Định bụng không
nói gì, nhưng mấy ngày nay thấy nhiều nhà báo, facebooker tích xanh tích đỏ lên
tiếng, cho rằng Hà Nội lãng phí tiền chống dịch khi làm xét nghiệm Covid-19 diện
rộng. Các anh lấy số mẫu mà Hà Nội đã lấy được của người dân đến nay, nhân với
chi phí xét nghiệm PCR theo giá dịch vụ, chia cho số ca mắc Covid-19 trong cộng
đồng phát hiện qua sàng lọc, từ đó cho rằng một xét nghiệm để tìm ra 1 F0 hết
30 tỷ, kết luận Hà Nội đang lãng phí 500 tỷ đồng cho xét nghiệm diện rộng. Có
anh nhà báo còn lấy số liệu ngân sách Bộ Tài chính công bố để chứng minh Chính
phủ sắp hết tiền mà vẫn lãng phí vào xét nghiệm. Nghe có vẻ xuôi, logic, khoa học.
Liệu rằng xét nghiệm diện rộng như Hà Nội đang tiến hành có thực sự cần thiết
và lãng phí đến vậy?
Trước hết, cần
xác định Covid-19 “giặc” vô hình. Biến thể Delta có tốc độ lây nhanh gấp 1,5 lần
biến chủng Alpha trước đó, gấp 2,55 lần biến chủng ban đầu. Trung bình 1 người
mắc có thể lây cho 10 - 12 người, không phải 2 - 3 người như trước kia; trong
khi đó thời gian khởi phát bệnh ngắn (từ 1 - 4 ngày), đa phần người mắc bệnh
không có hoặc có rất ít triệu chứng. Chống “giặc” mà ta không biết “giặc” ở đâu
thì sao có thể khoanh vùng, khống chế và “tiêu diệt”. Muốn biết, muốn phòng ngừa
và kiểm soát chủ động, chỉ có thể thông qua xét nghiệm.
Thực tế những
ngày đầu chống dịch ở lần thứ 4 này, Hà Nội đã áp dụng truy vết, khoanh vùng và
chỉ xét nghiệm những F0, F1. Kết quả là dịch bùng phát nhanh hơn cả tốc độ xét
nghiệm, số ca nhiễm tăng, nhiều ổ dịch mới được phát hiện, thậm chí có ổ dịch
đã sang chu kỳ lây nhiễm thứ 2. Thực tế này buộc Hà Nội phải thay đổi, phải xét
nghiệm diện rộng và đẩy nhanh tiến độ xét nghiệm. Đây cũng là bài học chống dịch
thành công ở Bắc Giang, Bắc Ninh, Đà Nẵng.
Nhưng nói xét
nghiệm diện rộng không phải là 100% dân số. Tính đến sáng 17/9, Hà Nội đã lấy
được 4,2 triệu mẫu, chiếm 40% dân số, tập trung vào khu vực có nguy cơ cao và
khu vực phong tỏa. Như vậy, việc lấy mẫu là có chọn lọc, tập trung vào khu vực
có nguy cơ để tầm soát cộng đồng, bóc tách F0 và kiểm nghiệm hiệu quả chống dịch.
Các khu vực khác chỉ được lấy 1 lần để khẳng định an toàn. Mẫu được lấy gộp (10
người/mẫu) nên thời gian xét nghiệm nhanh, chi phí chỉ bằng 1/10 mẫu đơn. Chỉ từng
ấy đã cho thấy con số 500 TỶ CHO XÉT NGHIỆM VÀ 30 TỶ ĐỂ PHÁT HIỆN 1 CA F0 mà
các nhà báo online tính như trên là KHÔNG CHÍNH XÁC và bị “đội” lên biết bao
nhiêu lần. So với tính mạng, sức khỏe của 10 triệu dân và sự an toàn của “trung
tâm kinh tế, chính trị, xã hội” của cả nước thì liệu có đáng?
Nếu không kịp
thời phát hiện, thử hỏi 21 F0 phát hiện trong cộng đồng từ đầu tháng 9 đến nay
sẽ lây cho bao nhiêu người? số chu kỳ lây nhiễm lên tới bao nhiêu rồi chúng ta
mới phát hiện ra? khi đó, chi phí cách ly, điều trị F0, xét nghiệm, truy vết F1
sẽ tăng lên bao nhiêu và Hà Nội sẽ phải giãn cách đến bao giờ; liệu rằng trong
một hay hai, ba tuần Hà Nội sẽ giống như thành phố Hồ Chí Minh? Tôi nghĩ các bạn
đã tự có câu trả lời.
Trong bối cảnh
tỷ lệ tiêm vắc xin rất thấp, số lượng vắc xin có hạn và cần thời gian để sinh
miễn dịch, thì xét nghiệm diện rộng đề tầm soát nguy cơ là chủ trương đúng đắn.
Hôm nay Hà Nội ghi nhận số ca mắc ít nhất từ đầu đợt dịch và đã 03 ngày liên tiếp
không ghi nhận ca mắc mới trong cộng đồng. Khu vực nguy cơ cao đang từng bước
được thu hẹp; cuộc sống bình thường mới đã trở lại ở 19/30 quận, huyện, thị xã.
Đây là minh chứng rõ nhất cho hiệu quả của biện pháp này.
Chống dịch cần
dựa trên khoa học và số liệu thực tế. Trong khi các nhà khoa học về y khoa, dịch
tễ không lên tiếng, mà chỉ thấy các nhà báo, facebooker, nhà khoa học online
kêu ca lãng phí cho thấy dấu hiệu dắt mũi dư luận trong vấn đề này. Đấy mới
cách chống dịch phản khoa học.
0 nhận xét: