Thời gian qua,
các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị luôn coi tôn giáo là “mũi nhọn”
để xuyên tạc, chống phá Đảng, Nhà nước, chia rẽ, kích động nhân dân nhằm phá vỡ
khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Việc nhận diện đúng âm mưu, thủ đoạn của các đối
tượng này để từ đó đề ra các biện pháp phòng ngừa và đấu tranh phản bác luôn
mang tính thời sự, cấp thiết.
Nhận diện
âm mưu, thủ đoạn lợi dụng tôn giáo chống phá Đảng, Nhà nước
Sự phát triển
như vũ bão của khoa học và công nghệ đã làm cho không ít người nghi ngờ rằng
tôn giáo sẽ bị thu hẹp, thậm chí bị tàn lụi dưới ánh sáng của khoa học thực
nghiệm. Nhưng thực tế, tôn giáo không những không bị tiêu vong mà còn có thêm dự
địa mới để hồi sinh và phát triển ngày càng mạnh mẽ.
Việt Nam là quốc
gia đa tôn giáo. Mặc dù đức tin, giáo lý của đồng bào theo các tôn giáo khác
nhau nhưng đều chung một mạch nguồn văn hóa và truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước
ta luôn nhất quán: “Tôn trọng, đảm bảo quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng của
nhân dân theo quy định của pháp luật”[1]; đồng thời, trong thực tiễn, Đảng và
Nhà nước luôn tạo mọi điều kiện để các tôn giáo hoạt động theo đúng quy định của
pháp luật, chấp hành tốt pháp luật, góp phần vào phát triển kinh tế – xã hội của
đất nước, bảo vệ đất nước.
Tuy nhiên, các thế lực thù địch luôn lợi dụng quyền tự do, tín ngưỡng để tổ chức hàng loạt cuộc “hội luận”, “họp báo” nhằm xuyên tạc, bịa đặt về tình hình tôn giáo ở Việt Nam. Nhân đó, một sốphần tử cơ hội chính trị đã “hà hơi”, “tiếp sức”, cung cấp những thông tin sai lệch cho một số hãng thông tấn và cơ quan truyền thông quốc tế đểhọ liên tiếp đưa ra những phân tích, đánh giá tiêu cực và xuyên tạc về bức tranh tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam;từ đó, cổ súy, kích động nhân dân, nhất là giáo dân đấu tranh đòi tự do, dân chủ.
Để tiếp tay
cho những hành vi này, các thế lực thù địch, phản động đã dựng lên nhiều tổ chức
như: tổ chức phản động “Việt Tân”, “đảng Đại Việt” ở nước ngoài câu kết với một
số Linh mục có tư tưởng phản động ở một số địa phương; Mạng lưới blogger Việt
Nam, Liên đoàn Quốc tế vì Nhân quyền (FIDH), một số nhân vật cực hữu trong Ủy
Ban Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc và trong chính phủ của một số nước; “Cộng đồng
người Việt tự do ở hải ngoại”; “Hội Cựu quân nhân Quân lực Việt Nam”; “Hội
Thanh niên Phật giáo Hòa hảo thuần túy”; “Tăng đoàn Phật giáo Việt Nam thống nhất”;
các đài VOA, BBC, RFI…
Mục tiêu nhất
quán và xuyên suốt của các thế lực thù địch, phản động là sử dụng “ngòi nổ” tôn
giáo làm nguyên cớ để xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng với toàn xã hội, chuyển
hóa, lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, kích động chủ nghĩa ly khai,
tách các tôn giáo khỏi khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Ngoài ra, các
phần tử cơ hội chính trị trong và ngoài nước đã lợi dụng một số hạn chế, thiếu
sót, bất cập trong thực hiện chính sách tôn giáo để gây mâu thuẫn, tạo cớ can
thiệp vào công việc nội bộ của ta, kích động các tín đồ đòi lại đất đai, đòi dựng
chùa chiền, nhà thờ. Chúng ra sức lôi kéo các đối tượng có hận thù với cách mạng,
tàn quân của các tổ chức phản động trước đây và các thành phần có tư tưởng bất
mãn với thời cuộc để tạo dựng ngọn cờ chống đối, chia rẽ khối đại đoàn kết dân
tộc. Chúng sử dụng “lá bài” từ thiện, nhân đạo, thăm thân, du lịch, hợp tác để
tập hợp lực lượng tiến hành các hoạt động phá hoại. Hơn nữa, chúng lợi dụng
truyền thông để khoét sâu những sơ hở trong chủ trương, đường lối, chính sách của
Đảng và Nhà nước, gây rối, biểu tình, bạo loạn lật đổ…
Giải pháp bảo
vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh chống các quan điểm sai trái, thù địch
lợi dụng tôn giáo để chống phá Đảng và Nhà nước
Tại Đại hội đại
biểu toàn quốc lần thứ XIII, Đảng ta khẳng định: “Kiên quyết đấu tranh và xử lý
nghiêm minh những đối tượng lợi dụng tôn giáo chống phá Đảng, Nhà nước, chế độ
xã hội chủ nghĩa; chia rẽ, phá hoại đoàn kết tôn giáo và khối đại đoàn kết toàn
dân tộc”[2].Triển khai thực hiện nhiệm vụ này, cần phải thực hiện có hiệu quả một
số giải pháp sau đây:
Một là,
đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của nhân dân đối với
quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về tôn giáo,
trong đó có nội dung Luật Tín ngưỡng, tôn giáo. Các cấp ủy, tổ chức đảng phải
thực sự là hạt nhân lãnh đạo, chỉ đạo, đồng thời phải nhận thức đúng về ý
nghĩa, tầm quan trọng của việc vạch trần âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch
lợi dụng tôn giáo để chống phá Đảng và Nhà nước ta, từ đó nâng cao tinh thần cảnh
giác của nhân dân và tổ chức đấu tranh chống lại những thủ đoạn lợi dụng tôn
giáo để kích động tư tưởng “bài Kinh”, ly khai, tạo dựng lực lượng phá hoại
cách mạng của các thế lực thù địch, phản động.
Hai là,
đẩy mạnh phát triển kinh tế – xã hội ở các vùng miền núi, biên giới, vùng sâu,
vùng xa, trong đó có vùng đồng bào dân tộc có đạo; thực hiện có hiệu quả chương
trình xoá đói, giảm nghèo, nâng cao mức sống cho đồng bào các tôn giáo theo
đúng tinh thần Đại hội XIII: “Tập trung hoàn thiện và triển khai thực hiện tốt
các chính sách dân tộc, tôn giáo; có những chính sách đặc thù giải quyết khó
khăn cho đồng bào dân tộc thiểu số”[3].
Ba là,
chủ động nhận diện và đấu tranh trên mặt trận chính trị, tư tưởng, làm thất bại
mọi âm mưu, thủ đoạn lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo chống phá cách mạng của
các thế lực thù địch; kịp thời giải quyết tốt các “điểm nóng” liên quan đến vấn
đề tôn giáo.
Bốn là,
củng cố và xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh, chú trọng nâng cao năng
lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức Đảng, chính quyền cơ sở, chăm lo xây dựng
đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ chủ chốt là người vùng tôn giáo.
Năm là, tăng
cường sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước đối với công tác tôn giáo;
tích cực nghiên cứu, đề xuất, bổ sung và ban hành kịp thời các luật và văn bản
qui phạm pháp luật để lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức điều hành, hướng dẫn, giúp đỡ
các tổ chức tôn giáo hoạt động đúng theo hiến chương, điều lệ của giáo hội và
tuân thủ các qui định của pháp luật. Thường xuyên chủ động, nắm chắc tình hình
hoạt động của các tôn giáo, tiếp tục tạo điều kiện cho các chức sắc, tín đồ tiến
hành các hoạt động tôn giáo bình thường trong khuôn khổ pháp luật.
0 nhận xét: