Thực tế chứng
minh, sự thật nói lên tất cả. Đâu đó những câu chuyện tiêu cực, ăn chặn, bớt xén
tiền, hàng của người nghèo, đối tượng xứng đáng thụ hưởng đang được dư luận đặt
tên một cách mỹ miều kiểu như “dê vào nhầm nhà” ở Thanh Hóa, “gà vào nhầm chuồng”
ở Quảng Nam hay “tiền đi lạc” ở Cà Mau.
Phải khẳng định
một điều rằng những việc làm nói trên là hoàn toàn trái với chủ trương, chính
sách của Đảng và Nhà nước, trái đạo lý xã hội và đạo đức người cán bộ – “đầy tớ
của Dân”, nhất là trong bối cảnh đất nước đã và đang trải qua những thời điểm
khó khăn do thiên tai, lũ lụt, dịch bệnh.
Chuyện vừa mới
xảy ra ở xã Khánh Hội, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau, địa bàn có nhiều người bị thất
nghiệp do ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19. Thông tin mỗi người sẽ nhận được
1,5 triệu đồng tiền hỗ trợ theo chính sách của Nhà nước mang tới bao niềm vui.
Lạ thay, đợi mãi chẳng thấy ai gọi đi nhận, dân mệt bở hơi tai hỏi khắp nơi
nhưng không nhận được lời giải thích thoả đáng. Chuyện vỡ lở khi “ai đó” đã ký
hộ từ lâu số tiền đáng ra họ được nhận. Chỉ tính riêng ở ấp 3 đã có 24 người bị
giả chữ ký để nhận 36 triệu đồng. Theo người dân thì không chỉ có 24 người bị
ăn chặn như vậy, còn nhiều nữa.
Lãnh đạo xã
tá hỏa đi xác minh. Người chủ trương giả chữ ký được xác định là ông Lư Công
Vinh, cán bộ thương binh – xã hội của xã, còn người thực hiện là bà Lý Hồng Mận,
Trưởng ấp 3. Cả hai sau đó thú nhận đã nhờ 2 người dân giả chữ ký của 24 người
khác ký vào danh sách nhận tiền.
Cùng thời điểm,
Thanh tra TP HCM cũng đang làm rõ việc Giám đốc Sở LĐ-TB&XH Lê Minh Tấn
cùng 20 người khác là lãnh đạo các đơn vị thuộc Sở đã nhận gần 100 triệu đồng từ
Quỹ hỗ trợ COVID-19. Mỗi người “được” 4,6 triệu đồng. Số tiền nói trên được
trích ra từ hơn 460 triệu đóng góp của nhiều người lao động thuộc Sở
LĐ-TB&XH TP HCM, lẽ ra phải được chuyển tới trung tâm bảo trợ người bại liệt
và cơ sở cai nghiện. Dư luận đang tương đối bức xúc cho dù các cán bộ đều đã
“vui vẻ” trả lại.
Diễn ra ở địa
phương khác nhau nhưng cơ bản cho thấy một điều rằng trong lúc những người có
hoàn cảnh khó khăn cần giúp đỡ nhất thì sự hỗ trợ không đến được tay họ, mà lại
“lạc lối” vào túi cán bộ.
Thực tế khi
trao đổi vấn đề tương đối nhạy cảm này (liên quan tới chính sách, chế độ, đối
tượng…), khi mà đâu đó một vài công bộc của dân hay đầy tớ của dân (cụm từ chỉ
một trong các quan niệm khác nhau về trách nhiệm và nghĩa vụ của người lãnh đạo,
hoặc mở rộng là của cán bộ, công chức, viên chức nhà nước) cố tình hay vô ý làm
chưa “đúng vai, tròn bài” thì vẫn có những hình ảnh đẹp, ví dụ cụ thể đầy tính
nhân văn của hàng nghìn hộ nghèo, cận nghèo tự nguyện kí đơn không nhận tiền hỗ
trợ để ưu tiên cho những hộ khó khăn hơn trên nhiều tỉnh thành, nét đẹp truyền
thống “lá lành đùm lá rách” của dân tộc Việt được tôn vinh.
Chẳng phải ngẫu
nhiên mà hàng trăm công nhân viên chức, người lao động ở TP HCM đã đóng góp số
tiền lớn như thế. Hẳn nhiều người không dư dả gì nhưng họ sẵn sàng hưởng ứng
khi được kêu gọi… để rồi cuối cùng tiền không đến được đích cuối.
Số tiền không
phải quá lớn song trải qua 4 đợt dịch, đời sống của người dân, sức khỏe của
doanh nghiệp đã bị ảnh hưởng quá lớn.
Sự thờ ơ, vô
cảm, thiếu trách nhiệm trước những hoàn cảnh khó khăn hay đây là một trong những
hành động thể hiện lối tư duy đã ăn sâu trong suy nghĩ của một bộ phận không nhỏ
cán bộ bấy lâu nay?
Người Anh
hùng dân tộc Nguyễn Trãi đã khẳng định” Chở thuyền là dân, lật thuyền cũng là
dân, sức dân như nước”, còn Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng cho rằng “Trong bầu trời
không gì quý bằng Nhân dân. Trong thế giới không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết
của Nhân dân”.
Công nghệ
thông tin phát triển, thời đại 4.0 rồi nên cán bộ cứ làm việc thật nghiêm túc
xem, ai làm tốt ai làm chưa tốt dân biết hết cả đó./.
0 nhận xét: