29/4/21

Chùm thơ về bầu cử 2.

  CON GÁI HỎI MẸ VỀ BẦU CỬ



 Bầu cử là gì hả mẹ 

Mà ti vi nói suốt ngày? 

Bầu cử là sao hở mẹ 

Ngoài đường rợp bóng cờ bay? 

 - Bầu cử là đi bỏ phiếu 

Chọn người đại diện cho dân 

Là quyền lợi và trách nhiệm 

Của tất cả người Việt Nam

 - Bây giờ con đang còn nhỏ 

Nên chưa bỏ phiếu được đâu

 Khi nào tròn 18 tuổi 

Thì con cũng được đi bầu 

Con nên luyện rèn học giỏi 

Mai sau dựng nước mạnh giàu 

 23 tháng 5 sắp tới 

Cả nhà đi bỏ phiếu thôi 

Hôm ấy ở nhà văn hóa 

 Rộn ràng, sẽ rất là vui 

Bầu cử chính là yêu nước 

Bây giờ con đã hiểu rồi.

* Trần Đức Tuấn

28/4/21

ĐẾN CHỊU CẢ ĐÁM ZẬN CHỦ 

 Thật hài hước khi gần đây, các đám zận chủ nhanh tay chia sẽ một hình ảnh gia đình Hương Tràm nhưng lại nhầm và bôi nhọ người đàn ông trong ảnh là chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ. Câu chuyện này thật hài hước khiến ai cũng thất vọng về tài nhìn người của zận chủ này. 

 Đúng là ca sĩ Hương Tràm đã có chụp hình với một người đàn ông và một bé trai, tuy nhiên họ có quan hệ máu thịt. Nói cách khác người đàn ông ấy cũng chính là cha ruột của ca sĩ Hương Tràm, NSND Tiến Dũng. Đang tự nhiên hạnh phúc vô bờ, cái tài khoản facebook Khanh Minh Tran lại xuyên tạc một cách trắng trợn đến như vậy. 


 Nhớ ngày xưa, các đám zận chủ luôn tìm cách hạ bê uy tín, xuyên tạc lãnh đạo Đảng và Nhà nước ta. Có những lúc, phát tán tin rằng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có nhà riêng ở Campuchia nhưng đến bây giờ vẫn chưa được diện kiến ngôi nhà ấy. Bởi vì, đó chỉ là lời đồn thổi thực chất không phải là sự thật. Bên cạnh đó, để hạ bệ Nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân với hàng trăm xe oto về quê Bến Tre nhưng lúc đó bà Ngân đang điều hành cuộc họp tại Hà Nội. Người ta thường nói câu nhà tôi 3 đời truyền thống nhưng đám xuyên tạc này mở mồm ra nhà tôi 3 đời chống cộng là người ta lại buồn vì đời thứ 3 còn kém xa đời thứ nhất mà đời thứ nhất thì đang vật vưỡng. 

 Hành động của Khanh Minh Tam biết rõ những thông tin này xuyên tạc, nhưng lão vẫn tung ra bởi cái ngoài mục đích dắt mũi những người nhẹ dạ cả tin thì âm mưu thâm độc hơn là tạo ra sự hoang mang, sự nghi ngờ trong dư luận. Và mục đích là hạ bệ uy tín của những lãnh đạo cấp cao, chủ chốt của Đảng và Nhà nước. Thậm chí, để đạt được mục đích của bản thân mình, họ còn không tiếc tay lôi kéo những người dân vô tội vào làm bàn đạp. Gia đình NSND Tiến Dũng là một ví dụ. Hiện nay, lợi dụng mạng xã hội để xuyên tạc, bôi nhọ người khác nhất là lãnh đạo cấp cao đang là một trong những thủ đoạn của các thế lực thù địch. Vì thế, mọi người cần phải nâng cao cảnh giác, hãy xác nhận tin trước khi chia sẽ. Hãy tỉnh táo trước mọi tình huống. Hãy biến mạng xã hội thành công cụ để phản bác lại các đối tượng. Như tên Khanh Minh Tam là một minh chứng.

LÀN SÓNG COVID-19 TẠI ẤN ĐỘ: BÀI HỌC ĐẮT GIÁ CHO SỰ LƠ LÀ 

 Nếu gọi các đợt bùng phát dịch Covid-19 là làn sóng dịch thì quả thật, Ấn Độ đang phải chịu một cơn sống thần khi trong một tuần nay, số người nhiễm và ch.ết vì Covid luôn đạt đỉnh cao chưa từng có, đảy nước này đến bờ vực sụp đổ khi nghĩa trang hết chỗ, bệnh viện hết giường và người dân tuyệt vọng. 


 Trong đại dịch Covid-19, Ấn Độ cũng là một trong những điểm nóng khi trải qua nhiều làn sóng dịch. Bằng các biện pháp mạnh tay vào đầu năm nay, chính phụ Ấn Độ tin rằng họ đã kiểm soát được dịch Covid-19 khi số ca nhiễm mỗi ngày dao động trong khoảng 10.000 ca và vắc xin đang được phân phối. Tuy nhiên, rất nhanh sau sự tự tin đấy, đại dịch Covid-19 đã quay trở lại Ấn Độ mạnh mẽ hơn, đánh quỵ nước này một lần nữa. Sự chủ quan, tâm lý xả hơi chính là nguyên nhân chính cho sự bùng phát dịch lần này chứ không phải là biến chủng của virus. Sau một thời gian thiết quân luật, các biện pháp phòng chống dịch được nới lỏng, những quy định, quy tắc bị người dân Ấn Độ bỏ qua. 

 Những trận đấu thể thao, những rạp chiếu phim đầy chặt khán giả khi dịch bệnh chưa kết thúc, những buổi lễ tôn giáo với hàng triệu tín đồ Hindu giáo hành hương về các thành địa hay trầm mình dưới sông Hằng để hi vọng gột sạch tội lội, những buổi mít tinh tranh cử với hàng chục ngàn người tham gia đã trở thành những sự kiện, những địa điểm gây nên siêu lây nhiễm cho Ấn Độ.  

Việt Nam chúng ta đã vượt qua thành công 3 đợt bùng phát dịch. Cuộc sống người dân đang ở trong tình trạng bình thường mới nhưng cũng vì đó mà người dân bắt đầu có dấu hiệu coi thường, nới lỏng các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh. Trước sự phức tạp của làn sóng dịch tại Ấn Độ, đặc biệt là tại Campuchia, Lào, Chính phủ đã chủ động đón chặn làn sóng dịch thứ 4 tại Việt Nam như tăng cường kiểm soát biên giới, lập các bệnh viện dã chiến ở các điểm nóng, hủy các chương trình bắn pháo hoa nhân ngày 30/4 nhằm hạn chế tụ tập đồng người. Có thể nói, Chính phủ, chính quyền các địa phương đang bước vào trận chiến Covid-19 mới với tâm lý chủ động. Nhưng một phần quan trọng, quyết định đến sự thành bại của cuộc chiến chống Covid-19 lần này, một bài học đắt giá từ Ấn Độ đó chính ý thức và sự hợp tác của người dân trong phòng chống dịch. Chúng ta chuẩn bị trải qua những ngày lễ lớn, khi người và phương tiện tăng cường lưu thông, thì mong rằng, mỗi người dân sẽ có ý thức hơn nhằm bảo vệ cuộc sống bình yên của chính chúng ta.

THẾ MỚI BIẾT VIỆT NAM LÀ NƠI ĐÁNG ĐỂ SỐNG

 Những tin tức về tình hình dịch bệnh Covid-19 ở Ấn Độ làm cho người xem thực chấn động, không phải ngày tận thế trong phim bom tấn Mỹ mà nó là thực tế của Ấn Độ của những ngày qua.


 Theo trang thống kê worldometer.info, tính đến 6h ngày 26/4 (theo giờ VN), toàn thế giới đã ghi nhận tổng cộng 147.763.698 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19, trong đó có 3.121.769 ca tử vong. Số ca nhiễm mới trong 24 giờ qua là 710.912 và 9.270 ca tử vong mới. Ngoài ra, Ấn Độ không có đủ giường bệnh, không tiến hành đủ xét nghiệm, thiếu thuốc men và oxy, quốc gia 1,4 tỷ dân này đang oằn mình trước số ca mắc không ngừng gia tăng. 

 Ở Mỹ thì xe container đông lạnh không đủ để chứa x.á.c người, tù nhân được trưng dụng để làm việc chuyển x.á.c; ở Châu Âu thì khá hơn Mỹ một chút, nhưng tình hình có thể tái bùng dịch bất kỳ lúc nào; còn ở Ấn Độ với Brazil thì đã làm cả thế giới ngỡ ngàng chỉ sau vài ngày.... 

 Có thể thấy rằng, chúng ta thật may mắn và hạnh phúc vì đang sống và làm việc ở Việt Nam bởi vì chúng ta có hệ thống chính quyền, có Đảng Cộng sản luôn quan tâm đến lợi ích của nhân dân, đặt lợi ích của nhân dân lên trên hết và không coi thường và không phân biệt, không bỏ rơi bất kỳ ai. Khi nhìn ra thế giới thì mới biết Việt Nam là nơi đáng sống và mơ ước của bao người!

 Trong khi tình hình dịch bệnh trên thế giới đang diễn biến phức tạp với số lượng ca mắc bệnh Covid-19 gia tăng mạnh mẽ, chưa có dấu hiệu dừng lại thì nguy cơ bùng phát dịch bệnh Covid-19 ở nước ta là cực kỳ cao, tỷ lệ rủi ro rất lớn (Lào và Campuchia bên cạnh sát sườn chúng ta cũng đang dịch bệnh, Ấn Độ thì đang diễn biến phức tạp…). Chúng ta không được phép chủ quan, lơ là với những biện pháp phòng dịch.

Vì vậy, khi người dân tranh thủ kỳ nghỉ lễ 30/4 sắp tới để đi du lịch, tham quan, nghỉ dưỡng thì cần nâng cao ý thức cảnh giác, ý thức bảo vệ bảo thân, tinh thần trách nhiệm trong công tác phòng chống dịch để bảo vệ mình, bảo vệ gia đình mình và bảo vệ đất nước của chúng ta/.

ĐÔI KHI LÒNG YÊU NƯỚC LẠI RƠI SAI CHỖ 

Lòng yêu nước lúc nào cũng đáng quý, đó cũng là một truyền thông lâu đời của dân tộc ta, qua bao thế hệ người dân Việt Nam vẫn mãi giữ một lòng yêu nước nồng nàn và đầy nhiệt huyết thế nhưng khi lòng yêu nước đó bị lợi dụng hoặc thể hiện một cách thái quá thì nó lại trở nên phản tác dụng.

 Mới đây, trên trang FB ngư dân Ngư Lộc đã đăng tải một đoạn video “kêu cứu” về việc hai tàu cá của Trung Quốc vào sát bờ biển Việt Nam để đánh bắt, cách đảo Cát Bà, Hải Phòng chỉ 35 hải lý về phía Nam nhưng không thấy cảnh sát biển Việt Nam ra chấp pháp.

 Rất nhanh sau đó, video của anh ngư dân đã được các trang phản động mượn tạm về để xuyên tạc, trong đó không thể thiếu những cái tên như RFA, BBC, Việt Tân,.. Tất cả đều biến hóa video gốc trở nên nghiêm trọng, đều mang sắc thái nặng nề giống như sắp xảy ra chiến tranh giữa ta và anh Tàu thế nhưng trong video thì có vẻ bản thân anh ngư dân cũng không cảm thấy quá nguy hiểm như những gì mà các đối tượng miêu tả. Nếu là một người khôn ngoan thì anh ngư dân có lẽ nên gọi ngay cho các cơ quan chức năng để xử lí chứ đừng đứng đó để quay video, livestream. 

 Mỗi một ngư dân ra khơi như một ngọn cờ tổ quốc, đánh dấu chủ quyền lãnh thổ của quốc gia, thế nhưng có lẽ chưa phải tất cả mọi người đều nhận ra điều đó, một số đối tượng vẫn đang cố tình lợi dụng điều đó để xuyên tạc rằng Việt Nam đang bán đảo cho Trung Quốc Luật pháp quốc tế đã có, nếu cơ quan chức năng có mặt tại hiện trường lúc đó, tôi tin chắc rằng 2 chiếc tàu kia sẽ bị xử lí và gửi về Trung Quốc, thế nhưng đáng tiếc rằng lòng yêu nước của một số người lại quá mù quáng . Tóm lại cứ quay video với livestream thì chỉ béo cho mấy anh phản động hay các tờ báo lá cải như RFA.

CẢNH GIÁC TRƯỚC NGUY CƠ BÙNG DỊCH LUÔN THƯỜNG TRỰC

 Dịp nghỉ lễ 30/4 tới đây, nhu cầu vui chơi, giải trí, du lịch của người dân chắc chắn sẽ tăng cao. Tuy nhiên, điều này cũng kéo theo những lo ngại trong bối cảnh tình hình dịch bệnh của một số nước trên thế giới đang diễn biến phức tạp, nhất là số ca nhiễm ở các nước láng giềng của Việt Nam như Lào, Campuchia, Thái Lan cũng đang tăng. 


 Trước diễn biến mới của tình hình dịch bệnh, nhất là nguy cơ có thể bùng phát dịch trở lại ở trong nước, Chính phủ và các địa phương đều đã có những chỉ đạo quyết liệt để thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch, nhất là hạn chế tụ tập đông người, giảm quy mô hoặc dừng tổ chức sự kiện, lễ hội. Điều này ít nhiều sẽ tác động tới nhu cầu, kế hoạch vui chơi, giải trí… của nhiều gia đình, cá nhân. Tuy nhiên, việc bảo đảm an toàn sức khỏe cộng đồng là điều quan trọng bởi nguy cơ bùng phát dịch trở lại luôn thường trực. Do đó mỗi cá nhân nên tuân thủ, phối hợp với các chỉ đạo, hướng dẫn, khuyến cáo của các cơ quan chức năng. 

 Một khi dịch bệnh trên thế giới đang phức tạp và việc tiêm chủng chưa được thực hiện ở diện rộng thì rõ ràng chưa thể yên tâm khi nguy cơ bùng dịch vẫn luôn hiện hữu. Vậy nên, không được chủ quan, lơ là, mất cảnh giác với những diễn biến mới của dịch bệnh. Chính phủ, các bộ ngành, địa phương đã nhận diện rất rõ các nguy cơ và chỉ đạo rất quyết liệt để bảo vệ những thành quả phòng, chống dịch trong suốt thời gian qua. Tuy nhiên, sự phối hợp, đồng thuận của nhân dân cũng là một nhân tố cực kỳ quan trọng để cùng Chính phủ nỗ lực chống dịch. Đợt bùng phát dịch ở nhiều nước trên thế giới, trong đó có các nước châu Á cho thấy, cùng với các biện pháp phòng chống dịch, việc khẩn trương triển khai tiêm chủng vắc -xin covid-19 có ý nghĩa rất quan trọng. Chỉ khi việc tiêm chủng được thực hiện trên diện rộng, dịch được kiểm soát thì mới có thể yên tâm, tập trung phát triển kinh tế. Vậy nên, cần phải loại bỏ ngay các luận điệu bài trừ việc tiêm vắc-xin phòng bệnh gây hoang mang trong dư luận.

KHÉP LẠI QUÁ KHỨ, NHƯNG KHÔNG CÓ NGHĨA ĐƯỢC PHÉP QUÊN ĐI LỊCH SỬ

  Khi nói về lịch sử, đại văn hào Victor Hugo từng khảng định: "Lịch sử là tiếng vọng của quá khứ trong tương lai và là phản chiếu tương lai trên quá khứ. Lịch sử là những gì diễn ra trong quá khứ, nhưng nó luôn có mối quan hệ mật thiết với hiện tại và tương lai". Lịch sử chính là thước đo chân lý và bác bỏ mọi sự xuyên tạc của các thế lực thù địch, vì vậy những trang sử hào hùng của dân tộc Việt Nam sẽ mãi trường tồn cho dù thời gian trôi qua. 

 Nhìn về quá khứ không phải là để nung nấu hận thù, càng không phải để kích động tư tưởng bài ngoại, mà nhớ về quá khứ chính là cơ sở để xây dựng lòng tự tôn, tự hào dân tộc trong mỗi người, từ đó suy nghĩ sáng suốt, hành động hiệu quả để không làm tổn thương cha ông ta những người đã không ngại gian khổ hy sinh để giành nền độc lập tự do cho dân tộc.

 Để có được nền hòa bình, độc lập, thống nhất ngày hôm nay, dân tộc chúng ta đã phải trải qua biết bao gian khổ hy sinh, trên mỗi con đường mỗi thửa ruộng đi qua in dấu chân biết bao người anh hùng. Trong các cuộc trường chính dân tộc lớp lớp thế hệ cha anh lên đường ra mặt trận, bỏ lại sau lưng mẹ già, em thơ, vợ trẻ, họ chiến đấu hy sinh vì Tổ quốc, lịch sử được viết lên bởi những tấm lòng trung kiên viết về một thế hệ không biết cúi đầu, họ nguyện hiến dâng xả thân vì Tổ quốc. 

 Trải qua hơn 4000 năm dựng nước và giữ nước, dân tộc Việt Nam đã phải đương đầu với biết bao cuộc xâm lăng của các thế lực ngoại bang với nền kinh tế hùng mạnh, vũ khí tối tân, nhưng tinh thần yêu nước cùng với sự đoàn kết đã làm nên sức mạnh, giúp dân tộc ta vượt qua mọi khó khăn thử thách, không những không chịu khuất phục mà còn đương đầu, chiến đấu và chiến thắng. Khát khao hòa bình, khát khao chiến thắng thôi thúc bao con tim tự nguyện lên đường đi chiến đấu. Toàn quân, toàn dân dưới sự lãnh đạo Đảng - Bác Hồ vùng lên đánh đuổi giặc ngoại xâm, không kể phụ nữ chân yếu tay mềm, không kể chi tuổi tác già nua với khí thế sục sôi tất cả cho tiền tuyến. Cuộc chiến tranh thắng lợi tạo ra một bước ngoặc lịch sử vĩ đại mang tên thời đại Hồ Chí Minh . Giờ đây nước nhà thống nhất Bắc Nam sum họp một nhà, dân tộc ta vừa xây dựng đất nước vừa phải hàn gắn vết thương chiến tranh, các thế lực thù địch vẫn tìm mọi cách chống phá Đảng- Nhà nước ta. Dư âm của cuộc chiến tranh khốc liệt vẫn còn đó, nỗi đau nhức nhối của các anh thương bệnh binh, bao em bé nhiễm chất độc màu da cam có lớn mà không có khôn, bao cảnh vợ mất chồng, mẹ mất con, nước mắt mẹ cạn khô cạn vì những người con thân yêu lần lượt ra đi mãi mãi không trở về, hàng triệu người con đã ngã xuống để bảo vệ Tổ quốc. Khắp nơi trên đất nước Việt Nam những nghĩa trang sừng sững mình chứng cho cuộc chiến đấu khốc liệt. Với những hy sinh, mất mát to lớn không gì bù đắp được, chúng ta càng thấm thía giá trị của độc lập, tự do, của hòa bình, thống nhất. Chúng ta càng phải kiên quyết bảo vệ những thành quả cách mạng đã giành được, giữ gìn độc lập, tự do và toàn vẹn lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc; tiếp tục nỗ lực phấn đấu hết sức mình để các thế hệ người dân Việt Nam mãi mãi được sống trong hòa bình, ấm no, hạnh phúc./ 

BỘ Y TẾ KÊU GỌI NGƯỜI DÂN ĐỒNG LÒNG BẢO VỆ THÀNH QUẢ PHÒNG, CHỐNG DỊCH

Thông tin từ Bộ Y tế cho biết, tính đến 6 giờ ngày 28/4, Việt Nam ghi nhận tổng cộng 1.571 ca mắc COVID-19 do lây nhiễm trong nước. Số ca mắc mới tính từ ngày 27/1 đến nay là 911 ca. Tính từ 18 giờ ngày 27/4 đến 6 giờ ngày 28/4, nước ta không ghi nhận ca mắc mới COVID-19. Đến thời điểm này, nước ta còn 38.520 người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly).


 Theo Bộ Y tế, dịch COVID-19 trên thế giới hiện đang rất phức tạp, tiếp tục gia tăng về lượng người mắc bệnh, số người chết và bùng phát trở lại ở nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có một số nước láng giềng có chung đường biên giới phía Tây Nam nước ta. Đặc biệt, lực lượng chức năng đã phát hiện các trường hợp mắc bệnh nhập cảnh trái phép vào Việt Nam; nguy cơ tiềm ẩn dịch bệnh bùng phát trở lại, nhất là dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 sắp tới. 

Do đó, Bộ Y tế kêu gọi mỗi người dân hạn chế đến nơi công cộng, tập trung đông người không cần thiết; không được chủ quan, lơ là; luôn đề cao cảnh giác phòng chống dịch. Khi phát hiện các trường hợp nghi ngờ nhập cảnh trái phép, người dân cần lập tức thông báo ngay cho chính quyền địa phương để tổ chức cách ly, xử lý kịp thời. Trong ảnh: Triển khai tiêm vắc xin cho nhân viên các đơn vị y tế tại Trung tâm Y tế thành phố Đông Hà.

THẾ GIỚI ĐÃ CÓ GẦN 150 TRIỆU NGƯỜI MẮC COVID-19

 


Theo trang thống kê worldometers.info, đến 8h00 sáng 28/4 (theo giờ Việt Nam), thế giới đã ghi nhận số ca tử vong do dịch COVID-19 là 3.148.011 ca, trong tổng số 149.313.230 ca mắc. Với tốc độ lây nhiễm gần 900.000 ca trong một ngày, tổng số người mắc COVID-19 trên toàn thế giới đang nhanh chóng tiến tới con số 150 triệu người. Mỹ vẫn là nước có số ca nhiễm và tử vong cao nhất thế giới, lần lượt là 32.926.280 ca nhiễm và 587.369 ca tử vong. Trong 24 giờ qua, Mỹ ghi nhận thêm 51.235 ca nhiễm và 870 ca tử vong vì dịch COVID-19. Ấn Độ đứng thứ hai về số ca nhiễm với 17.988.637 ca (tăng 319.435 ca trong một ngày qua) trong khi Brazil đứng thứ hai về số ca tử vong, hiện là 392.204 ca trong tổng số hơn 14.370.456 ca nhiễm. Trong 24 giờ qua, Ấn Độ có thêm 2.764 ca tử vong vì COVID-19. 

PHÁO HOA RẤT ĐẸP NHƯNG CHÚNG TA AN TOÀN LÀ QUAN TRỌNG NHẤT

Theo thông lệ, cứ vào dịp Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, nhiều địa phương tổ chức bắn pháo hoa, nhất là các trung tâm đô thị lớn, những trung tâm du lịch… Nhưng năm nay, trước diễn biến phức tạp của dịch, nhiều địa phương đã chủ động dừng các hoạt động công cộng…



Vừa qua, hàng loạt địa phương gồm Hà Nội, TP. HCM, Đà Nẵng, Quảng Ninh, Quảng Trị, Nghệ An…đã chủ động quyết định dừng bắn pháo hoa dịp 30/4-1/5 với cùng lý do: bảo đảm an toàn chống dịch, hạn chế việc tập trung đông người.


Cụ thể, tỉnh Nghệ An quyết định dừng bắn pháo hoa chào mừng Lễ hội Du lịch biển Cửa Lò đêm 30/4 và các lễ hội khác. Tỉnh Quảng Trị cũng quyết định hủy kế hoạch bắn pháo hoa tầm thấp vào tối 30/4 ở khu Dịch vụ - Du lịch biển Cửa Việt (thị trấn Cửa Việt, huyện Gio Linh) để khai trương mùa du lịch biển 2021.


Tỉnh Quảng Ninh dự kiến bắn pháo hoa tại TP Hạ Long, TP Cẩm Phả và thị xã Đông Triều trong dịp lễ 30/4 và 1/5, gắn với các chương trình nghệ thuật đặc sắc nhằm kích cầu du lịch thì nay cũng hủy bỏ. Phần kinh phí từ việc dự kiến bắn pháo hoa sẽ được sử dụng vào việc mua sắm trang thiết bị, vật tư y tế thiết yếu phục vụ phòng, chống dịch. 


Bây giờ virus biến thể COVID-19 phát triển rất nhanh. Đọc các thông tin hiện nay trên báo, tình hình Ấn Độ rất kinh khủng. Tôi cũng muốn không khí rộn ràng nhưng những hoạt động này phức tạp, tập trung rất đông người, lỡ xảy ra chuyện gì ân hận không kịp”, Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong đã nói tại cuộc họp họp khẩn về phòng chống dịch COVID-19 ngày 26/4.


Trước đó, TPHCM dự kiến tổ chức 4 điểm bắn pháo hoa, trong đó hai điểm bắn pháo hoa tầm cao là khu vực đầu đường hầm sông Sài Gòn (TP Thủ Đức), tòa nhà Landmark 81 (quận Bình Thạnh).


Có thể nói, quyết định nêu trên của các địa phương thể hiện tinh thần tuân thủ nghiêm các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, đó là: tuyệt đối không được lơ là, chủ quan, nêu cao ý thức và trách nhiệm vì sức khỏe cộng đồng và cá nhân.


Bắn pháo hoa thì vui và nhu cầu này có thật nhưng niềm vui đến đâu khi mà còn đó nỗi lo an toàn về sức khỏe của người dân. Lơ là, chủ quan là bài học nhỡn tiền với cái giá rất đắt mà chúng ta đang thấy ở Ấn Độ, quốc gia “vỡ trận” trước #COVID-19 với con số hơn 300.000 ca nhiễm mỗi ngày trong thời gian gần đây.


Cho đến thời điểm hiện tại, mặc dù Việt Nam đang được xem là yên bình trước dịch bệnh, thế nhưng điều đó không cho phép chúng ta “ngơi nghỉ”, mất cảnh giác, nhất là khi các nước trong khu vực như Lào, Campuchia, Thái Lan… đang trở thành điểm nóng.


Phát triển kinh tế-xã hội là điều quan trọng nhưng để dịch bùng phát thì trước hết là ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của mỗi cá nhân và cũng “cuốn trôi” những thành quả kinh tế đã đạt được. Phát triển kinh tế phải song song với phòng chống dịch, với “5K+vaccine”, trước hết là đeo khẩu trang ở nơi công cộng, nơi đông người, đây là "chiếc áo giáp" hữu hiệu nhất bảo vệ người dân mà Bộ Y tế khuyến cáo. Chúng ta kiên quyết không để dịch bùng phát trở lại, mỗi người vì sức khỏe cộng đồng, vì lợi ích quốc gia, vì chính mình.


Pháo hoa rất đẹp nhưng chúng ta an toàn là quan trọng nhất.

Đức Tuân

KHI KHÓ KHĂN MỚI BIẾT AI LÀ ANH EM

  Dịch Covid 19 xuất hiện, làm đảo lộn mọi thứ của cuộc sống thậm chí cướp đi mạng sống của con người. Hàng ngày, hang giờ báo đài liên tục đưa tin về dịch Covid với tốc độ lây lan “bàn thờ”. Nhiều nước gần đây được xem như là “vỡ trận’ như Ấn Độ, Thái Lan…và một số nước anh em gần với Việt Nam như Campuchia. Thế nhưng, lúc khó khăn mới biết ai là bạn, ai là thù. Việt Nam đã sẵn sàng giúp đỡ Campuchia đồng lòng cùng vượt qua khó khan này. Hành động này thật đáng nể. Dù Việt Nam cũng không dư giả gì mấy nhưng vẫn sẵn lòng giúp đỡ. Thế mới thấy được tính nhân văn cao cả. 


 Tính đến ngày 24/4 Campuchia đã có 2.281 bệnh nhân COVID-19 ở Phnom Penh và các tỉnh khác trên đất nước này. Con số ngày càng tăng lên, nhiều nguy cơ thiếu hụt về thiết bị y tế, nơi ở và sinh hoạt. Trước bối cảnh dịch bệnh diễn ra phức tạp ở Campuchia hiện nay, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đã quyết định hỗ trợ Campuchia 800 máy thở, hai triệu khẩu trang y tế, 300.000 khẩu trang N95 và các trang thiết bị y tế khác. Ngoài ra đó, nếu Campuchia đồng ý, cơ sở điều trị của Campuchia sẽ được kết nối với Việt Nam. Việt Nam sẽ cử bác sĩ, chuyên gia trao đổi cùng bác sĩ điều trị của Campuchia để việc điều trị hiệu quả nhất. Ngoài ra đó, Việt Nam cũng sẵn sàng cử các chuyên gia, bác sĩ sang hỗ trợ Campuchia nếu có yêu cầu từ nước bạn. 

 Hiện tại, chỉ mới có Việt Nam hỗ trợ cho nước này. Chứng tỏ rằng quan hệ giữa hai nước rất thân thiết với nhau. Mối quan hệ giữa Việt Nam và Campuchia đã từ những 40 năm trước. Khi dân tộc Campuchia đối diện sự tồn vong lớn nhất trong suốt chiều dài lịch sử. Lúc đó, chỉ mỗi Việt Nam trên diễn đàn LHQ mà chẳng mấy quốc gia lắng nghe. Theo nguyện vọng của nhân dân CPC, Việt Nam đưa quân qua giúp lật đổ chế độ diệt chủng Pol Pot.

 Nhân dân Việt Nam là vậy, là tấm lòng sẵn vì người khác, giúp đỡ trong lúc khó khan. Đã từng khiến rất nhiều nước khâm phục, nể nang. Trên thế giới này, có không biết bao nhiêu kẻ mạnh, kẻ giàu nhưng duy nhất chỉ có người bạn láng giềng nghèo Việt Nam đến cứu sống dân tộc ta mà thôi. Hãy trân trọng điều đó nhé Campuchia. Mong rằng, nhân dân và đất nước Campuchia sẽ chống được dịch bệnh; kiểm soát tốt và khắc phục hậu quả. Mong rằng tình anh em Việt Nam – Campuchia sẽ mãi mãi tốt đẹp.

27/4/21

SÁNG NAY KHÔNG GHI NHẬN CA MẮC MỚI; PHÁT HIỆN, BẮT GIỮ 31 NGƯỜI NHẬP CẢNH TRÁI PHÉP VÀO VIỆT NAM

Số ca mắc ở Việt Nam: 

- Tính đến 6h ngày 27/4: Việt Nam có tổng cộng 1570 ca mắc COVID-19 do lây nhiễm trong nước, trong đó số lượng ca mắc mới tính từ ngày 27/1 đến nay: 910 ca.

 - Tính từ 18h ngày 26/4 đến 6h ngày 27/4: 0 ca mắc mới. 

Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly): 38.919, trong đó: - Cách ly tập trung tại bệnh viện: 518 - Cách ly tập trung tại cơ sở khác: 23.409 - Cách ly tại nhà, nơi lưu trú: 14.992. 


 💊 Tình hình điều trị: - Số ca âm tính với SARS-CoV-2: + Lần 1: 13 + Lần 2: 15 + Lần 3: 20 - Số ca tử vong: 35 ca. - Số ca điều trị khỏi: 2.516 ca. 💉 Thông tin tiêm chủng: Có thêm 50.104 người được tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 trong ngày 26/04/2021 Tính đến 16 giờ ngày 26/04/2021, tổng cộng đã thực hiện tiêm vắc xin phòng COVID-19 đợt 1 và 2 tại các tỉnh/TP cho 259.736 người là cán bộ, nhân viên y tế đang trực tiếp điều trị bệnh nhân #COVID19, các nhân viên y tế thực hiện các nhiệm vụ như lấy mẫu bệnh phẩm, xét nghiệm, truy vết, thành viên các tổ #COVID-19 cộng đồng, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch các cấp, các lực lượng công an, quân đội. Chi tiết 50.104 người được tiêm tại 42 tỉnh/TP và các cơ sở y tế của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng trong ngày 26/04/2021 như sau: - Đợt 1: 1- Hà Nội: 46 người 2- Quảng Ninh: 84 người 3- Bộ Quốc phòng: 491 người - Đợt 2: 1- Hà Nội: 9.051 người 2- Hải Phòng: 62 người 3- Nam Định: 313 người 4- Thanh Hoá: 1.696 người 5- Bắc Ninh: 1.379 người 6- Phú Thọ: 1.857 người 7- Hải Dương: 1.751 người 8- Hưng Yên: 1.073 người 9- Thái Nguyên: 750 người 10- Quảng Ninh: 895 người 11- Hoà Bình: 563 người 12- Nghệ An: 1.394 người 13- Hà Tĩnh: 382 người 14- Lai Châu: 354 người 15- Lạng Sơn: 288 người 16- Cao Bằng: 732 người 17- Yên Bái: 372 người 18- Lào Cai: 1.761 người 19- Sơn La: 72 người 20- Điện Biên: 952 người 21- TT- Huế: 830 người 22- Tp. Đà Nẵng: 165 người 23- Bình Định: 1.300 người 24- Phú Yên: 907 người 25- Khánh Hòa: 892 người 26- Bình Thuận: 801 người 27- Ninh Thuận: 1.026 người 28- Kon Tum: 1.748 người 29- Gia Lai: 1.203 người 30- Đắc Lắc: 215 người 31- Đắk Nông: 183 người 32- TP. Hồ Chí Minh: 6.269 người 33- Đồng Nai: 2.475 người 34- Tiền Giang: 58 người 35- Lâm Đồng: 376 người 36- Cần Thơ: 1.164 người 37- Sóc Trăng: 843 người 38- Vĩnh Long: 1.038 người 39- Đồng Tháp: 416 người 40- Bình Phước: 171 người 41- Cà Mau: 579 người 42- Bạc Liêu: 1.127 người --- 

👮 Chỉ trong vòng 4 giờ của buổi sáng ngày 26/4, lực lượng chức năng phát hiện 4 vụ với 31 người nhập cảnh trái phép vào Việt Nam. Trong số người nhập cảnh trái phép, có cả người Việt Nam và người Trung Quốc. Cụ thể, khoảng 2h30 sáng 26/4, tại thủy phận sông Tiền, xã Vĩnh Xương, thị xã Tân Châu, An Giang, tổ công tác của Trạm cửa khẩu Đồn biên phòng quốc tế Vĩnh Xương phối hợp với Trạm cửa khẩu quốc tế Thường Phước, huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp đã phát hiện 1 hộ gia đình gồm 8 người (3 nam, 5 nữ), có 4 người lớn và 4 trẻ em. Họ đi trên 2 chiếc vỏ lãi từ tỉnh Kompong Chnang, vương quốc Campuchia di chuyển đến đường biên giới sông Tiền để nhập cảnh trái phép từ Campuchia vào Việt Nam. Tổ công tác đã kịp thời ngăn chặn, đẩy đuổi nhóm người trên quay về Campuchia tiếp tục làm ăn sinh sống, không quay lại Việt Nam. Cũng vào lúc 2h30 ngày 26/4, tổ tuần tra kiểm soát Đồn biên phòng Ia Rvê (Đắk Lắk) đã phát hiện, truy bắt 10 người nhập cảnh trái phép từ Campuchia còn mang theo... gỗ lậu. 10 người này gồm Y Khôi Ksơr, Y Min Bkrông, Y Dê Ru Ađrơng, Y Dinh Ađrơng, Y Khách Ađrơng, Y Loan Siu, Y Lặc Đà Kpă, Y Cư Niê, Y Hum Ksơr, Y Vu Siu (cùng trú thị trấn Ea Súp, huyện Ea Súp). Đồn biên phòng Ia Rvê đã bàn giao 10 người trên cho Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 huyện Ea Súp xử lý theo quy định. Đến 4h10 ngày 26/4, tổ tuần tra Đồn biên phòng cửa khẩu cảng An Thới (thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang) trong lúc làm nhiệm vụ đã phát hiện hai sà lan chạy từ phía Campuchia về địa bàn vùng biển thành phố Phú Quốc. Lực lượng làm nhiệm vụ đã dùng xuồng cao tốc chạy ra biển chặn bắt, đưa 4 người đi trên 2 sà lan vào phường An Thới làm việc. 4 người này khai tên Nguyễn Đông S. (44 tuổi, ngụ Vĩnh Long), Võ Ngọc S. (32 tuổi, ngụ Đồng Tháp), Phạm Văn L. (26 tuổi) và Nguyễn Văn T. (32 tuổi, cùng ngụ tỉnh Kiên Giang). Bước đầu, 4 người cho biết họ thuê sà lan sang Campuchia khai thác cát. Do dịch bệnh ở nước bạn bùng phát nên trốn về Việt Nam. Tiếp đó, lúc 6h30 sáng 26/4, Công an xã An Phú, UBND huyện Hớn Quản, Bình Phước nhận được tin báo có nhóm người nước ngoài xuất hiện tại xã An Phú, huyện Hớn Quản, có dấu hiệu nhập cảnh trái phép. Công an xã An Phú phối hợp với Ban chỉ huy quân sự xã cùng người dân bao vây, bắt 9 người [ẢNH] đưa về trụ sở công an làm việc. Tại cơ quan công an, 9 người này khai có quốc tịch Trung Quốc. Sau khi nhập cảnh vào Campuchia, nhóm này tổ chức vượt biên trái phép theo đường mòn, lối mở vào Việt Nam. Tuy nhiên, khi đang di chuyển vào địa bàn xã An Phú, huyện Hớn Quản thì bị phát hiện, bắt giữ... 

26/4/21

KHÔNG AI BỊ BỎ LẠI PHÍA SAU 

Ngày 25-4, Tham tán Đỗ Thanh Hải của Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ cho biết cộng đồng người Việt tại Ấn Độ có hơn 1.000 người sống rải rác ở nhiều bang và thành phố.



Người Việt tại đây đối mặt với nhiều khó khăn như nguy cơ mắc bệnh tăng rất cao, nếu mắc bệnh thì nguy cơ bị bệnh nặng hoặc tử vong rất cao do hệ thống y tế của Ấn Độ bị quá tải. Điều kiện sống, đi lại, mua các nhu yếu phẩm trong dịch cũng khó khăn, bên cạnh những sức ép về tâm lý mà người Việt phải đối mặt.


Ông Hải cho biết Đại sứ quán đã tổ chức 6 chuyến bay đưa gần 1.000 người Việt về nước và hiện chỉ còn khoảng 100 người ở lại.


Đại sứ cũng duy trì liên hệ với bà con và sẵn sàng tư vấn, can thiệp nếu cần, hỗ trợ về mặt giấy tờ, cung cấp nhu yếu phẩm, thuốc men hoặc can thiệp để công dân Việt Nam được chữa trị.

24/4/21

"HY VỌNG NẠN ĐUA XE SẼ BỊ NGĂN CHẶN"

  Hơn một năm trước, ngày 11-4-2020, chiến sĩ cảnh sát cơ động Công an Đồng Nai Phan Đức Mạnh phải cưa bỏ một chân vì bị 'quái xế' tông thẳng vào người khi đi tuần tra một vụ đua xe trái phép. 


 Một năm qua, Mạnh vẫn hi vọng một ngày nào đó nạn đua xe trái phép sẽ bị ngăn chặn. Bởi hơn ai hết, Mạnh hiểu được những hậu quả mà các "quái xế" gây ra khi chính anh là nạn nhân. 

"Mình còn nhớ đêm tỉnh lại sau ca phẫu thuật chi, mình thấy mẹ bơ phờ vì thức trắng 1 ngày 1 đêm, đứng ngoài phòng hồi sức chờ mình tỉnh, cha thì ôm chiếc chân đã cắt bỏ từ 2/3 đùi trở xuống của mình về quê chôn. Thế là không kìm được nước mắt khi nhìn xuống một bên chân mình đã cắt bỏ sau ca phẫu thuật" - Mạnh nhớ lại đêm kinh hoàng hơn một năm trước. Trong hơn 2 năm công tác tại Phòng cảnh sát cơ động Công an tỉnh Đồng Nai, chiến sĩ trẻ Phan Đức Mạnh luôn có mặt cùng đồng đội thực hiện nhiệm vụ ngăn chặn "quái xế" và luôn cùng đồng đội hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Mạnh tâm sự: "Mình cùng các đồng đội thực hiện chỉ đạo của giám đốc Công an tỉnh kết hợp cùng Phòng CSGT. Mình luôn nghĩ mình còn trẻ, còn xông pha được để giữ bình yên cho người dân, nhất là phải ngăn chặn nạn đua xe trái phép vì nó khiến người dân mất ăn mất ngủ, đe dọa tính mạng người đi đường. Nên khi được giao nhiệm vụ tuần tra cùng đồng đội, mình luôn cố gắng để hoàn thành tốt nhiệm vụ". Đêm 11-4-2020, trên khu vực quốc lộ 51 thuộc phường Tam Phước, TP Biên Hòa (một điểm nóng đua xe trái phép) diễn ra một cuộc đua xe với số lượng lên đến gần 100 "quái xế" đi trên khoảng 60 xe máy đang đánh võng, lạng lách. Lúc này, tổ tuần tra của Mạnh nhận được tin báo nên tức tốc tới hiện trường. Khi đến điểm đua xe, tổ tuần tra ra hiệu lệnh dừng xe thì nhóm "quái xế" như ong vỡ tổ, một số "quái xế" lao xe vào lực lượng cảnh sát để bỏ trốn. Vì số lượng xe quá đông, đường tối và ánh đèn pha gây chói mắt, Mạnh quá bất ngờ không kịp tránh nên đã lãnh trọn cú tông với tốc độ "bàn thờ" của một "quái xế". Mạnh khi đó mới 21 tuổi đã phải cưa một chân do mất máu quá nhiều, bị hoại tử trong lúc chờ phẫu thuật. Ở thời điểm bị nạn khi làm nhiệm vụ, Mạnh đang ấp ủ ước mơ thi vào đại học cảnh sát để trở thành sĩ quan công an. Nhưng với sức khỏe hiện tại, Mạnh không đủ tiêu chuẩn thi tuyển vào trường. "Sau tai nạn, ban giám đốc Công an tỉnh và anh em đồng đội luôn bên cạnh động viên, giúp đỡ cùng các nhà hảo tâm đã hỗ trợ Mạnh về vật chất lẫn tinh thần. Ba mẹ cũng ráng gom góp để mình có thể lắp chân giả, tiện cho việc đi lại" Ba mẹ của Mạnh hiện ở Lâm Đồng. Mọi sinh hoạt trong cuộc sống hiện tại Mạnh phải học lại từ đầu. Từ cách chống nạng, tập đi chân giả, tập quen với đôi chân không còn lành lặn mà trước đó chàng thanh niên trẻ đam mê thể thao có thể chơi giỏi nhiều môn như bóng chuyền, bơi lội... Mạnh nói: "Nhiều lúc thấy anh em trực chiến đi làm nhiệm vụ ở điểm nóng cũng buồn lắm, chỉ ước chân mình có thể bình thường lại như ngày xưa, nghe lệnh là nhảy lên xe đi cùng anh em bảo vệ bình yên cho bà con, nhưng giờ đành bất lực".

VỚI NHỮNG KẺ DÁM XÚC PHẠM BÁC HỒ KÍNH YÊU, MỨC ÁN NÀY VẪN QUÁ NHẸ NHÀNG

 Ngày 23/4, Tòa án nhân dân tỉnh Phú Yên mở phiên tòa sơ thẩm xét xử công khai đối với Trần Thị Tuyết Diệu (sinh năm 1988, nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: thôn Xuân Thạnh 1, xã Hòa Tân Tây, huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên) về tội "Làm, tàng trữ, phát tán, tuyên truyền thông tin, tài liệu nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam" quy định tại Khoản 1, Điều 117 Bộ luật Hình sự năm 2015. 


 Sau khi nghị án, Hội đồng xét xử đã tuyên phạt Trần Thị Tuyết Diệu 8 năm tù giam. Thời hạn phạt tù tính từ ngày bị cáo bị bắt tạm giam. 

 Cáo trạng của Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Phú Yên nêu rõ, từ tháng 9/2019 đến tháng 4/2020, tại địa chỉ số 685/7 Xô Viết Nghệ Tĩnh, Phường 26, quận Bình Thạnh (Thành phố Hồ Chí Minh) và thôn Xuân Thạnh 1, xã Hòa Tân Tây, huyện Tây Hòa (tỉnh Phú Yên), Trần Thị Tuyết Diệu có hành vi sử dụng máy tính xách tay, điện thoại di động và các thiết bị quay phim để làm, tàng trữ 25 bài viết và 9 video có nội dung chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Sau đó, Trần Thị Tuyết Diệu đăng tải, phát tán, tuyên truyền trên tài khoản mạng xã hội facebook "Tuyết Babel" và kênh Youtube "Tuyết Diệu Trần" do mình tạo lập, quản lý, sử dụng. Trần Thị Tuyết Diệu còn tàng trữ 7 bài viết khác có nội dung chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong máy tính xách tay.

 Trước đó, từ tháng 7/2011 đến tháng 12/2017, Trần Thị Tuyết Diệu đã nhiều lần đăng tải bài viết có nội dung xuyên tạc hoạt động của cơ quan thực thi pháp luật; ủng hộ đối tượng "Dũng Phi Hổ" (Nguyễn Viết Dũng, sinh năm 1986, đã bị Tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An tuyên phạt 6 năm tù về tội "Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam")./. 

Theo VNEWS 

ĐÃ ĐẾN LÚC PHẢI MẠNH TAY VỚI NGHỊCH TỬ NGUYỄN LÂN THẮNG 

Nguyễn Lân là dòng họ "danh gia vọng tộc" và cũng là dòng họ được nhắc đến với những con người tài năng, đức độ. Khi nhắc đến tên tuổi của dòng tộc này có lẽ ai cũng phải kính trọng, khâm phục với những đóng góp to lớn cho đất nước, cho xã hội, Với tôi, nhắc đến những con người như Nguyễn Lân Dũng, Nguyễn Lân Cường, Nguyễn Lân Tuất... đó là hình tượng, sự mẫu mực và là hình mẫu để noi theo. Nhưng, có một điều thực sự khiến không chỉ riêng tôi mà nhiều người dân Việt Nam rất bức xúc, phẫn nộ đó là kẻ nghịch tử Nguyễn Lân Thắng. 


 Tôi đã nhiều lần có bài viết lên tiếng phê phán về những hành vi của Nguyễn Lân Thắng về việc y đã có các hành vi xúc phạm lãnh tụ, những bài viết đầy ẩn ý, xuyên tạc trắng trợn về hình ảnh của Bác Hồ đã khiến người dân hết hết sức phẫn nộ, bức xúc. Vào tháng 5/2020 cư dân mạng đã lùng sục, tìm gặp Thắng để đối chất vì hành vi mỉa mai, xuyên tạc bức hình lưu niệm của chủ tịch Hồ Chí Minh và kể từ đó cho đến nay Thắng đã nhiều lần có hành vi này, nghĩa là việc làm của y đã có chủ đích muốn nhắm vào hình tượng chủ Tịch Hồ Chí Minh để bôi nhọ, hạ bệ. 

 Hành vi của Thắng có thể được y cho đó là quyền tự do, dân chủ của cá nhân, tuy nhiên dưới gốc độ pháp lý thì y đã xâm phạm đến các khách thể khác được pháp luật bảo vệ, cụ thể ở đây là hình tượng của chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh tụ đáng kính của dân tộc Việt Nam. Bản thân Thắng đã cố sử dụng các thông tin, bài viết thiếu khách quan, trung thực để bôi nhọ hình ảnh của chủ tịch Hồ Chí Minh, những tưởng hành động đó y nhận được sự thu hút, cỗ vũ của cộng đồng, nhưng y đã phải nhận trái đắng khi vấp phải sự phản pháo gay gắt từ cộng đồng, dư luận, thậm chí đã có thời điểm nhiều người dân đã tìm đến nhà Thắng để đối chất, làm rõ, yêu cầu Thắng phải công khai xin lỗi người dân. Dưới gốc độ tình cảm của nhân dân Việt Nam dành cho chủ tịch Hồ Chí Minh, thì những lời lẽ xúc phạm của Thắng đụng chạm đến hàng triệu người dân Việt Nam. Như vậy, điều này mới thấy rõ hành động của Thắng đã không phù hợp về cả gốc độ pháp lý và tình cảm.

 Rõ ràng, đây không phải là lần đầu tiên Thắng xúc phạm chủ tịch Hồ Chí Minh, thiết nghĩ với những hành động sai phạm có chứng cứ rõ ràng của Thắng, các cơ quan chức năng cần vào cuộc quyết liệt để xử lý hành vi này. Sự vào cuộc của cơ quan chức năng có lẽ là cách để làm yên lòng dân, bởi lẽ nếu cứ để hành động này của Thắng tái diễn, lặp đi lặp lại dễ sinh nhờn và tiếp tục tái phạm. Quê choa VNTB

23/4/21

GIÁO DÂN BIẾT TIN VÀO AI ĐÂY? 

 Chứng kiến việc linh mục Phạm Thế Hưng giáo xứ Dũ Thành (ở xã Kỳ Khang, huyện Kỳ Anh) ngang nhiên chỉ đạo giáo dân lấn chiếm đất công, đào hồ nuôi cá, xây dựng công trình trên đất nông nghiệp do địa phương quản lý đang khiến dư luận xôn xao, bức xúc.

 Qua tìm hiểu được biết, linh mục Phạm Thế Hưng đã chỉ đạo Ban hành giáo xứ Dũ Thành huy động hàng trăm giáo dân lấn chiếm đất, thuê máy móc đào ao thả cá tại khu vực đất nông nghiệp có diện tích gần 2.000m2 ở khu vực Cồn Soi, thôn Quảng Ích, xã Kỳ Khang, huyện Kỳ Anh do chính quyền địa phương quản lý, khi chưa được các cấp có thẩm quyền cho phép. Mặc dù chính quyền địa phương và lực lượng chức năng trên địa bàn đã tổ chức đối thoại, tuyên truyền, yêu cầu dừng thi công nhưng sự viêc vẫn tiếp tục diễn ra. 


 Có thể thấy rằng hành động chỉ đạo giáo dân của linh mục Phạm Thế Hưng là hành động làm xấu đi hình ảnh tốt đẹp của đạo Công giáo và gây ảnh hưởng xấu đến tình hình an ninh trật tự trên địa bàn. 

 Việc bất kỳ người dân tham gia vào các hoạt động sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo được Đảng, Nhà nước tôn trọng và ủng hộ. Niềm tin vào tín ngưỡng, tôn giáo của mỗi công dân đó là quyền của mỗi người và đó là niềm tin cá nhân. Nhưng đặt niềm tin của mình vào đâu cho đúng mới là điều cần để suy nghĩ. Như việc giáo dân ở giáo xứ Dũ Thành đặt niềm tin vào vị linh mục của họ theo cá nhân tôi là không nên. 

 Đa phần các tín ngưỡng, tôn giáo đều dạy mỗi con chiên, đệ tử phải sống tốt đời đẹp đạo, yêu nước và tuân thủ pháp luật. Mọi hành vi làm trái với các quy định, trái với Hiến pháp và pháp luật đều là những việc làm, và đó không phải là của những công dân yêu nước. Không phải là những đệ tử con chiên đúng nghĩa.

 Đáng lẽ linh mục Phạm Thế Hưng phải tạo môi trường tốt để giáo dân sống tốt đời đẹp đạo, phúc âm trong lòng dân tộc, và đó cũng chính là tinh thần của giáo hội. Nhưng thật đáng tiếc, Linh mục Phạm Thế Hưng lại đi ngược hoàn toàn với điều này. Linh mục Hưng cần phải vắt tay lên chán mà suy nghĩ về những hành vi, việc làm của mình. Vị linh mục này nên nhớ rằng chính bản thân cũng là một công dân của đất nước Việt Nam, chứ ông không phải là công dân của 1 nước khác. Vì vậy, hãy sống xứng đáng là một người Cha theo đúng nghĩa.

LUẬN ĐIỆU XUYÊN TẠC:CĂN CƯỚC CÔNG DÂN KHÔNG CÓ NHÂN QUYỀN !!

 Trong thời gian qua, ngành công an đang tích cực triển khai công tác làm căn cước công dân (CCCD) có gắn chip, không kể bao khó khăn gian khổ thì trên mạng vẫn có một số đối tượng “vì dân chủ, nhân quyền”, cũng như từ các đối tượng “thám tử mạng”, “nhà kĩ thuật online” vẫn đang phán xét về cái CCCD gắn chíp điện tử này. Tôi không phải là một người có hiểu biết sâu rộng trong ngành kĩ thuật điện tử, cũng như không phải là một người mù quáng tin vào những cái sai nhưng tôi có thể khẳng định những luận điệu trên của “Luật khoa tạp chí” là những luận điệu sặc mùi xuyên tạc, từ ngay cái nhan đề chúng ta cũng đã thấy chúng đang cắn càn. Thứ nhất, trong bài viết của các đối tượng, BCA đã thuê Gtel về hợp tác trong lĩnh vực nghiên cứu hoàn thiện CCCD và cho rằng đây là một vấn đề có sai phạm, thực chất đây là một công ti nhà nước và do Bộ Công an làm chủ sở hữu, không có gì liên quan đến “sai phạm đấu thầu” như luận điệu của các đối tượng. Nếu như bạn không biết thì, Gtel từng một thời cung cấp sim viễn thông và số lượng người dùng đông nhất là trong BCA nhưng do không tìm được lối đi nên không phát triển được mảng này. 


Thứ hai, đúng GPS là một mảng sản phẩm của công ti Gtel nhưng chúng biết gì về GPS nhỉ, thử nghĩ đơn giản, một chiếc máy định vị GPS trên thị trường giờ rơi vào bao nhiêu tiền, trong khi làm CCCD hiện nay chỉ rơi vào 50000đ. Hơn thế nữa, GPS cần nguồn cung cấp năng lượng để có thể hoạt động, không biết trên CCCD có nguồn cung cấp nào nhỉ, năng lượng mặt trời chăng. Bên cạnh đó dịch vụ định vị GPS của thế giới hiện này vẫn đang do Nga và Mỹ nắm toàn quyền điều hành, tôi nghĩ chính phủ Việt Nam cũng chẳng dại gì mà để cho hai cường quốc này nắm được thông tin về công dân của nước mình. Hài hước thay trong tay các vị là cái smartphone toàn ăn cắp dữ liệu thì chẳng ai kêu gào gì thế mà CCCD cũng nghĩ ra là thiết bị theo dõi được, đây cũng là một điều đáng buồn vì một số người vẫn hoài nghi về sự tiện dụng của CCCD mới, vẫn đang ảo tưởng về những bộ phim trinh thám trên mạng. Thiết nghĩ sau cầm trên tay CCCD tôi phải bóc nó ra kiểm tra thử xem mới được, có khi mình lại sai. 

Thêm một thông tin nữa là trang “tạp chí” này là do Phạm Đoan Trang một tay gây dựng lên, không khó hiểu khi trang này đúng là một cái trang “rác” toàn bài xuyên tạc !!

VIỆT NAM NÓI LÀ LÀM

  Có thể thấy rằng; hiện nay tình hình biển Đông đang rất căng thẳng. Trung Quốc đã có nhiều hành động được xem là “trắng trợn”. Bản đồ có cái “đường lưỡi bò” đang được người dân Việt Nam tẩy chay một cách quyết liệt. Mới đây, một du học sinh người Việt ở Nhật Bản đã quyết tâm thực hiện một thử thách tìm 100 người Việt đang sinh sống tại Tokyo, Nhật Bản để cùng ký tên lên bản đồ thể hiện chủ quyền đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam. 


 Trước hình hình đó, Việt Nam đã có những động thái cứng răng, không chịu nhún nhường. Việt Nam quyết tâm phản đối mạnh mẽ việc thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa” và các hành vi có liên quan vì đây đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam. Không có giá trị, không được công nhận mà đặc biệt là không có lợi cho quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia và gây thêm phức tạp tình hình Biển Đông, khu vực và thế giới. Việt Nam đã yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam, huỷ bỏ các quyết định sai trái liên quan đến những việc làm đó, không có những việc làm tương tự trong tương lai. Tất cả những người dân Việt Nam từ ở trong nước cho đến các du học sinh ở nước ngoài nhất quán sẽ phản đối và sẽ luôn tung hô Hoàng Sa – Trường Sa là của Việt Nam. 

 Hành động của nam thanh niên người Việt ở Nhật Bản tuy là một phần nhỏ những đã thể hiện hết tinh thần yêu nước; tinh thần dân tộc. Bên cạnh đó, bạn còn nhớ nữ học sinh Việt Nam lên bảng sửa lại đường lưỡi bò ở một lớp tại Trung Quốc không? Những hành động nhỏ nhưng thể hiện tinh thần cao cả. Vì một Vỉệt nam, vì trong bản thân mỗi chúng ta đều mang những giọt máu đỏ da vàng; chúng ta có quyền và không phải sợ gì hết.

 Hành động đó, ngay lập tức được cộng đồng mạng lan truyền rộng rãi; xen lẫn với những lời khen ngợi trong đó có một chút gì đó thật tự hào. Lá cờ đỏ sao vàng bay phất phới giữa long thủ đô Nhật Bản khiến nhiều người tỏ ra rất ngưỡng mộ tình yêu đất nước của một du học sinh xa quê. Rất mong, mỗi người chúng ta hãy góp một phần nhỏ lên án Trung Quốc và hãy thể hiện tinh thần dân tộc ngay lúc này.

TẨY CHAY QUÁN CAFE GỢI LẠI CHẾ ĐỘ NGUỴ QUYỀN

 Đoàn kiểm tra liên ngành của UBND phường Thống Nhất, Tp. Biên Hoà, Đồng Nai vừa quyết định tạm đình chỉ hoạt động, yêu cầu sửa lại trang trí trong quán và thay trang phục của nhân viên đối với quán cafe Army tại địa chỉ K16 đường Võ Thị Sáu. Điều đáng nói là quán này trang trí, trưng bày nhiều trang thiết bị của quân đội chế độ Nguỵ quyền Sài Gòn, cho nhân viên mặc quần áo của lực lượng “bình định nông thôn”. Đây là đội quân đã lê máy chém đi khắp miền Nam, gây bao tội ác với nhân dân ta, ông cha chúng ta đã hy sinh biết bao xương máu và thời gian mới có thể giành lại được độc lập, thống nhất. 



 Kinh doanh là quyền tự do của cá nhân. Kinh doanh theo phong cách hoài niệm cổ cũng là xu hướng nổi bật những năm gần đây. Cafe cộng và nhiều thương hiệu khác đã thành danh nhờ phong cách này. Nhưng hoài niệm để tự hào về quá khứ hào hùng của dân tộc, tưởng nhớ những người con đã hy sinh vì nền độc lập của nước nhà khác hoàn toàn với đào mồ một chế độ được dựng lên bởi đạo quân xâm lược và đã chém giết biết bao con dân đất Việt. Những quán hàng như thế này đáng bị tẩy chay, lên án mạnh mẽ.

 Thật đáng buồn và thất vọng vì nó lại xảy ra vào thời điểm chuẩn bị tới ngày kỷ niệm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Sự vào cuộc kịp thời, quyết liệt của chính quyền cơ sở thật đáng hoan nghênh, để kịp thời chấn chỉnh, nhắc nhở những tư tưởng lệch lạc, ảo tưởng và vô trách nhiệm với lịch sử dân tộc như thế này.

SÁNG 23/4: VIỆT NAM GHI NHẬN 8 CA MẮC MỚI COVID-19, ĐÃ ĐƯỢC CÁCH LY SAU KHI NHẬP CẢNH 

 Theo bản tin Bộ Y tế về tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam, tính đến 6h ngày 23/4, Việt Nam có tổng cộng 1.570 ca mắc COVID-19 do lây nhiễm trong nước, trong đó số lượng ca mắc mới tính từ ngày 27/1 đến nay là 910 ca. 

 Tính từ 18h ngày 22/4 đến 6h ngày 23/4, 08 ca mắc mới (BN2817-2824) đều được cách ly ngay sau nhập cảnh tại Thành phố Hồ Chí Minh (5), Nam Định (3). 

 Cụ thể: 

 CA BỆNH 2817 (BN2817) ghi nhận tại Thành phố Hồ Chí Minh: Bệnh nhân nữ, 36 tuổi, công dân Việt Nam, địa chỉ tại huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định. Bệnh nhân từ Ukraina quá cảnh Qatar, sau đó nhập cảnh Sân bay Tân Sơn Nhất ngày 18/04/2021 trên chuyến bay QR970 và được cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại Thành phố Hồ Chí Minh. 

 Kết quả xét nghiệm ngày 19/4/2021 dương tính với SARS-CoV-2. Hiện bệnh nhân được cách ly, điều trị tại Bệnh viện dã chiến Củ Chi. 

 CA BỆNH 2818 (BN2818) ghi nhận tại Thành phố Hồ Chí Minh: Bệnh nhân nam, 34 tuổi, quốc tịch Ấn Độ, là chuyên gia. Bệnh nhân từ Ấn Độ quá cảnh Qatar, sau đó nhập cảnh tại Sân bay Tân Sơn Nhất ngày 18/04/2021 trên chuyến bay QR970 và được cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại Thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả xét nghiệm ngày 19/4/2021 dương tính với SARS-CoV-2. Hiện bệnh nhân được cách ly, điều trị tại Bệnh viện dã chiến Củ Chi. CA BỆNH 2819 (BN2819) ghi nhận tại Thành phố Hồ Chí Minh: Bệnh nhân nữ, 31 tuổi, quốc tịch Thổ Nhĩ Kỳ. Bệnh nhân từ Thổ Nhĩ Kỳ nhập cảnh Sân bay Tân Sơn Nhất ngày 14/04/2021 trên chuyến bay TK6086 và được cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại Thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả xét nghiệm lần 2 ngày 20/4/2021 dương tính với SARS-CoV-2. Hiện bệnh nhân được cách ly, điều trị tại Bệnh viện dã chiến Củ Chi. CA BỆNH 2820 (BN2820) ghi nhận tại Thành phố Hồ Chí Minh: Bệnh nhân nữ, 38 tuổi, công dân Việt Nam, địa chỉ tại huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa. CA BỆNH 2821 (BN2821) ghi nhận tại Thành phố Hồ Chí Minh: Bệnh nhân nữ, 39 tuổi, công dân Việt Nam, địa chỉ tại huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp. BN2820-2821 từ Dubai nhập cảnh Sân bay Tân Sơn Nhất ngày 14/04/2021 trên chuyến bay VN88 và được cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại Thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả xét nghiệm lần 2 ngày 21/4/2021 dương tính với SARS-CoV-2. Hiện các bệnh nhân được cách ly, điều trị tại Bệnh viện dã chiến Củ Chi. CA BỆNH 2822 (BN2822) ghi nhận tại tỉnh Nam Định: Bệnh nhân nam, 36 tuổi, công dân Việt Nam, địa chỉ tại huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương. CA BỆNH 2823 (BN2823) ghi nhận tại tỉnh Nam Định: Bệnh nhân nam, 30 tuổi, công dân Việt Nam, địa chỉ tại huyện An Lão, thành phố Hải Phòng. CA BỆNH 2824 (BN2824) ghi nhận tại tỉnh Nam Định: Bệnh nhân nữ, 69 tuổi, công dân Việt Nam, địa chỉ tại Thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. BN2822-2824 từ Nhật Bản nhập cảnh Sân bay Vân Đồn ngày 20/04/2021 trên chuyến bay VJ2723 và được cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại tỉnh Nam Định. Kết quả xét nghiệm ngày 22/4/2021 dương tính với SARS-CoV-2. Hiện bệnh nhân được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cơ sở Đông Anh.

NGHIÊM CẤM CÁC HÀNH VI ĐÁNH ĐẬP, HÀNH HẠ TÀN NHẪN VẬT NUÔI 

 Nghị định số 14 của Chính phủ có hiệu lực từ ngày 20/4 quy định mức phạt đối với các hành vi vi phạm nguyên tắc đối xử nhân đạo đối với vật nuôi. Cụ thể, phạt tiền từ 1.000.000 - 3.000.000 đồng đối với hành vi đánh đập, hành hạ tàn nhẫn đối với vật nuôi. Riêng với cơ sở giết mổ tập trung, nếu đánh đập vật nuôi trước khi giết mổ; không có biện pháp gây ngất vật nuôi trước khi giết mổ cũng sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 - 5.000.000 đồng. Ngoài ra, với mô hình chăn nuôi nông hộ (chăn nuôi nhỏ lẻ tại hộ gia đình), nếu không có biện pháp xử lý phân, nước thải chăn nuôi bảo đảm vệ sinh môi trường và gây ảnh hưởng đến người xung quanh sẽ bị phạt từ 500.000 đồng đến một triệu đồng. Bên cạnh đó, buộc phải khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường và báo cáo kết quả khắc phục. Ngoài ra, Nghị định này cũng quy định cụ thể các mức phạt từ 15 đến 50 triệu đồng với các hành vi vi phạm quy định về thu thập, bảo tồn, khai thác và phát triển nguồn gen giống vật nuôi; vi phạm quy định về giống vật nuôi cấm xuất khẩu; trao đổi nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm. Vật nuôi theo quy định hiện hành gồm gia súc, gia cầm và động vật khác trong chăn nuôi, gồm trâu, bò, lợn, gà, chó, mèo, ngan, ngỗng, vịt... 

 Theo Vietnamnet

VIỆT NAM LẠI BỊ MỸ CỐ TÌNH TÔ VẼ NHƯ MỘT "QUỐC GIA CÓ THÂM NIÊN VI PHẠM NHÂN QUYỀN"

  Ngày 30-3-2021, Bộ Ngoại giao Mỹ đã công bố Báo cáo nhân quyền năm 2020 (Báo cáo 2020) trong đó đánh giá tình hình nhân quyền ở các quốc gia là thành viên Liên hợp quốc. Báo cáo sẽ được gửi đến Quốc hội Mỹ để xem xét quốc gia nào đủ điều kiện nhận tài trợ của Mỹ theo Luật Trợ giúp nước ngoài 1961, Luật Thương mại 1974. Vì thế mỗi quốc gia được dành một phần riêng, ngắn thì vài chục trang, dài thì tới hàng trăm trang. Theo đó, quốc gia có số trang nhiều sẽ "bị đánh giá" có nhiều vấn đề. Trong Báo cáo 2020, quốc gia có số trang nhiều nhất là 79, quốc gia có số trang ít nhất là 23, phần về Việt Nam có 43 trang. 


 Mở đầu phần về Việt Nam, Báo cáo 2020 nói rằng "CHXHCN Việt Nam một nhà nước độc tài do một đảng duy nhất - Đảng Cộng sản Việt Nam - cầm quyền".

 Báo cáo 2020 nhấn mạnh nhiều vấn đề được gọi là "vi phạm nhân quyền của Việt Nam" như "giết người bất hợp pháp", "tra tấn bởi các đặc vụ của chính phủ",… "hạn chế tham gia chính trị", "hạn chế quyền tự do ngôn luận, báo chí và internet", "kiểm duyệt, chặn trang web, các luật về tội phỉ báng"… Thậm chí Báo cáo 2020 còn cho rằng Việt Nam "sử dụng các công nghệ mới để theo dõi, quấy rối người dân, chính phủ đưa những thông tin sai lệch trong và ngoài nước để lèo lái dân chúng theo ý của mình".

 Bài báo cáo còn cho rằng Việt Nam "cấm truy cập trực tiếp vào internet thông qua các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài và yêu cầu họ hỗ trợ kỹ thuật, không gian làm việc để nhân viên an ninh có thể giám sát hoạt động của internet. Bộ Công an đã yêu cầu các đại lý internet, bao gồm cả các quán cà-phê internet, đăng ký thông tin cá nhân khách hàng, lưu trữ hồ sơ các trang web mà khách hàng truy cập và tham gia các cuộc điều tra của chính phủ về hoạt động trực tuyến. Các quán cà-phê internet tiếp tục cài đặt, sử dụng phần mềm được chính phủ phê duyệt nhằm theo dõi hoạt động trực tuyến của khách hàng". 

 Báo cáo 2020 cho rằng việc Việt Nam yêu cầu Facebook, Google xóa tài khoản giả và thông tin độc hại, trong đó có thông tin bịa chuyện để đánh phá nhà nước Việt Nam là vi phạm nhân quyền. Trong khi chính cựu Tổng thống Donald Trump từng bị khóa Twitter, Facebook nhiều tháng trời.

 Chưa dừng lại ở đó, báo cáo 2020 còn cho rằng Việt Nam đã ngược đãi tù nhân, nhất là tù nhân chính trị, gây khó dễ, không được thăm nuôi, hoặc họ bị thiếu ăn uống và điều trị y tế nên nhiều người đã chết hay lâm vào cảnh nguy kịch. Điều kỳ lạ là có tù nhân dù tuyên bố tuyệt thực 70 ngày nhưng không hiểu sao vẫn cứ... tăng cân. 

 Năm 2020, nhận định về báo cáo nhân quyền của Mỹ, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam nói: "Việt Nam không ngừng nỗ lực hoàn thiện hệ thống pháp luật về quyền con người, tham gia các điều ước quốc tế, thúc đẩy phát triển kinh tế đi đôi với bảo đảm công bằng xã hội, không ngừng nâng cao đời sống của người dân. Nỗ lực của Việt Nam đã mang lại những thành tựu quan trọng, được cộng đồng quốc tế ghi nhận và đánh giá cao. Việt Nam ghi nhận việc báo cáo nhân quyền thường niên của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã nêu các bước tiến của Việt Nam trong lĩnh vực bảo vệ quyền con người. 

Bên cạnh đó, báo cáo vẫn còn một số nội dung thiếu khách quan dựa trên những thông tin không được kiểm chứng về thực tế tại Việt Nam". Bên cạnh Việt Nam, Trung Quốc là một quốc gia cũng bị đánh giá nhân quyền ở mức rất thảm hại. Tuy nhiên, cao tay hơn Hoa Kỳ, trước 6 ngày khi Hoa Kỳ tung báo cáo nhân quyền thì Trung Quốc đã nhanh tay đưa ra báo cáo nhân quyền trước. Báo cáo dài 15.000 chữ được Chính phủ Trung Quốc công bố ngày 24-3 bắt đầu bằng một câu ngắn gọn "Tôi không thở được" của George Floyd, một người Mỹ gốc Phi bị cảnh sát ghì cổ đến chết. Đây là lần đầu tiên Bắc Kinh tung báo cáo trước Mỹ. Theo Thời báo Hoàn Cầu, thông thường Trung Quốc chỉ đưa ra "Báo cáo về tình hình vi phạm nhân quyền ở Mỹ" như một cách đáp trả báo cáo tương tự của Washington được tung ra trước. "Tuy nhiên, trong bối cảnh địa chính trị phức tạp như năm nay, Chính phủ Trung Quốc quyết định chủ động đưa ra báo cáo trước Mỹ", tờ báo của chính quyền Bắc Kinh giải thích. 

 Tổng hợp: NDO, TTO 

MÃI MÃI LÀ ĐỒNG ĐỘI

  Trở về sau cuộc chiến, nữ thương binh ấy còn ba mảnh đạn trong đầu, đôi chân teo tóp, một tay co quắp nhưng suốt thời gian qua bà vẫn miệt mài bán vé số, lo cho đồng đội. 


 May mắn tìm được cô Bảy - một bà cụ thân hình nhỏ nhắn, một tay co quắp, một tay cầm xấp vé số, lê những bước chân khó nhọc đến mời chào từng người mua vé số. 

"Bây hỏi chuyện cô à? Chở cô về chỗ đồng đội cô đang nằm nghỉ, đặng lời cô kể có đồng đội cô làm chứng nè” - cô Bảy nói khi tôi ngỏ lời. Vậy là câu chuyện giữa cô với tôi diễn ra ở ngay Nghĩa trang Long Hưng A - nơi có 19 đồng đội của cô đang yên nghỉ. Giữa nghĩa trang tràn nắng gió, giữa những hàng mộ liệt sĩ đều tăm tắp, cô Bảy kể về đời mình. Cô cho biết cô tham gia cách mạng từ năm 1958: “Năm đó cô 13 tuổi, cô, chú, anh, chị hoạt động cách mạng ở đây nhiều lắm. Được sự dẫn dắt của người anh thứ năm và mong muốn góp sức giành lại độc lập dân tộc nên cô bỏ học, trốn nhà theo cách mạng cả tháng trời mới về. Lúc về cha mẹ thấy việc làm đúng nên cũng ủng hộ, cô càng quyết tâm chiến đấu hơn” - cô Bảy kể. 

 Ngày đó, do tuổi nhỏ nên cô Bảy được giao nhiệm vụ giao liên. Tích cực hoạt động, có nhiều đóng góp cho cách mạng, năm 1965 cô vinh dự đứng vào hàng ngũ của Đảng. Lúc này cô cùng các đồng đội đã cắt máu ăn thề với nhau: “Sống, cùng nhau chiến đấu, đến ngày độc lập ai còn sống thì lo mồ mả cho người nằm xuống”. 

Trong chiến dịch Mậu Thân 1968, đơn vị bị địch phản công, nhiều đồng đội hy sinh, cô Bảy may mắn sống sót nhưng cũng bị thương nặng, mảnh đạn găm vào đầu và thương tật như hiện nay. Đến ngày hòa bình lập lại, đang tìm cách thực hiện lời hứa với đồng đội thì cô Bảy lại gánh thêm một trọng trách khác là chăm lo cho hai đứa cháu và người em gái. Cô Bảy thành mẹ bất đắc dĩ. Thương tật trên 80%, không thể lao động, bốn miệng ăn chỉ trông chờ vào số tiền trợ cấp của cô Bảy. 

 Vào năm 2010, xã Long Hưng A có kế hoạch trùng tu lại nghĩa trang, lúc này cô Bảy mang đến đưa cho xã 72 triệu đồng, nói là tiền ủng hộ thêm để phụ với xã trùng tu nghĩa trang. Anh em cán bộ xã vô cùng bất ngờ. Hỏi ra mới biết đó là tiền cô Bảy bán vé số dành dụm bỏ heo 13 năm nay. 

 Tuy nhiên, thấy hoàn cảnh cô Bảy khó khăn cộng với công trình đã được đầu tư kinh phí nên xã từ chối nhận tiền. Cô Bảy ra sức giải thích lý do và nói tâm nguyện của mình với đồng đội. Cảm động trước tấm lòng của cô Bảy, xã dùng số tiền của cô ủng hộ để mua gạch men ốp lên 144 phần mộ liệt sĩ (trong đó có mộ 19 đồng đội của cô) và trùng tu Nghĩa trang Long Hưng A khang trang như hiện nay. 

"Mình đã hứa với đồng đội thì phải làm, nếu không thì day dứt ngủ không yên. Anh em đã hy sinh vì đất nước, mình may mắn được sống và hưởng độc lập thì phải làm gì đó để ghi nhớ công lao, để người nằm xuống cũng yên lòng” - cô Bảy chia sẻ.

 Đến hôm nay, khi lời hứa với đồng đội đã hoàn thành, Nghĩa trang liệt sĩ Long Hưng A khoác lên mình một màu xanh ngọc bích tươi đẹp, sạch sẽ, thế nhưng cô Bảy vẫn cho rằng mình chưa làm tròn nghĩa vụ của mình. Do vậy, dù đã gần 80 tuổi, cơ thể thương tật, hằng ngày chịu những cơn đau nhức hành hạ nhưng cô vẫn đều đặn cuốc bộ khắp nơi bán vé số. 

 “Mấy năm nay cô bỏ con heo mới rồi, chắc cũng được kha khá, đợi thời gian nữa đập ra lấy tiền nâng cấp nền cho sạch, rồi trồng thêm hoa kiểng đẹp cho mấy anh em ngắm” - vừa lau phần mộ đồng đội, cô Bảy vừa nói. Cô cho biết hơn 20 năm nay, sau khi bán vé số về là cô lại tạt qua nghĩa trang quét dọn mộ liệt sĩ và ngồi hồi tưởng những ngày cùng đồng đội sống chết có nhau… Hvpcpd

NGUY CƠ NHỮNG NGƯỜI MANG MẦM BỆNH TÌM CÁCH VƯỢT BIÊN SANG VIỆT NAM

  Một trung tướng quân đội Campuchia có thể phải chịu kỷ luật vì giúp đưa 28 người Trung Quốc trốn khỏi Phnom Penh để về tỉnh Svay Rieng giáp giới Việt Nam. 


Tờ Khmer Times ngày 22.4 đưa tin Tổng tư lệnh Các lực lượng vũ trang Campuchia, tướng Vong Pisen đã chỉ thị cơ quan chức năng tỉnh Svay Rieng có hình thức xử lý đối với trung tướng Sum Pov, Phó chủ tịch Cơ quan nghiên cứu chiến lược quân sự, vì đưa người trái phép khỏi vùng phong tỏa.

Ông Sum Pov bị cho là liên quan đến vụ đưa 28 người quốc tịch Trung Quốc từ thủ đô Phnom Penh (nơi đang chịu phong tỏa) đến tỉnh Svay Rieng. Ông Sum Pov bị cảnh sát Svay Rieng bắt vào tối 21.4. 

Theo Khmer Times, thủ trưởng của ông Sum Pov là tướng Meas Vanna đã có văn bản cho phép ông Sum Pov di chuyển từ Phnom Penh đến các tỉnh khác từ ngày 1.4 đến ngày 30.5. Tuy nhiên, ông Sum Pov đã lợi dụng quyền hạn này để trái phép đưa 28 người Trung Quốc về Svay Rieng. Vị tướng 2 sao này cùng 28 người Trung Quốc đang bị cảnh sát tỉnh Svay Rieng thẩm vấn. Trong đoạn thông điệp trên mạng xã hội, chỉ huy quân đội Campuchia Vong Pisen nói không chấp nhận hành động vi phạm mệnh lệnh mà Thủ tướng Hun Sen đưa ra. Vụ việc xảy ra giữa lúc xuất hiện một số trường hợp nhập cảnh trái phép từ Campuchia tại biên giới tây nam Việt Nam những ngày qua. Trong khi đó, thủ đô Phnom Penh và thành phố Takhmao kế bên bị phong tỏa vì Covid-19. Thủ tướng Hun Sen đã tuyên bố sẽ không dung thứ cho những người vi phạm quy định.

Theo TNO

Công an Cần Thơ bắt 3 đồng phạm với Trương Châu Hữu Danh

 Chiều 20/4/2021, Cơ quan An ninh điều tra, Công an thành phố Cần Thơ đã khởi tố ba bị can liên đến Trương Châu Hữu Danh. Theo đó, quá trình điều tra mở rộng vụ án lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân xảy ra tại thành phố Cần Thơ và một số tỉnh, thành do bị can Trương Châu Hữu Danh và đồng phạm thực hiện, Cơ quan An ninh điều tra đã khởi tố, bắt tạm giam thêm ba bị can. 


 Ba bị can, gồm: Nguyễn Thanh Nhã (sinh năm 1980, cư trú tại căn hộ 3.01 chung cư Flora Anh Đào, phường Phước Long B, thành phố Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh), Đoàn Kiên Giang (sinh năm 1985, cư trú tại căn hộ 5.04 tầng 6 chung cư 241/1/25C, Phường 11, Quận 6, thành phố Hồ Chí Minh), Nguyễn Phước Trung Bảo (sinh năm 1982, cư trú tại 172 Hà Huy Giáp, phường Khuê Trung, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng) để điều tra về hành vi lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, được quy định tại Điều 331 Bộ Luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017. Các quyết định khởi tố, bắt tạm giam trên đều được Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Cần Thơ phê chuẩn.

 Quá trình khám xét nơi ở của các bị can, Cơ quan An ninh điều tra đã thu giữ nhiều đồ vật, tài liệu có liên quan đến vụ án. Nguồn: PLO #GaBaoThuc

TRƯỜNG SA - HOÀNG SA VÀ NHỮNG CHUYỆN CHƯA BAO GIỜ KỂ🇻🇳🌻 

 Hôm trước, mình đặt câu hỏi về việc các bạn suốt ngày phê phán Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam "nhai đi nhai lại" các thông điệp phản đối khi Trung Quốc có hành vi xâm phạm chủ quyền của Việt Nam, vậy theo các bạn chúng ta phải làm gì? Thật bất ngờ khi câu hỏi này thu hút một số lượng lớn các bạn vào thảo luận và đưa ý kiến cực kỳ nghiêm túc. Theo đó, hàng trăm comments đã được gửi lên. Tổng hợp lại thì có các ý lớn thế này: 


 1- Việc "nhai đi nhai lại" này là cần thiết để mai mốt nếu Việt Nam có kiện ra tòa án Quốc tế thì cũng có bằng chứng.

 2- Các bạn tin tưởng tuyệt đối vào sách lược của Chính phủ trong vấn đề biển đảo. Dù có những cái các bạn vẫn thấy "mơ hồ" nhưng các bạn cho rằng nếu làm cho mọi thứ "rõ ràng" hơn thì không còn gì gọi là bí mật và khi đó Trung Quốc có thể dễ dàng đối phó. 

3- Ủng hộ việc dùng vũ lực?

 4- Kiện ra tòa án quốc tế?

 5- Tranh thủ sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế?

 6- Tăng cường hỗ trợ giúp ngư dân bám biển? 

 7- Thoát khỏi tầm ảnh hưởng của Trung Quốc về kinh tế, chính trị và văn hóa?

 8- Tăng cường năng lực quân sự? Mình cực kỳ trân trọng các ý kiến đóng góp kèm theo những giải thích, lập luận xác đáng của tất cả các bạn. Còn trong phạm vi những gì mình hiểu biết thông qua tự tìm tòi nghiên cứu, phỏng vấn những người có ảnh hưởng, có uy tín trong xã hội và Chính phủ, thông qua thực tế mắt thấy tai nghe khi ra Trường Sa và tiếp xúc với các chiến sĩ, mình xin được cung cấp thêm thông tin thế này để các bạn tham khảo nhé. 🇻🇳🇻🇳🇻🇳🇻🇳🇻🇳🇻🇳🇻🇳🇻🇳🇻🇳🇻🇳🇻🇳🇻🇳🇻🇳🇻🇳🇻🇳🇻🇳 📔

1. Trung Quốc là nước lớn, mạnh hơn Việt Nam về mọi mặt như Kinh tế, Quân sự, Vũ khí, Đạn dược và tiếng nói trong Cộng đồng Quốc tế. Nếu "đánh nhau" tay đôi, thắng thua không biết, nhưng chắc chắn phía chịu thiệt hại nặng nề là Việt Nam của chúng ta. Khi nói chuyện với các tướng lĩnh từ cấp thấp đến cấp vừa, cấp cao của Việt Nam, mình phải ghi nhận một điều là chẳng ai "run sợ" nếu buộc phải sa vào tình thế chiến tranh. Chúng ta "anh hùng" 1, họ anh hùng gấp 1 triệu lần. Khi chúng ta hứa hẹn này kia trên bàn phím, họ đã và đang anh hùng bằng những hành động và việc làm thiết thực. Các bạn có biết trong một chuyến đi đón công binh làm nhiệm vụ xây dựng từ một đảo chìm về lại đất liền, tai nạn đã xảy ra. Không rõ vì lý do gì mà chiến sĩ công binh này mất tích (có giả thiết trượt trân ngã rơi xuống biển khi đang câu cá). Rất nhiều tàu cứu hộ đã được phái ra vùng biển đó cấp tốc tìm kiếm trong nhiều ngày trước khi chấp nhận mất đi 1 người đồng đội. Dù đó là điều không ai mong muốn nhưng toàn bộ các chiến sĩ có mặt trên tàu cũng như các cấp chỉ huy tại đất liền đã bị kỷ luật từ quân đến tướng. Mất vạch, mất sao và nhiều hình thức kỷ luật cộng thêm khác nữa. Kể chuyện này để các bạn hiểu rằng mạng sống con người không phải là thứ để mang ra làm chuyện mua vui như vậy được. Mình nhấn mạnh, đó là sự mất mát của chỉ duy nhất 1 người. Các bạn có biết khi Trung Quốc cử tàu hộ tống mang giàn khoan khổng lồ cao cả trăm mét ra tìm cách thả xuống Biển Đông để khai thác dầu khí, chiến sĩ của chúng ta trên các nhà giàn đã phải thay nhau theo dõi ngày đêm, kết hợp chặt chẽ với chỉ huy tại đất liền để giám sát nhất cử nhất động của tàu địch. Nếu bất cứ khi nào đội tàu hộ tống này có dấu hiệu ngưng lại tại vùng biển chủ quyền của Việt Nam thì lập tức chúng ta phải cử tàu chấp pháp ra "xua đuổi" không cho giàn khoan này được thả xuống dù với bất cứ lý do gì. Chúng ta ''tuyệt đối yếu'' hơn đối phương, trong khi chúng lại thường xuyên gây hấn, kích động để Việt Nam "ra tay" trước. Khi ấy, chúng sẽ có lý do hợp pháp để đánh chiếm vào những hòn đảo của chúng ta. Nếu tình huống xấu nhất là Trung Quốc chiếm thành công 1 đảo của Việt Nam (điều này khó có khả năng xảy ra) thì chúng ta sẽ làm gì? Lên tiếng nhờ cộng đồng quốc tế ủng hộ mình ư? Cũng được, nhưng Trung Quốc sẽ ngay lập tức la làng lên rằng họ không đi xâm lược, không đi đánh chiếm đảo của Việt Nam. Họ chỉ đang "đòi lại" những gì thuộc về ''chủ quyền bấy lâu nay'' của họ. Trung Quốc sẽ ngay lập tức ngang ngược nói rằng chính Việt Nam mới đi chiếm đảo của Trung Quốc và bây giờ "bị lấy lại". Hãy nhìn vào những gì Trung Quốc đang ngày đêm bắc loa tuyên bố một cách trơ trẽn về Hoàng Sa sẽ hiểu điều mình nói. Tất cả những gì Trung Quốc CẦN, CẦU MONG VÀ CHỜ ĐỢI LÚC NÀY chính là một hành động thiếu kiềm chế bất kỳ từ phía Việt Nam để họ có thể đàng hoàng phát pháo. Và đó cũng chính là điều mà tất cả chiến sĩ của chúng ta ngoài hải đảo phải thuộc nằm lòng. Phải luyện chí rèn gan, giữ vững lập trường và kiên định để tránh tuyệt đối phạm vào sai lầm như vậy

📔2. Còn về vấn đề kiện tụng, ngay khi ngồi ở trên tàu ra Trường Sa mình đã hỏi một luật sư có tiếng. Cô ấy nói Việt Nam không thể nào làm như vậy được. Thứ nhất, chúng ta đang bị lệ thuộc quá nhiều vào Trung Quốc (bạn nào có comment ý này vô cùng chuẩn xác). Nếu chúng ta chỉ cần "lên gân" với Trung Quốc thì có thể hàng chục triệu gia đình sẽ lâm vào cảnh lầm than bằng những đòn đánh vào kinh tế. Để thoát ra khỏi sự lệ thuộc này, cần rất nhiều nỗ lực và thời gian. Thứ hai, ngay cả nếu chúng ta "kiện thắng" thì tòa án Quốc tế cũng không có chức năng hành pháp. Họ CHỈ CÓ THỂ KÊU GỌI bên "thua kiện" thực hiện điều ABC nào đó. Tòa án Quốc tế không giống như tòa án trong nước để có thể có chế tài buộc ông A bà B nào đó phải vào tù hay ông C phải bồi thường cho bà D vài chục triệu, trả lại tang vật trong vụ án v.v... Tức là đừng quá kỳ vọng việc tòa án Quốc tế sẽ giúp chúng ta bảo vệ chủ quyền biển đảo. Ai đó nói rằng chúng ta cần ''đánh động'' thì xin thưa, việc đi kiện tụng như thế chẳng đánh động được cái gì ngoài việc khiến cho Trung Quốc có cớ sử dụng các đòn trừng phạt phi quân sự nhắm tới Việt Nam. Cùng với đó, họ sẽ dùng ảnh hưởng của mình để gây sức ép lên cộng đồng Quốc tế và cô lập Việt Nam, bao vây kinh tế v.v... Trong khi đó, cái mà chúng ta cần nhất bây giờ là tranh thủ sự ủng hộ của cộng đồng Quốc tế. Thế nên phương án kiện là KHÔNG NÊN VÀ KHÔNG THỂ, vì chúng ta sẽ bị hại nhiều hơn lợi. Và cũng cần nói thêm rằng việc "tranh thủ sự ủng hộ của cộng đồng Quốc tế" không đồng nghĩa với việc phụ thuộc hoàn vào vào một "Quốc gia đồng minh" nào cả. Thật ngây thơ khi cho rằng Mỹ, hay Nga hay Nhật sẽ giúp chúng ta một cách vô tư và họ chẳng có ý đồ gì trong đó. Nên nhớ, tiền của dân nước ngoài người ta đóng thuế, máu của binh sĩ người ta không có mang qua "cúng chùa" cho Việt Nam đâu ạ. Điều này sẽ rất dễ để hình dung ra được khi các bạn tránh được việc đồng nhất giữa việc bảo vệ chủ quyền biển đảo với việc "chống một mình Trung Quốc". Các ý như tăng cường sức mạnh quân sự, tăng cường trợ giúp ngư dân bám biển thì Việt Nam đã và đang làm rất tốt. Còn phải làm đến thế nào mới thỏa lòng tất cả mọi người thì đó là câu hỏi không thể có đáp án chung. Cách đây 4 năm, việc di chuyển từ tàu hải quân vào tiếp cận nhà giàn được thực hiện bằng... dây thừng! Hiện nay chúng ta đã có xuồng CQ có thể vào tận nơi một cách dễ dàng. Trước kia các chiến sĩ phải phấn đấu cả 6 tháng trời để được một lần gọi bộ đàm về liên lạc với đất liền thì ngày nay, 100% đảo nổi đảo chìm và nhà giàn của chúng ta được trang bị trạm thu phát sóng vệ tinh của Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội Viettel. Chúng ta có cả hệ thống Telemedicine đủ mạnh để thực hiện họp online, chữa bệnh từ xa. Đời sống ở Trường Sa giờ đây đã hoàn toàn thay đổi. 📔3. Ngày trước, mỗi khi đọc tin Trung Quốc khai trương một tòa nhà nào đó ở quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam mà họ đang chiếm đóng phi pháp, mình rất cay cú và tự hỏi "tại sao một việc đơn giản thế mà Việt Nam không làm, cứ để cho Trung Quốc một mình một chợ?". Ngày hôm nay thì thấy nó khởi công xây nhà. Ngày mốt thì thấy nó rồng rắn đưa người ngựa ra đốt pháo khánh thành. Ngày sau nữa lại thấy nó làm sân bay. Ngày sau sau nữa lại thấy nó đưa khách ra tham quan du lịch? 🌺VẬY TẠI SAO VIỆT NAM KHÔNG CHỊU LÀM NHƯ VẬY MÀ CỨ PHẢN ĐỐI LÊN PHẢN ĐỐI XUỐNG LÀM GÌ???❓❓❓ Và đến khi mình được nghe chuyện về lực lượng công binh, là những người đi phá mìn mở đường xây nhà trên đảo thì mình đã tự có câu trả lời rồi. Tóm lại một cách đơn giản và dễ hiểu thì xây nhà trên đất liền khó 1 thì đặt một viên đá trên mặt biển khó gấp 1 vạn lần. Mình ước gì tất cả các bạn có thể tận mắt chứng kiến nhà giàn có 8 cây cột thép choài ra làm "chân chống" với mỗi cây cột có đường kính khoảng chừng nửa mét, lại được giằng thêm hàng chục cây thép nhỏ hơn để đan kết vào nhau sừng sững giữa bạt ngàn sóng nước. Và nếu các bạn biết rằng cách đó 4 năm, những nhà giàn vững chắc kiên cố như một tòa lâu đài thép đã bị kéo đổ nhào xuống biển, mang theo cả một tiểu đội mãi mãi không bao giờ trở về được đất liền, các bạn sẽ "cảm" được một phần của công việc xây cất ở nhà giàn cũng như trên các đảo. Hãy thử hình dung, nếu bạn đang ở giữa một đảo san hô, xung quanh ngập nước chừng 1m, xuồng CQ không thể nào tiếp cận, tàu hộ tống chở theo nguyên liệu là xi măng đá tảng buộc phải neo đậu cách đó chừng 5km thì bạn sẽ làm thế nào để mang vác được xi măng, gạch, đá, sắt thép rồi canh thủy triều lên xuống để đổ cho được một cây cọc bê tông đầu tiên xuống rồi "khô lại" giữa lòng biển khơi? Hãy cố hình dung đi. Chỉ cần hình dung với nhiệm vụ là một cây cọc bê tông duy nhất chứ chưa nói tới những gì lớn lao to tát. Khi đã lờ mờ tìm ra một cách làm nào đấy, bạn sẽ tự có câu trả lời cho câu hỏi "đơn giản" được bôi hoa toàn bộ ở phía trên. Cũng có thể tiết lộ với các bạn rằng ở phạm vi bán kính chừng 1km quanh các đảo (thay đổi tùy theo diện tích) là cơ man các cọc bê tông sừng sững để sẵn sàng "nghênh chiến" với các loại tàu thuyền... [Các chi tiết sâu hơn liên quan đến vũ khí và hệ thống chiến đấu, phòng thủ ở đoạn này đã bị cắt ]. Thực sự, nếu được đặt chân lên một đảo tại Trường Sa, các bạn sẽ biết rằng "Việt Nam tuy không hiếu chiến, nhưng để đánh được vào các đảo của Việt Nam là cả một vấn đề". 📔4. Cũng trong chuyến đi 10 ngày lênh đênh trên biển, có một sự bất ngờ tới mức "gây sốc" cho toàn bộ đoàn công tác. Đó là dù quan sát ở bất cứ góc độ nào, cũng chỉ thấy có ta và.. ta và... biển. Thế nhưng ngay khi tàu HQ960 "tình cờ" chạm trán với tàu hải giám Trung Quốc (bẻ lái cắt ngang vuông góc) thì ngay lập tức thấy lù lù 2 tàu chiến của hải quân Việt Nam xuất hiện. Tất cả mọi người đều không biết các tàu chiến này ở đâu ra, và càng sốc hơn nữa khi được cho biết họ đi theo bảo vệ đoàn công tác ngay từ khi rời cảng!!! Chưa hết, khi đặt chân lên tới An Bang, mình còn được tận mục sở thị một buổi huấn luyện của đặc công nước Việt Nam với hành trình bơi hàng chục km mỗi ngày luyện tập mang theo vũ khí đổ bộ vào đảo và hiệp đồng tác chiến với các chiến sĩ tại trận địa. Có thể tin hay không tùy bạn, nhưng họ còn có khả năng nằm im dưới nước sâu trong suốt nhiều giờ đồng hồ cho đến khi được lệnh tiếp tục "hành quân" vào đảo. Tuy nhiên, tất cả các trang thiết bị vũ khí, súng ống đạn được, quân lính tinh nhuệ… của chúng ta không phải được sinh ra để tấn công mà là phòng thủ. Việt Nam còn yếu, nên chủ trương của chúng ta là đối thoại và hợp tác, dựa trên việc thu thập, củng cố rồi tuyên truyền các bằng chứng lịch sử để tranh thủ sự ủng hộ của cộng đồng Quốc tế. Việt Nam không bao giờ đối đầu, không bao giờ dùng vũ lực, không bao giờ "phát pháo" trước trong mọi tình huống để kẻ thù có thể dựa vào làm nguyên nhân gây chiến. Trong khi đó, chúng ta bằng mọi giá bảo vệ chủ quyền tất cả những đảo chìm, đảo nổi, bãi cạn... mà chúng ta đang có. Luôn luôn bày tỏ quan điểm phản đối, nêu rõ chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán không thể tranh cãi của Việt Nam với các đảo, quần đảo, bãi cạn mà chúng ta thực sự có chủ quyền, BAO GỒM CẢ NHỮNG NƠI ĐÃ BỊ KẺ THÙ DÙNG VŨ LỰC CHIẾM ĐÓNG TRÁI PHÉP (trong lịch sử). Điều mà các bạn hay gọi là "nhai đi nhai lại".🤔 📔5. Liên quan đến việc tàu cá Việt Nam bị Trung Quốc ngăn chặn, xua đuổi, bắn phá khi khai thác trong khu vực quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa và tàu cá Trung Quốc ngang ngược tiến vào quần đảo Trường Sa của Việt Nam để đánh bắt trái phép thì do chính những nhà báo của mình NHIỀU KHI không nắm rõ thông tin nên việc tuyên truyền dễ gây ra những nhầm lẫn căn bản. Đầu tiên phải hiểu thế này. Trường Sa và Hoàng Sa là quần đảo tức là gồm nhiều đảo nhỏ. Với mỗi đảo thì chúng ta lại có rất nhiều thuật ngữ liên quan đến việc xác lập chủ quyền, nhưng gần gũi nhất có lẽ là "lãnh hải". Nếu chỉ xét riêng về lãnh hải, thì các bạn cứ tạm hiểu như một vòng tròn kim cô xung quanh các đảo. Nếu chúng ta xác lập chủ quyền ở 1 đảo, thì mặc nhiên chúng ta có thêm chủ quyền ở một đường biên lớn hơn chạy xung quanh đó nữa. Tập hợp các đường viền như vậy ở tất cả các đảo mà chúng ta có chủ quyền nó sẽ là nơi chúng ta mặc nhiên đi lại và khai thác. Chứ không phải cứ lấy cây bút rồi khoanh một vòng "to đùng" bao hết các đảo lại cho rằng đó là vùng bất khả xâm phạm của mình. Vậy nên chủ quyền của chúng ta sẽ là một vùng thực sự rất... loằng ngoằng, có chỗ thì chồng chéo, có chỗ bị "hở" ra. Và theo luật, cái chỗ hở đó là hải phận quốc tế. Dù nhìn vô bản đồ nó có vẻ nằm hoàn toàn trong "khu vực" quần đảo Trường Sa. Chưa hết, trong lịch sử một số đảo chúng ta đã bị Trung Quốc dùng vũ lực chiếm đi. Cho nên, dù cái đường vòng quanh đảo đó là lãnh hải của Việt Nam nhưng trong thực tế nếu tầu thuyền của ngư dân đi vào đó thì sẽ bị xua đuổi và bắn phá. Tức là các tàu đó bị bắn phá do xâm phạm vào "lãnh hải có được vì chiếm đóng trái phép" của Trung Quốc, nhưng lại là "lãnh hải dựa trên cơ sở pháp lý quốc tế và căn cứ lịch sử không thể tranh cãi" của Việt Nam. Cho nên báo chí sẽ phải đưa tin là tàu cá ngư dân bị bắn trong vùng lãnh hải "của Việt Nam". Thậm chí Bộ Ngoại giao cũng phải tuyên bố như vậy. Và chính sự nhập nhằng này cũng khiến nhiều người cho rằng chúng ta quá hèn kém khi để cho ngư dân bị vạ lây như vậy. Tương tự với việc Trung Quốc xua đội tàu cá hàng chục chiếc "tràn vào khu vực Trường Sa và Hoàng Sa" của Việt Nam để đánh bắt trái phép. Trong thực tế, quanh năm suốt tháng đều có tàu cá của Trung Quốc "mon men" đến gần các đảo của Việt Nam. Và khi này, chắc chắn 100% chiến sĩ trên đảo sẽ theo quy trình để có hành động xua đuổi thích hợp và mức cao nhất là sẵn sàng chiến đấu không khoan nhượng nếu việc xua đuổi không thành công. Tuy nhiên, nếu các tàu cá này đi vào những vùng "lỗ thủng" của lãnh hải đan xen giữa các đảo thì thực tế không xâm phạm lãnh hải Việt Nam nhưng vẫn coi là "ùa vào khu vực quần đảo Trường Sa của Việt Nam được". Điều tương tự xảy ra nếu các tàu này đi vào lãnh hải của các đảo thuộc chủ quyền Việt Nam nhưng bị đánh cướp bằng vũ lực và chiếm đóng trái phép trong quá khứ. Chưa kể theo thông lệ quốc tế, nếu tàu họ "vô tình" đi vào một vùng lãnh hải nào đó thực sự hoàn toàn thuộc Việt Nam thì mình cũng không thể nào ra bắn phá mà trước tiên là xua đuổi. Và trong đại đa số các trường hợp, khi mình xua đuổi thì nó sẽ dời đi. Nhưng báo chí vẫn coi đấy là việc ùa vào vùng lãnh hải của Việt Nam. 📔6. Tóm lại những việc mà Chính phủ đang làm - THEO CÁ NHÂN MÌNH ĐÁNH GIÁ - là hoàn toàn đúng đắn về đường lối chính sách, phù hợp với tình hình thực tế hiện nay của đất nước. Sau khi đi thực tế, theo cách gọi của đoàn công tác, là "thăm và kiểm tra các đảo" thì phải nói là mình hoàn toàn yên tâm rằng ít nhất là các đảo mình đang giữ sẽ khó mà bị Trung Quốc đánh chiếm. Những sự vi phạm chủ quyền theo dạng quấy nhiễu của Trung Quốc chúng ta đều có quy trình đối phó an toàn nhất. Về phía cộng đồng quốc tế, chúng ta đang làm cực tốt việc "nhai đi nhai lại bài ca phản đối" mọi lúc mọi nơi, trên mọi phương diện dù sự vi phạm có lớn như con voi hay nhỏ như con kiến. THEO THÔNG LỆ LUẬT PHÁP QUỐC TẾ, ĐIỀU ĐÓ LÀ CỰC KỲ QUAN TRỌNG! Chúng ta cũng chấp nhận việc "gây hiểu lầm" về năng lực bảo vệ ngư dân hay năng lực phòng thủ khi sẵn sàng ra tuyên bố chủ quyền ngay cả trong trường hợp thực ra chúng ta chỉ bị vi phạm chủ quyền theo lý thuyết. Theo mình, đây là một đánh đổi cực kỳ quan trọng và dũng cảm. Các bạn hãy đọc thật kĩ phần trên để hiểu và cùng đi giải thích cho nhiều người khác cùng hiểu nữa. Việc tốt nhất mà mỗi người chúng ta có thể chung tay, theo mình chính là nâng cao nhận thức, kiến thức về luật biển, về UNCLOS, phải hiểu được lãnh hải là gì, đường cơ sở là gì, cơ sở xác lập chủ quyền biển đảo thế nào, vùng nội thủy là gì, vùng đặc quyền kinh tế là gì, thềm lục địa là gì, thềm lục địa mở rộng là gì... v.v... và v.v... Chừng nào làm được như vậy chúng ta mới mong hiểu đúng, hiểu rõ và hiểu sâu về tình hình chiến sự tại Biển Đông. Mới không hoang mang khi tiếp nhận thông tin từ những nhà báo thực ra nhiều khi cũng chưa hiểu sâu về biển đảo, từ những thông tin mà Nhà nước buộc phải nói theo kiểu khiến người dân nghe vô sẽ tự nhiên thấy hoang mang (http://on.fb.me/13FvJIW). Và quan trọng nhất là đủ tỉnh táo để phân biệt đúng sai, mức độ chính xác của thông tin từ những nguồn tin không thiện chí." ----------------------- Nguồn: https://www.facebook.com/nguyenngoclong1983 Tôi yêu Quân đội Nhân dân Việt Nam

MỸ ĐƯA VIỆT NAM KHỎI DANH SÁCH QUỐC GIA THAO TÚNG TIỀN TỆ 

 Theo thông tin chính thức từ Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính Mỹ đã đưa Việt Nam ra khỏi danh sách các nền kinh tế thao túng tiền tệ (do không có đủ bằng chứng để kết luận Việt Nam thao túng tiền tệ nhằm tạo lợi thế cạnh tranh lẫn thương mại).

 Trước đó, ngày 16/12/2020, Bộ Tài chính Mỹ ban hành báo cáo về “Chính sách kinh tế vĩ mô và ngoại hối của các đối tác thương mại lớn của Mỹ”, theo đó lần đầu tiên đưa Việt Nam và Thụy Sĩ vào danh sách thao túng tiền tệ. Ngay sau đó, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã khẳng định Việt Nam không phải là quốc gia thao túng tiền tệ. Các chính sách tiền tệ của Việt Nam được ban hành vì nhiều mục đích kinh tế vĩ mô khác nhau, nhưng chắc chắn "không nhằm tạo lợi thế cạnh tranh thương mại quốc tế không công bằng". 


 Thời gian qua, các cơ quan chức năng của Việt Nam đã trao đổi và tham vấn rất kỹ với các cơ quan chức năng Mỹ về chính sách tiền tệ của Việt Nam cũng như việc tỷ giá được điều chỉnh linh hoạt trong nền kinh tế. Phía Mỹ cũng đã nhất trí thừa nhận và rút cáo buộc của mình. 

Như vậy sau đúng 4 tháng kể từ ngày 16/12/2020 sau khi chính quyền Tổng thống Trump đưa Việt Nam vào danh sách thao túng tiền tệ thì đến hôm nay ngày 16/04/2021, dưới thời Tổng thống Joe Biden, Việt Nam đã không còn nằm trong danh sách này. Trên tinh thần coi trọng mối quan hệ kinh tế - thương mại 2 bên cùng có lợi, hy vọng rằng Bộ Tài chính Mỹ cùng các cơ quan chức năng cần khách quan hơn với các đánh giá trên các lĩnh vực. Đồng thời, tôn trọng và bình đẳng với Việt Nam trên mọi lĩnh vực chỉ như vậy mối quan hệ mang tính đối tác mới có thể phát triển lên một nấc thang mới. Nhân dân Việt Nam luôn luôn sẵn sàng làm bạn với tất cả các nước và các dân tộc trên thế giới. Việt Nam tôn trọng mọi luật pháp quốc tế, tôn trọng công việc nội bộ của mọi quốc gia. Mong muốn lớn nhất của Nhân dân Việt Nam là thế giới hòa bình, ổn định và mọi người dân trên thế giới được hưởng cuộc sống ấm no hạnh phúc.

TẠI SAO CÁC ĐỐI TƯỢNG LIÊN TỤC KÊU CỨU CHO NGUYỄN THÚY HẠNH

  Trong số những đối tượng chống đối bị "nhập kho" gần đây như Phạm Chí Dũng, Phạm Thành, Lê Trọng Hùng,… không khó để thấy Nguyễn Thúy Hạnh là cái tên được chú ý. Sau khi Hạnh bị bắt, liên tục các đối tượng chống đối ở trong và ngoài nước, các tổ chức phản động, thậm chí là Đại sứ quán Séc ở Hà Nội đã lên tiếng đòi trả tự do cho cô ta. Thậm chí, so với thời điểm Phạm Chí Dũng, người sáng lập tổ chức phản động mang tên Hội nhà báo độc lập bị bắt cũng không xuất hiện nhiều bài viết ủng hộ đến như vậy. Vậy tại sao Nguyễn Thúy Hạnh lại được chú ý đến vậy? 

Sự chú ý này không chỉ đơn thuần xuất phát từ việc Hạnh là đối tượng thường xuyên tham gia các hoạt động lợi dụng vỏ bọc yêu nước, yêu biển đảo, yêu cây xanh để có các hoạt động đấu tranh dân chủ nhân quyền gây mất an ninh trật tự trên địa bàn Thủ đô, cũng chẳng vì cô ta là phụ nữ, mà ở đây xuất phát chính từ việc cô ta sáng lập và điều hành Quỹ 50K. Quỹ này được Hạnh lập ra năm 2018 với mục đích "để giúp đỡ tất cả các gia đình tù nhân lương tâm gặp khó khăn khi lao động chính trong nhà bị bắt đi tù". Mặc dù tên gọi là 50K nhưng với những khoản thu chi mà Hạnh công bố trên trang cá nhân của mình, có thể thấy, quỹ này có nguồn lên tới cả tỷ đồng. Với số tiền đóng góp trên, Hạnh cùng đồng bọn đã chuyển tới rất nhiều gia đình các đối tượng chống đối bị bắt, hà hơi tiếp sức của các hoạt động chống đối của chúng ở trong và sau khi ra tù. 


 Số tiền này lấy từ đâu? Dù luôn miệng tuyên bố lấy từ những nhà hảo tâm hay người yêu nước ở trong nước, nhưng thực chất, phần lớn ngân sách của Quỹ 50K đến từ hải ngoại, trực tiếp từ các tổ chức phản động lưu vong như Việt Tân. Không quá khi nói rằng, thông qua Quỹ 50K, Nguyễn Thúy Hạnh đã trở thành đầu mối trung gian giữa tổ chức phản động lưu vong ở nước ngoài và các đối tượng chống đối ở trong nước. 

 Trong bối cảnh phong trào dân chủ ở trong nước đứng trước nguy cơ tan rã, Hạnh và Quỹ 50K trở thành cứu cánh cho đám chống đối, để chúng tiếp tục ôm mộng tưởng mà tiến hành các hoạt động chống phá. Với vai trò như vậy, mà việc Hạnh bị bắt, Quỹ 50K bị phong tỏa, thì việc các đối tượng trong và ngoài nước kêu khóc cho Hạnh cũng là điều dễ hiểu mà thôi.