Người xưa đã từng rất quan tâm đặc biệt đến sự nghiệp giáo dục đối với những lớp trẻ- thế hệ mầm non của đất nước. Giáo dục được xem như là cái gốc của con người, một đất nước muốn phát triển thì phải có giáo dục. Đó là nền tảng và bài học muôn đời của nước ta. Ấy vậy mà, mới đây vị Giáo sư Trần Ngọc Thêm cho rằng khái niệm "trồng người", quan điểm "tiên học lễ, hậu học văn" không còn phù hợp với giáo dục Việt Nam hiện nay. Không biết mục đích của ông là gì nhưng tôi thấy rằng quan điểm này là không đúng và không phù hợp.
Về khái niệm
“trồng người” từ xưa nay đều được quan tâm và quán triệt một cách sâu sắc. Đúng
như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc sinh thời cũng đã có câu nổi tiếng "Vì lợi
ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người" để nói về tầm
quan trọng của việc giáo dục, trong đó có giáo dục về đạo đức cho những mầm
non, những chủ nhân tương lai của đất nước. Đạo đức là cái gốc con người và “trồng
người” là nhiệm vụ của cả đất nước. Từ thời Nguyễn Du đã từng đề cập “Chữ tâm
kia mới bằng ba chữ tài/Có tài mà cậy chi tài/Chữ tai đi với chữ tai một vần. Cụ
Hồ dạy: “Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì
làm việc gì cũng khó”. Và để có giá trị trong tương lai, trong sự nghiệp xây dựng
xã hội chủ nghĩa thì cần phải ươm mầm và “trồng người” mới mong bước ra thế giới
với tâm thế “thẳng lưng mà bước, ngẩng đầu mà bay”!
Quan điểm
“tiên học lễ, hậu học văn" là muôn đời và bài học đối với mỗi con người.
“Tiên học lễ”, “Tiên chính là đầu tiên, là trước hết. Lễ chính là nghi lễ, là lễ
phép hay chính là đối nhân xử thế với những người và những việc xung quanh.
Chúng ta cần phải học tập và trau dồi lễ nghĩa, cách ứng xử đối với người khác
làm sao cho đúng mực, cho được lòng và cho phù hợp với thuần phong mĩ tục của
xã hội. Học từ những cái nhỏ nhất, từ cách ứng xử đời thường đến tình yêu dân tộc.
“Hậu học văn” Hậu chính là sau, văn chính là các môn học văn hóa, các kiến thức
mà chúng ta học được từ bên ngoài xã hội.
“Tiên học lễ,
hậu học văn” định hướng cho con người ta thấu đáo lễ nghĩa, lễ phép, lễ độ đầu
tiên sẽ dễ cảm hóa, dễ tiến tới mức độ thành công một cách dễ dàng trong các mối
quan hệ khác hay hiểu vận dụng vào làm việc để đất nước ngày càng giàu mạnh,
phát triển. Giáo dục không chỉ đơn thuần là sách vở mà là rèn luyện giá trị đạo
đức, văn hoá muôn đời của Việt Nam.
Với những tầm
quan trọng ấy thì việc quan điểm của vị Giáo sư đưa ra là hoàn toàn không phù hợp
đối với Việt Nam. Thiết nghĩ, ông lớn lên và như bây giờ cũng từ những giá trị ấy.
Cớ sao lại phủ nhận.
0 nhận xét: