Ngày
đầu Xuân Canh Tý 2020, trời lạnh buốt mà chúng tôi thấy ấm áp lạ khi về khu 7,
xã Hương Nộn (Tam Nông, Phú Thọ) tiếp nhận một kỷ vật kháng chiến đặc biệt. Chiếc
mũ cối của liệt sĩ Bùi Đức Hưng lỗ chỗ những vết đạn.
Đó chiếc mũ cối của liệt sĩ Bùi Đức Hưng-người chiến sĩ đã anh dũng ngã xuống
trong trận đánh khốc liệt ở Đức Lập, tỉnh Quảng Đức (nay thuộc tỉnh Đắc
Lắc). Ông Bùi Đức Dục đang thờ cúng liệt sĩ Bùi Đức Hưng không nén được xúc động,
kể cho chúng tôi về sự hy sinh anh dũng của người chú hơn nửa thế kỷ trước.
Đồng
chí Bùi Đức Hưng sinh năm 1939, trong một gia đình nghèo ở huyện Tam Thanh, tỉnh
Vĩnh Phú (nay là huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ). Mồ côi cha mẹ từ năm 6 tuổi, bà
con thân thiết cũng đều nghèo khó nên Bùi Đức Hưng phải đi ở, chịu bao đắng
cay, vất vả, rồi may mắn được một gia đình khá giả, hiếm muộn nhận làm con
nuôi. Bùi Đức Hưng được cha mẹ nuôi cho đi học đến hết lớp 4. Sau khi lấy
vợ và có con gái đầu lòng, ông đi làm công nhân tại Nông trường Tam Thắng (Tam
Thanh, Vĩnh Phú) và được kết nạp Đảng.
Tháng
5-1967, theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, Bùi Đức Hưng để lại người vợ
hiền và đứa con thơ lên đường vào Nam chiến đấu, được biên chế vào Đại đội 7,
Tiểu đoàn 8, Trung đoàn 66, Sư đoàn 1. Đầu tháng 8-1968, đơn vị ông được lệnh
tiến công quận lỵ Đức Lập, căn cứ Đắc Sắc thuộc tỉnh Đắc Nông. Quận lỵ Đức Lập
nằm sát ngã ba Quốc lộ 14 và Quốc lộ 20, cách Sài Gòn gần 300km theo Quốc lộ
14. Sau gần 10 ngày chiến đấu vô cùng ác liệt, đơn vị Bùi Đức Hưng loại khỏi
vòng chiến đấu hơn 2.000 tên địch, trong đó có 15 cố vấn Mỹ. Cùng với đó, đơn vị
tiêu diệt và đánh thiệt hại nặng 20 đại đội, 18 trung đội địch; bắn rơi 14 máy
bay (6 phản lực, 8 trực thăng); thu 31 súng các loại, một PRC25, 5 máy thu
thanh… Tuy nhiên, về phía ta cũng chịu nhiều tổn thất, trong đó có sự hy sinh của
Bùi Đức Hưng.
Đại
diện gia đình liệt sĩ Bùi Đức Hưng trao chiếc mũ cối kỷ vật của liệt sĩ tặng
Bảo tàng Quân khu 2.
Hoàn cảnh hy sinh của đồng chí Bùi Đức Hưng hết sức oanh liệt và bi tráng. Đó là một trận chiến khốc liệt, không cân sức giữa ta và địch tại cứ điểm A-239, thuộc địa phận Đức Lập. Suốt 3 ngày đêm, bộ đội chiến đấu liên tục với đại đội quân viễn chinh Mỹ. Sau trận chiến đấu, người trực tiếp đấu súng với Bùi Đức Hưng là trung sĩ Mỹ John Wast bày tỏ sự khâm phục trước sự kiên cường, dũng cảm của người lính Bắc Việt. Khi ấy, John Wast lại gần, lật chiếc mũ cối lỗ chỗ vết đạn, xem mặt người lính đã đọ súng với mình. Viên trung sĩ Mỹ kinh ngạc khi thấy bên trong vành mũ của anh chiến sĩ gan góc lạ thường ấy có khắc dòng chữ tiếng Việt cùng hình con chim bồ câu sải rộng đôi cánh. Lúc này, John Wast mới bừng tỉnh, hóa ra, người lính cộng sản ở bên kia chiến tuyến cũng có tình yêu hòa bình lớn lao như bao người khác. Một người lính yêu nước, đáng được tôn vinh và trân trọng.
Hoàn cảnh hy sinh của đồng chí Bùi Đức Hưng hết sức oanh liệt và bi tráng. Đó là một trận chiến khốc liệt, không cân sức giữa ta và địch tại cứ điểm A-239, thuộc địa phận Đức Lập. Suốt 3 ngày đêm, bộ đội chiến đấu liên tục với đại đội quân viễn chinh Mỹ. Sau trận chiến đấu, người trực tiếp đấu súng với Bùi Đức Hưng là trung sĩ Mỹ John Wast bày tỏ sự khâm phục trước sự kiên cường, dũng cảm của người lính Bắc Việt. Khi ấy, John Wast lại gần, lật chiếc mũ cối lỗ chỗ vết đạn, xem mặt người lính đã đọ súng với mình. Viên trung sĩ Mỹ kinh ngạc khi thấy bên trong vành mũ của anh chiến sĩ gan góc lạ thường ấy có khắc dòng chữ tiếng Việt cùng hình con chim bồ câu sải rộng đôi cánh. Lúc này, John Wast mới bừng tỉnh, hóa ra, người lính cộng sản ở bên kia chiến tuyến cũng có tình yêu hòa bình lớn lao như bao người khác. Một người lính yêu nước, đáng được tôn vinh và trân trọng.
Ngay
sau đó, John Wast quyết định mang chiếc mũ cối của người lính Việt Nam về Mỹ,
gìn giữ như một kỷ vật trong chiến tranh để nhắc nhở về cuộc sống mà Wast may mắn
có được trong lúc ông Hưng không còn nữa. 46 năm sau, Wast quyết định sang Việt
Nam, tìm về quê hương người lính Bắc Việt dũng cảm năm xưa và trao lại cho gia
đình chiếc mũ cối của liệt sĩ Bùi Đức Hưng.
Kể
đến đây, đôi mắt ông Bùi Đức Dục bỗng đỏ hoe, giọng nghẹn lại: “Chú tôi là một
chiến sĩ gan dạ, dũng cảm tuyệt vời. Chắc đến khi hết đạn, ông mới chịu ngã xuống…”.
Lặng
ngắm chiếc mũ cối nhỏ bé mà có tới 11 vết đạn, cùng nhiều vết trầy xước, bong
tróc, chúng tôi ai cũng dâng trào xúc động, cảm phục tinh thần chiến đấu ngoan
cường, quả cảm của liệt sĩ Bùi Đức Hưng nói riêng, bộ đội ta nói chung. Quả thực,
sự tàn khốc, hủy diệt cùng nỗi đau mất mát bởi chiến tranh gây ra không gì có
thể bù đắp được. Tuy nhiên, trong hoàn cảnh ấy, bộ đội ta vẫn rất lạc quan, yêu
đời với khát vọng mong đất nước hòa bình đến cháy bỏng. Điều đó được thể hiện
rõ thông qua nét khắc tài hoa của liệt sĩ Bùi Đức Hưng ở trong vành mũ cối với
dòng chữ: Bùi Đức Hưng, bên cạnh là hình ảnh cây cọ vươn mình tỏa bóng,
con chim bồ câu dang rộng đôi cánh…
Mới
đây, hiện vật này được đại diện gia đình liệt sĩ Bùi Đức Hưng hiến tặng để
trưng bày tại Bảo tàng Quân khu 2, góp phần giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ.
0 nhận xét: