Mục tiêu và
con đường phát triển của dân tộc Việt Nam từ năm 1945 đến nay và từ nay về
sau là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, đó là con đường hoàn toàn
phù hợp với quy luật phát triển của xã hội loài người, trong đó có xã hội Việt
Nam.
Đất nước chào
đón Xuân Nhâm Dần mới với sắc xuân ngập tràn mọi miền Tổ quốc thân
yêu. Mùa Xuân này cũng là mùa Xuân thứ 92, đất nước ta có Đảng.
Ngay khi mới
ra đời, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn luôn khẳng định, CNXH là mục tiêu, là lý tưởng
của Đảng Cộng sản và và nhân dân Việt Nam. Đi lên CNXH là yêu cầu khách quan,
là con đường tất yếu của Cách mạng Việt Nam . Thực tế cũng đã chứng minh, lựa
chọn của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh là con đường đúng đắn khi hơn 90 năm qua,
Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo nhân dân vượt qua muôn vàn khó khăn, thử
thách, đạt được những thành quả to lớn. Những thành tựu đó là cơ sở khách quan
khẳng định, sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định mọi thắng
lợi của cách mạng Việt Nam.
Năm 2021 khép
lại với vô vàn khó khăn, thách thức của đất nước do tác động nặng nề, nhiều mặt
từ đại dịch COVID-19. Cho đến thời điểm này, dịch vẫn diễn biến phức tạp ở một
số tỉnh thành, nhưng với tỷ lệ bao phủ vaccine cho người dân thuộc diện cao của
thế giới, việc chuyển chiến lược từ “không COVID-19” sang “thích ứng an toàn,
linh hoạt, kiểm soát có hiệu quả dịch” đã và đang mang lại những hiệu quả tích
cực trong thực tiễn. Mặc dù tăng trưởng GDP năm 2021 ước đạt 2,58%, thấp hơn so
với mục tiêu đề ra nhưng trong bối cảnh dịch bệnh ảnh hưởng nghiêm trọng,
đạt được tăng trưởng dương là một thành quả đáng mừng.
Giữ vững niềm
tin vào sự lãnh đạo của Đảng, vào CNXH – là khẳng định của GS.TS Mạch Quang Thắng,
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh khi trao đổi với phóng viên VOV.
PV: Con
đường mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lựa chọn không phải là một phép màu, không phải
là một giấc mơ, mà là một cuộc hành trình vĩ đại của cả dân tộc, như điều Bác
đã tổng kết: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc, không có con đường nào khác
con đường cách mạng vô sản”. Và Đảng ta ra đời là để gánh trên vai sứ mệnh cao
cả đó. GS có thể phân tích về vai trò lãnh đạo của Đảng ta trong hành trình giải
phóng dân tộc 92 năm qua?
GS-TS Mạch
Quang Thắng: Tôi cho rằng, vai trò lãnh đạo của Đảng ta trong hành trình giải
phóng dân tộc hơn 90 năm qua thể hiện ở hai điểm chủ yếu nhất sau đây:
Một là, Đảng
đã đề ra đường lối đúng. Điều này khắc phục được sự khủng hoảng về đường lối cứu
nước của các phong trào giải phóng dân tộc trước đó, tiêu biểu là Phong trào Cần
Vương, Phong trào dân chủ tư sản. Các phong trào này tuy anh dũng nhưng đường lối
không phù hợp cho nên thất bại. Trong hành trình giải phóng dân tộc sau đó, tức
là sau khi thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, Đảng tiếp tục đề ra đường
lối đúng đắn cho nên mới dẫn tới thắng lợi của các cuộc kháng chiến như:
Kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ cứu nước, chống xâm lược ở biên giới Tây
Nam và của các thế lực bành trướng, hiếu chiến ở biên giới phía Bắc. Đường
lối mà “sai một ly thì đi một dặm”.
Hai là, Đảng
đã tổ chức thành công đường lối đó. Trong tổ chức lực lượng, Đảng đã tổ chức và
huy động được sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, kết hợp được sức mạnh dân tộc
và sức mạnh thời đại để giải phóng dân tộc, đúng như quan điểm của Chủ tịch Hồ
Chí Minh: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết/Thành công, thành công, đại thành
công”. Tôi muốn nhấn mạnh thêm, để có được hai điểm đó thì tự bản thân Đảng phải
luôn luôn tự đổi mới, tự chỉnh đốn để luôn luôn trong sạch, vững mạnh.
PV: Một
số thế lực phản động, xuyên tạc đã bóp méo sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân
dân ta. Sau khi mô hình XHCN ở Liên Xô và các nước Đông Âu sụp đổ, họ cho rằng,
CHXN đã cáo chung. Đảng Cộng sản đã hết vai trò lịch sử và Việt Nam kiên định
đi lên CNXH là sai lầm, là đi vào vết xe đổ . Họ cố tình xuyên tạc CNXH mà Mác
nêu ra chỉ là CNXH không tưởng, không bao giờ thực hiện được rồi khuyến
nghị Đảng ta nên đi theo con đường khác, đó là mô hình dân chủ, thực hiện
đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập. Thưa GS-TS Mạch Quang Thắng, ông có bình
luận gì về những luận điệu trên.
GSTS Mạch
Quang Thắng: Đó là những luận điệu phi lịch sử, phản động và phản khoa
học. Vậy, động cơ thực sự của những người đưa ra những luận điệu đó là gì? Tôi
cho rằng, đó là động cơ muốn xóa bỏ sự lãnh đạo của Đảng, muốn lái con đường
phát triển của dân tộc Việt Nam sang con đường Tư bản chủ nghĩa. Mà con đường
Tư bản chủ nghĩa đã bị lịch sử Việt Nam vượt qua cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20.
Tôi xin khẳng định rằng, CNXH trên thế giới không cáo chung. Mục tiêu và con đường
phát triển của dân tộc Việt Nam từ năm 1945 đến nay và từ nay về sau là độc
lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, đó là con đường hoàn toàn phù hợp với quy
luật phát triển của xã hội loài người, trong đó có xã hội Việt Nam. Những người
có niềm tin khoa học không bao giờ thấy tương lai của con đường khác, ngoài con
đường CNXH ở Việt Nam ta.
PV: Thưa
ông, con đường đi lên CNXH là đúng đắn, nhưng thành công hay thất bại là do đường
lối, bản lĩnh chính trị, năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng. Chúng ta
hiểu vì sao, TBT Nguyễn Phú Trọng luôn khẳng định. xây dựng và chỉnh đốn Đảng là
một nhiệm vụ sống còn, quyết định sự tồn vong của chế độ. 3 kỳ Đại hội Đảng, Đại
hội XI, XII và mới đây là ĐH XIII, công tác này được triển khai ngày càng sâu rộng,
ngày càng bài bản và quyết liệt. GS nhận định như thế nào về công tác chỉnh
đốn Đảng trong giai đoạn hiện nay?
GS,TS Mạch
Quang Thắng: Tôi thấy công cuộc xây dựng và chỉnh đốn Đảng hiện nay đạt được
những kết quả bước đầu, xét về tất cả các mặt: Chính trị, tư tưởng, tổ chức,
cán bộ, đạo đức, phương thức lãnh đạo, v.v… Nhưng, so với yêu cầu thì vẫn còn
khoảng cách, vẫn còn không ít những vấn đề nổi cộm cần được chú trọng hơn.
Tôi xin nhấn
mạnh 5 điểm
Một là, cần cụ
thể hoá, bổ sung, hoàn thiện những nội dung về đường lối đổi mới. Nhất là phải
nghiên cứu thực tế, tổng kết thực tiễn bởi vì những vấn đề lý luận về đường
lối là từ sự tổng kết thực tiễn mà nên.
Hai là, làm
thật tốt công tác tổ chức và cán bộ. Chỉ có tổ chức hợp lý, thật sự khoa học
thì mới làm cho Đảng vững mạnh được. Còn công tác cán bộ, nói như Đại hội 13 của
Đảng, thì là “then chốt của then chốt”. Có thể nói rằng, cán bộ nào thì cương
lĩnh đó, cán bộ nào thì đường lối ấy, cán bộ nào thì quan điểm ấy, cán bộ nào
thì phong trào ấy. Sự gương mẫu của cán bộ lãnh đạo các cấp, nhất là những cán
bộ chủ chốt, có vai trò cực kỳ quan trọng trong xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện
nay. Nói phải đi đôi với làm. Phải nhất thiết chống đặc quyền, đặc lợi.
Ba là, chú trọng
xây dựng đội ngũ đảng viên thật sự chất lượng. Đừng để tình trạng tiếp diễn là
“một bộ phận không nhỏ”, trong đó có cả cán bộ cấp cao suy thoái về tư tưởng
chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá”.
Bốn là, Đảng
phải hoàn thiện, đề ra những nguyên tắc xây dựng Đảng và thực hiện thật tốt
những nguyên tắc đó.
Năm là, Đảng
phải đổi mới thực sự mối quan hệ với dân theo tư duy, đảng chính là
con đẻ của dân vì theo quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Đảng từ trong xã hội
mà ra, dân sinh ra Đảng, Đảng ta là “con nòi”, xuất thân từ giai cấp lao động;
Đảng phải có trách nhiệm hiếu với dân, làm đày tớ, làm công bộc cho dân.
PV: Thưa
GS, xuân mới về, nhân dân ta hưởng ứng và phấn khởi trước cuộc đấu tranh chống
tham nhũng, chống suy thoái, và làm trong sạch Đảng. Nhưng có lẽ người dân vẫn
canh cánh câu hỏi, làm sao để ngọn lửa liêm chính, tiêu trừ tham nhũng sẽ tiếp
tục cháy bùng lên mạnh mẽ qua những thế hệ đảng viên trong những giai đoạn tới?
GS,TS Mạch
Quang Thắng: Tôi cũng trăn trở với những câu hỏi như vậy. Vẫn vấn đề
muôn thuở: Xây và chống – chống và xây. Những người buôn bán, vận chuyển trái
phép ma tuý có biết là nếu bị bắt thì có bị tù tội không, thậm chí nặng thì bị
tử hình? Biết chứ. Biết nhưng chúng vẫn cứ làm. Bây giờ, “lò” chống tham nhũng
vẫn đang đốt những thanh củi, kể cả củi tươi, củi gộc. Đốt cứ đốt, củi vẫn
cứ sinh ra. Chúng sợ gì đâu! Nhưng, nói như vậy không có nghĩa là đừng đốt. Lò
vẫn đốt và cần phải tiếp tục đốt. Liêm chính trong xã hội cần phải luôn luôn giữ
vững. Đạo đức trong Đảng và trong xã hội cần phải được nâng cao. Xây và chống cần
phải mạnh hơn nữa. Tôi rất mong là thế.
PV: Như
GS vừa phân tích, công tác xây dựng chỉnh đốn Đảng đã đạt được những kết quả bước
đầu, nhưng chúng ta vẫn còn nhiều việc phải làm. Trong đó mỗi Đảng viên phải
nêu cao tình thần trách nhiệm trước Đảng, trước nhân dân. GS có lo ngại về nguy
cơ xuất hiện một “khúc quanh” lịch sử nếu Đảng viên- những người phụng sự
nhân dân không giữ được phẩm chất cách mạng và đặt mình ở vị trí cao hơn
nhân dân?
GS,TS Mạch
Quang Thắng: Mỗi người có thể có cách nhìn nhận khác nhau về tình hình năm
2022 này. Tôi thì nhìn thấy tâm trạng lạc quan. Lạc quan vì tình hình dịch
COVID-19 có chiều hướng giảm, các biện pháp phòng và chống dịch ở nước ta đã có
hiệu quả rõ rệt, kinh tế bắt đầu lấy lại đà tăng trưởng. COVID-19 vừa rồi đã bộc
lộ khá rõ những cái “hay”, cái “dở” của chúng ta. Mong rằng, chúng ta sẽ phát
huy cái hay và diệt trừ những cái dở, không để những cái dở tồn tại, đặc biệt
là những cái dở trong đội ngũ cán bộ, đảng viên.
Môi trường
văn hoá, đạo đức có lúc, có nơi đang bị “ô nhiễm” nghiêm trọng. Tôi cho rằng,
tập trung phát triển kinh tế là đúng, nhưng nhất quyết phải là phát triển
bền vững và phải xây dựng một môi trường văn hoá lành mạnh. Mọi sự phát triển của
một quốc gia, dân tộc phải dựa trên và phải được đo bằng sự phát triển của cốt
cách văn hoá – điều mà Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh rằng, văn hoá soi đường
cho quốc dân đi.
Xin đừng bị
ám ảnh bởi tư duy kinh tế tài phiệt. Chỉ có kinh tế, kinh tế là duy nhất. Không
phải như vậy. Theo tôi, chỉ có văn hóa theo nghĩa rộng, nâng cao vai trò
con người với hệ giá trị con người Việt Nam trong thời kỳ mới làm trung
tâm thì mới bền vững được, chứ chỉ có GDP không thôi thì sẽ lạc hướng. Văn hoá,
chính văn hoá, theo nghĩa rộng, mới là cái mà dân tộc Việt Nam cần. Có văn
hóa mới phát triển được kinh tế, có văn hóa chính trị mới phát triển bền vững,
có văn hóa hệ giá trị con người Việt Nam mới bền chặt. Liêm chính được đẩy mạnh,
đạo đức mới giữ được….
PV: Xin
trân trọng cảm ơn ông./.
0 nhận xét: