Các triều đại Trung Quốc, từ hàng ngàn năm trước, với tư tưởng Đại Hán đã không ngừng tham vọng mở rộng lãnh thổ quốc gia bằng cách xâm lược, bành trướng sang lãnh thổ của đất nước khác, với sức mạnh về nhiều mặt như : kinh tế, văn hóa, quân sự… hòng biến các nước láng giềng trở thành của mình hoặc trở thành “vệ tinh” chịu sự chi phối của “thiên triều” và lệ thuộc vào họ. Việc Trung Quốc gây căng thẳng, tranh chấp biên giới trên đất liền và biển đảo không chỉ với Việt Nam mà với hầu hết các quốc gia láng giềng khác như Ấn Độ, Nga, Hàn Quốc, Nhật Bản.... Nhưng nên nhớ rằng, chỉ có Việt Nam là một trong những nước có chính sách kiên quyết và khéo léo nhất trong chống lại hành động bành trướng của Trung Quốc, vừa bảo vệ chủ quyền biển đảo, vừa đảm bảo các lợi ích về kinh tế, xã hội, không làm nảy sinh các cuộc xung đột gây căng thẳng tình hình.
Nhiều người cứ thấy hành vi khiêu khích của Trung Quốc với Việt Nam là hô hào tử chiến, bắn giết, thực tế chỉ là nông cạn và thiếu hiểu biết. Nên nhớ, chúng ta có thể thắng TQ trong 1,2 trận chiến, bắn chìm vài con tàu, giết được vài nghìn quân TQ nhưng TQ mãi mãi là láng giềng, luôn luôn là như thế. Chưa kể, Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn nhất của chúng ta và mọi hành động kiểm soát của Trung Quốc về kinh tế sẽ gây thiệt hại cho hàng vạn gia đình người Việt. Tháng 4 năm 2014, khi tranh chấp bãi cạn Scarborough giữa Philippins và TQ nổ ra, việc đàm phán bất thành, Chính quyền Bắc Kinh sử dụng sức mạnh kinh tế - hủy các chuyến du lịch của người Trung Quốc, áp đặt biện pháp kiểm dịch ngặt nghèo với hoa quả nhập khẩu của Philippines (trong đó có mặt hàng chuối) làm nước này khốn đốn về kinh tế để gia tăng áp lực buộc Chính quyền Manila trở lại bàn đàm phán. Thế mới thấy áp lực lớn về kinh tế tác động và chính trị như thế nào và Việt Nam với điều kiện hiện nay không thể thoát được áp lực như vậy.
Hãy nhìn về lịch sử, hãy tìm hiểu xem chính sách đối với Trung Quốc của ông cha ta như thế nào. Tại sao Lê Lợi phải mở đường cho quân Minh về nước, tại sao Nguyễn Huệ lừng lẫy đánh bại 29 vạn quân Thanh mà vẫn phải dâng chiếu cầu hòa, đi sứ nhà Thanh. Nói như thế để thấy rằng, cuộc chiến bảo vệ chủ quyền biển đảo là cuộc chiến lâu dài, trường kỳ mà sự kết hợp giữa kiên quyết, khéo léo là con đường đối ngoại duy nhất để bảo vệ chủ quyền nước ta. Chúng ta làm sao vừa bảo vệ chủ quyền biển đảo, vừa đảm bảo ổn định về kinh tế, xã hội ở trong nước và tránh biến mình là con cờ trong bàn cờ chính trị của các nước lớn. Đó mới là điều quan trọng.
| 22.7.19
0 nhận xét: