Dù là cuộc
chiến tranh với đội quân Khmer Đỏ, chúng ta cũng hiểu rằng bản chất của cuộc
chiến này là Việt Nam phải đối đầu với sự thỏa hiệp của các nước lớn, thậm chí
là phải chống lại một luồng áp lực quốc tế cực kỳ lớn. Trong tình cảnh đó, cuộc
chiến này vô cùng khó khăn và không hề mong muốn…
Chiến
tranh Biên giới Tây Nam: Kẻ thù buộc ta ôm cây súng! (Phần 2)
Đúng 40
năm trước, những ngày cuối năm 1978, những người lính tình nguyện Việt Nam bắt
đầu cuộc chiến đấu giúp đỡ nhân dân Campuchia lật đổ chế độ diệt chủng Polpot –
Khmer Đỏ Ngày 07/01/1979, thủ đô PhnomPenh được giải phóng, đánh dấu ngày
tàn của chế độ Khmer Đỏ
Nhân kỷ niệm
40 năm ngày chiến thắng Polpot, giải phóng thủ đô PhnomPenh và đất nước
Campuchia khỏi thảm họa diệt chủng, chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với Thượng
tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng.
Bước
vào chiến tranh luôn là một sự kiện trọng đại, là một quyết định vô cùng khó
khăn của bất cứ quốc gia nào. Xin Thượng tướng chia sẻ thêm về bối cảnh và những
khó khăn mà Việt Nam phải đối mặt khi quyết định tiến hành cuộc chiến này.
Thượng tướng
Nguyễn Chí Vịnh: Sau 40 năm, khi nhìn lại cuộc chiến này, có thể thấy
các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Quân đội ta khi đó đã phải đối mặt với
những câu hỏi cực kỳ khó. Chúng ta vừa bước ra khỏi một cuộc chiến tranh, chưa
kịp có thời gian để xây dựng đất nước. Đất nước lúc đó quá nghèo, nhân dân thì
quá muốn sum họp, thương binh còn chưa kịp điều trị… Cái mà chúng ta cần lúc đó
là hòa bình và hàn gắn vết thương chiến tranh; chăm lo cho cuộc sống của cả một
dân tộc vừa trải qua 2 cuộc chiến tranh kéo dài 30 năm. Nếu phải thêm một cuộc
chiến nữa thì quá nặng nề.
Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh – Thứ trưởng Bộ Quốc phòng. |
Bên cạnh đó, dù là cuộc chiến tranh với đội quân Khmer Đỏ, chúng ta cũng hiểu rằng bản chất của cuộc chiến này là Việt Nam phải đối đầu với sự thỏa hiệp của các nước lớn, thậm chí là phải chống lại một luồng áp lực quốc tế cực kỳ lớn. Trong tình cảnh đó, cuộc chiến này vô cùng khó khăn và không hề mong muốn nhưng cũng không thể tránh.
Chính vì vậy,
chúng ta đã phải rất thận trọng khi ra quyết định cuối cùng. Chúng ta buộc phải
bước vào chiến tranh vì sự sinh tồn của chính nhân dân mình, vì sự sống còn của
miền Tây Nam đất nước và để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia trước tuyên bố rất
ngạo mạn của Polpot là “ở đâu có cây thốt nốt, ở đó là đất Campuchia”.
Rõ
ràng, đây là một cuộc chiến tranh có ý nghĩa vô cùng quan trọng nhưng có vẻ như
nó ít được “quan tâm” hay nhắc đến hơn so với các cuộc chiến khác, ví dụ như
kháng chiến chống thực dân Pháp, chống đế quốc Mỹ. Phải chăng có điều gì nhạy cảm?
Thượng tướng nhận xét điều này như thế nào?
Thượng tướng
Nguyễn Chí Vịnh: Tôi thấy không đúng như vậy. Trong nhân dân, trong
quân đội… không ai quên cuộc chiến ấy, không ai không tự hào về chiến thắng ấy,
và cũng không ai không đau xót trước mất mát, hy sinh của bộ đội, của nhân dân
mình trong những năm tháng ấy.
Chúng ta cũng
không thể quên những hình ảnh kinh hoàng chưa từng có trong lịch sử nhân loại –
hậu quả của chế độ diệt chủng Khmer Đỏ để lại. Năm nay Việt Nam sẽ có nhiều
hoạt động kỷ niệm, đặc biệt là ở các tỉnh Nam Bộ. Nhưng không chỉ làm lễ kỷ niệm
chiến thắng mà chúng ta cần nói đậm hơn nữa về những khó khăn của Đảng và Nhà
nước ta khi ra quyết định tiến hành cuộc chiến ấy.
Chúng ta đã
chuẩn bị chín đến như thế nào, chúng ta đã “nhịn” đến như thế nào để giữ nền
hòa bình. Và cũng cần nói rõ hơn những hi sinh, mất mát mà Quân đội, nhân dân
ta phải chịu đựng. Chúng ta không chỉ hy sinh bộ đội ở chiến trường mà Việt Nam
còn phải hy sinh cả một giai đoạn phát triển của dân tộc. Chúng ta đã mất 10
năm không phát triển, bị bao vây cấm vận, sức ép trăm bề, cuộc sống của nhân
dân, của cán bộ, chiến sỹ vô cùng khó khăn – mà không có bất cứ lời kêu ca nào.
Sau 40
năm, nhìn lại, đánh giá thành công của Việt Nam trong cuộc chiến ở Campuchia là
gì, thưa Thượng tướng?
Thượng tướng
Nguyễn Chí Vịnh: Lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam cũng như
của các dân tộc yêu chuộng hòa bình trên thế giới, khi buộc phải tiến hành chiến
tranh, thì mục đích cao nhất là loại trừ nguy cơ chiến tranh, giành hòa bình và
kiến tạo nền hòa bình lâu dài, bền vững để phát triển đất nước.
Trong cuộc
chiến tranh biên giới Tây Nam và ở Campuchia năm 1979, chúng ta thực hiện 3 nhiệm
vụ chiến lược để chống xâm lược và giúp nhân dân Campuchia.
Trước hết,
chúng ta đánh lại bọn xâm lược, bảo vệ biên cương, bờ cõi, bảo vệ tính mạng,
tài sản, cuộc sống bình yên của nhân dân ta; không để cho nguy cơ xâm lược tái
diễn.
Thứ hai chúng
ta giúp cách mạng, nhân dân Campuchia lật đổ chế độ diệt chủng.
Thứ ba, để bảo
vệ thành quả của chiến thắng, thành quả của cách mạng Campuchia, chúng ta giúp
Bạn trưởng thành, vững mạnh nhằm giữ được hòa bình, ổn định để phát triển; đặc
biệt là ngăn chặn không cho chế độ diệt chủng quay trở lại, gây nội chiến ở
Campuchia.
Và kết cục là
xây dựng được một nước Campuchia láng giềng độc lập, tự chủ, hòa bình, phát triển
và quan hệ hữu nghị với Việt Nam và các nước khác trong khu vực và trên thế giới.
Với cách nhìn
như vậy, chúng ta quay trở lại lịch sử để khẳng định giá trị của thành công.
Chiến dịch quân sự của chúng ta năm 1979 đã giải quyết được nhiệm vụ đầu tiên
và quan trọng nhất là quét sạch bọn xâm lược khỏi bờ cõi, phá tan lực lượng phản
động, giải phóng đất nước Campuchia, tạo thế để Mặt trận Đoàn kết dân tộc cứu
nước Campuchia nắm chính quyền, thành lập Hội đồng Nhân dân cách mạng
Campuchia, đại diện chân chính và hợp pháp duy nhất của nhân dân Campuchia.
Thứ hai, lực
lượng cách mạng đã thiết lập được chính quyền ở Campuchia, nhưng Khmer Đỏ vẫn
còn, nghĩa là vẫn tồn tại nguy cơ chiến tranh. Chúng ta cần phải tiếp tục giúp
Bạn truy quét tàn quân Khmer Đỏ, xây dựng hệ thống chính quyền, xây dựng Đảng
nhân dân Campuchia, khôi phục kinh tế-xã hội từ “cánh đồng chết”. Hay nói khái
quát, là giúp hồi sinh cả một đất nước, một dân tộc từ bờ vực diệt vong.
Thứ ba, tình
hình Campuchia lúc đó không đơn giản; lực lượng Khmer Đỏ vẫn được sự yểm trợ của
một số nước lớn và các nước chư hầu của họ. Khmer Đỏ vẫn giữ ghế ở Liên Hợp
quốc. Thế giới chưa thừa nhận tính bất hợp pháp, tội ác diệt chủng của chế độ
Khmer Đỏ. Lực lượng này vẫn tồn tại như một thực thể chính trị, quân sự, tạo ra
thế 2 vùng 2 lực lượng ở Campuchia. Sau những năm 1980, dưới sự thỏa hiệp của
các nước lớn, họ lập ra chính phủ 3 phái gồm thành phần tay sai của các nước lớn,
thỏa hiệp với nhau để chống chính quyền cách mạng, Campuchia, chống Việt Nam.
Trong bối cảnh
đó, chúng ta đã giúp Bạn giành thắng lợi ở chiến trường, đảm bảo việc tất cả
các bên phải đi đến thỏa hiệp, chấm dứt chiến tranh, tìm kiếm hòa bình. Tất cả
các nước khác cũng phải cam kết như vậy. Cuối cùng, Hiệp định Paris về vấn đề
Campuchia được ký kết. Khi đó, chúng ta hoàn thành việc rút quân tình nguyện về
nước. Như vậy, chúng ta đã giúp bạn tạo dựng nền tảng để giữ vững hòa bình, xây
dựng, phát triển đất nước.
Những người lính tình nguyện Việt Nam tại Campuchia. (Ảnh: Corbis) |
Tuy nhiên, thế vẫn chưa đủ. Sau khi rút quân tình nguyện về nước, chúng ta vẫn tiếp tục giúp Bạn bằng các biện pháp chính trị, kinh tế, ngoại giao, trên cơ sở luật pháp quốc tế, với tư cách 2 quốc gia độc lập, với truyền thống láng giềng đoàn kết, gắn bó lâu đời.Hãy nhớ về thời điểm năm 1993, khi Campuchia tổ chức bầu cử, Đảng Nhân dân Campuchia (CPP) đã thất bại. Các phái khác trong đó có Khmer đỏ, tham gia chính quyền, Campuchia một lần nữa sa vào hiểm họa nội chiến, cách mạng Campuchia gặp khó khăn. Từ năm 1993-1998, Đảng Nhân dân Campuchia với sự ủng hộ, giúp đỡ của Việt Nam, đã tiến hành đấu tranh nghị trường, pháp lý, chính trị, kinh tế, ngoại giao kết hợp đấu tranh quân sự. Đến năm 1998, Đảng Nhân dân CPC thắng cử. Chỉ 1 năm sau, chính phủ Campuchia do Đảng Nhân dân Campuchia (CPP) lãnh đạo, trực tiếp là Thủ tướng Hun Sen đã giải giáp thành công Khmer Đỏ bằng biện pháp chính trị, kinh tế, xã hội, thực hiện hòa giải dân tộc; thực sự xóa sổ lực lượng Khmer Đỏ – với tư cách 1 tổ chức chính trị, quân sự, được nước ngoài giúp đỡ, mà không phải tiến hành bất cứ một chiến dịch quân sự nào.
Từ đó đến
nay, quan hệ Việt Nam – Campuchia về cơ bản mà nói là hết sức tốt đẹp và tính
chất quan trọng nhất của mối quan hệ hai nước là độc lập, tự chủ, giúp đỡ, ủng
hộ lẫn nhau. Những vấn đề còn tồn tại như người Việt làm ăn, sinh sống ở
Campuchia, phân định đường biên giới…, từng bước được giải quyết một cách tích
cực, ngày càng tốt hơn.
Vậy là, những
giọt máu của những người lính tình nguyện Việt Nam đã đổ ở Campuchia từ những
năm 1979, đến 20 năm sau, mới đạt được kết quả trọn vẹn. Và 40 năm sau, được cộng
đồng quốc tế chính thức công nhận thông qua việc xét xử Khmer Đỏ Tòa án quốc
tế tuyên chế độ Khmer Đỏ, bè lũ Pôn Pót, Iêng xary, Tà Mốc, Nuôn chea…phạm tội
ác diệt chủng, cũng có nghĩa là công khai công nhận thắng lợi, tính chính nghĩa
của Việt Nam trong cuộc chiến tranh giúp đỡ nhân dân Campuchia. Như vậy, đó thắng
lợi là vô cùng to lớn của nhân dân Campuchia, của Việt Nam và cho hòa bình, ổn
định của khu vực.
Cũng cần nhắc
thêm rằng, thời kỳ đó, tất cả các cuộc chiến tranh mà một nước đưa quân vào một
nước khác đều thất bại. Tất cả đều không giữ được chế độ, tất cả đều gây mất ổn
định và chìm sâu vào nội chiến. Duy nhất chỉ có Campuchia là giữ được chính quyền,
giữ được sự ổn định, có được hòa bình, giải giáp được Khmer Đỏ và bước ra
môi trường quốc tế sau khi được kết nạp vào ASEAN năm 1998 tại Hà Nội. Không có
cuộc chiến nào để lại được di sản vĩ đại như những gì Việt Nam mang lại cho
Campuchia.
Vào năm 1993,
Quốc vương Norodom Sihanouk đã ra tận sân bay Pochentong/Phnom Penh đón Chủ tịch
nước Lê Đức Anh sang thăm Campuchia. Hãy nhớ câu nói của Quốc vương khi đó: “Tôi
ra tận chân cầu thang đón Ông, Tôi chào mừng Ông với tư cách là người đã dẫn đầu
đoàn quân Nhà Phật sang cứu nhân dân Campuchia khỏi nạn diệt chủng và hồi sinh
dân tộc chúng tôi. Chỉ có Việt Nam mới đem lại sự cứu giúp vĩ đại
cho nhân dân Campuchia. Chỉ có Việt Nam mới làm được điều đó mà thôi.”
0 nhận xét: