3/6/22

NỖI HÀM OAN CỦA NGƯỜI VỢ CHIẾN SĨ BIỆT ĐỘNG ...!

 


Là vợ chính thức nhưng để tạo vỏ bọc cho chồng là chiến sĩ biệt động Sài Gòn hoạt động, bà Đặng Thị Thiệp chịu mang tiếng "gái trẻ giậ.t chồng người" suốt 10 năm.

Chiến tranh ập đến, cô gái mới lớn Đặng Thị Thiệp phiêu dạt lên Đà Lạt, ban ngày học nghề đan len, ban đêm học chữ. Ít lâu sau, bà được đưa về chiến khu, dự kiến ra Bắc để đi học. Ở đó, bà gặp chiến sĩ biệt động Trần Văn Lai (tự Mai Hồng Quế, bí danh Năm U.Som). Ông Lai xin cấp trên cho cô Thiệp về Sài Gòn học vì thuận tiện hơn là mạo hiểm vượt Trường Sơn ra miền bắc.

Dưới vỏ bọc nhà thầu khoán giàu có, đảm nhiệm việc làm nội thất cho Dinh Độc Lập, ông Lai chở bà đi xem và mua rất nhiều nhà. Căn nhà số 287/68-70-72 Nguyễn Đình Chiểu (nay là đường Trần Quý Cáp, quận 3) là nơi được lựa chọn. Lần đầu nghe ông nói chuyện với chủ nhà, lấy lý do "mua nhà cho vợ bé" rồi chỉ vào mình, bà Thiệp giật mình nhưng không dám phản đối vì hiểu, ông cần bà đóng giả để hợp thức hoá chuyện mua nhà cũng như hỗ trợ hoạt động cách mạng. Hai người sống cùng nhau sẽ ít bị soi mói, ông dễ dàng đào hầm và vận chuyển v.ũ kh.í về cất giấu.

Mua nhà và đào hầm xong, hai người thay phiên nhau canh gác để bảo vệ căn cứ. Hơn hai năm, đêm đến ông bà hầu như không ngủ vì sợ bị theo dõi. Cùng hoạt động, đồng cam cộng khổ, tình cảm của bà Thiệp với người chiến sĩ biệt động dần nảy nở. Bà gọi đó là duyên nợ.

Hai đứa con lần lượt ra đời. Để tiếp tục đóng vai vợ bé của nhà thầu khoán, trong giấy khai sinh của con, bà Thiệp đều để trống phần tên cha. Thậm chí khi con tập nói, bà cũng dạy con kêu ông Lai bằng bác.

Dù chính thức là vợ ông Trần Văn Lai, trong mắt hàng xóm bà là "con giúp việc dụ dỗ ông chủ" hay "gái trẻ giậ.t chồng người". Hàng xóm xung quanh nhìn bà bằng con mắt khinh bỉ. Người ta dùng những từ tồi tệ nhất để chử.i rủ.a, miệ.t thị bà. Nhiều lần bà bị những vợ sĩ quan lính Việt Nam Cộng hoà đán.h chử.i, giậ.t mất tài sản với lý do "mày giự.t chồng người ta được thì tao giự.t đồ của mày được"...

Ngày 30/4/1975, trong dòng người hò reo mừng chiến thắng, bà Thiệp đứng lặng một góc. "Lúc đó tôi chỉ muốn hét lên thật to: Tôi không phải vợ bé, tôi không giậ.t chồng", bà kể. Với mọi người, niềm vui của ngày 30/4 là ngày kết thúc chiến tranh, là ngày thống nhất hay đoàn tụ nhưng với bà đó còn là ngày bà được cởi bỏ cái mác "vợ bé" sau gần 10 năm ròng hàm oan.

Cuộc sống sau năm 1975 vô cùng khó khăn, gánh nặng kinh tế đổ dồn trên đôi vai người vợ. Bà lao vào kiếm tiền, học người ta xay rau má bán, bán than, nuôi heo... miễn sao các con được đến trường học chữ.

Năm 2015, bà Thiệp từ chối làm giấy tờ để đề nghị phong tặng Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân. "Tôi và chồng cũng như các đồng đội ngày xưa chiến đấu vì mong muốn đất nước được thống nhất, không phải vì bất cứ danh hiệu nào cả. Tôi mãn nguyện khi các con cháu đều hiểu và trân quý sự hy sinh của cha ông. Vậy là đủ", bà Thiệp nói.

Chiều ngày cuối tháng 4, đốt nén nhang cắm lên bàn thờ chồng và người vợ đầu của ông, bà Thiệp đứng lặng hồi lâu, mắt đỏ hoe: "Chỉ những ai đã từng sống trong thời chiến mới hiểu được giá trị của hoà bình. Cái giá của hòa bình vô cùng đắt, phải đánh đổi bằng má.u xươn.g và khổ đau của rất nhiều người".

 

0 nhận xét: