7/11/21

LŨNG ĐOẠN SÓNG TRUYỀN HÌNH


Những gameshow là của các ông trùm mua bản quyền format của nước ngoài, tổ chức sản xuất, bán, hoặc trao đổi quảng cáo (QC), hợp đồng thỏa thuận có điều kiện...với các nhà Đài, vì quá nhiều tiền, quá nhiều ct nên lũng đoạn sóng truyền hình, ép hàng triệu khán giả xem các thứ xa lạ, phản văn hoá, phản cảm, ít tính giáo dục và ép xem QC quá nhiều gây bức xúc cũng lắm.
* Mở tivi là thấy truyền hình thực tế.
Biết rằng truyền hình thực tế là xu thế tất yếu của công nghiệp giải trí thế giới, nhưng việc nhập khẩu ồ ạt các chương trình bất chấp những xung đột, độ vênh về văn hóa, thẩm mỹ, lối sống để đạt được lợi nhuận, thì những show thực tế này đã vô tình trở thành công cụ để trục lợi của không ít thế lực đứng phía sau.
Nhiều năm trở lại đây, truyền hình thực tế nhập khẩu đã "góp phần" khai tử các gameshow thuần Việt: đâu rồi những cánh cò, điệu lý, khúc hát dân ca, đâu rồi những chương trình thiên về việc tìm hiểu kiến thức, văn hóa, lịch sử từng huy hoàng một thời trên các kênh sóng. Nếu không phải “không còn đất sống”, thì các chương trình cũng bị đẩy sang những kênh sóng yếu thế, ngoài khung giờ vàng ít người xem hơn và dần lui vào quên lãng.
Thay vào đó, là sự lũng đoạn khủng khiếp của hơn 90 show truyền hình thực tế, từ một số kênh địa phương tới Trung ương. Mở tivi ra là thấy truyền hình thực tế, càng những khung giờ vàng càng nhiều show ở khắp các kênh sóng gây bội thực, rất khó tiêu hóa.
** Vẫn lại... mở tivi là thấy truyền hình thực tế, hề, hài, hát & ráp.
MC ráp, Biên tập ráp, hát ráp, hề ráp, trò chơi ráp, già ráp, trẻ ráp...học theo văn minh nô lệ thế kỷ trước, quần áo lòng thòng, dị hợm; điệu bộ quằn quại đau khổ của kiếp nô lệ, đọc Ráp thì như chó ăn vụng bột, chả biết nó nói gì, chửi ai nữa (?).
Từ việc tập trung sản xuất các show cho độ tuổi từ 18 – 30, các ông trùm mở rộng đối tượng tiếp nhận, “không tha” trung niên, người già, trẻ em. Bất cứ khán giả nào cũng sẽ tìm được nhiều show ở lứa tuổi của mình.
Trong số trên 60 chương trình, chủ yếu thiên về ca hát, nhảy múa, vì những show này dễ kiếm thí sinh, đưa đùi vế, thân hình gợi cảm lên sóng hình giới thiệu, để có cơ hội được chọn lựa cho ai đó mời làm các ct khác (?). Quá dễ dãi, đơn giản trong cách thức Việt hóa các format. Có người còn nói vui, “cả nước ca hát, cả nước đọc Ráp, chả còn việc gì làm ngoài ca hát và Ráp” hát mới, Ráp hóa VTV, co giật như động kinh khắp các sóng. Sau đó là nhan nhản các show hài, ông trùm nào cũng cố tìm cho bằng được một show dính líu tới hài để mua bản quyền phát sóng.
Không cần đợi tới cuối tuần để tìm kiếm một show giải trí. Vào bất cứ ngày nào trong tuần, chỉ cần bật tivi lên, lướt qua một lượt các kênh sóng, khán giả sẽ được ăn một “mớ hổ lốn” đến mức bội thực các chương trình truyền hình thực tế. Phải nói chính xác là “chạy không thoát” và “bị ép phải xem”, bởi không còn gì để xem ngoài những thứ ca hát, nhảy múa, hài kịch…với nhẵn những gương mặt “chạy sô” từ show này sang show khác: Hoài Linh , Chí Tài, Trấn Thành, Trường Giang, Trác Thúy Miêu, Đại Nghĩa, Bạch Công Khanh...
( kiểu: thấp thoáng sau Thách thức danh hài là các ông Trùm & bóng dáng các thợ hát kép hề đang hot- ảnh cuối)
Với các ct ngoại hóa: Thách thức danh hài, Lạ lắm à nha, Thần tượng đối thần tượng, Vietnam’s Next Top Model, Gương mặt thân quen, Đấu trường tiếu lâm, Giọng ải, giọng ai, Tuyệt chiêu siêu diễn...
Biến tướng cho cả trẻ con Thách thức danh hài nhí, Người hùng tí hon, cái gì cũng nhí...càng tạo scandal, ồn ào, ầm ỹ , càng nhiều “phốt” chương trình càng “hot” càng thu nhiều quảng cáo, giá QC càng tăng...
Từ 2017: mỗi đúp QC (30") giá 150 triệu, giờ vàng gấp đôi, các buổi chung kết gemsoh gấp 3-5 lần...bây giờ có lẽ quá cao nên ko dám công khai mức giá nữa.
( Bộ fim 21,22g QC không dưới 5-7 phút: khoảng 10-15 đúp (30") biết bao nhiêu là tiền) nhưng đã cắt nát ct, cắt vụn cảm xúc fim. Họ còn chỉ đạo các kênh phát QC cùng giờ, chuyển kênh nào cũng dính QC, khán giả ko chạy đường nào chỉ còn mỗi cách tắt tv mới đỡ bức xúc.
Các cơ quan quản lý nhà nước về Văn hóa hãy nhớ Nghị quyết TW5- Khóa VIII: "Văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội"
NQ đã khẳng định: "Các nhân tố văn hóa phải gắn kết chặt chẽ với đời sống và hoạt động xã hội trên mọi phương diện chính trị, kinh tế, xã hội, luật pháp, kỷ cương…”
Nhiều người hỏi: thế cơ quan quản lý nội dung phát sóng đã định hướng, kiểm tra, tuýt còi hàng tháng, quý giao ban báo chí đang ở đâu để Họ lũng đoạn đến như thế này - Xem chương trình Quốc gia mà như của nước nào, xa lạ, bức xúc, nhạt nhẽo, nông cạn như trò trẻ con chả hợp gì với thuần phòng mỹ tục, văn hóa dân tộc Việt nam. Gần đây các chương trình sân khấu, chèo, cải lương, dân ca, dân vũ...giảm dần, có khi chuyển phát vào giờ "chết" chả mấy ai chờ xem được.
Chưa có cơ sở cho rằng đây là cuộc "Cách mạng Màu" nhưng cảm thấy rất đáng lo ngại (?)
Câu hỏi đặt ra cần được nghiêm túc trả lời nhân dân là:
- Tại sao đài chính thống lại bị lũng đoạn?
- Cơ quan quản lý, cơ quan chủ quản đang ở đâu?
- Có phải do tiền nên bị lũng đoạn không?
- Ai chịu trách nhiệm vấn đề này
.....
Một lần nữa xin hỏi các vị :
Các chương trình thuần Việt đâu rồi?!
Đâu rồi những cánh cò , điệu lý, khúc hát dân ca, đâu rồi những chương trình thiên về việc tìm hiểu kiến thức, văn hóa, lịch sử, trò chơi dân gian...từng huy hoàng một thời trên các kênh sóng truyền hình VTV, HTV..., đặc biệt trên sóng mang nhãn hiệu Quốc gia- VTV?.

0 nhận xét: