an ninh.
Cho phép quảng cáo bất hợp pháp
Ngoài ra, Facebook đang cho phép quảng cáo các sản phẩm bất hợp pháp tại Việt Nam như tiền giả, hàng giả, vũ khí, pháo,… một cách công khai mà không qua bất kỳ một sự kiểm duyệt nào.
Không khó để bắt gặp những quảng cáo về buôn bán hàng giả, kêu gọi cờ bạc hay thậm chí mua bán dâm trên chính trang Facebook của mỗi người dùng tại Việt Nam. Thế nhưng mạng xã hội lớn nhất hành tinh này lại tỏ ra “thờ ơ” và gần như gián tiếp tiếp tay cho các loại hình quảng cáo bất hợp pháp này.

Những hình ảnh quảng cáo sản phẩm bất hợp pháp vẫn xuất hiện nhan nhản trên trang facebook. (Nguồn: CTV)
Đặc biệt, một hành vi vi phạm mới xuất hiện trong những năm gần đây là Facebook cho phép người dùng mua quảng cáo tự do không qua kiểm duyệt nội dung. Các đối tượng có thể mua quảng cáo trên Facebook để đưa những thông tin quảng cáo có mục đích, mang tính định hướng để hướng tới nói xấu, gây ảnh hưởng, thiệt hại đến cá nhân, doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức…
Điều nguy hiểm nhất là Facebook sẽ trở thành một “vũ khí” đắc lực nhất khi phân loại được nhóm đối tượng được quảng cáo nhắm tới một cách chính xác và chi tiết nhất có thể.
Một thuật ngữ mới có tên “Quảng cáo chính trị” xuất phát từ chính mạng xã hội này với lượng người dùng khổng lồ. Theo Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử, Quảng cáo chính trị là một mối nguy hại rất lớn. Tại các dịp quan trọng của Việt Nam như đại hội Đảng, Hội nghị Trung ương,… xuất hiện rất nhiều loại quảng cáo với nội dung xuyên tạc, định hướng dư luận.
Được biết, Bộ Thông tin và Truyền thông đã có văn bản gửi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đề nghị cùng phối hợp rà soát và có biện pháp ngăn chặn các hoạt động thanh toán cho những sản phẩm dịch vụ bất hợp pháp đối với các nền tảng xuyên biên giới trong đó có Facebook.
Trốn thuế
Theo số liệu dự đoán từ Công ty nghiên cứu thị trường ANTS, năm 2018, mức độ chi tiêu cho quảng cáo trực tuyến tại Việt Nam ước đạt 550 triệu USD, nhưng trong đó quảng cáo chi tiêu cho Facebook chiếm đến 235 triệu USD, còn Google chiếm 152,1 triệu USD. Như vậy chỉ riêng Google và Facebook đã chiếm đến 66,7% thị phần quảng cáo Việt Nam trong năm 2018. Thế nhưng hai “ông lớn” này vẫn “dửng dưng” với nghĩa vụ phải đóng thuế tại Việt Nam.
Thực tế, có những nội dung quảng cáo vi phạm pháp luật của Việt Nam nhưng vì có tiền quảng cáo đổ về nên Facebook vẫn để chúng tồn tại. Việc những doanh nghiệp nước ngoài như Facebook không đóng thuế vừa khiến nhà nước thất thu vừa thả nổi thị trường quảng cáo trực tuyến.
Đại diện Vụ chính sách thuế (Bộ Tài chính) cho hay, việc thu thuế những công ty này rất phức tạp, vì có yếu tố trong và ngoài nước. Điều quan trọng nhất là cơ quan thuế chưa quản lý được hoạt động của những đơn vị có hoạt động xuyên biên giới tại Việt Nam.
Theo thống kê sơ bộ, hiện có 8 doanh nghiệp viễn thông cho Facebook kết nối trực tiếp và đặt khoảng 900 máy chủ tại Việt Nam… Nhưng điều quan trọng rằng mạng xã hội này lại không có văn phòng đại diện tại Việt Nam và khi đặt máy chủ thông qua các doanh nghiệp viễn thông lại không chặt chẽ về mặt pháp lý. Trong các hợp đồng ký với doanh nghiệp viễn thông không có điều khoản cam kết tuân thủ các quy định pháp luật Việt Nam. Đây cũng chính là kẽ hở để mạng xã hội như Facebook liên tục vi phạm về luật pháp tại nước sở tại.
Để chấn chỉnh, cơ quan quản lý sẽ có nhiều hướng xử lý đối với những vi phạm của Facebook tại Việt Nam.
Theo đó, các cơ quan quản lý sẽ tiếp tục tập hợp các bằng chứng vi phạm, đấu tranh yêu cầu Facebook tuân thủ pháp luật. Yêu cầu bổ sung các cam kết tuân thủ quy định pháp luật Việt Nam trong Thỏa thuận giữa các Nhà cung cấp dịch vụ và Facebook.
Ngoài ra, Facebook phải phối hợp với các cơ quan có liên quan để quản lý các hoạt động thanh toán, thuế đối với các giao dịch thương mại, quảng cáo tại Việt Nam. Và nếu Facebook không có những động thái tích cực, các cơ quan quản lý Việt Nam sẽ áp dụng các biện pháp kinh tế-kỹ thuật cần thiết nhằm đảo bảo một môi trường mạng trong sạch, lành mạnh./.


7/1/19

Vạch mặt âm mưu của các tổ chức khủng bố

Vạch mặt âm mưu của các tổ chức khủng bố


Với phương châm “03 sạch”, tổ chức khủng bố “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời” đã thực hiện nhiều kế hoạch khủng bố, phá hoại nhằm vào Việt Nam.

Sau thời gian dài hoạt động chống phá với cái gọi là phương thức “đấu tranh bất bạo động” không đạt được ý đồ, các tổ chức phản động đã chuyển hướng sang hoạt động khủng bố, phá hoại cục bộ để tạo tiếng vang, khuếch trương thanh thế, công khai hóa tổ chức hòng làm mất an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở trong nước.
Với phương châm “03 sạch” (“Đốt sạch”, “Phá sạch”, “Giết sạch”), tổ chức khủng bố “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời” đã thực hiện nhiều kế hoạch khủng bố, phá hoại nhằm vào Việt Nam. Sau khi thành lập năm 1991, Đào Minh Quân và số đối tượng cầm đầu tổ chức này đã đến các trại tị nạn người Việt ở Hong Kong và các nước Đông Nam Á tuyển mộ lực lượng, đưa về Việt Nam theo đường hồi hương. Bên cạnh đó là việc kết nối với các đối tượng bất mãn ở trong nước để tiến hành các hoạt động khủng bố, phá hoại.
Tổ chức khủng bố “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời” đã thực hiện đặt bom xăng tại kho tạm giữ xe vi phạm giao thông số 01 của Công an Thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, gây cháy 320 chiếc xe máy. Lên nhiều kế hoạch khủng bố, phá hoại như: đặt bom xăng tại nhà xe và cổng ga đến quốc tế sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, ném lựu đạn, mang chất nổ đánh bom các cơ quan nhà nước, đốt cây xăng ở nhiều tỉnh thành… nhưng những kế hoạch này đều bị các cơ quan chức năng của Việt Nam ngăn chặn, vô hiệu hóa.
Một trong những điều kiện để các tổ chức khủng bố và phản động thực hiện được âm mưu chống phá nhà nước Việt Nam đó là lợi dụng bức xúc của một số người dân để tuyên truyền kích động. Vì vậy, người dân cần hết sức cảnh giác để tránh vi phạm pháp luật.
Có thể thấy, tính chất hoạt động các tổ chức chống phá nhà nước Việt Nam đã trở nên manh động, nguy hiểm hơn. Đến nay, các lực lượng chức năng đã xác minh, truy tìm, vô hiệu hóa hàng trăm đối tượng, trong đó khởi tố gần 100 đối tượng; điều tra, bắt giữ nhóm đối tượng gây ra các vụ gây cháy, nổ tại Đồng Nai, sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, trụ sở Công an phường 12, quận Tân Bình, TP.HCM…; thu giữ hàng chục kg thuốc nổ, quả nổ tự tạo, kíp nổ, ngăn chặn ý đồ khủng bố, phá hoại của các tổ chức khủng bố.
Những hành vi phá hoại của các tổ chức khủng bố và phản động cho thấy vẫn còn những kẻ ngông cuồng và ảo vọng. Việc phát hiện và kịp thời bắt giữ các tổ chức khủng bố và phản động này cho thấy tinh thần đấu tranh kiên quyết và sự tinh thông về nghiệp vụ của lực lượng chức năng cũng như sự ủng hộ của quần chúng nhân dân.


Chiến tranh Biên giới Tây Nam – Phần 3: Đã đánh thì phải đánh cho tiệt nọc

Chiến tranh Biên giới Tây Nam – Phần 3: Đã đánh thì phải đánh cho tiệt nọc


Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh khẳng định: “…Khi mà chúng ta đã nhẫn nhịn hết mức mà có kẻ vẫn cầm dao xông vào nhà mình, giết dân mình thì buộc lòng chúng ta phải đánh trả. Đã đánh thì phải đánh cho tiệt nọc”.
Chiến tranh Biên giới Tây Nam: Kẻ thù buộc ta ôm cây súng!
Phần 3: Chiến tranh để có Hòa Bình
Đúng 40 năm trước, những ngày cuối năm 1978, những người lính tình nguyện Việt Nam bắt đầu cuộc chiến đấu giúp đỡ nhân dân Campuchia lật đổ chế độ diệt chủng Polpot – Khmer Đỏ. Ngày 07/01/1979, thủ đô PhnomPenh được giải phóng, đánh dấu ngày tàn của chế độ Khmer Đỏ.
Nhân kỷ niệm 40 năm ngày chiến thắng Polpot, giải phóng thủ đô Phnom Penh và đất nước Campuchia khỏi thảm họa diệt chủng, chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng.
Nhân nói về chuyện rút quân, cho đến nay vẫn có một số ý kiến cho rằng sau khi giải phóng Phnompenh năm 1979, Việt Nam vẫn đóng quân ở lại tới 10 năm là quá lâu và hậu quả là Việt Nam phải trả những cái giá tương đối nặng nề do sự bao vây, cấm vận của quốc tế. Tại sao mình không rút quân sớm hơn, thưa Thượng tướng?
Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: Đơn giản là Khmer Đỏ vẫn còn tồn tại và chưa có một giải pháp hòa bình cho Campuchia. Nếu chúng ta rút quân sớm hơn, Campuchia sẽ có nội chiến, cuộc cách mạng của nhân dân Campuchia sẽ bị dập tắt và một lần nữa Campuchia sẽ bị dìm trong biển máu. Cần phải cô lập được Khmer Đỏ và có giải pháp hòa bình là một yêu cầu bắt buộc.
Nếu ta chỉ rút cho “rảnh thân” và tìm cách bảo vệ biên giới thì đất nước Campuchia sẽ rơi vào thảm họa diệt chủng một lần nữa. Và nếu Campuchia rơi vào nội chiến thì Việt Nam liệu có tránh được khỏi chiến tranh một lần nữa hay không? Biên giới của chúng ta liệu có yên không? Với một nước láng giềng như thế, Việt Nam có thể yên tâm mà phát triển hay không?
Những gì Campuchia có được ngày hôm nay chính là kết quả của việc chúng ta đã giải phóng Campuchia và gồng mình ở lại, dù biết rằng sẽ gặp muôn vàn hy sinh, gian khó. Chúng ta hiểu rằng, chưa thể giải quyết ngay Polpot vì nó được một số nước lớn, một số nước láng giềng ủng hộ. Nhưng rồi khi 28 nước cùng phải ngồi xuống và ký vào Hiệp định Paris có nghĩa là Việt Nam đã buộc cả cộng đồng quốc tế phải công nhận sự tồn tại của chính quyền Campuchia do Đảng Nhân dân cách mạng Campuchia lãnh đạo và cam kết chấm dứt chiến tranh, chấm dứt viện trợ chiến tranh.
Nói một cách hình tượng hơn, khi mà chúng ta đã nhẫn nhịn hết mức mà có kẻ vẫn cầm dao xông vào nhà mình, giết dân mình thì buộc lòng chúng ta phải đánh trả. Đã đánh thì phải đánh cho tiệt nọc. Chỉ đến khi Hiệp định Paris được ký kết thì Việt Nam mới có thể yên tâm rút quân về nước. Nói như thế để thấy rằng, tất cả mọi việc của chúng ta đều có sự chuẩn bị, từ việc đưa quân sang hay việc rút quân về. Tất cả đều mạch lạc, có sự tính toán và chuẩn bị thấu đáo chứ không hề bị động.
Không chỉ có thế, ngay cả khi đã rút quân về chúng ta vẫn giữ được mối quan hệ tốt cho dù sau đó có rất nhiều biến cố khác xảy ra ở Campuchia như UNTAC (Cơ quan chuyển tiếp Liên Hợp Quốc tại Campuchia) vào tiếp quản Campuchia hay đảng FUNCINPEC (Đảng bảo hoàng) giành thắng lợi trong bầu cử năm 1993, Đảng Nhân dân Campuchia gặp khó khăn hay đảo chính năm 1996. Và phải đến năm 1998, Đảng Nhân dân Campuchia mới thắng cử, thực sự quay trở lại nắm chính quyền và đúng một năm sau thì bạn giải giáp được Khmer Đỏ. Khi đó, nhiệm vụ của chúng ta đã thắng lợi, mục tiêu chiến lược đã hoàn thành.
Có điều, cái giá chúng ta phải trả cũng là quá đắt. Vậy ai là người phải biết ơn những sự hy sinh này? Rõ ràng, trước hết là nhân dân Campuchia, nhưng ngay chính người dân Việt Nam, từng người một phải biết ơn cuộc chiến tranh đó, bởi nếu không có cuộc chiến này, chúng ta cũng không thể có được sự ổn định và phát triển ngày hôm nay.
Phán quyết mới nhất của tòa án quốc tế kết tội chế độ Khmer Đỏ phạm tội ác diệt chủng đối với nhân dân Việt Nam và nhân dân Campuchia có thể coi là sự thừa nhận của quốc tế về sự chính nghĩa của Việt Nam đối với cuộc chiến tranh này. Có ý kiến cho rằng, thế giới đang nợ “một lời nói lại về những công lao và hy sinh của Việt Nam trong cuộc chiến này” . Quan điểm của Thượng tướng về việc này thế nào?
Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: Tôi nghĩ thế giới cần có những lời, những hành động thể hiện sự tri ân vì những hy sinh của Việt Nam. Xu hướng chung của thế giới hiện nay là hòa bình, nhân ái và hòa hợp, con người được đặt ở vị trí trung tâm. Đó cũng chính là xu hướng và là mục tiêu thiên niên kỷ của Liên Hợp Quốc.
Chúng ta đã làm được một việc vĩ đại là cứu cả một dân tộc khỏi họa diệt chủng, chúng ta đem đến hòa bình cho một quốc gia. Đó là một nền hòa bình, độc lập và tự chủ chứ không phải nền hòa bình phụ thuộc vào Việt Nam.
Với tất cả những việc đó, thế giới cần có một lời tri ân đối với Việt Nam vì Việt Nam đã hy sinh để thực hiện trọn vẹn một nhiệm vụ, hoàn thành thắng lợi một mục tiêu cao cả mà cả thế giới hướng đến.
Thượng tướng có thể nói gì về những người lính tình nguyện Việt Nam và vai trò của họ trong cuộc chiến ở Campuchia?
Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: Có thể nói, cuộc chiến ở Campuchia là cuộc chiến vừa bắt buộc vừa là một cuộc chiến hoàn toàn mới đối với Việt Nam.
Đây là một cuộc chiến rất tàn khốc, những mất mát, hy sinh của người lính tình nguyện ở Campuchia là rất lớn và vô cùng khốc liệt. Ví dụ, một loại vũ khí gây thương vong nhiều nhất cho bộ đội ta là mìn. Khmer Đỏ có đủ các loại mìn do nhiều nước cung cấp. Loại mìn zip mà Polpot sử dụng ở Campuchia được làm bằng giấy nhưng có tẩm hóa chất, cứ dính là bị nhiễm độc và hoại tử, nên cứ sứt da, chảy máu là phải cưa chân. Hơn 50% thương binh Việt Nam ở Campuchia là bị thương ở chân, tay…
Tôi đã từng gặp những chiếc xe ô tô chở thương binh Việt Nam ra sân bay Pochentong về nước điều trị, trên xe có 30 thương binh chỉ còn đúng 30 cái chân.
Cái thứ hai đáng sợ ở Campuchia là khí hậu vô cùng khắc nghiệt, nên bộ đội mình hy sinh nhiều. Sốt rét ở Campuchia nhanh vô cùng, nước suối rừng già ở Campuchia độc một cách đáng sợ. Bộ đội ta dù uống hay rửa mặt hoặc tắm đều có thể mắc sốt rét ác tính. Có rất nhiều bộ đội ta đã bị sốt rét lên đến trên 41 độ dẫn đến hoảng loạn thần kinh, đập phá và cuối cùng là suy kiệt, không sống nổi.
Trong quá trình truy quét tàn quân Polpot, có những lần ta mất cả một đại đội vì sốt rét. Có những khu vực cửa rừng ở Campuchia có tượng con voi đá rất to, quay đầu ra. Người dân Campuchia nói: Đến con voi còn phải quay ra thì người vào rừng đó chỉ có chết. Chỉ có bộ đội Việt Nam là dám vào, vẫn chiến đấu và vẫn đánh thắng – nhưng gian khổ vô cùng.

Quân tình nguyện Việt Nam trên đường rút khỏi Campuchia sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ quốc tế cao cả.
Nhưng dù cho cuộc chiến ấy khốc liệt đến như thế nhưng tính kỷ luật của bộ đội Việt Nam thì không một đội quân nào trên thế giới có thể có được. Cũng có một số ít người vi phạm kỷ luật nhưng tuyệt đại đa số thực hiện rất nghiêm kỷ luật dân vận. Cũng vì tính kỷ luật rất cao này mà bộ đội Việt Nam được dân Campuchia thương thực sự.Hồi đó bộ đội mình đi làm dân vận thì cũng chỉ giúp dân chứ không có tiền mà cho. Còn chuyện nhường cơm xẻ áo là có thật. Thời đó, nếu bảo một người có tiêu chuẩn 18kg gạo/tháng nhưng cắt đi 5kg để nhường cho người khác là khó nhưng bộ đội Việt Nam chuẩn bị ăn cơm mà thấy trẻ em Campuchia vào bếp thì luôn nhường các em ăn trước. Có thuốc men gì cũng lo cho trẻ em trước. Mà bộ đội ta làm những việc ấy rất tự nhiên, rất bản năng, với tấm lòng của một CON NGƯỜI chứ không vì một điều gì khác.
Điều mà tôi thấy ấn tượng nhất, tự hào nhất là Việt Nam không chỉ trao cho Campuchia cuộc sống, cơm áo, hòa bình mà quan trọng nhất là trao cho đất nước này quyền độc lập, tự chủ kể cả khi còn mấy chục vạn quân đang đóng trên đất Campuchia và chỉ ở đó để giúp dân, giúp Bạn.
Việt Nam chưa bao giờ có điều gì áp đặt đối với Campuchia. Trong sự giúp đỡ toàn diện, to lớn đó, hợp tác quốc phòng là một trong những trụ cột trong quan hệ Việt Nam – Campuchia.
Một phần lớn các cán bộ chỉ huy cấp chiến dịch của Campuchia đều là những người từng học ở Việt Nam. Họ đều thừa nhận học được rất nhiều thứ về nghệ thuật chỉ huy quân đội ở Việt Nam. Mình đã giúp bạn rất nhiều nhưng tôi vẫn nhớ điều đại tướng Lê Đức Anh luôn luôn căn dặn cấp dưới: Điều quan trọng bậc nhất là phải tôn trọng độc lập, tự chủ của bạn. Dù trong hoàn cảnh nào cũng phải tuyệt đối tuân thủ điều này, ai mà vi phạm là “chết với ông Sáu”.
Sau 40 năm, nhìn lại cuộc chiến này, theo Thượng tướng chúng ta có thể rút ra được bài học hay kinh nghiệm gì cho công cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập, chủ quyền quốc gia trong hiện tại hoặc tương lai?
Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: Nhìn lại cuộc chiến này, điều quan trọng nhất rút ra là: khi đất nước đã có chủ quyền lãnh thổ, hòa bình, độc lập, tự chủ rồi thì hãy làm tất cả để ngăn chặn nguy cơ chiến tranh. Không bao giờ để xảy ra chiến tranh.
Nhưng muốn không có chiến tranh thì trước hết mình phải mạnh, mạnh ở ổn định xã hội, mạnh ở kinh tế, mạnh ở tất cả các lĩnh vực. Đất nước phải mạnh, phải giàu mới tránh được chiến tranh. Thứ hai, mình phải giữ cho được xu thế hội nhập và cân bằng chiến lược, không đứng về bên nào và cũng đừng để bên nào kéo mình vào. Thứ ba, quân đội luôn luôn phải sẵn sàng. Phải sẵn sàng ngay từ thời bình thì mới tránh được chiến tranh. Phải nắm được tình hình, không để Tổ quốc bị bất ngờ.
Nếu hội đủ 3 yếu tố này thì không kẻ thù nào dám động đến mình và nếu có động đến thì kẻ đó chắc chắn sẽ phải chuốc lấy thất bại.


Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: Chúng ta phải bước vào chiến tranh vì sự sinh tồn của nhân dân mình

Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: Chúng ta phải bước vào chiến tranh vì sự sinh tồn của nhân dân mình


Dù là cuộc chiến tranh với đội quân Khmer Đỏ, chúng ta cũng hiểu rằng bản chất của cuộc chiến này là Việt Nam phải đối đầu với sự thỏa hiệp của các nước lớn, thậm chí là phải chống lại một luồng áp lực quốc tế cực kỳ lớn. Trong tình cảnh đó, cuộc chiến này vô cùng khó khăn và không hề mong muốn…
Chiến tranh Biên giới Tây Nam: Kẻ thù buộc ta ôm cây súng! (Phần 2)
Đúng 40 năm trước, những ngày cuối năm 1978, những người lính tình nguyện Việt Nam bắt đầu cuộc chiến đấu giúp đỡ nhân dân Campuchia lật đổ chế độ diệt chủng Polpot – Khmer Đỏ Ngày 07/01/1979, thủ đô PhnomPenh được giải phóng, đánh dấu ngày tàn của chế độ Khmer Đỏ 
Nhân kỷ niệm 40 năm ngày chiến thắng Polpot, giải phóng thủ đô PhnomPenh và đất nước Campuchia khỏi thảm họa diệt chủng, chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng.
Bước vào chiến tranh luôn là một sự kiện trọng đại, là một quyết định vô cùng khó khăn của bất cứ quốc gia nào. Xin Thượng tướng chia sẻ thêm về bối cảnh và những khó khăn mà Việt Nam phải đối mặt khi quyết định tiến hành cuộc chiến này.
Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: Sau 40 năm, khi nhìn lại cuộc chiến này, có thể thấy các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Quân đội ta khi đó đã phải đối mặt với những câu hỏi cực kỳ khó. Chúng ta vừa bước ra khỏi một cuộc chiến tranh, chưa kịp có thời gian để xây dựng đất nước. Đất nước lúc đó quá nghèo, nhân dân thì quá muốn sum họp, thương binh còn chưa kịp điều trị… Cái mà chúng ta cần lúc đó là hòa bình và hàn gắn vết thương chiến tranh; chăm lo cho cuộc sống của cả một dân tộc vừa trải qua 2 cuộc chiến tranh kéo dài 30 năm. Nếu phải thêm một cuộc chiến nữa thì quá nặng nề.
Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh – Thứ trưởng Bộ Quốc phòng.

Bên cạnh đó, dù là cuộc chiến tranh với đội quân Khmer Đỏ, chúng ta cũng hiểu rằng bản chất của cuộc chiến này là Việt Nam phải đối đầu với sự thỏa hiệp của các nước lớn, thậm chí là phải chống lại một luồng áp lực quốc tế cực kỳ lớn. Trong tình cảnh đó, cuộc chiến này vô cùng khó khăn và không hề mong muốn nhưng cũng không thể tránh.
Chính vì vậy, chúng ta đã phải rất thận trọng khi ra quyết định cuối cùng. Chúng ta buộc phải bước vào chiến tranh vì sự sinh tồn của chính nhân dân mình, vì sự sống còn của miền Tây Nam đất nước và để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia trước tuyên bố rất ngạo mạn của Polpot là “ở đâu có cây thốt nốt, ở đó là đất Campuchia”.
Rõ ràng, đây là một cuộc chiến tranh có ý nghĩa vô cùng quan trọng nhưng có vẻ như nó ít được “quan tâm” hay nhắc đến hơn so với các cuộc chiến khác, ví dụ như kháng chiến chống thực dân Pháp, chống đế quốc Mỹ. Phải chăng có điều gì nhạy cảm? Thượng tướng nhận xét điều này như thế nào?
Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: Tôi thấy không đúng như vậy. Trong nhân dân, trong quân đội… không ai quên cuộc chiến ấy, không ai không tự hào về chiến thắng ấy, và cũng không ai không đau xót trước mất mát, hy sinh của bộ đội, của nhân dân mình trong những năm tháng ấy.
Chúng ta cũng không thể quên những hình ảnh kinh hoàng chưa từng có trong lịch sử nhân loại – hậu quả của chế độ diệt chủng Khmer Đỏ để lại. Năm nay Việt Nam sẽ có nhiều hoạt động kỷ niệm, đặc biệt là ở các tỉnh Nam Bộ. Nhưng không chỉ làm lễ kỷ niệm chiến thắng mà chúng ta cần nói đậm hơn nữa về những khó khăn của Đảng và Nhà nước ta khi ra quyết định tiến hành cuộc chiến ấy.
Chúng ta đã chuẩn bị chín đến như thế nào, chúng ta đã “nhịn” đến như thế nào để giữ nền hòa bình. Và cũng cần nói rõ hơn những hi sinh, mất mát mà Quân đội, nhân dân ta phải chịu đựng. Chúng ta không chỉ hy sinh bộ đội ở chiến trường mà Việt Nam còn phải hy sinh cả một giai đoạn phát triển của dân tộc. Chúng ta đã mất 10 năm không phát triển, bị bao vây cấm vận, sức ép trăm bề, cuộc sống của nhân dân, của cán bộ, chiến sỹ vô cùng khó khăn – mà không có bất cứ lời kêu ca nào.
Sau 40 năm, nhìn lại, đánh giá thành công của Việt Nam trong cuộc chiến ở Campuchia là gì, thưa Thượng tướng?
Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: Lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam cũng như của các dân tộc yêu chuộng hòa bình trên thế giới, khi buộc phải tiến hành chiến tranh, thì mục đích cao nhất là loại trừ nguy cơ chiến tranh, giành hòa bình và kiến tạo nền hòa bình lâu dài, bền vững để phát triển đất nước.
Trong cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam và ở Campuchia năm 1979, chúng ta thực hiện 3 nhiệm vụ chiến lược để chống xâm lược và giúp nhân dân Campuchia.
Trước hết, chúng ta đánh lại bọn xâm lược, bảo vệ biên cương, bờ cõi, bảo vệ tính mạng, tài sản, cuộc sống bình yên của nhân dân ta; không để cho nguy cơ xâm lược tái diễn.
Thứ hai chúng ta giúp cách mạng, nhân dân Campuchia lật đổ chế độ diệt chủng.
Thứ ba, để bảo vệ thành quả của chiến thắng, thành quả của cách mạng Campuchia, chúng ta giúp Bạn trưởng thành, vững mạnh nhằm giữ được hòa bình, ổn định để phát triển; đặc biệt là ngăn chặn không cho chế độ diệt chủng quay trở lại, gây nội chiến ở Campuchia.
Và kết cục là xây dựng được một nước Campuchia láng giềng độc lập, tự chủ, hòa bình, phát triển và quan hệ hữu nghị với Việt Nam và các nước khác trong khu vực và trên thế giới.
Với cách nhìn như vậy, chúng ta quay trở lại lịch sử để khẳng định giá trị của thành công. Chiến dịch quân sự của chúng ta năm 1979 đã giải quyết được nhiệm vụ đầu tiên và quan trọng nhất là quét sạch bọn xâm lược khỏi bờ cõi, phá tan lực lượng phản động, giải phóng đất nước Campuchia, tạo thế để Mặt trận Đoàn kết dân tộc cứu nước Campuchia nắm chính quyền, thành lập Hội đồng Nhân dân cách mạng Campuchia, đại diện chân chính và hợp pháp duy nhất của nhân dân Campuchia.
Thứ hai, lực lượng cách mạng đã thiết lập được chính quyền ở Campuchia, nhưng Khmer Đỏ vẫn còn, nghĩa là vẫn tồn tại nguy cơ chiến tranh. Chúng ta cần phải tiếp tục giúp Bạn truy quét tàn quân Khmer Đỏ, xây dựng hệ thống chính quyền, xây dựng Đảng nhân dân Campuchia, khôi phục kinh tế-xã hội từ “cánh đồng chết”. Hay nói khái quát, là giúp hồi sinh cả một đất nước, một dân tộc từ bờ vực diệt vong.
Thứ ba, tình hình Campuchia lúc đó không đơn giản; lực lượng Khmer Đỏ vẫn được sự yểm trợ của một số nước lớn và các nước chư hầu của họ. Khmer Đỏ vẫn giữ ghế ở Liên Hợp quốc. Thế giới chưa thừa nhận tính bất hợp pháp, tội ác diệt chủng của chế độ Khmer Đỏ. Lực lượng này vẫn tồn tại như một thực thể chính trị, quân sự, tạo ra thế 2 vùng 2 lực lượng ở Campuchia. Sau những năm 1980, dưới sự thỏa hiệp của các nước lớn, họ lập ra chính phủ 3 phái gồm thành phần tay sai của các nước lớn, thỏa hiệp với nhau để chống chính quyền cách mạng, Campuchia, chống Việt Nam.
Trong bối cảnh đó, chúng ta đã giúp Bạn giành thắng lợi ở chiến trường, đảm bảo việc tất cả các bên phải đi đến thỏa hiệp, chấm dứt chiến tranh, tìm kiếm hòa bình. Tất cả các nước khác cũng phải cam kết như vậy. Cuối cùng, Hiệp định Paris về vấn đề Campuchia được ký kết. Khi đó, chúng ta hoàn thành việc rút quân tình nguyện về nước. Như vậy, chúng ta đã giúp bạn tạo dựng nền tảng để giữ vững hòa bình, xây dựng, phát triển đất nước.
Những người lính tình nguyện Việt Nam tại Campuchia. (Ảnh: Corbis)

Tuy nhiên, thế vẫn chưa đủ. Sau khi rút quân tình nguyện về nước, chúng ta vẫn tiếp tục giúp Bạn bằng các biện pháp chính trị, kinh tế, ngoại giao, trên cơ sở luật pháp quốc tế, với tư cách 2 quốc gia độc lập, với truyền thống láng giềng đoàn kết, gắn bó lâu đời.Hãy nhớ về thời điểm năm 1993, khi Campuchia tổ chức bầu cử, Đảng Nhân dân Campuchia (CPP) đã thất bại. Các phái khác trong đó có Khmer đỏ, tham gia chính quyền, Campuchia một lần nữa sa vào hiểm họa nội chiến, cách mạng Campuchia gặp khó khăn. Từ năm 1993-1998, Đảng Nhân dân Campuchia với sự ủng hộ, giúp đỡ của Việt Nam, đã tiến hành đấu tranh nghị trường, pháp lý, chính trị, kinh tế, ngoại giao kết hợp đấu tranh quân sự. Đến năm 1998, Đảng Nhân dân CPC thắng cử. Chỉ 1 năm sau, chính phủ Campuchia do Đảng Nhân dân Campuchia (CPP) lãnh đạo, trực tiếp là Thủ tướng Hun Sen đã giải giáp thành công Khmer Đỏ bằng biện pháp chính trị, kinh tế, xã hội, thực hiện hòa giải dân tộc; thực sự xóa sổ lực lượng Khmer Đỏ – với tư cách 1 tổ chức chính trị, quân sự, được nước ngoài giúp đỡ, mà không phải tiến hành bất cứ một chiến dịch quân sự nào.
Từ đó đến nay, quan hệ Việt Nam – Campuchia về cơ bản mà nói là hết sức tốt đẹp và tính chất quan trọng nhất của mối quan hệ hai nước là độc lập, tự chủ, giúp đỡ, ủng hộ lẫn nhau. Những vấn đề còn tồn tại như người Việt làm ăn, sinh sống ở Campuchia, phân định đường biên giới…, từng bước được giải quyết một cách tích cực, ngày càng tốt hơn.
Vậy là, những giọt máu của những người lính tình nguyện Việt Nam đã đổ ở Campuchia từ những năm 1979, đến 20 năm sau, mới đạt được kết quả trọn vẹn. Và 40 năm sau, được cộng đồng quốc tế chính thức công nhận thông qua việc xét xử Khmer Đỏ Tòa án quốc tế tuyên chế độ Khmer Đỏ, bè lũ Pôn Pót, Iêng xary, Tà Mốc, Nuôn chea…phạm tội ác diệt chủng, cũng có nghĩa là công khai công nhận thắng lợi, tính chính nghĩa của Việt Nam trong cuộc chiến tranh giúp đỡ nhân dân Campuchia. Như vậy, đó thắng lợi là vô cùng to lớn của nhân dân Campuchia, của Việt Nam và cho hòa bình, ổn định của khu vực.
Cũng cần nhắc thêm rằng, thời kỳ đó, tất cả các cuộc chiến tranh mà một nước đưa quân vào một nước khác đều thất bại. Tất cả đều không giữ được chế độ, tất cả đều gây mất ổn định và chìm sâu vào nội chiến. Duy nhất chỉ có Campuchia là giữ được chính quyền, giữ được sự ổn định, có được hòa bình, giải giáp được Khmer Đỏ và bước ra môi trường quốc tế sau khi được kết nạp vào ASEAN năm 1998 tại Hà Nội. Không có cuộc chiến nào để lại được di sản vĩ đại như những gì Việt Nam mang lại cho Campuchia.
Vào năm 1993, Quốc vương Norodom Sihanouk đã ra tận sân bay Pochentong/Phnom Penh đón Chủ tịch nước Lê Đức Anh sang thăm Campuchia. Hãy nhớ câu nói của Quốc vương khi đó: “Tôi ra tận chân cầu thang đón Ông, Tôi chào mừng Ông với tư cách là người đã dẫn đầu đoàn quân Nhà Phật sang cứu nhân dân Campuchia khỏi nạn diệt chủng và hồi sinh dân tộc chúng tôiChỉ có Việt Nam mới đem lại sự cứu giúp vĩ đại cho nhân dân Campuchia. Chỉ có Việt Nam mới làm được điều đó mà thôi.”