Đảng viên
không được tham mưu, đề xuất, quyết định giảm trách nhiệm, giảm án, giảm tội, bỏ
lọt tội phạm, giảm hình phạt, mức phạt, mức bồi thường vật chất…
1 trong
5 điểm mới trong Quy định số 37-QĐ/TW về những điều đảng viên không được làm
là: Đảng viên không được can thiệp vào hoạt động điều tra, xét xử, thi
hành án, xét đặc xá.
Tại Điều 13,
Quy định 37 nêu rõ: đảng viên không được “Can thiệp, tác động vào hoạt động
kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành
án, xét đặc xá, giải quyết khiếu nại, tố cáo để bao che, tiếp tay cho các hành
vi vi phạm quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Tác động, ép buộc, mua
chuộc tổ chức, cá nhân để giảm trách nhiệm, hình phạt cho người khác”.
Theo Hướng dẫn
số 02-HD/UBKTTW (Ủy ban Kiểm tra Trung ương) ban hành ngày 29/11 vừa qua,
Điều 13 được hiểu đầy đủ như sau:
Đảng viên
không được:
1. Thực hiện
không nghiêm, không đúng, không đầy đủ các quy định (quy trình, thủ tục, phương
pháp nghiệp vụ) để làm thay đổi, sai lệch kết luận, kết quả kiểm tra, giám sát,
thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án hoặc xâm phạm các
quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
2. Tham mưu,
đề xuất, quyết định giảm trách nhiệm, giảm án, giảm tội, bỏ lọt tội phạm, giảm
hình phạt, mức phạt, mức bồi thường vật chất, thời gian thi hành, chấp hành án,
xét ân xá… cho người khác không đúng quy định.
3. Thực hiện
không nghiêm, không đúng, không đầy đủ các quy định của pháp luật trong việc khởi
tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án và các biện pháp ngăn chặn (bắt, tạm
giữ, tạm giam, tha…) trong quá trình đấu tranh phòng, chống tội phạm.
4. Thay đổi,
kéo dài thời hạn, thời gian kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán, điều tra,
truy tố, xét xử, thi hành án, xử lý vi phạm mà không có lý do chính đáng; sử dụng
kết luận, biên bản và các thông tin có liên quan không có trong quy trình, quy
định để gây áp lực, vòi vĩnh tổ chức, cá nhân dưới mọi hình thức. Tạm giữ tiền,
tài sản không đúng quy định.
5. Chậm giải
quyết hoặc không giải quyết đơn thư khiếu nại, tổ cáo, khởi kiện, đơn yêu cầu
giải quyết vụ việc dân sự, tin báo tố giác tội phạm theo quy định của pháp luật;
bao che, tiếp tay, dung túng hoặc không xử lý đối với các hành vi vi phạm pháp
luật thuộc thẩm quyền, trách nhiệm của mình hoặc không yêu cầu khắc phục hậu quả
vi phạm theo quy định của pháp luật.
6. Có hành vi
chống đối, cản trở, mua chuộc, trả thù, trù dập, khống chế, vu khống người làm
nhiệm vụ kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử,
thi hành án, xét đặc xá, giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Trước đó, khi
đề cập đến nội dung tại điều 13 (Quy định 37), Phó Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn
Viết Thông – nguyên Tổng Thư ký Hội đồng Lý luận Trung ương cho rằng, thực
hiện các nghị quyết đại hội gần đây và các nghị quyết của Trung ương, Bộ Chính
trị, chúng ta đẩy mạnh cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Trong
những năm qua, đã xuất hiện những cá nhân có hành động tác động đến tổ chức, cá
nhân không đúng để giảm các hình phạt. Với tinh thần của các đại hội gần đây,
nhất là Đại hội XIII là kiên quyết đấu tranh đẩy lùi tham nhũng, tiêu cực, nên
việc Đảng quy định đảng viên không được làm những việc này là điểm mới, rất cần
thiết trong bối cảnh hiện nay./.
0 nhận xét: