1. Nhân quyền là gì?
Nhân quyền (hay quyền
con người) là những quyền tự nhiên của con người và không bị tước bỏ
bởi bất cứ ai và bất cứ chính thể nào. Theo định nghĩa của Văn phòng Cao ủy
Liên Hiệp Quốc, nhân quyền là những bảo đảm pháp lý toàn cầu có tác dụng bảo vệ
các cá nhân và các nhóm chống lại những hành động hoặc sự bỏ mặc mà làm tổn hại
đến nhân phẩm , những tự do cơ bản của con người. Trong bản Tuyên ngôn
Độc lập Hoa Kỳ, Thomas Jeferson đã đưa ra một nguyên tắc cơ bản làm cơ sở
cho sự thành lập chính phủ dân chủ. Các chính phủ trong thể chế dân chủ không
ban phát các quyền tự do cơ bản mà Jefferson đã nêu, mà chính các chính phủ đó
để bảo vệ các quyền tự do đó – các quyền mà mọi cá nhân "hiển nhiên
có" do sự tồn tại của mình.
2. Các văn
bản Quốc tế về nhân quyền
Hiến chương
LHQ đã dành nhiều đoạn, mục khẳng định mục tiêu, quy định nghĩa vụ và trách nhiệm
của LHQ trong việc bảo vệ và thúc đẩy tôn trọng các quyền và quyền tự do cơ bản
của con người. Hiến chương LHQ và Tuyên ngôn nhân quyền là hai văn kiện quốc tế
quan trọng đầu tiên về nhân quyền. Tuyên ngôn nhân quyền (1948) được LHQ đánh
giá là một trong những thành tựu lớn đạt được của LHQ và có ý nghĩa lịch sử vì
đã đưa ra được những chuẩn mực chung cho tất cả các nước và dân tộc về các quyền
con người. Ngày thông qua Tuyên ngôn nhân quyền (10/12/1948) được LHQ lấy làm
Ngày Nhân quyền và hàng năm đều kỷ niệm. Từ đó quyền con người được pháp điển
hoá trong một loạt Công ước quốc tế về nhân quyền. Bộ luật quốc tế về nhân quyền
ra đời và đến nay phát triển thành 24 Công ước quốc tế về nhân quyền trong đó
quan trọng nhất là 2 Công ước 1966 về các quyền dân sự, chính trị và về các quyền
kinh tế, văn hoá, xã hội. Lần đầu tiên “quyền tự quyết của các dân tộc kể cả
quyền của họ được tự do sử dụng của cải và nguồn tài nguyên thiên nhiên của
mình” được đảm bảo trong 2 công ước nêu trên (điều này trước đây không được nêu
trong Tuyên ngôn nhân quyền). Đây là cơ sở pháp lý quan trọng cho cuộc đấy
tranh vì quyền tự quyết của các dân tộc, kể cả quyền lựa chọn con đường phát
triển cho chính họ. Quá trình pháp điển hoá và xây dựng các Công ước về nhân
quyền là quá trình đấu tranh gay gắt giữa các thế lực tư bản phương Tây và các
lực lượng tiến bộ. Về cơ bản, phần lớn các công ước đã ghi nhận được những nội
dung tích cực, tiến bộ. Cho đến nay, Việt nam đã tham gia 8 Công ước quốc tế về
nhân quyền, kể cả hai Công ước cơ bản về quyền chính trị dân sự, và về quyền
kinh tế văn hoá xã hội.
3. Quan điểm
đường lối của Đảng ta về nhân quyền
Từ năm
1930, Đảng Cộng sản Việt Nam do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc sáng lập và sau đó là Đảng
Cộng sản Đông Dương đã từng bước xây dựng và hoàn thiện đường lối cách
mạng nước ta. Dựa trên tinh thần cơ bản của bản Chính cương, sách lược vắn tắt
do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo, được Hội nghị thành lập Đảng thông qua vào đầu năm
1930, đường lối cách mạng do Đảng Cộng sản Việt Nam xây dựng về sau đã luôn
luôn thấm đượm tinh thần dân tộc và tính nhân văn sâu sắc. Đó là đường lối cách
mạng dân tộc, dân chủ nhân dân, giải phóng dân tộc gắn liền với giải phóng xã hội,
trong đó độc lập, tự do là tư tưởng cốt lõi. Trong giai đoạn 1936-1939, vấn đề
dân chủ, dân quyền, dân sinh, dân nguyện… được đề cao nhưng vẫn luôn gắn liền với
hai nhiệm vụ dân tộc và dân chủ, chống đế quốc và chống phong kiến. Những vấn đề
về nhân quyền và dân quyền giờ đây được phản ánh thông qua các cuộc đấu tranh
đòi tự do ứng cử và bầu cử, tự do đi lại, tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do
hội họp, tự do tín ngưỡng, tự do nghiệp đoàn… Đây cũng là một bước chuẩn bị
quan trọng để tiến lên giành những quyền dân tộc cơ bản và thực thi những quyền
ấy trong những năm 1939-1945.
Ngày
02-9-1945 trên Quảng trường Ba Đình lịch sử, trước cuộc mít tinh lớn của
hàng chục vạn nhân dân thủ đô thuộc đủ các tầng lớp, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay
mặt Chính phủ lâm thời trịnh trọng đọc Tuyên ngôn độc lập, công bố với toàn thể
quốc dân và nhân dân thế giới rằng: Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã ra đời.
Tuyên ngôn độc lập trở thành một văn kiện cực kỳ quan trọng, một áng “Thiên cổ
hùng văn” được viết ra bằng toàn bộ tâm huyết, trí tuệ, tư tưởng nhân văn và ý
chí của một con người, đại diện cho một dân tộc đang chiến đấu và sẵn sàng hi
sinh vì độc lập, tự do. Bản Tuyên ngôn độc lập chỉ vỏn vẹn có 49 câu, với 1.010
chữ, nhưng lại chứa đựng những nội dung vô cùng to lớn, ý nghĩa vô cùng sâu sắc,
toát lên những vấn đề rất căn bản, trong đó có vấn đề về nhân quyền, dân quyền
và chân lý: không có gì quý hơn độc lập, tự do.
Mở đầu Tuyên
ngôn độc lập ngày 2-9-1945 tại quảng trường Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay
mặt Chính phủ ta, trịnh trọng tuyên bố trước toàn thể quốc dân đồng bào và bạn
bè quốc tế rằng: “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho
họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được
sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”. Lời nói bất hủ, mở đầu cho Tuyên
ngôn độc lập không chỉ là tư tưởng lớn về độc lập, tự do của dân tộc, mà còn là
tư tưởng cơ bản về quyền con người của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta. Trong tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, giải phóng giai cấp,
giải phóng dân tộc và giải phóng con người luôn hòa quyện với nhau và luôn nhất
quán trong toàn bộ cuộc đời và sự nghiệp đấu tranh của Người. Con đường cách mạng
mà Người đã chọn, cuộc cách mạng mà Người lãnh đạo, những chủ trương, chính
sách mà Người đề ra và cả những việc làm rất cụ thể của Người, tất thảy đều nhằm
bảo vệ con người.
Trong thời
kỳ đổi mới, trên cơ sở kế thừa thành tựu trong các thời kỳ cách mạng ở
nước ta và vận dụng, phát triển sáng tạo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người, cũng như tiếp thu tinh hoa tư tưởng, pháp
luật nhân quyền quốc tế, nhận thức và đường lối chỉ đạo của Đảng ta về quyền
con người tiếp tục có nhiều bước phát triển mới.
Cương lĩnh
xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH (1991) đã đề ra mục tiêu: xây dựng
một xã hội do nhân dân lao động làm chủ; con người được giải phóng khỏi áp bức
bóc lột, bất công; có điều kiện phát triển toàn diên cá nhân. Nhận thức và quan
điểm về quyền con người đã được Đảng, Nhà nước ta phát triển và hoàn thiện dần
trong tiến trình đổi mới. Đại hội IX (năm 2001) của Đảng khẳng định: “Chăm lo
cho con người, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mọi người; tôn trọng và thực
hiện các điều ước quốc tế về QCN mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia”.
Ngoài các văn
kiện trên, Nghị quyết các Đại hội của Đảng và trực tiếp là các Chỉ thị số
12-CT/TW, ngày 12/7/1992, của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa VII, Chỉ thị số
41/2004/CT-TTg, ngày 2/12/2004, của Thủ tướng Chính phủ, Chỉ thị số 44-CT/TW,
ngày 20/7/2010, của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa X,… cũng đã thể hiện sâu sắc
quan điểm, đường lối của Đảng ta về vấn đề quyền con người.
4. Vấn đề
nhân quyền trong pháp luật Việt Nam
Hiến pháp
2013 có 11 chương, 120 Điều. Trong đó, chương về quyền con người, quyền và
nghĩa vụ cơ bản của công dân là chương có Điều luật nhiều nhất, gồm 36 Điều (từ
Điều 14 đến Điều 49). Đây là chương quan trọng vì nói đến lập hiến là nói đến mối
quan hệ giữa công dân và các cơ quan Nhà nước. Quyền con người được quy định
trong chương II của Hiến pháp 2013, được xây dựng trên cơ sở sửa đổi, bổ sung
và bố cục lại chương V của Hiến pháp năm 1992 (Quyền và Nghĩa vụ cơ bản của
công dân). So với Hiến pháp năm 1992, Hiến pháp sửa đổi năm 2013 bổ sung nhiều
quy định về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Điều này được
thể hiện trên một số nội dung chủ yếu như:
Một là, đưa
vị trí chương "Quyền và Nghĩa vụ cơ bản của công dân" từ chương V
trong Hiến pháp năm 1992 về chương II trong Hiến pháp 2013. Việc thay đổi vị
trí nói trên không đơn thuần là sự thay đổi về bố cục mà là một sự thay đổi về
nhận thức. Với quan niệm đề cao chủ quyền nhân dân trong Hiến pháp, coi nhân
dân là chủ thể tối cao của quyền lực Nhà nước, thì quyền con người, quyền và
nghĩa vụ cơ bản của công dân phải được xác định ở vị trí quan trọng hàng đầu
trong một bản Hiến pháp. Việc thay đổi này là sự kế thừa Hiến pháp năm 1946 và
Hiến pháp của nhiều nước trên thế giới, thể hiện nhất quán đường lối của Đảng
và Nhà nước ta trong việc công nhận, tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người,
quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.
Hai là, Hiến
pháp mới bổ sung một số quyền mới, thể hiện bước tiến mới trong việc mở rộng và
phát triển quyền, phản ảnh kết quả của quá trình đổi mới gần 30 năm qua ở nước
ta. Đó là Quyền sống (Điều 19), Quyền hiến mô, bộ phận cơ thể người, hiến xác
(Điều 20), Quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, Quyền được sống trong
môi trường trong lành (Điều 43). Việc ghi nhận các quyền mới này hoàn toàn phù
hợp với các điều ước quốc tế mà Cộng hòa XHCN Việt Nam là thành viên, thể hiện
nhận thức ngày càng rõ hơn về quyền con người và khẳng định cam kết mạnh mẽ của
Việt Nam trong việc thực hiện quyền con người.
Ba là, kỹ
thuật lập hiến có nhiều đổi mới. Cách thể hiện có những điều riêng quy định về
nguyên tắc như Điều 14, Điều 15. Các nhà lập hiến đã tham khảo các Điều ướcquốc
tế mà Nhà nước ta là thành viên để nội dung các cách diễn đạt đảm bảo sự tương
thích. Ngoài ra, quyền con người không chỉ đề cập ở chương II mà ở nhiều chương
khác như chương về Chính phủ, Viện Kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân. Như vậy,
bộ máy nhà nước được lập ra để bảo vệ quyền con người. Cách tiếp cận quyền con
người này thể hiện sự kế thừa và tiếp thu quan điểm tiến bộ của các nước trên
thế giới.
5. Nhận
diện âm mưu của các thế lực thù địch lợi dụng nhân quyền để chống phá Việt Nam
Một là, vu
cáo, xuyên tạc, bóp méo tình hình dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam, ra sức tuyên
truyền, cổ súy cho dân chủ tư sản phương Tây
Hai là, dùng
dân chủ, nhân quyền làm điều kiện để gây sức ép, can thiệp vào nội bộ nước ta
Ba là, dùng
chiêu bài dân chủ, nhân quyền để thúc đẩy, hình thành hội, nhóm, tổ chức chính
trị đối lập với Nhà nước
Bốn là, tác động
Quốc hội Mỹ, EU và các nước phương Tây, các tổ chức quốc tế ban hành văn bản
xuyên tạc tình hình dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam.
0 nhận xét: