31/3/21
Bắt tạm giam đối tượng tuyên truyền chống phá Nhà nước
Ngày 29-3, trang web Công an thành phố Hà Nội đã phát đi thông báo chính thức về việc bắt giữ một đối tượng tuyên truyền chống phá Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Theo thông báo này, ngày 27-3-2021, Công an
thành phố Hà Nội đã thi hành lệnh bắt tạm giam bị can và khám xét đối với Lê Trọng
Hùng (sinh năm 1979; nơi ở số 9A, ngách 325/59 Kim Ngưu, phường Thanh Lương, quận
Hai Bà Trưng, Hà Nội) về tội “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông
tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”
quy định tại Điều 117 Bộ luật Hình sự năm 2015.
Cùng ngày, Viện
Kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội đã ra quyết định phê chuẩn các quyết định tố
tụng trên của Cơ quan An ninh điều tra.
Ngày
27-3-2021, Cơ quan An ninh điều tra, Công an thành phố Hà Nội đã thi hành lệnh
bắt bị can để tạm giam và khám xét nơi ở của bị can Lê Trọng Hùng.
Vụ việc đang
được tiếp tục điều tra, làm rõ.
Tuyên phạt nam tiếp viên hàng không làm lây lan dịch Covid-19 hai năm tù treo
Ngày 30-3, Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã mở phiên tòa xét xử sơ thẩm, tuyên phạt bị cáo Dương Tấn Hậu (sinh năm 1992, nam tiếp viên hàng không) 2 năm tù nhưng cho hưởng án treo, thời gian thử thách 4 năm về tội “Làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người” theo điểm c khoản 1 Điều 240 Bộ luật Hình sự năm 2015.
Bị cáo Dương
Tấn Hậu tại tòa.
Theo Hội đồng
xét xử, hành vi của bị cáo Hậu là nghiêm trọng, gây nguy hiểm cho xã hội, xâm
phạm đến sự an toàn về tính mạng, sức khỏe của cộng đồng và xã hội, cần phải xử
lý nghiêm mới có tác dụng giáo dục và răn đe, phòng ngừa chung. Hội đồng xét xử
cũng áp dụng các tình tiết giảm nhẹ như nhân thân tốt, phạm tội lần đầu, thành
khẩn khai báo… nên quyết định cho bị cáo Hậu được hưởng án treo như trên.
Nói lời sau
cùng, bị cáo Hậu gửi lời xin lỗi tới các bệnh nhân 1347, 1349 và cộng đồng. Bị
cáo đã tham gia nhiều chuyến bay giải cứu công dân và không ngờ bản thân lại trở
thành nạn nhân của Covid-19.
Theo cáo trạng,
Dương Tấn Hậu là tiếp viên Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines).
Ngày 14-11-2020, Hậu được phân công phục vụ trên chuyến bay VN5301 đến Nhật Bản
đưa công dân Việt Nam về nước. Sau khi về sân bay Tân Sơn Nhất, ngày hôm sau, Hậu
thực hiện việc cách ly y tế tại cơ sở cách ly tập trung của Vietnam Airlines
khu vực phía Nam (quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh).
Tối
17-11-2020, Hậu ra khỏi phòng gặp hai người đang được cách ly cùng tầng sau đó
cả ba vào phòng Hậu nói chuyện. Ngày hôm sau, khi có kết quả xét nghiệm âm tính
lần 2 và đảm bảo đủ điều kiện cách ly tại nơi cư trú, Hậu được cho về cách ly tại
nơi lưu trú trên đường Bạch Đằng, phường 2, quận Tân Bình. Trong quá trình cách
ly tại nơi lưu trú, vào ngày 21-11-2020, Liễu Minh Sang đến gặp Hậu và cả hai
cùng đi ăn uống, cùng với một người bạn nữa. Ngày hôm sau, Hậu đến Trường Đại học
Hutech tham gia thi tiếng Anh.
Đến ngày
28-11-2020, Hậu có kết quả xét nghiệm lần 3 dương tính với SARS-CoV-2 và được
đưa đi điều trị cách ly tập trung tại Bệnh viện dã chiến Củ Chi. Qua điều tra dịch
tễ, truy vết tiếp xúc, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hồ Chí Minh tiến
hành xét nghiệm xác định Liễu Minh Sang, cháu H và chị T dương tính với
SARS-CoV-2 và được đưa đi điều trị, cách ly theo quy định.
Cáo trạng xác
định, toàn bộ thiệt hại vật chất trong vụ này là hơn 4,475 tỷ đồng, bao gồm chi
phí xét nghiệm tầm soát các trường hợp F1, F2 của Dương Tấn Hậu, chi phí đã sử
dụng để tiến hành cách ly y tế các trường hợp. Ngoài ra, việc cách ly đã ảnh hưởng
đến cuộc sống của hơn 2.000 người dân trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, gồm
861 người cách ly tập trung và 1.400 người cách ly tại nhà.
XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ "CHỐNG DIỄN BIẾN HÒA BÌNH" TRÊN MẠNG XÃ HỘI
Xây dựng đội ngũ để tuyên truyền về công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị và đấu tranh, phản bác các thông tin sai trái, luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch, chống "diễn biến hòa bình" trên mạng xã hội.
Ban Tổ chức T.Ư vừa ban hành kế hoạch thông tin, tuyên truyền về công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị năm 2021
Mục đích kế hoạch đề ra là tuyên truyền sâu rộng về kết quả thành công và những nội dung mới trong văn kiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng và nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp, làm cho cán bộ, đảng viên và nhân dân nhận thức sâu sắc về những chủ trương, định hướng lớn của Đảng, thống nhất nhận thức và hành động, tạo niềm tin, khí thế, động lực mới, sự hứng khởi đưa Nghị quyết vào cuộc sống.
Bên cạnh đó, tiếp tục bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; đấu tranh, phản bác các thông tin, quan điểm sai trái, thù địch chống phá Đảng, Nhà nước, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc.
Nội dung tuyên truyền trọng tâm là công tác học tập, phổ biến, quán triệt và thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, đưa Nghị quyết vào cuộc sống; Công tác chuẩn bị, tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026, kiện toàn tổ chức bộ máy nhà nước các cấp; Việc cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng…
Hình thức tuyên truyền là, ngoài trên các phương tiện thông tin đại chúng thì sẽ tổ chức tọa đàm, diễn đàn, mời các chuyên gia, người am hiểu sâu về từng lĩnh vực để trao đổi, giới thiệu những nội dung về công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị được cán bộ, đảng viên và nhân dân quan tâm trên các phương tiện thông tin đại chúng, nhất là trên các đài phát thanh, truyền hình.
Đặc biệt kế hoạch tuyên truyền cũng yêu cầu tạo các Fanpage, gắn kết mọi người với nhau trên mạng xã hội để thông tin, tuyên truyền và quảng bá các bài viết về công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị. Đồng thời xây dựng đội ngũ để tuyên truyền về công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị và đấu tranh, phản bác các thông tin sai trái, luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch, chống “diễn biến hòa bình” trên mạng xã hội.
29/3/21
Tháng bận rộn khi Việt Nam làm Chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc
Việt Nam sẽ
điều hành các hoạt động của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc trong tháng 4, đại diện
Hội đồng Bảo an trong quan hệ với các nước thành viên, với báo chí, các tổ chức
phi chính phủ và các đối tác khác.
Ông Đỗ Hùng
Việt, Vụ trưởng Vụ các Tổ chức Quốc tế, Bộ Ngoại giao mới đây đã thông tin về một
số ưu tiên, hoạt động chính của Việt Nam trong vai trò Chủ tịch Hội đồng Bảo an
Liên Hợp Quốc tháng 4.
Năm qua, kể từ
tháng 1/2020 khi đảm nhận vai trò ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an
Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2020-2021, Việt Nam tiếp tục nỗ lực đóng góp vào
duy trì hòa bình, an ninh quốc tế, trong xử lý xung đột ở các khu vực trên thế
giới.
Hội đồng Bảo an cũng chịu tác động của tình hình thế giới và khu vực có nhiều diễn biến phức tạp, trong đó đại dịch Covid-19 buộc Hội đồng Bảo an phải chuyển từ hoạt động trực tiếp sang hoạt động trực tuyến.
Ông Đỗ Hùng
Việt thông tin về việc Việt Nam đảm nhận vai trò chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên
Hiệp Quốc tháng 4/2021. Ảnh: TTXVN
Ông Đỗ Hùng
Việt cho hay: “Đối với Việt Nam, bên cạnh những tác động tiêu cực của Covid-19 ảnh
hưởng đến hoạt động của Hội đồng Bảo an cũng có một khía cạnh đánh giá là tương
đối tích cực. Việc Hội đồng Bảo an họp trực tuyến nên lãnh đạo Việt Nam, lãnh đạo
của Bộ Ngoại giao có điều kiện tham dự nhiều cuộc họp hơn so với nhiệm kỳ trước.
Điều này cũng
khẳng định sự quan tâm của Chính phủ Việt Nam, lãnh đạo Việt Nam với chủ nghĩa
đa phương nói chung và vai trò quan trọng của Liên Hợp Quốc và Hội đồng Bảo
an nói riêng”.
Việt Nam tiếp
tục khẳng định thông điệp lớn là tiếp tục đường lối đối ngoại độc lập tự chủ đa
phương hóa, đa dạng hóa, tăng cường sự tham gia của Việt Nam tại các diễn đàn
đa phương để đóng góp vào các nỗ lực chung giải quyết thách thức toàn cầu.
Vụ trưởng Vụ
các Tổ chức Quốc tế thông tin, trong lần thứ 2 Việt Nam làm Chủ tịch Hội đồng Bảo
an, chương trình hoạt động trong tháng 4 là tháng “tương đối bận rộn” với khoảng
30 cuộc họp chính thức cấp Đại sứ, xử lý hơn 12 vấn đề trong chương trình nghị
sự ở tất cả các khu vực từ Châu Phi, Trung Đông đến Châu Âu, Châu Mỹ cũng như
các vấn đề, chủ đề khác.
Việt Nam sẽ
điều hành tất cả các hoạt động của hội đồng, đại diện cho Hội đồng Bảo an trong
quan hệ với các thành viên Liên Hợp Quốc, trong quan hệ với báo chí, các tổ chức
phi chính phủ và các đối tác khác của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.
“Để thực hiện
vai trò này, Việt Nam xác định hết sức nỗ lực để tham gia chủ động, tích cực và
có trách nhiệm. Việt Nam cũng sẽ nỗ lực để đảm bảo khách quan, minh bạch, linh
hoạt trong xử lý các khác biệt có thể có giữa các nước thành viên để bảo đảm
sao cho Hội đồng Bảo an có tiếng nói thống nhất, đoàn kết, đồng thuận trong xử
lý các thách thức chung hiện nay”, ông Việt nói.
Ba chủ đề
mà Việt Nam dự kiến thúc đẩy
Trong vai trò
Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, Việt Nam dự kiến thúc
đẩy một số vấn đề ưu tiên cụ thể.
Chủ đề đầu
tiên là tăng cường hợp tác giữa Liên Hợp Quốc và các tổ chức khu vực để thúc đẩy
xây dựng lòng tin và đối thoại trong ngăn ngừa, giải quyết xung đột. Đây là sự
tiếp nối nỗ lực xuyên suốt của Việt Nam từ đầu nhiệm kỳ.
Tổng thư ký
Liên Hợp Quốc Antonio Guterres và Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình
Minh tại phiên thảo luận mở do Việt Nam tổ chức, tháng 1/2020. Ảnh: TTXVN
Việt Nam sẽ
chủ trì một phiên họp cấp bộ trưởng vào ngày 19/4, với sự tham gia của Tổng thư
ký Liên Hợp Quốc cũng như lãnh đạo của 3 tổ chức hàng đầu khu vực gồm
ASEAN, Liên minh châu Âu (EU), Liên minh châu Phi (AU).
Chủ đề thứ
hai, khắc phục hậu quả bom mìn, duy trì hòa bình bền vững, tăng cường gắn kết để
hành động hiệu quả hơn. Đây là vấn đề quan trọng với Việt Nam, có những
tác động sâu sắc với phát triển KT-XH cũng như bảo đảm an ninh, an toàn của
người dân Việt Nam.
Do đó, đây là
sự kiện được kỳ vọng sẽ thu hút sự quan tâm của Liên Hợp Quốc, cộng đồng
quốc tế với vấn đề khắc phục hậu quả bom mìn ở các quốc gia trên thế giới,
trong đó có những nước xung đột đã chấm dứt nhiều thập kỷ qua như ở Việt Nam.
Vụ trưởng Vụ
các Tổ chức Quốc tế cho hay, chủ đề này dự kiến có phiên họp cấp bộ trưởng
do Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam chủ trì trong tháng 4.
Sự kiện dự kiến
có một số khách mời đặc biệt như sự tham dự trực tuyến hoặc qua thông điệp
video của diễn viên đóng Điệp viên 007 Daniel Craig – Đại sứ đại diện cho Liên
Hợp Quốc trong vấn đề khắc phục hậu quả bom mìn.
Chủ đề ưu
tiên thứ ba là bảo vệ cơ sở hạ tầng thiết yếu đối với sự sống của người dân
trong xung đột vũ trang. Việt Nam sẽ tổ chức một phiên họp cấp Bộ trưởng vào
ngày 27/4 với sự tham dự của Phó Tổng thư ký Liên Hợp Quốc phụ trách về các vấn
đề nhân đạo và lãnh đạo tổ chức Ủy ban Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế.
25/3/21
Hãy để người dân Việt Nam tự “chấm điểm” cho cuộc sống của mình
Vừa qua, một tổ chức phi chính phủ ở bên kia bán cầu tự cho mình cái quyền được “chấm điểm” để xếp hạng về “quyền tự do” của mỗi quốc gia. Đương nhiên, cái chiêu trò chống phá kiểu này đã quá nhàm, là cái cớ để một số đối tượng phản động, sống lưu vong ở nước ngoài và một số phần tử bất mãn, cơ hội chính trị trong nước được dịp a dua, bình phẩm trên mạng xã hội. Theo kết quả công bố trên Đài Á châu Tự do (RFA) thì năm 2020 này, Tổ chức Freedom House đã chấm Việt Nam được 19 trên thang điểm 100, tụt đi 1 điểm so với năm 2019 về mức độ “Tự do”.
Chả biết đánh giá “Tự do” của Freedom House
được xây dựng trên những tiêu chí cụ thể ra sao nhưng năm 2020, khi cả thế giới
biến động và thay đổi vì ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 thì ở Việt Nam, người
dân được sống trong một môi trường có thể nói là “đáng mơ ước” với rất nhiều quốc
gia, kể cả các quốc gia tiên tiến.
Rất nhiều người Việt Nam sinh sống, học tập tại
nước ngoài, kể cả nhiều công dân nước ngoài mong muốn được nhập cảnh vào Việt
Nam nhằm “trốn dịch”. Một số người nước ngoài thì tận dụng sự ngưng trệ về giao
thông hàng không để tránh phải về nước. Các tờ báo, các Chính phủ nước ngoài
cũng ca ngợi mô hình chống dịch hiệu quả của Việt Nam.
Vậy thì tại sao một đất nước như họ nói là “mất
tự do” lại thu hút, níu kéo nhiều người đến như vậy? Những người đang sống ở Việt
Nam đã đành, những người Việt Nam sinh sống, học tập ở nước ngoài và người nước
ngoài chọn Việt Nam để sống và làm việc, tại sao họ lại muốn trở về, muốn gắn
bó với mảnh đất hình chữ S này để đổi lại họ bị mất “tự do”, bị kìm hãm trong một
đất nước “tù túng”? Tổ chức “Ngôi nhà tự do” (Freedom House) khi chấm điểm có
trả lời được sự nghịch lý này không?
Thực ra, họ đã biết và thậm chí biết rất rõ
những thành tựu của Việt Nam trên mọi lĩnh vực, trong đó có quyền con người,
quyền tự do của công dân trong tiến trình đổi mới và phát triển đất nước. Nhưng
họ vẫn làm ngơ vì mục đích của họ là chống phá, là giật dây, hà hơi, tiếp sức
cho các phần tử chống đối, nên Freedom House không trừ một thủ đoạn “ăn không
nói có” nào để xuyên tạc, vu khống tình hình nhân quyền tại Việt Nam.
Nhìn lại lịch sử của Freedom House cho thấy
rõ điều đó: Được sáng lập từ năm 1941, tổ chức phi chính phủ này được tài trợ
nhằm thúc đẩy đấu tranh dân chủ cực đoan tại các quốc gia trên thế giới, trong
đó tập trung chủ yếu vào những quốc gia XHCN. Trong thập niên 40 của thế kỷ trước,
Freedom House ủng hộ kế hoạch phát xít hoa ávà có chủ trương chống Cộng cao.
Trong thập niên 50, 60, họ ủng hộPhong trào Dân tộc cực đoanở Hoa Kỳ.
Trong thập niên 80, họ giúp đỡ phong trào
Công đoàn cực đoan ở Ba Lan và phe đối lập dân chủ ở Philippines. Gần đây,
Freedom House can dự vào việc lật đổ chính quyền ở Serbia, Ukraina và
Kyrgyzstan, Iraq, Syria. Như vậy, động cơ chính trị của Freedom House là rõ
ràng khi hằng năm công bố mức điểm về “Tự do” của trên 200 quốc gia. Với động
cơ chính trị như vậy thì làm sao Feedom House có thể khách quan khi nhìn nhận
tình hình của mỗi nước, nhất là khi nước đó nằm trong “tầm ngắm” chống phá của
họ.
Năm 2019, chính Freedom House cũng công bố
cái gọi là “Báo cáo về tự do Internet”, trong đó, phần về Việt Nam, họ đánh giá
chúng ta “không có tự do Internet”. Việc đánh giá thiếu khách quan này trong thời
điểm Nhà nước xây dựng và ban hành Luật An ninh mạng nhằm mục đích gây hoài
nghi, kích động người dân phản đối việc xây dựng pháp luật trên lĩnh vực này.
Thực tế, theo nghiên cứu của một tờ báo thuộc
Nhật Bản thì Việt Nam nằm trong số 10 quốc gia có tỷ lệ người dùng internet cao
nhất châu Á. Từ năm 2010 đến nay, Việt Nam liên tục đứng trong nhóm 20 quốc gia
có số người sử dụng Internet lớn nhất thế giới. Chính từ việc có số lượng sử dụng
mạng xã hội quá lớn, kéo theo nhiều vi phạm trong lĩnh vực này, từ việc bán
hàng lừa đảo, đưa những clip trái với thuần phong mĩ tục lên mạng đến việc lợi
dụng mạng xã hội để đưa thông tin sai sự thật vì động cơ cá nhân v.v… nên Nhà
nước phải xây dựng Luật An ninh mạng để kiểm soát, nhằm làm lành mạnh hóa không
gian trên mạng xã hội chứ không hề cấm đoán, kiểm soát người dân sử dụng
Internet như nhận định của Freedom House đưa ra.
Trở lại việc chấm điểm của Freedom House: Năm
2020, Việt Nam bị tụt một điểm về chỉ số “Tự do”. Khi thông tin này được công bố
và được một số đài nước ngoài thông tin, kèm theo những bài phỏng vấn một vài
phần tử phản động lưu vong, trong đó có Nguyễn Văn Đài, một đối tượng vi phạm
pháp luật, ra tù và đang sinh sống tại nước ngoài. Theo Nguyễn Văn Đài, năm
2020, Nhà nước Việt Nam đã “đàn áp” 32 nhà hoạt động dân sự, trong đó có Phạm
Đoan Trang, Phạm Chí Dũng – đó là lý do để Freedom House hạ điểm về quyền “Tự
do” của người dân Việt Nam…
Nếu Freedom House chấm điểm dựa theo việc thực
thi pháp luật của Nhà nước Việt Nam đối với những công dân vi phạm pháp luật
(như Nguyễn Văn Đài đã trả lời phỏng vấn RFA), thì càng thể hiện việc Freedom
House đã dùng những điểm số nhằm mục đích chính trị, can thiệp vào hoạt động tư
pháp bình thường của Nhà nước Việt Nam.
Nhà nước Việt Nam luôn khẳng định: Ở Việt Nam
không có “tù nhân lương tâm”, không có việc đàn áp, bỏ tù những người bất đồng
chính kiến, mà chỉ có việc điều tra, xét xử những công dân vi phạm pháp luật. Một
tổ chức phi chính phủ hay một quốc gia dù lớn mạnh cỡ nào cũng không có quyền
can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác và càng không thể gây sức ép với
Việt Nam bằng những nhận xét về tình hình tự do, nhân quyền một cách thiếu
trách nhiệm.
Nhân dân Việt Nam đã và đang được sống trong
một đất nước tự do, trong đó, những quyền cơ bản của con người được tôn trọng
và bảo vệ theo Hiến pháp và pháp luật. Cho nên mọi sự xuyên tạc từ các tổ chức
hay các thế lực từ bên ngoài không làm thay đổi được tình hình ở Việt Nam, bởi
chỉ có người dân sống trên Tổ quốc này mới cảm nhận rõ những gì tốt đẹp mà họ
đang thụ hưởng.
24/3/21
Công an cảnh báo trò lôi kéo của ‘tà đạo Thanh Hải vô thượng sư’
Công an tỉnh Bắc Giang cảnh báo ‘trò lôi kéo tà đạo’ của bà Đặng Thị Trinh, pháp hiệu ‘Thanh Hải” (63 tuổi, quê Đức Phổ, Quảng Ngãi) lập ra năm 1989 tại Đài Loan. Trụ sở chính đặt tại thành phố El Monte, Nam California, Mỹ. Bà Đặng Thị Trinh, tự lập ra “Thanh Hải vô thượng sư”, dùng pháp hiệu “Thanh Hải” – Ảnh: Công an tỉnh Bắc Giang
Theo đó, “Thanh Hải vô thượng sư” (tên gọi khác “Đạo tràng Tây Hồ”, “Hội thiền định Suma Ching Hai”, “Hội thiền định quốc tế Thanh Hải vô thượng sư”, “Hội quốc tế Thanh Hải vô thượng sư”, “Hội quốc tế thánh thiện Thanh Hải vô thượng sư”) do bà Đặng Thị Trinh – pháp hiệu “Thanh Hải” (sinh ngày 12-5-1958, quê Đức Phổ, Quảng Ngãi) – lập ra năm 1989 tại Đài Loan.
Theo Công an tỉnh Bắc Giang, “Thanh Hải vô
thượng sư” là tổ chức bất hợp pháp, không được công nhận về mặt pháp lý tại Việt
Nam.
Tuy nhiên, tổ chức này vẫn cố tình thực hiện
các hoạt động tuyên truyền trái pháp luật, lôi kéo người tham gia nhằm gây ảnh
hưởng tiêu cực tới xã hội và chống phá Nhà nước.
Thời gian gần đây, Thanh Hải ít đề cập đến vấn
đề chính trị mà chủ yếu hướng đến hoạt động tu thiền, từ thiện xã hội, lôi kéo
người có vị trí, ảnh hưởng lớn trong xã hội tham gia…
Ông Nguyễn Ánh Chức, phó trưởng Ban Tôn giáo
Chính phủ, khẳng định “Thanh Hải vô thượng sư” không có giáo lý chính thống mà
tiếp thu giáo lý Phật giáo và đạo Sikh.
Những người theo “Thanh Hải vô thượng sư” phải
ăn chay trường, thực hiện ngũ giới cấm, không thờ ông bà tổ tiên…
Theo cơ quan công an, “Thanh Hải vô thượng
sư” lợi dụng dưới nhiều hình thức để hoạt động như hoạt động từ thiện xã hội
nhằm quảng bá, khuếch trương hoạt động, vận động, lôi kéo người tham dự “bế
quan”, truyền “tâm ấn”, dự lễ tết, ngày kỷ niệm liên quan “Thanh Hải vô thượng
sư”.
Tổ chức này sử dụng truyền hình vệ tinh (kênh
truyền hình Vô Thượng sư – SMTV), các trang mạng xã hội (Facebook, Zalo…) cung
cấp trao đổi thông tin về “Thanh Hải vô thượng sư”, tổ chức và lợi dụng các sự
kiện văn hóa, các vấn đề mang tính thời sự (môi trường, khí hậu, thiên tai, dịch
bệnh…) để lôi kéo người tham gia.
Đáng chú ý, theo cơ quan công an, tổ chức này
lợi dụng tình hình thiên tai, dịch bệnh COVID-19 liên hệ với chính quyền, hội
chữ thập đỏ một số địa phương để tài trợ, lồng ghép nội dung tuyên truyền, đề
nghị được quay phim, chụp ảnh, tặng “Bằng tri ân”, “Thư cảm ơn”, viết ca ngợi…
Trang fanpage “Cảnh Sát Hình Sự” giả mạo kênh thông tin của Bộ Công an
22/3/21
Đối tượng âm mưu lật đổ chính quyền lĩnh 6 năm 6 tháng tù
Ngày 19-3, Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk đã mở phiên tòa sơ thẩm xét xử bị cáo Trần Nguyên Chuân, sinh năm 1967, trú tại TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk về tội “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” theo Điều 109, Bộ Luật Hình sự. Bị cáo Trần Nguyên Chuân tại phiên tòa.
Theo cáo trạng, từ tháng 3-2017 đến 3-2020,
Trần Nguyên Chuân đã có hành vi bỏ phiếu trưng cầu dân ý bầu Đào Minh Quân làm
“Tổng thống đệ III Việt Nam Cộng hòa”; làm đơn xin tự nguyện tham gia vào tổ chức
“Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời”; tham gia họp trực tuyến và đóng góp ý
kiến vào việc sửa đổi “Hiến ước đệ II Việt Nam Cộng hòa” thành “Hiến pháp đệ III
Cộng hòa”; trực tiếp lôi kéo người khác bầu Đào Minh Quân làm “Tổng thống đệ
III Việt Nam Cộng hòa” và tham gia vào “Quân lực Việt Nam Cộng hòa”.
Bên cạnh đó, Trần Nguyên Chuân cũng nhận lệnh
bổ nhiệm được mang quân hàm thiếu tá, phụ trách phòng 3, Bộ Tổng tham mưu của tổ
chức “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời”. Sau đó, Trần Nguyên Chuân được
thuyên chuyển sang làm “Phụ tá Bộ Chỉ huy Quân cảnh tư pháp” của tổ chức “Chính
phủ quốc gia Việt Nam lâm thời”.
Ngoài ra, Trần Nguyên Chuân còn hoạt động
tích cực trên không gian mạng bằng việc đăng tải, chia sẻ các bài viết, hình ảnh,
video có nội dung kêu gọi mọi người tham gia tổ chức “Chính phủ quốc gia Việt
Nam lâm thời”; vu khống, xuyên tạc về Chủ tịch Hồ Chí Minh và các lãnh đạo cao
cấp của Đảng, xuyên tạc chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của
Nhà nước…
Kết thúc phiên tòa, Hội đồng xét xử đã tuyên
phạt bị cáo Trần Nguyên Chuân 6 năm 6 tháng tù về tội “Hoạt động nhằm lật đổ
chính quyền nhân dân” theo Điều 109, Bộ Luật Hình sự.
NGUYỄN CÔNG LÝ
19/3/21
Lương tâm nào cho những kẻ chà đạp lên lợi ích dân tộc?
Công cuộc đấu tranh với các âm mưu chống phá của các thế lực thù địch trong và ngoài nước dựa trên chiêu bài nhân quyền nhằm vào Việt Nam còn lâu dài và phức tạp. Để tạo thêm niềm tin của nhân dân vào sứ mệnh ấy, rất cần những cái đầu tỉnh táo để nhận diện và vạch trần sự thật về những đối tượng vi phạm pháp luật đang được các cá nhân, tổ chức chống phá gắn cho cái mác “tù nhân lương tâm”.
Mới đây, tổ
chức Theo dõi nhân quyền quốc tế (HRW) ra thông cáo báo chí lên án Việt Nam vi
phạm nhân quyền với nội dung “Việt Nam nằm trong số ít nhất 83 chính phủ trên
thế giới đã dùng đại dịch COVID-19 để biện minh cho hành động vi phạm quyền tự
do ngôn luận và hội họp ôn hòa của người dân”.
Trong báo cáo
này, HRW cho rằng, trong năm 2020, chính quyền Việt Nam đã gia tăng trấn áp những
người cổ vũ cho các quyền dân sự và chính trị cơ bản, đặc biệt là quyền tự do
ngôn luận và quyền lập hội… Thậm chí, một quan chức của tổ chức này còn vu cáo
rằng, năm 2020 “lại là một năm đen tối nữa cho nhân quyền ở Việt Nam”.
Để chứng minh
cho lập luận xuyên tạc ấy, HRW đã liệt kê một số bản án dành cho các đối tượng
vi phạm pháp luật thời gian qua. Trong đó có những trường hợp đã vi phạm pháp
luật và bị xử lý theo quy định của pháp luật Việt Nam, như: Nguyễn Tường Thụy,
Lê Hữu Minh Tuấn, Phạm Chí Dũng, Cấn Thị Thêu, Trịnh Bá Phương, Trịnh Bá Tư, Phạm
Đoan Trang…
Tất cả những
người này đều phạm tội tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam theo
Điều 117, Bộ luật Hình sự. Bên cạnh đó, trang fanpage Việt Tân đã lợi dụng ảnh
hưởng của Báo cáo nhân quyền HRW đối với Việt Nam để “chế tác” nhiều tấm thiệp
gửi đến các “tù nhân lương tâm” như Lê Đình Lượng, Nguyễn Văn Hoá, Nguyễn Năng
Tĩnh, Hoàng Đức Bình… với ngôn từ lố bịch.
Đây là một luận
điệu chẳng mới mẻ gì của HRW, bởi bao năm qua họ vẫn chỉ nhai đi nhai lại luận
điệu vu cáo Việt Nam vi phạm nhân quyền. Từ bao giờ, hành động chống phá Nhà nước,
chống phá nhân dân lại được gọi là yêu nước?
Từ bao giờ, những
kẻ xảo trá, phản bội Tổ quốc, miệt thị đất nước mình lại được cho là “đang đấu
tranh vì tự do, nhân quyền”? Đây là một chiêu trò mang màu sắc chính trị của
HRW và các tổ chức phản động như Việt Tân nhằm chống phá đất nước Việt Nam.
Trong vấn đề
này, cần thấy rõ:
Thứ nhất, Việt
Nam không có cái gọi là “tù nhân lương tâm”.
Tù nhân là cụm
từ dành cho những người có hành vi vi phạm pháp luật, bị toà án tuyên là có tội
và phải chịu hình phạt tù theo quyết định có hiệu lực của toà án. Việc một người
bị phạt tù là hậu quả tất yếu khi người đó có hành vi phạm tội, xâm phạm các
quan hệ xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự. Chúng ta phải khẳng định một
lần nữa rằng, ở Việt Nam không có cái gọi là “tù nhân lương tâm”, chỉ có những
đối tượng vi phạm pháp luật, bị pháp luật xử lý. Cách gọi “tù nhân lương tâm”
chỉ là một chiêu trò của tổ chức Ân xá quốc tế (Amnesty International – AI) và
những cá nhân, tổ chức thù địch. Họ nêu ra với ý đồ cổ súy, hậu thuẫn cho các đối
tượng chống phá Đảng, Nhà nước, nhân dân Việt Nam, can thiệp bảo vệ cho những đối
tượng này.
Theo một số
thông tin, trước khi thuật ngữ “tù nhân lương tâm” được sử dụng thì AI sử dụng
thuật ngữ tù nhân chính trị. Tuy nhiên, AI nhận thấy có rất nhiều người không hề
hoạt động chính trị, mà chỉ đơn thuần thực hiện các quyền con người cơ bản hoặc
các quyền công dân của mình, vì thế mà họ phải chịu cảnh tù đày, bắt bớ, đàn
áp. Những người như vậy nếu xét theo tiêu chuẩn của một tù nhân chính trị thì
không phải, cho nên AI đã nghĩ ra một khái niệm mới, đó là “tù nhân lương tâm”.
Qua đó, các tổ
chức, cá nhân đã lợi dụng thuật ngữ “tù nhân lương tâm” của tổ chức AI này để
đưa ra tuyên bố, phúc trình, báo cáo và phát ngôn, trả lời phỏng vấn… về vấn đề
nhân quyền, dân chủ ở Việt Nam nhằm biện hộ cho một số người ở Việt Nam có hành
vi vi phạm pháp luật, xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, bị
tuyên các bản án hình sự.
Người phát ngôn
Bộ Ngoại giao Việt Nam và đại diện cơ quan chức năng liên quan nhiều lần khẳng
định, ở Việt Nam không có cái gọi là “tù nhân lương tâm”, không có việc những
người vì tự do bày tỏ chính kiến mà bị bắt giữ. Như tại các quốc gia khác trên
thế giới, ở Việt Nam, mọi hành vi vi phạm pháp luật đều bị xử lý nghiêm theo
đúng các quy định của pháp luật.
Tuy nhiên, các
tổ chức, cá nhân chống đối luôn tìm cách phớt lờ sự thật và chứng lý đó. Bởi vậy,
mỗi khi TAND ở Việt Nam xét xử, tuyên án một hoặc một nhóm người có hành vi vi
phạm pháp luật với các tội danh liên quan hoạt động chính trị, chống phá Nhà nước
thì các tổ chức, cá nhân trên đã dựa vào cái gọi là “tù nhân lương tâm” yêu cầu
Việt Nam “phải trả tự do vô điều kiện, ngay lập tức” cho số người này nhằm vu
cáo Nhà nước Việt Nam.
Thứ hai, đây là
chiêu trò hòng cổ vũ, khích lệ, động viên cho số đối tượng chống phá chính quyền
tiếp tục “vững niềm tin” hòng tiếp tục thực hiện hoạt động chống phá sau khi ra
tù.
Năm qua, không
ít lần trên mạng xã hội xuất hiện những thông tin đại loại như: Các tù nhân
lương tâm trong các trại giam ở Việt Nam thường xuyên bị ngược đãi, đe dọa, thậm
chí bị đánh đập, thiếu đồ ăn thức uống… Bằng cách rêu rao rằng, thông qua nguồn
tin bí mật, nguồn tin giấu tên, các “tù nhân lương tâm” tại Việt Nam hiện như
“cá nằm trên thớt”. Thời gian qua, các cá nhân, tổ chức trên liên tục kêu gọi
phải thả các tù nhân này ngay lập tức. Dường như chưa đủ để bẻ lái dư luận,họ
còn phỏng vấn đối với người nhà của các đối tượng đang bị giam giữ, rồi tặng
quà, ủng hộ tiền với mục đích cổ súy các đối tượng phạm tội ở trong tù hãy yên
tâm và tiếp sức, lôi kéo người nhà đối tượng trên tiếp tục thực hiện các hoạt động
chống phá Nhà nước Việt Nam.
Với danh nghĩa
“tù nhân lương tâm”, các cá nhân, tổ chức chống phá hy vọng đối tượng vi phạm
pháp luật ở trong tù yên tâm và đã được sự “cưu mang”, “thương hại” từ bên
ngoài. Thậm chí, có kẻ lợi dụng cái mũ “tù nhân lương tâm” để tạo danh tiếng,
điểm nóng, khuếch trương “thương hiệu”, thu hút tài trợ từ các tổ chức chống đối,
phản động bên ngoài như trường hợp Nguyễn Văn Hải, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Cù
Huy Hà Vũ…
Đồng thời, cũng
qua chiêu bài “tù nhân lương tâm”, các đối tượng chống đối tạo cơ hội, tạo cái
cớ cho những thế lực nước ngoài can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam,
gây sức ép với chính quyền, xuyên tạc chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng
và Nhà nước, tiến tới gây bất ổn định tình hình an ninh, trật tự ở Việt Nam, dần
dần thực cách mạng màu chuyển hoá chế độ chính trị ở nước ta.
Khái niệm “tù
nhân lương tâm” thực sự là một cái mác dễ khơi gợi lòng trắc ẩn trong con người.
Đó cũng là lý do mà ngày càng có những đối tượng sau khi vi phạm và bị xử lý
theo luật pháp Việt Nam bỗng nhiên được dựng lên như những “hình tượng tù nhân
lương tâm”, tiếp tục trở thành công cụ để các thế lực thù địch vu cáo, bịa đặt
về tình hình nhân quyền ở Việt Nam.
Mục đích của
cái danh “tù nhân lương tâm” là cổ súy, bảo vệ cho những hành vi xem thường luật
pháp, gây rối xã hội, chống phá chế độ, xâm phạm an ninh quốc gia, từ đó tạo
thêm vây cánh và nhân rộng “chân rết” phục vụ cho những hành động chống phá Việt
Nam thông qua các vấn đề về tự do, tôn giáo và nhân quyền.
Nói cách khác,
“tù nhân lương tâm” thực chất chỉ là một món hàng để đem ra trao đổi và mua chuộc,
một thứ công cụ để đánh lừa dư luận. Tiếc rằng, trong dư luận vẫn còn không ít
người nhận thức đơn giản, cả tin trước những luận điệu sai sự thật mà những kẻ
mang mác “tù nhân lương tâm” nhưng thực chất lại đang bán rẻ lợi ích của quốc
gia, dân tộc dựng lên.
Công cuộc đấu
tranh với các âm mưu chống phá của các thế lực thù địch trong và ngoài nước dựa
trên chiêu bài nhân quyền nhằm vào Việt Nam còn lâu dài và phức tạp. Để tạo
thêm niềm tin của nhân dân vào sứ mệnh ấy, rất cần những cái đầu tỉnh táo để nhận
diện và vạch trần sự thật về những đối tượng vi phạm pháp luật đang được các cá
nhân, tổ chức chống phá gắn cho cái mác “tù nhân lương tâm”.
Năm tướng lĩnh được giới thiệu ứng cử Quốc hội
Lãnh đạo Bộ Quốc phòng, Bộ Công an được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV trong các hội nghị ngày 5/3.
Sáng
05/3, Bộ Công an tổ chức các hội nghị giới thiệu người ứng cử đại biểu
Quốc hội khóa XV, lấy ý kiến cử tri…
Đại tướng Tô
Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Công an, hai Thứ trưởng là Ủy viên Trung
ương Đảng, Trung tướng Trần Quốc Tỏ và Ủy viên Trung ương Đảng, Thiếu tướng Lê
Tấn Tới cùng Đại tá Vũ Huy Khánh, Phó cục trưởng Cục pháp chế và cải cách hành
chính, tư pháp, được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV.
Trong đó, Đại
tá Vũ Huy Khánh thuộc cơ cấu đại biểu Quốc hội chuyên trách ở Trung ương (khi
trúng cử, ông Khánh dự kiến tham gia công tác tại Ủy ban của Quốc hội).
100% cán bộ, chiến sĩ tham dự các hội nghị đã biểu quyết đồng ý với giới thiệu nêu trên.
Đại tướng
Tô Lâm, Bộ trưởng Công an, trình bày tham luận tại Đại hội Đảng lần thứ XIII. Ảnh: Giang
Huy
Cùng
ngày, Bộ Quốc phòng tổ chức hội nghị lãnh đạo, chỉ huy mở rộng
giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV.
Hai người được
giới thiệu ứng cử gồm Thượng tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Tổng
tham mưu trưởng, Thứ trưởng Quốc phòng và Thượng tướng Nguyễn Tân Cương, Ủy
viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Quốc phòng.
100% đại biểu
dự hội nghị đã biểu quyết nhất trí giới thiệu Thượng tướng Phan Văn Giang và
Thượng tướng Nguyễn Tân Cương tham gia tham gia ứng cử đại biểu Quốc hội khóa
XV.
Thượng tướng
Phan Văn Giang, Tổng tham mưu trưởng, Thứ trưởng Quốc phòng, phát biểu tại Đại
hội XIII. Ảnh: Giang Huy
Theo dự kiến
cơ cấu đại biểu Quốc hội khóa XV, Bộ trưởng Quốc phòng và Bộ trưởng Công an nằm
trong cơ cấu Chính phủ. Ngoài ra, trong khối lực lượng vũ trang, Quân đội (cơ
quan Bộ, các quân khu, quân chủng và lĩnh vực trọng yếu) có 12 đại biểu, Công
an có 2 đại biểu.
Ngày 23/5,
công dân từ 18 tuổi trên cả nước sẽ bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu
HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026. Tổng số đại biểu Quốc hội khóa XV dự kiến là
500 người.
Bá Đô –
Hoàng Thuỳ/VNE
Trình Trung ương nhân sự ứng cử 3 chức danh lãnh đạo cao nhất của Nhà nước
Tại hội
nghị Trung ương 2 (khóa XIII), Bộ Chính trị trình Trung ương quyết định việc giới
thiệu nhân sự ứng cử các chức danh Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội.
Phát biểu
khai mạc hội nghị Trung ương 2 (khóa XIII), Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn
Phú Trọng cho biết hội nghị lần này sẽ xem xét, bàn về chương trình làm việc
toàn khóa; việc giới thiệu nhân sự lãnh đạo cấp cao của các cơ quan Nhà nước và
một số vấn đề quan trọng khác.
Theo ông,
ngay sau Đại hội XIII, Bộ Chính trị đã phân công một bước các Uỷ viên Bộ Chính
trị, Ban Bí thư, chuẩn bị và giới thiệu các Uỷ viên Trung ương ứng cử đại biểu
Quốc hội khoá XV; đồng thời chỉ đạo các cấp uỷ tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ
máy, cán bộ ở cấp mình.
Sau khi xem
xét cẩn trọng cơ sở pháp lý và cơ sở thực tiễn, Bộ Chính trị thống nhất cao cần
sớm kiện toàn, sắp xếp lại các chức danh lãnh đạo cơ quan Nhà nước một cách đồng
bộ, đáp ứng yêu cầu kịp thời triển khai tổ chức thực hiện nghị quyết Đại hội
XIII. Do vậy, Bộ Chính trị đề nghị Trung ương cho thực hiện kiện toàn các chức
danh lãnh đạo các cơ quan Nhà nước tại kỳ họp thứ 11, Quốc hội khoá XIV (dự kiến
khai mạc cuối tháng 3).
Theo Quy chế làm việc, tại hội nghị lần này, Bộ Chính trị trình Trung ương quyết định việc giới thiệu nhân sự ứng cử các chức danh Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội là những chức danh lãnh đạo cao nhất của Nhà nước; đồng thời báo cáo xin ý kiến Trung ương trước khi Bộ Chính trị chính thức giới thiệu nhân sự đối với các chức danh khác để Quốc hội xem xét, bầu, hoặc phê chuẩn theo thẩm quyền.
Tổng bí
thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng. Ảnh: TTXVN
Tổng bí thư,
Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh, vấn đề nhân sự mà hội nghị Trung ương
quyết định và tham gia ý kiến lần này “cần quán triệt và thực hiện nhất quán
phương hướng công tác nhân sự do Đại hội XIII đã thông qua, bảo đảm sự lãnh đạo
thống nhất, toàn diện, hài hoà của Đảng trên các lĩnh vực, địa bàn và tạo ra sức
mạnh tổng hợp chung”.
Ông nêu rõ “cần
cố gắng xem xét một cách tổng thể, sắp xếp hợp lý nhất trong điều kiện có thể;
căn cứ vào tiêu chuẩn chung của cán bộ; chú trọng năng lực, sở trường, chuyên
môn được đào tạo, kinh nghiệm công tác và chiều hướng phát triển; kết hợp yêu cầu
trước mắt với bước chuẩn bị cho các khoá tiếp theo, bảo đảm tính kế thừa và
phát triển”.
Tổng bí thư,
Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng cũng nhấn mạnh công tác nhân sự cần được tiến
hành theo đúng các quy định, quy chế, nguyên tắc của Đảng và Nhà nước.
Trước đó tại
phiên họp của Ủy ban thường vụ Quốc hội ngày 23/2, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn
Thị Kim Ngân cho biết, kỳ họp cuối cùng của Quốc hội khóa 14 vào cuối tháng 3,
sẽ dành thời gian để kiện toàn một số chức danh bộ máy Nhà nước.
Theo Phó chủ
tịch Quốc hội Uông Chu Lưu, công tác nhân sự thực hiện theo chủ trương Bộ Chính
trị là lần này sẽ kiện toàn một số chức danh lãnh đạo cơ quan nhà nước của nhiệm
kỳ 2016-2021, chứ không phải thay đổi bộ máy nhà nước.
“Liên quan đến
lãnh đạo Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, những ai không vào Trung ương
khóa này thì phải kiện toàn”, ông Lưu nói.
Tại cuộc họp
báo hôm 2/3, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết
Bộ Chính trị đã giao Ban cán sự Đảng Chính phủ xây dựng phương án giới thiệu
nhân sự đủ điều kiện, tiêu chuẩn để đảm nhận chức danh lãnh đạo Chính phủ, lãnh
đạo các bộ, ngành, cơ quan “mà ở đó các Ủy viên Trung ương (là lãnh đạo bộ,
ngành) không tái cử hoặc có tái cử nhưng thay đổi vị trí công tác”.
Tại Đại hội
XIII của Đảng, trong 26 thành viên Chính phủ có 2 phó thủ tướng và 7 bộ trưởng
không tái cử Trung ương khóa mới.
XIN LỖI! TỔ QUỐC KHÔNG CẦN NHỮNG ĐỨA CON NHƯ THẾ!
Đây là một “hot Tiktok Công an” trên nền tảng mạng xã hội của Trung Quốc. Và kể cả đang mệt mỏi, đang “vất vả” thế nào thì đồng chí cũng dành thời gian cập nhật Tiktok, bao gồm cả việc quay sổ công tác tuần của cán bộ Công an lên kèm với dòng cap mùi mẫn + sai chính tả: "Cảm giác hôm nay thật khó tả, chia tay người yêu, nằm viện, áp lực và suy cho cùng tình yêu bền vững nhất vẫn là yêu Tổ quốc!".
Tiktok đang thực sự là một tệ nạn nguy hại trong Quân đội Nhân dân và Công an Nhân dân. Lướt Tiktok các chiến sỹ trẻ chia sẻ video rất nhiều, kể cả lính nghĩa vụ, quân nhân chuyên nghiệp, các sỹ quan, hạ sỹ quan. Phổ biến là cấp úy. Không một thứ gì không được nhóm người này đưa lên Tiktok, gồm kể cả hình ảnh cá nhân khi mặc sắc phục, rõ cả bảng tên, mã số, các video sử dụng icon dễ thương, quần áo không đúng tác phong, điều lệ, thậm chí cả trang bị, khí tài quân sự, các buổi thao diễn, luyện tập, hình ảnh cơ quan, đơn vị... cũng được đưa lên nốt. Khi có ai đó nhắc nhở, chủ video sẽ tỏ thái độ khó chịu, công kích, thậm chí nói rằng người nhắc nhở đang "ghen tị" với địa vị của họ?!
Đa phần là các cảnh quay thiếu chuyên nghiệp, hiệu ứng quá đà khiến cho hình ảnh chân chính, mạnh mẽ, đàng hoàng của người chiến sỹ cách mạng bị méo mó, xô lệch, gây ảnh hưởng đến hình ảnh Quân đội Nhân dân và Công an Nhân dân. Thậm chí còn dẫn đến nhiều hệ lụy về lộ các bí mật quân đội, công an, bố trí phòng thủ... và có thể bị đối phương, tội phạm nắm được.
Tiktok, Facebook thực sự là một mối họa khi những chiến sỹ trẻ thiếu hiểu biết chỉ dùng cảm xúc để sử dụng và chia sẻ mọi thông tin lên đó. Nếu không chấn chỉnh, lấy gì để tin 1 thế hệ chiến sỹ cầm súng bảo vệ Tổ quốc và Nhân dân trong tương lai có đủ năng lực, sức mạnh để thực hiện thiên chức của mình?
Cre: vấn đề đa chiều
18/3/21
GIÁ TRỊ CỦA HOÀ BÌNH
Người dân Myanmar bắt đầu không nắm được gốc rễ con bài kích động bạo loạn của phương Tây quay lại đập phá nhà xưởng, công trình, kiến trúc mà bao thế hệ cha sinh mẹ đẻ mình xây dựng. Những hình ảnh đốt phá một công ty hóa dầu nước ngoài mà ở đó hàng vạn công nhân lao động đang sống bằng lương từ công ty ấy. Không biết là của ai, Á hay Âu, Mỹ hay Trung nhưng rõ ràng Myanmar đang mất dần kiểm soát như Tuinidi cách đây 10 năm.
Chúng ta khẳng định “Tự do, hạnh phúc, bình yên không bao giờ miễn phí” và càng thấy trân trọng biết bao cái giá của hoà bình, độc lập và phát triển ngày hôm nay mà dân tộc Việt Nam ta đã phải trải qua bao hy sinh, mất mát để giành lấy.
Nhìn Myanmar chúng ta cần tỉnh táo trước chiêu bài Dân chủ, nhân quyền,... của các thế lực thù địch lợi dụng chống phá Việt Nam hiện nay. Từ đại dịch Covid mới thấy Đảng, Nhà nước luôn đặt sự bình an, tính mạng của người dân lên trên hết, cho thấy sự ưu việt của chế độ CNXH. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, lòng yêu nước, sự đoàn kết toàn dân tộc, chúng ta tin tưởng sẽ thực hiện thắng lợi mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.
Nguyễn Minh Hiệp
Chống phá bầu cử: Lại những luận điệu quen thuộc!
Trong bối cảnh cả hệ thống chính trị đang tích cực triển khai tiến trình bầu cử Đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 thì trên các trang mạng chống đối lại tung ra hàng loạt luận điệu chống phá, tiêu biểu như: họ xuyên tạc vai trò lãnh đạo của Đảng đối với công tác bầu cử, cho rằng cuộc bầu cử do Đảng Cộng sản lãnh đạo là không chính danh, không đúng quy định của pháp luật, là ngăn cản quyền bầu cử của công dân, rằng “Bầu cử chỉ là “màn kịch dân chủ” do Đảng đạo diễn, chỉ là hội nghị Đảng Cộng sản mở rộng”, “Đảng Cộng sản đang độc diễn trong bầu cử”, “Không thể có cuộc bầu cử dân chủ khi Đảng Cộng sản lãnh đạo cuộc bầu cử” v.v…. Từ đó đưa ra đòi hỏi “Đảng Cộng sản không được tham gia vào công tác bầu cử, không được thực hiện nhiệm vụ lãnh đạo công tác bầu cử”, “phải “tự rút lui” và từ bỏ quyền lãnh đạo bầu cử, chấp nhận đa nguyên, đa đảng, chấp nhận sự cạnh tranh với những đảng phái khác để thúc đẩy dân chủ”…
Những luận điệu này không hề mới, chúng chỉ khác ở thời điểm tung ra và thêm thắt tình hình, diễn biến cho có tính “thời sự” mà thôi. Những luận điệu này cho thấy những kẻ viết, nói lấy được, không hề đọc hiểu pháp luật, không hề tìm hiểu cách thức Đảng lãnh đạo cuộc bầu cử như thế nào cũng như công tác tổ chức bầu cử dân chủ ra sao?
Thứ nhất, Đảng lãnh đạo bầu cử: đã được Hiến định!
Điểm 1, điều 4, Hiến pháp năm 2013: “Đảng Cộng sản Việt Nam-Đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy Chủ nghĩa Mác – Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội”.
Là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội thì đương nhiên đối với cuộc bầu cử Quốc hội và HĐND các cấp, sự kiện chính trị quan trọng hàng đầu để xây dựng chính quyền nhân dân, không có lý do gì Đảng không tập trung sự lãnh đạo. Và chính sự lãnh đạo ấy giúp cho quá trình bầu cử tốt hơn, đúng Hiến pháp và pháp luật, phát huy được vai trò của toàn Đảng, toàn dân, của cả hệ thống chính trị vào nhiệm vụ quan trọng này.
Thứ hai, Đảng lãnh đạo bầu cử có lạm quyền?
Chuyên gia nghiên cứu lịch sử PGS,TS Vũ Quang Đạo từng lập luận: Nghiên cứu lịch sử Quốc hội, tôi thấy vai trò lãnh đạo của Đảng rất tích cực. Đảng lãnh đạo bầu cử nhưng luôn tôn trọng dân chủ, không bao biện, làm thay, không khuynh loát bầu cử như những quan điểm xuyên tạc. Tinh thần ấy đã được thấm nhuần ngay từ những ngày đầu non trẻ của Nhà nước ta khi Chủ tịch Hồ Chí Minh-người khai sinh Đảng ta và Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, đã sớm quan tâm xây dựng một Nhà nước dân chủ do nhân dân bầu ra theo chế độ phổ thông đầu phiếu.Vào thời điểm ấy, bọn phản động càng hung hăng, liên tiếp gây rối. Chúng tăng cường phân phát báo lá cải, tổ chức biểu tình nói xấu Chính phủ vì biết không thể giành ưu thế trong cuộc tổng tuyển cử. Chúng kêu gọi công dân tẩy chay bầu cử, gây sức ép đòi 80 ghế cho các đảng: Việt Quốc, Việt Cách trong Quốc hội. Đảng ta đã lãnh đạo tuyên truyền, giải thích, vạch trần bộ mặt phá hoại của bọn phản động và kêu gọi toàn dân đi bỏ phiếu, thực hiện quyền công dân. Đặc biệt, dù đồng bào nhiều địa phương và nhân dân Hà Nội kiến nghị Chủ tịch Hồ Chí Minh được miễn ứng cử vì nhân dân đã suy tôn Người làm Chủ tịch vĩnh viễn của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, nhưng Người đã từ chối và gương mẫu ra bầu cử.
Trong thời điểm khó khăn “thù trong giặc ngoài”, “ngàn cân treo sợi tóc” như vậy mà Đảng ta còn không lạm quyền trong bầu cử thì không có lý do gì trong bối cảnh hiện nay, với nhiều thành tựu to lớn sau hơn 30 năm đổi mới, Đảng ta đi ngược lại với những chủ trương đổi mới, không ngừng nâng cao chất lượng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa”
Tiếp đến, qua các cuộc bầu cử ĐBQH và HĐND từ năm 1945 đến nay, Đảng đều lãnh đạo hoàn thiện pháp luật về bầu cử ngày càng gần với xu thế nghị trường hiện đại trên thế giới, đảm bảo dân chủ, chặt chẽ và hoàn thiện về pháp luật hơn. Hệ thống pháp luật ấy bao gồm: Bản Hiến pháp mới được sửa đổi năm 2013, Luật Tổ chức Quốc hội năm 2014, Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân 2015, Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015… Không phải ngẫu nhiên mà có được hệ thống luật hoàn chỉnh như vậy nếu không có vai trò lãnh đạo của Đảng. Từ Nghị quyết Đại hội XI của Đảng (2011), Đảng ta đã xác định phải: “Khẩn trương nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung Hiến pháp cho phù hợp với tình hình mới”, “Đổi mới tổ chức và hoạt động của Quốc hội, bảo đảm Quốc hội thực sự là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất. Hoàn thiện cơ chế bầu cử đại biểu Quốc hội để cử tri lựa chọn và bầu những người thực sự tiêu biểu vào Quốc hội…”.
Thứ ba, Đảng có can thiệp sâu, có áp đặt bầu cử?
Trước cuộc bầu cử, Bộ Chính trị chỉ có Chỉ thị 45-CT/TW ngày 20/6/2020 chỉ đạo công tác tổ chức bầu cử, trong đó yêu cầu các cấp ủy, các tổ chức Đảng lãnh đạo đảo đảm phát huy dân chủ và sự lãnh đạo tập trung, thống nhất của Đảng trong công tác cán bộ. Gắn kết quả nhân sự của đại hội đảng các cấp và quy hoạch cán bộ với công tác chuẩn bị nhân sự để giới thiệu những người tiêu biểu về phẩm chất, đạo đức và năng lực, có quan điểm, lập trường chính trị vững vàng, đủ tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật, có điều kiện thực hiện nhiệm vụ tham gia làm đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân. Kiên quyết không giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp những người không xứng đáng, không đủ tiêu chuẩn, nhất là những người sa sút về phẩm chất đạo đức, tham nhũng, chạy chức, chạy quyền, xu nịnh, kiêu ngạo, quan liêu, gây mất đoàn kết, ảnh hưởng xấu đến uy tín của Đảng, Nhà nước.…
Đây là văn bản chỉ đạo mang tính định hướng duy nhất trong số 19 văn bản chỉ đạo, hướng dẫn liên quan đến bầu cử năm nay. Như vậy, từ sự lựa chọn, quy định cơ cấu, cách thức tổ chức bầu cử, số lượng đại biểu trong Đảng, ngoài Đảng, chuyên trách hay không chuyên trách… đều do Hội đồng bầu cử quốc gia hoặc Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành
Mỗi quốc gia có một thể chế chính trị khác nhau. Thực tiễn hơn 80 năm ra đời đã chứng minh, vai trò lãnh đạo đất nước và xã hội của Đảng trên mọi lĩnh vực đời sống chính trị, kinh tế, xã hội, Đảng Cộng sản Việt Nam đều góp phần làm cho đất nước phát triển, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, ngày càng mở rộng và nâng cao chất lượng thụ hưởng các quyền tự do dân chủ phát triển cho người dân. Trong lĩnh vực bầu cử cũng vậy, Đảng không làm người dân bị tước đoạt các quyền chính trị, trong đó có quyền bầu cử, ứng cử tự do. Ngược lại, sự lãnh đạo ấy càng làm cho quá trình bầu cử nói riêng được tập trung, dân chủ hơn, đạt chất lượng tốt hơn.
Tuấn Hưng
Đại hội XIII: Thúc đẩy phát triển giá trị hạnh phúc, nhân quyền, dân chủ
1. Khát vọng ngàn đời: Độc lập, tự do, hạnh phúc
Trong lịch sử thế giới, sự phát triển của mỗi quốc gia đều bắt nguồn chính từ những khát vọng vươn lên trở thành một quốc gia dân tộc hùng cường, phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore…
Việt Nam thì sao? Việt Nam chưa trở thành nước phát triển tiên tiến không phải do có ý tưởng khát vọng muộn màng. Ý tưởng thể hiện khát vọng cháy bỏng đó có trong Cương lĩnh đầu tiên của Đảng CSVN, đó là lý tưởng độc lập tự cường dân tộc, lý tưởng xây dựng nền dân chủ nhân dân. Đến nay, trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng, khi đặt ra mục tiêu phát triển đất nước đến năm 2025 và 2030, tầm nhìn đến năm 2045, chúng ta bắt đầu tính đường dài với một lộ trình cụ thể hơn, với quyết tâm và khát vọng mạnh mẽ hơn. Để đạt tới đích năm 2045 đất nước ta phát huy được khát vọng phát triển, thể hiện trách nhiệm của toàn xã hội, cả Đảng và dân đều tham gia một cách tích cực nhất, đóng góp trí tuệ, sức lực của mình vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, để đến năm 2045 khi Việt Nam kỷ niệm 100 năm thành lập nước đạt trình độ phát triển cao, mọi người dân được “Hạnh phúc”.
Nhìn lại suốt tiến trình hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, dân tộc Việt Nam luôn có khát vọng được sống độc lập, khát vọng chủ quyền và cường thịnh dù trải qua thực tế luôn phải đương đầu với các thế lực. Lịch sử dân tộc Việt Nam cũng là lịch sử các cuộc chiến đấu bảo vệ độc lập, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ. Suốt hơn nghìn năm Bắc thuộc và mất chủ quyền, không có tên trên bản đồ thế giới, Việt Nam đã thể hiện một bản lĩnh bản sắc đanh thép khẳng định khát vọng độc lập dân tộc mạnh mẽ, với tinh thần đấu tranh bất khuất, chúng ta không những không bị đồng hóa mà còn giữ gìn và phát triển bản sắc văn hóa dân tộc, giành lại được chủ quyền quốc gia.
Đến cuối thế kỷ XIX, một lần nữa dân tộc ta lại mất độc lập. Trải qua các cuộc đấu tranh với biết bao xương máu của biết bao thế hệ người Việt Nam đã đổ để đến năm 1945 để giành lại được độc lập dân tộc. Ngay sau khi giành được độc lập, ngay sau khi chính quyền cách mạng non trẻ ra đời đã phải đương đầu trước tham vọng xâm chiếm của các nước thực dân đế quốc lớn Pháp, Mỹ “tự nguyện” nhảy vào chi phối, thống trị và khai thác. Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo cách mạng trong 30 năm hiện thực hóa mục tiêu khát vọng thống nhất đất nước, giành lại hòa bình, độc lập tự do. Thế nhưng ngay lập tức, đất nước lại gặp sự chống phá điên cuồng của các thế lực thù trong giặc ngoài, bao vây cấm vận khiến cho kinh tế – xã hội suy thoái, lao đao.
2. Khát vọng xây dựng cuộc sống ấm no, giàu mạnh, phồn vinh, hạnh phúc
Chúng ta còn nhớ, ngay sau khi thống nhất đất nước, hòa bình lập lại, đất nước rơi vào cuộc khủng hoảng trầm trọng về kinh tế – xã hội. Nhân dân rơi vào cảnh đói khổ, thiếu thốn, ly tán, tha hương. Khát vọng trong thời kỳ này một cuộc sống ấm no, xã hội yên bình.
Năm 1986 đến những năm đầu tiên của thế kỷ XXI, từ một nước khủng hoảng, trì trệ, hàng hóa, vật phẩm tiêu dùng khan hiếm, đời sống các tầng lớp nhân dân gặp nhiều khó khăn, chúng ta đã thực hiện được khát vọng đưa Việt Nam thành một nước năng động, phát triển, chuyển đổi thành công sang cơ chế quản lý kinh tế mới, có mức tăng trưởng kinh tế cao, liên tục trong nhiều năm. Từ một quốc gia kém phát triển, ảnh hưởng nặng nề bởi nhiều năm chiến tranh và bị bao vây cấm vận, Việt Nam đã từng bước khẳng định uy thế, vai trò, vị thế của mình trên trường quốc tế.
Một dân tộc yêu chuộng hòa bình, có khát vọng cường thịnh mạnh mẽ, đã phải vượt qua thời kỳ chiến tranh liên miên, thời kỳ đói khổ sau chiến tranh, thời kỳ khủng hoảng kinh tế xã hội… Giờ đây, khát vọng đặt ra từ Đại hội XIII của Đảng là dân tộc Việt Nam phải bứt phá vươn lên, cất cánh. Các nội dung của Đại hội XIII thể hiện đường hướng và kỳ vọng sẽ đưa đất nước bước vào thời kỳ phát triển mới với khí thế mới, sức bật mới và một lộ trình rõ ràng.
Có hai điểm nhấn mạnh hơn của Đảng về phát triển đất nước trong bối cảnh mới đó là: Khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc và đổi mới sáng tạo. Khát vọng thịnh vượng được khơi dậy mạnh mẽ hơn, truyền cảm hứng tới mỗi người dân Việt Nam với mục tiêu khát vọng rõ nhất là làm cho mọi người dân được hạnh phúc, đất nước phồn vinh.
Nhớ lại lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Thư gửi cho Thầy và trò ngay ngày độc lập đầu tiên từ năm 1945 là dân tộc Việt Nam phải bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu. Đến thời điểm này, chúng ta tự hào khẳng định đất nước đang có được những điều kiện để thực hiện mục tiêu đó. Mục tiêu đến năm 2045, nước ta là nước phát triển, bình quân đầu người đạt 15 nghìn USD trở lên, sánh vai với năm châu cường quốc.
Có thể thấy, từ một nước nghèo và lạc hậu, Việt Nam đã tích cực hội nhập quốc tế, vươn lên trở thành hình mẫu phát triển kinh tế – xã hội, được thế giới ghi nhận và đánh giá cao. Tiếng nói của Việt Nam không còn là tiếng nói nhỏ bé nữa mà đã tham gia trực tiếp giải quyết các vấn đề mang tầm vóc thế giới. Vị thế và uy tín Việt Nam trên trường quốc tế đã được khẳng định, thể hiện rõ nhất là chúng ta được bầu vào vào vị trí Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc với số phiếu gần như tuyệt đối; Chủ tịch luân phiên ASEAN và một loạt các vị trí quan trọng trên các diễn đàn quốc tế khác.
Hiện tại, với những thành tựu thần kỳ trong phát triển kinh tế, ổn định chính trị xã hội và nhất là thành công trong phòng chống đại dịch Covid-19, Việt Nam đang trở thành mảnh đất “thiên đường” nhiều người nước ngoài mơ ước được sinh sống.
3. Nguồn lực con người và giá trị nhân quyền
Để tiếp tục hiện thực hóa khát vọng xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc, con người là tài nguyên quý giá nhất và vô tận. Nguồn nhân lực là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự thành công hay thất bại trong phát triển kinh tế – xã hội của quốc gia. Báo cáo Chính trị tại Đại hội XIII của Đảng đã nhấn mạnh đến việc đã đến lúc phải phát huy cao hơn nữa tiềm năng con người, giá trị vô giá mà chúng ta đang có. Khi đặt vấn đề khơi dậy khát vọng, làm sao để mỗi người trong xã hội, trong cộng đồng có ý thức phát huy cao nhất khả năng của mình đóng góp cho sự phát triển của đất nước, của dân tộc thì lúc đó một lời giải bài toán được xác định đầu tiên đó là quyền con người phải được phát huy tối đa.
Không phải ngẫu nhiên mà Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu sinh thời từng nhận định Việt Nam là quốc gia đứng hàng đầu Đông Nam Á về yếu tố nguồn lực con người, và đó là nguồn tài nguyên dồi dào của đất nước. Minh chứng là những nhân vật kiệt xuất như nghệ sĩ Đặng Thái Sơn là người đầu tiên lập lên kỳ tích cho châu Á và trở thành một “huyền thoại” dương cầm của Việt Nam khi đoạt giải nhất cuộc thi piano quốc tế Frédéric Chopin; Việt Nam cũng là nước thứ hai châu Á, sau Nhật Bản, có người đạt giải Fields về toán học là GS. Ngô Bảo Châu…
Cho nên, những mục tiêu đặt ra trong Đại hội XIII thực chất là xoay quanh phát huy nguồn lực sức mạnh con người thành sức mạnh tổng hợp quốc gia và tôn trọng, phát huy những giá trị nhân quyền. Thời gian qua, Việt Nam đã không ngừng hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật, triển khai biện pháp bảo đảm tốt hơn quyền con người, quyền công dân. Một kết quả minh chứng điển hình là trong khuôn khổ Cơ chế Rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ lần thứ III của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc vào năm 2019, đại đa số ý kiến các nước tham gia đông đảo đã đánh giá cao nỗ lực và thành tựu, ủng hộ cách tiếp cận của Việt Nam, cũng như là đưa ra các kiến nghị có tính chất xây dựng.
Cũng có một thực tế là khi đất nước ở vào thời kỳ phát triển mạnh mẽ, lại bộc lộ một hạn chế là quyền lực của một số cá nhân không được kiểm soát chặt chẽ dẫn đến việc quyền lực bị tha hóa, lợi dụng quyền lực, dân chủ để đem lại lợi ích cho cá nhân và cho nhóm lợi ích của mình. Hiện tượng tham nhũng, tham ô, lãng phí xuất hiện, không chỉ làm tổn hại đến bộ máy lãnh đạo của Đảng mà làm tổn thương đến lòng tin của người dân đối với Đảng. Bắt đầu có những suy nghĩ, dư luận tiêu cực xuất hiện trong một bộ phận nhân dân về người cán bộ. Công cuộc “đốt lò” để chống tham nhũng do Tổng Bí thư, Chủ tịch nước lãnh đạo đã xử lý nghiêm những vụ việc, con người lạm quyền, tham nhũng, gây tổn hại cho dân cho nước. Thành tích của công cuộc “đốt lò” cũng là một thành tựu bảo đảm cho xây dựng, phát huy nhân quyền, dân chủ của Việt Nam.
Đối với một số vụ việc như vụ án Đồng Tâm, khi chính quyền kiên quyết vào cuộc xử lý những kẻ phạm tội ác, vi phạm pháp luật để trả lại cuộc sống bình yên cho người dân. Những kẻ bịa đặt trắng trợn bao biện cho đối tượng chống phá, giết người thi hành công vụ, kích động người dân, không muốn cho ai được bình yên khi mà chúng “tay đã chúng chàm” thì cũng muốn vấy chàm cho người khác. Nhưng chúng đã ảo tưởng. Vụ án Đồng Tâm đã được đưa ra dưới ánh sáng công lý, giết người thì phải đền tội, chống phá thì phải được xử lý.
Tại các phiên tòa, các bị cáo đã thừa nhận hành vi phạm tội, thể hiện sự ân hận, đồng thời mong muốn hưởng sự khoan hồng của pháp luật, chỉ xin giảm nhẹ hình phạt chứ không kêu oan. Do đó, những hành động kích bác dư luận, bênh vực cho các bị cáo, phủ nhận hay xuyên tạc kết quả của phiên tòa thực chất chỉ là nhằm mục đích kích động, chống phá, gây rối xã hội.
Tòa phúc thẩm tuyên y án sơ thẩm với 6 bị cáo, ông Lê Đình Công và Lê Đình Chức vẫn bị án tử hình, Lê Đình Doanh án chung thân, Bùi Viết Hiểu 16 năm tù, Nguyễn Quốc Tiến 13 năm tù về tội giết người, Bùi Thị Nối 6 năm tù về tội chống người thi hành công vụ.
Án đã tuyên. Công lý đã được thực thi và những kẻ phạm tội phải chịu sự trừng phạt của pháp luật. Đời sống của nhân dân Đồng Tâm đang ổn định. Bầu không khí làng quê Đồng Tâm lại yên bình, hiền hòa như vốn có, người dân tiếp tục lao động, sản xuất, phát triển kinh tế, xã hội, dựng xây quê hương.
Việc xử lý các đối tượng theo đúng pháp luật, đúng người, đúng tội, bảo đảm công bằng cũng góp phần vô hiệu âm mưu các thế lực thù địch, lợi dụng vụ việc Đồng Tâm để bóp méo sự thật, vu khống cho Đảng, chính quyền và nhân dân, nhất là trong dịp bầu cử đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp sắp tới…
Từ lịch sử đến hiện tại, Việt Nam đã khẳng định khát vọng độc lập, phồn vinh, hạnh phúc cũng là quá trình thúc đẩy phát triển giá trị hạnh phúc, nhân quyền của mọi người dân. Họ đã khẳng định và tiếp tục khẳng định, mạnh mẽ và bền vững…/.
Anh Tuấn
VẠCH TRẦN BẢN CHẤT CỦA “VĂN ĐOÀN ĐỘC LẬP VIỆT NAM”!
Được thành lập từ ngày 03/3/2014, với 61 cây viết văn học ở trong và ngoài nước, “Văn đoàn độc lập Việt Nam” được nhà văn Nguyên Ngọc tuyên bố rằng đây là tổ chức hoạt động nhằm “Chấn hưng nền văn học Việt Nam”. Tuy nhiên, tổ chức “Văn đoàn độc lập Việt Nam” đến nay vẫn chỉ núp bóng dưới cái gọi là “Ban vận động” để hoạt động, vì tổ chức này chưa hề lập hồ sơ đăng ký thành lập hội, nhóm theo quy định của pháp luật, cụ thể là theo điều 7- Nghị định 45/2010/NĐ-CP. Không chỉ vậy, gần 7 năm tồn tại và hoạt động núp bóng dưới danh xưng “Hoạt động vị nghệ thuật, chấn hưng nền văn học Việt Nam”, các thành viên của “Văn đoàn độc lập Việt Nam” lại thường xuyên viết, soạn thảo, đăng tải, chia sẻ trên các trang mạng internet các bài viết các phát ngôn bình luận phủ định chủ nghĩa Mác-Lênin, phủ định tư tưởng Hồ Chí Minh, phủ định sự lãnh đạo của Đảng, bôi nhọ lãnh tụ, hạ bệ thần tượng, nói xấu lãnh đạo, hạ uy tín các cơ quan, tổ chức; chia rẽ phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc, xuyên tạc, bóp méo, bịa đặt, vu cáo, bôi đen lịch sử dân tộc, lịch sử cách mạng và thực tế xã hội, thực trạng tự do dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam; kích động nhân dân chống phá chính quyền, chế độ. Ngoài ra, để vinh danh cho các tác phẩm của các thành viên trong tổ chức, cứ vào đầu tháng 3 hàng năm “Văn đoàn độc lập Việt Nam” tổ chức trao giải thưởng (đây là giải thưởng “chui”) để vinh danh chủ yếu cho các tác phẩm và tác giả có thành tích “Chống cộng”, chống chế độ. Trước sự phản ứng gay gắt của xã hội, đã có ít nhất 6 thành viên phải xin rút lui khỏi tổ chức, những thành viên còn lại ít nhất là 15 gương mặt đã từng phải vào tù vì tội làm gián điệp cho nước ngoài, tham nhũng, lợi dụng tự do dân chủ để tuyên truyền chống nhà nước; một số thành viên trước đây là đảng viên thì đã bị khai trừ ra khỏi đảng. Chính vì lí do này mà vừa qua Bộ GD-ĐT quyết định rút toàn bộ tác phẩm của các tác giả tham gia “Văn đoàn độc lập Việt Nam” ra khỏi chương trình sách giáo khoa môn ngữ văn THPT.
Bên cạnh đó, các thành viên của “Văn đoàn độc lập Việt Nam”,đứng đầu là Ông Nguyên Ngọc đã đồng sáng lập một số tổ chức xã hội dân sự như: Viện nghiên cứu phát triển tư nhân IDS, quỹ văn hóa Phan Chu Trinh… được các tổ chức nước ngoài tài trợ, để lợi dụng các hoạt động nghiên cứu khoa học, mạo danh chấn hưng văn hóa nhằm tập hợp các lực lượng “Tri thức cấp tiến” đẩy mạnh các hoạt động chống đối Đảng, chống đối nhà nước, kích động biểu tình bạo loạn để thực hiện các cuộc “Cách mạng đường phố” nhằm thay đổi chế độ chính trị của Việt Nam.
Nói thêm về Viện nghiên cứu phát triển tư nhân IDS, Viện này sử dụng phần lớn kinh phí từ chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) và cơ quan của Hoa Kỳ về phát triển quốc tế (USAID).Núp dưới danh nghĩa viện trợ xóa đói giảm nghèo, về bản chất USAID là một trong các trọng điểm hợp pháp hóa nguồn kinh phí của CIA (Cơ quan tình báo Mỹ).Núp dưới danh nghĩa “xã hội dân sự”, Viện IDS nhiều lần tỏ thái độ chống đối, xuyên tạc đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước Việt Nam. Đặc biệt tổ chức này công khai khoét sâu mâu thuẫn Việt Nam - Trung Quốc tạo thế đối đầu trực diện, nguy hiểm đối với Trung Quốc hòng đẩy Việt Nam vào quỹ đạo chi phối của Mỹ và phương tây, phá hoại chính sách ngoại giao độc lập, chủ trương gìn giữ hòa bình, ổn định để phát triển đất nước.
Đến đây chúng ta có đầy đủ cơ sở để nói rằng: “Văn đoàn độc lập Việt Nam” là một tổ chức bất hợp pháp, với lực lượng vài chục người mà phần lớn là những nhà văn suy thoái biến chất cả về tư tưởng chính trị cả đạo đức lối sống. Người đứng đầu tổ chức này là ông Nguyên Ngọc, là nhà văn cách mạng nổi tiếng nhưng khi đất nước bước sang kỷ nguyên mới đã suy thoái, biến chất và bị cách chức Phó Tổng thư ký Hội Nhà văn, buộc từ chức Tổng Biên tập báo Văn nghệ. Sau khi nghỉ hưu, ông đã vận dụng các chiêu trò của các tổ chức “xã hội dân sự” đứng ra kêu gọi tập hợp các nhà văn suy thoái biến chất tham gia vào “Văn đoàn độc lập Việt Nam”. Phương thức hoạt động của tổ chức này là mạo danh "chấn hưng nền văn học để thực hiện các mưu đồ chính trị đen tối thông qua các hoạt động bất hợp pháp được tán phát trên mạng Internet; tập hợp các lực lượng “Tri thức cấp tiến” đẩy mạnh các hoạt động chống đối Đảng, chống đối nhà nước, kích động biểu tình bạo loạn để thực hiện các cuộc “Cách mạng đường phố”, âm mưu của chiến lược “diễn biến hòa bình” nhằm thay đổi chế độ chính trị của Việt Nam.
Người dân Việt Nam cần phải thật tỉnh táo, cảnh giác trước âm mưu nham hiểm của thế lực thù địch, tuyệt đối không để bị các đối tượng lôi kéo, kêu gọi tham gia “Văn đoàn độc lập Việt Nam” hay các tổ chức “xã hội dân sự” tương tự, tránh để bị lợi dụng phục vụ cho mưu đồ chống phá nhà nước. Mọi cảnh giác không bao giờ thừa, mỗi người dân cần thận trọng với những quyết định của riêng mình.
NGƯỜI ANH HÙNG CHÂN ĐẤT - ĐẠI TÁ NGUYỄN VĂN BẢY CUỘC ĐỜI GẮN LIỀN VỚI SỐ 7
"Tao toàn gặp số bảy: Tên Bảy, con thứ 7, đi bộ đội lúc 17 tuổi, học văn hóa 7 ngày lên 7 lớp, 7 lần bắn rơi 7 máy bay Mỹ bằng máy bay MiG 17, được phong Anh hùng năm 1967..."
Năm 1954, thanh niên Nguyễn Văn Bảy khi đó mới 17 tuổi, vì bị ép lấy vợ nên đã trốn gia đình đi bộ đội và tập kết ra Bắc.
Với dáng cao lớn khỏe mạnh, ông Bảy được chọn đi học lái máy bay. Văn hóa chưa qua trường lớp nào, chỉ biết đọc biết viết, nên lên Lạng Sơn phải học cấp tốc bảy ngày bảy lớp. Nhờ nhanh trí mà tiếp thu đủ định lý, định nghĩa, công thức...
Nhớ lời Bác Hồ dặn trước khi lên đường: "Các cháu là những học sinh chiến sĩ miền Nam, phải học tập rèn luyện thật tốt để trở thành những phi công giỏi chiến đấu giải phóng đất nước. Và còn để chở Bác về thăm đồng bào, đồng chí miền Nam nữa", đến năm 1965 thì trực tiếp lái máy bay chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.
Anh chàng phi công Bảy có thói quen sau khi bắn hạ máy bay Mỹ vẫn lượn vòng quanh đó để xem nó rớt xuống như thế nào rồi mới chịu đi, có lần xém lao vào hốc núi.
Tháng 10/1965 máy bay của ông bị trúng đạn, buồng lái bị thủng, ông đã dùng chính bàn tay mình bịt lỗ thủng để máy bay hạ cánh an toàn mà lẽ ra phải xin chỉ thị để nhảy dù... chuyên gia Liên Xô ngỡ ngàng đến mức đứng trơ ra nhìn ông với ánh mắt "thật không thể nào tin nổi".
Sau này, nhiều phi công Mỹ bị ông bắn hạ năm xưa tìm đến nhà chơi, ông vẫn bắt gà, nướng cá lóc ngồi nhậu với nhau bình thường.
YOUTUBER THƠ NGUYỄN BỊ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH 7,5 TRIỆU ĐỒNG
Chiều 16/3, Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông Bình Dương phối hợp với Công an tỉnh Bình Dương tiếp tục có buổi làm việc với N.T.H.T - chủ kênh TikTok Thơ Nguyễn về việc đăng tải clip “xin vía học giỏi” được cho là mê tín dị đoan.
Tại buổi làm việc, YouTuber Thơ Nguyễn đã nhận thức được hành vi vi phạm do không cố ý và đã gửi lời xin lỗi tới các cơ quan chức năng, các em nhỏ và cộng đồng mạng về việc đăng tải clip “xin vía học giỏi” gây hiểu nhầm mê tín dị đoan.
Qua làm việc, Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bình Dương xác định việc đăng tải clip “xin vía học giỏi” của YouTuber Thơ Nguyễn lên mạng xã hội là hành vi cung cấp, chia sẻ thông tin cổ súy mê tín dị đoan nên đã lập biên bản và ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính 7,5 triệu đồng đối với YouTuber Thơ Nguyễn.
Việc xử phạt được thực hiện theo quy định tại Điểm b, Khoản 1, Điều 101, Nghị định số 15/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử.
Trước đó, vào ngày 27/2/2021, Thơ Nguyễn đã thực hiện đăng tải đoạn video có nội dung “xin vía học giỏi” trên mạng xã hội TikTok gồm có 2 phần.
Phần 1 là nội dung video gây tranh cãi, dậy sóng trên cộng đồng mạng, phần 2 là video “đính chính” với các em nhỏ, đây là búp bê thường, không phải là búp bê ma, “muốn học giỏi thì phải siêng học chứ không cầu xin được.”
Theo giải trình của YouTuber Thơ Nguyễn, thì do chính sách của TikTok chỉ cho đăng tải mỗi đoạn video có thời lượng tối đa là 60 giây nên có tình trạng là video nêu trên được đăng tải ở hai thời điểm khác nhau (không liên tục) gây hiểu nhầm cho cộng đồng mạng.
Sau sự việc xảy ra, Thơ Nguyễn và ekip đã ẩn hết các clip đã đăng tải trước đó và tạm ngưng làm YouTuber trong thời gian tới./.
NGUYÊN GIÁM ĐỐC SỞ Y TẾ TỈNH SƠN LA BỊ BẮT VỀ HÀNH VI THIẾU TRÁCH NHIỆM GÂY HẬU QUẢ NGHIÊM TRỌNG
Mở rộng điều tra vụ án sai phạm trong đấu thầu mua sắm các thiết bị y tế xảy ra tại Sở Y tế tỉnh Sơn La, ngày 17/3, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an tỉnh Sơn La đã ra quyết định khởi tố bị can và lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Nguyễn Thị Kim An (sinh năm 1969, trú tại tổ 7, phường Chiềng Lề, thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La), nguyên Giám đốc Sở Y tế tỉnh Sơn La về hành vi “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” quy định tại khoản 3, Điều 360, Bộ luật Hình sự năm 2015. Quyết định khởi tố bị can và lệnh bắt bị can đã được Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Sơn La phê chuẩn.
Quá trình điều tra, đến nay, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an tỉnh Sơn La xác định bị can Nguyễn Thị Kim An cùng với các đối tượng là: Bùi Thị Thu (sinh năm 1969, trú tại phường Trung Liệt, quận Đống Đa, Hà Nội, Giám đốc Công ty Cổ phần thiết bị và công nghệ Hưng Phát), Sa Văn Khuyên (sinh năm 1960, trú tại tổ 3, phường Chiềng Lề, thành phố Sơn La, nguyên Phó Giám đốc Sở Y tế tỉnh Sơn La), Bùi Thị Hoa (sinh năm 1965, trú tại tổ 11, phường Quyết Tâm, thành phố Sơn La, nguyên Trưởng Phòng Kế hoạch - Tài chính, Sở Y tế tỉnh Sơn La), Mai Anh Tuấn (sinh năm 1987, trú tại tổ 9, phường Quyết Thắng, thành phố Sơn La, chuyên viên Phòng Kế hoạch - Tài chính, Sở Y tế tỉnh Sơn La) đã có sai phạm trong quá trình thực hiện gói thầu mua sắm trang bị y tế tuyến xã, tuyến cơ sở y tế gây thiệt hại ngân sách của Nhà nước.
Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an tỉnh Sơn La đang tiếp tục điều tra, làm rõ vụ án./.
ỦY BAN KIỂM TRA QUÂN ỦY TRUNG ƯƠNG ĐỀ NGHỊ KỶ LUẬT 10 QUÂN NHÂN
Ngày 16/3, Ủy ban Kiểm tra Quân ủy Trung ương đã tổ chức Kỳ họp thứ 18. Đại tướng Lương Cường, Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Quân ủy Trung ương chủ trì kỳ họp.
Tại kỳ họp, Ủy ban Kiểm tra Quân ủy Trung ương đã nghe báo cáo kết quả xem xét, đề nghị thi hành kỷ luật của Thường trực Ủy ban Kiểm tra Quân ủy Trung ương. Các thành viên Ủy ban Kiểm tra Quân ủy Trung ương tập trung thảo luận, phân tích làm rõ và kết luận những vi phạm của các cá nhân, bảo đảm chặt chẽ, đúng nguyên tắc, đúng quy định của Đảng, kỷ luật Quân đội. Ủy ban Kiểm tra Quân ủy Trung ương bỏ phiếu đề nghị thi hành kỷ luật của Đảng đối với 10 quân nhân (trong đó đề nghị kỷ luật về Đảng: khai trừ 4; kỷ luật Quân đội: giáng cấp bậc quân hàm 1, tước quân hàm sĩ quan 1 và tước danh hiệu quân nhân 8).
Phát biểu tại kỳ họp, Đại tướng Lương Cường đánh giá cao công tác tham mưu, chuẩn bị của Thường trực Ủy ban Kiểm tra Quân ủy Trung ương; chủ động kiểm tra, giám sát, nắm tình hình, kịp thời phát hiện, đề xuất các tập thể và cá nhân vi phạm kỷ luật thấu tình, đạt lý, đúng người, đúng lỗi vi phạm, không có vùng cấm trên tinh thần “trị bệnh, cứu người”. Quá trình xem xét kỷ luật luôn chấp hành nghiêm chủ trương của Đảng, pháp luật Nhà nước, quy định của Bộ Quốc phòng, đặc biệt giữ nghiêm nguyên tắc, quy định.
Đại tướng Lương Cường yêu cầu trong thời gian tới, Thường trực Ủy ban Kiểm tra Quân ủy Trung ương chủ động tham mưu cho Ban Thường vụ Quân ủy Trung ương và Ủy ban Kiểm tra Quân ủy Trung ương lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật; chủ động nắm bắt tình hình, phát hiện, kiểm tra đảng viên và tổ chức Đảng các cấp khi có dấu hiệu vi phạm; giải quyết kịp thời, xử lý dứt điểm đơn, thư tố cáo, khiếu nại, góp phần giữ vững và nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng; tăng cường đoàn kết, thống nhất, hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị./.