Quốc An
Năm 2021, mặc
dù gặp không ít khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 nhưng Việt Nam vẫn
đạt được nhiều thành tựu về bảo đảm quyền con người. Những nỗ lực và thành tựu
của Việt Nam được quốc tế ghi nhận, đánh giá cao tại nhiều diễn đàn… Thế nhưng,
một số tổ chức đội lốt “Mạng lưới nhân quyền”, “Theo dõi nhân quyền” vẫn cố
tình đưa ra cái gọi là “báo cáo” về tình hình nhân quyền thế giới năm 2021
trong đó có nhiều nội dung không khách quan dựa trên những thông tin chưa được
kiểm chứng, phản ánh không đúng thực tế về bảo đảm quyền con người tại Việt
Nam.
Họ phán rằng:
“Năm 2021 chứng kiến sự đàn áp của chính quyền Hà Nội đối với giới bất đồng
chính kiến mà giới hoạt động và theo dõi nhân quyền quốc tế cho là tồi tệ nhất trong
những năm gần đây…”. Họ dẫn ra việc Nhà nước Việt Nam đã “tùy tiện bắt giữ hoặc
truy tố ít nhất 28 người” vì vi phạm các tội danh “mơ hồ” như “tuyên truyền chống
Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam” hoặc “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm
lợi ích Nhà nước.”
Khi nhận thấy
những giọng điệu của mình trở thành lạc lõng, vô tích sự, vì không được các tổ
chức quốc tế lớn và các quốc gia, nhất là các nước phương Tây đến xỉa thì những
tổ chức, cá nhân thù địch với Việt Nam lại hằn học lấy làm tiếc trước thái độ
“làm ngơ của phương Tây ” về sự “xuống cấp” của nhân quyền Việt Nam.
Cần phải khẳng
định mạnh mẽ rằng, tại Việt Nam, không ai bị bắt giữ, xét xử chỉ vì “bày tỏ
chính kiến” hay “bảo vệ dân chủ”, “bảo vệ nhân quyền” theo đúng nghĩa. Nhà nước
Việt Nam luôn nỗ lực để bảo đảm ngày càng tốt hơn quyền tự do dân chủ của người
dân. Tuy nhiên, cũng như mọi quốc gia trên thế giới, Việt Nam kiên quyết đấu
tranh với những hành vi lợi dụng các quyền tự do, dân chủ để vi phạm pháp luật,
xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức và công
dân.
Cụ thể hóa Hiến
pháp năm 2013 Điều 117 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định
về tội làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm
nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cụ thể như sau: 1.Người
nào có một trong những hành vi sau đây nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm: a) Làm, tàng trữ, phát tán
hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm có nội dung xuyên tạc, phỉ báng
chính quyền nhân dân; b) Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin,
tài liệu, vật phẩm có nội dung bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân; c) Làm,
tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm gây chiến
tranh tâm lý. 2. Phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt
tù từ 10 năm đến 20 năm. 3.Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01
năm đến 05 năm”.
Về tội lợi dụng
các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp
pháp của tổ chức, cá nhân, Điều 331, Bộ luật Hình sự 2017 quy định cụ thể như
sau: 1. Người nào lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín
ngưỡng, tôn giáo, tự do hội họp, lập hội và các quyền tự do dân chủ khác xâm phạm
lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, thì bị phạt
cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến
03 năm. 2. Phạm tội gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội, thì
bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
Như vậy, các
hành vi làm, tàng trữ, phát tán, tuyên truyền, xuyên tạc những nội dung lãnh đạo
của Đảng Cộng Sản Việt Nam, Chính sách pháp lý của nhà nước hoặc phỉ báng chính
quyền nhân dân, tuyên truyền bịa đặt gây hoang mang trong quần chúng nhân dân
hoặc tạo ra, làm ra những tài liệu, văn hóa phẩm có nội dung chống phá Nhà nước;
lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tôn giáo,
tự do hội họp, lập hội và các quyền tự do dân chủ khác xâm phạm lợi ích của Nhà
nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, thì đều có nguy cơ bị xử lý
hình sự với các mức phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm, phạt
tù từ 05 năm đến 12 năm, trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng có thể bị phạt
tù từ 10 năm đến 20 năm.
Tương tự, quyền
tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do thông tin là một quyền cơ bản của công
dân Việt Nam. Quyền này đã được hiến định trong Hiến pháp năm 2013 “Công dân có
quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu
tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định”. Ngoài ra, quyền này
còn được cụ thể trong nhiều đạo luật quan trọng như Luật Báo chí, Luật An ninh
mạng…
Cũng như các quốc
gia trên thế giới và như các quyền khác công dân Việt Nam thực hiện quyền tự do
ngôn luận, tự do báo chí, tự do thông tin phải trong khuôn khổ pháp luật quy định.
Theo đó, khi thực hiện quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, công dân phải tuân
thủ các quy định của pháp luật nhằm bảo vệ chế độ xã hội, bảo vệ nhà nước và
không ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của người khác.
Không chỉ được
quy định trong Hiến pháp, pháp luật. Quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí và tự
do thông tin ở Việt Nam được thể hiện rõ trong thực tiễn qua sự phát triển đa dạng
về loại hình và phong phú, sinh động cả về nội dung, hình thức của báo chí Việt
Nam. Đặc biệt trong thời công nghệ 4.0 hiện nay hơn 70% dân số Việt Nam sử dụng
mạng Internet và mạng xã hội. Qua các kênh thông tin, với tinh thần trách nhiệm
và ý thức xã hội, công dân Việt Nam hoàn toàn có thể phản biện đường lối, chủ
trương, chính sách; cung cấp thông tin, đóng góp ý kiến với Đảng, chính quyền;
bày tỏ tâm tư, nguyện vọng… nhưng phải theo đúng quy định của pháp luật. Thực
hiện chủ trương mở rộng dân chủ, các cấp ủy Đảng, chính quyền từ Trung ương tới
cơ sở, ở Việt Nam luôn lắng nghe, tiếp thu và giải quyết kịp thời mọi ý kiến,
tâm tư, nguyện vọng chính đáng của công dân, nhằm phát huy trí tuệ, tâm huyết của
toàn dân vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.
Như vậy, có thể
nói pháp luật Việt Nam quy định rất đầy đủ và rõ nét về tội “Tuyên truyền chống
Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam” và tội “lợi dụng các quyền tự do dân chủ… xâm
phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”. Ở đây
hoàn toàn không có chuyện “mơ hồ” hay “mập mờ”… nào cả. Hành vi vi phạm pháp luật
của các đối tượng mà một số tổ chức, cá nhân dẫn ra rõ như ban ngày và ảnh hưởng
rất nghiêm trọng đối với xã hội. Quá trình điều tra, xét xử và giam giữ đối với
các loại tội phạm nêu trên được tiến hành theo đúng các quy định của pháp luật;
quyền của người bị giam giữ được bảo đảm, không có ai bị đàn áp ở đây. Những bản
án mà họ phải nhận là hoàn toàn đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Tại Việt
Nam, không ai bị bắt giữ, xét xử vì “bày tỏ chính kiến” đúng pháp luật.
Chúng ta chẳng
lạ gì chiêu trò lợi dụng các vụ việc để vu khống Nhà nước Việt Nam vi phạm quyền
tự do ngôn luận, đàn áp, bắt bớ, giam giữ, xử tù những người “bày tỏ chính kiến”,
mà các thế lực thù địch, phản động vẫn thường dùng. Nhưng với sự rõ ràng, khách
quan, minh bạch của pháp luật Việt Nam, các thế lực thù địch không thể dựng
chuyện, đổi trắng thay đen, bóp méo, xuyên tạc hòng thay đổi bản chất của các vụ
án. Mọi luận điệu, chiêu trò chống phá của các thế lực thù địch dù tinh vi, biến
ảo đến đâu cũng không thể lừa bịp được dư luận./.
0 nhận xét: