10/3/21

CHỈ CÓ BỌN THIẾU HIỂU BIẾT MỚI NÓI "VIỆT NAM ĂN CẮP"

 


Những năm gần đây, một số dự án của các bạn trẻ Việt Nam đã dày công nghiên cứu và phục dựng lại các trang phục cung đình Đại Việt thời Lê Sơ, Lê Trung Hưng. Các trang phục như Long bào, Long cổn của Hoàng đế Đại Việt hay các trang phục của các bậc Hậu, Phi được phục dựng sinh động từ nguồn tư liệu ít ỏi còn để lại cho đến ngày nay. Không lâu trước đó, một fanpage cổ phong Việt Nam đã công bố hình ảnh phục dựng trang phục "Địch Y" - Lễ phục của các Hậu phi thời Lê Trung Hưng thu hút sự quan tâm của cộng đồng mạng yêu lịch sử. Tuy nhiên, tại một số group cổ phong Trung Quốc, một số người Trung Quốc đã lấy những hình ảnh trên tố cáo "Việt Nam ăn cắp lễ phục hoàng gia Trung Quốc", rằng "người Việt Nam là những kẻ không biết xấu hổ, đến lễ phục của nước khác cũng đi ăn cắp". Đây thực sự là một sự thiếu hiểu biết đến từ những bạn trẻ Trung Quốc "ếch ngồi đáy giếng". 

Có thể bạn chưa biết, do sự giao lưu văn hóa trong suốt nhiều thế kỷ mà cho đến thời điểm Trung Quốc triều Minh, Việt Nam triều Lê và bán đảo Triều Tiên triều Triều Tiên thì các bậc hậu phi đều mặc Địch Y với tư cách là một loại trang phục cao quý nhất. Chẳng có chuyện thằng nào ăn cắp của thằng nào cả. Một bộ lễ phục đầy đủ mà các bậc hậu phi 3 nước sử dụng trời thời kỳ trên sẽ được gọi là "Vĩ Địch".


Thông tin duy nhất liên quan đến trang phục Hậu phi thời Hậu Lê là qua tờ chế ban tặng Chiêu Nghi làm Hoàng Thái Phi có đoạn: "Than ôi! Lễ phục Vĩ Địch vẻ vang không kể mất còn; nấm mộ truyền đài, trang trí sáng người trời đất"


Dựa vào nội dung tờ chế có thể thấy rõ ràng vào thời Lê lễ phục của Hoàng Thái Phi là Vĩ Địch (偉翟). "Vĩ Địch" là dạng lễ phục cho hậu phi có độ ổn định và phổ biến trong khối các nước dùng chữ Hán tương tự như lễ phục Cổn Miện dành cho Hoàng Đế. Vĩ Địch được sử dụng trong các dịp như đại lễ sách phong và hôn lễ, nó đồng thời cũng là Tế phục.


Một Bộ trang phục Vĩ Địch sẽ bao gồm:


Phượng Quan (鳳冠 - Mũ Phượng Hoàng)


Mũ Phượng Quan có màu sắc chủ đạo là màu xanh ngọc bích, được trang trí hoa lá, mây trời, chim phượng và rồng. Cũng giống như mũ Miện của Hoàng Đế mũ Phượng Quan sẽ có số trang sức để phân rõ đẳng cấp. Theo quy chế Tống - Minh: Cấp cao nhất là mũ Phượng Quan với 12 con rồng vàng và 9 phượng ngọc trên mũ - cấp thấp hơn 9 rồng 9 phượng - dưới nữa 6 rồng 3 phượng - 3 rồng 3 phượng - 3 rồng 2 phượng. 


Trang phục mặc với Phượng quan là Địch Y (翟衣) 


Hậu phi khi mặc trang phục Vĩ Địch thường mặc tới 5 - 6 lớp áo, với kết cấu phức tạp và chặt chẽ ngang với Cổn miện cho hoàng đế. Áo mặc ngoài của trang phục Vĩ Địch nguyên gốc màu đen huyền thêu hoa văn chim trĩ. Sang tới thời Đường nó được thay bằng màu xanh thẫm, trên thân áo thêu hoa văn chim trĩ 12 hàng, viền tay áo và cổ áo đều thêu rồng, kiểu thiết kế này được dùng tới hết thời Minh. Mặc dù vậy Lễ phục Vĩ Địch vẫn có sự biến dị nhất định dựa theo từng thời điểm - hoàn cảnh - quốc gia: Ví dụ thời Hán - Đường hoàng hậu dùng trâm hoa cài trên tóc thay cho Phượng Quan. Với Triều Tiên thay vì đội mũ Phượng quan thì hậu phi lại búi tóc thành búi lớn (Hoặc đội một bộ tóc giả lớn) sau đó cài trang sức và trâm vàng lên mái tóc đó, chính số trang sức trên tóc là thứ phân biệt đẳng cấp. Tại Việt Nam thì hầu hết các tài liệu về Địch Y đều bị chiến tranh thiêu rụi hoặc thất lạc, do vậy cho đến nay vẫn chưa thể phục dựng hoàn chỉnh một bộ Địch Y, tuy nhiên về cơ bản quy chế và họa tiết trên áo sẽ không có quá nhiều khác biệt với Địch Y Trung Quốc. 


Ngoài ra khi dùng trong hôn lễ trang phục Vĩ Địch sẽ được biến thể thành màu đỏ trang phục đó được gọi là trang phục Khuyết địch (阙翟), kiểu dáng và hoa văn gần như Địch Y chỉ khác ở màu sắc. Các phi tử của hoàng tử - thái tử thì sẽ mặc bộ trang phục gần giống Địch Y được gọi là Du địch (褕翟), về màu sắc kết cấu cơ bản gần giống Địch Y nhưng điểm khác là trên áo không thêu 12 hàng hoa văn chim trĩ mà thêu hoa văn chim diều hâu với 9 hàng.


Cả 3 bộ trang phục trên được gọi chung là Tam địch (三翟) là 3 dạng lễ phục cao quý và phổ biến nhất dành cho phụ nữ quý tộc, hậu phi tại các nước dùng chữ Hán.


Do vậy, nếu nói Việt Nam "ăn cắp" trang phục của Trung Quốc thì các anh các chị nên xem lại kiến thức của mình. Ngược lại, tà áo dài hiện nay của Việt Nam cũng không ít lần bị các bạn trẻ Trung Quốc "mượn" rồi đấy ạ!

0 nhận xét: